
Lời thưa: Trang sưu lục này được biên tập, là tâm tình của nhiều tấm lòng, ngoài thư viện riêng Phật Việt, TK Media, Lotus Media, Bodhi Media và Sen Trắng, Hoa Đàm… còn có sự hỗ trợ của rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Thiện Trí Thức, quý bằng hữu Văn nhân và Anh chị em Huynh trưởng GĐPT khắp nơi, cùng với việc sưu lục từ nhiều nguồn trên internet. Vì vậy, nếu có chỗ thất xuất trong việc dẫn nguồn, đặc biệt vì lượng thời gian không cho phép, các hình ảnh lưu trữ nơi đây chưa được ghi chú rõ hoặc chính xác từng sự kiện, nhất là các phần mục cũng chưa được sắp xếp hợp lý, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn chỉnh trong tương lai sớm nhất có thể. Kính xin lượng tâm hoan hỷ và chỉ bày, đồng thời rất mong được đón những những tư liệu khác, liên quan đến hành trạng của bậc Ân Sư, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, để trang Tổng Mục này thêm đầy đủ và giá trị, phản ảnh rõ nét con đường hành hoạt vì Đạo vì Đời của Thầy gói tròn trong Tư Tưởng Phật-Việt.
Vì vậy, trang Tổng Mục này vẫn còn trong giai đoạn sưu lục và cập nhật thường xuyên.
Đặc biệt nơi đây xin tri ân sự hỗ trợ của quý thiện tri thức bốn phương, đã trực tiếp gởi cho trang Sen Trắng nhiều bài vở cũng như tranh vẽ, hình ảnh tư liệu giá trị, như: Đạo hữu Tâm Nhiên, Hs Nguyễn Thanh Bình, Dao Nguyen DaThao, Hs Ann Phong, Hs Nguyễn Việt Hùng, Hs Lê Thiết Cương, Hs Đinh Trường Chinh; Htr Quảng Hải Phan Trung Kiên, và Htr GĐPT Châu Mạnh Cường… mà Sen Trắng sẽ cập nhật danh sách đầy đủ hơn sau này.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cẩn lục
Nguyên Không – Nguyên Túc – Tâm Thường Định
Nhuận Pháp – Quảng Pháp
CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
– Tâm thư về Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
– Thông Bạch v/v thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm thời
– Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh VN
– Thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
– Toàn văn phát biểu của HT. THÍCH TUỆ SỸ tại Lễ Giới thiệu Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam
– Các diễn từ trong Lễ giới thiệu Thanh Văn Tạng (Đại Tạng Kinh Việt Nam) Giai đoạn I, Phần I
– Cảm nhận về Lễ giới thiệu Thanh Văn Tạng (Đại Tạng Kinh VN) Tại Quận Cam và Công Trình Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Sang Tiếng Việt
– Tập sách “Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam”
– Thanh Văn Tạng thuộc Đại Tạng Kinh Việt Nam đã đến Đài Loan | Tin tức
VỚI TUỔI TRẺ; TĂNG, NI TRẺ
và GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
– Thư gửi các tăng sinh Thừa Thiên-Huế
– Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sĩ trẻ ngày nay
– Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước nhân Tết Nhi đồng Việt Nam Suy tư hướng về các thế hệ tương lai
– Tuổi Trẻ Lên Đường
– Đạo Phật Với Thanh Niên
– Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ
– HUẤN TỪ Gởi Hội Đồng Cấp Dũng và Ban Hướng dẫn Trung Ương GDPTVN Trên Thế giới
– Ấn Tượng Khoảnh Khắc | Viết nhân ngày giỗ thứ 10 của anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ 7.4.ÂL Quý Mùi (2003)
– Một Thế Hệ Áo Lam | Nhân ngày giỗ thứ 4 Huynh trưởng Nguyễn Quang Tú
– Giới thiệu “Chánh niệm – Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường” của Htr. Tâm Thường Định Bạch X. Phẻ và Nhà báo Doãn Quốc Hưng
– Thư Thầy | Ðại Hội GÐPTVN trên TG, kỳ II, tại Bangkok, Thái Lan, 2008
– Duy Tuệ Thị Nghiệp
– Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện Pháp tánh vẫn vậy
– Ba Thừa Bồ Đề Tâm
– Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành
– Hòa Hiệp Tăng
– Nghiệp và Nghiệp Quả
– Phật Dạy Chăn Trâu
– Huyền Thoại Duy Ma Cật – Ch.I: Pháp Hội Vừa Xoài: Dẫn
– “Bồ-đề tâm không phải tự nhiên mà có”
– Tính Khế Lý và Khế Cơ trong Kinh Kim Cang
– Dẫn Vào Tâm Kinh Bát Nhã
– Duy Ma Cật, Về Sự Khai Phát Trí Tuệ
– Thắng Man giảng luận
– Thắng Mang Giảng Luận – Tư Tưởng Chủ Ðạo
– Thắng Man Giảng Luận | Cứu Cánh Của Bồ Tát Đạo
– Kinh Thắng Man Giảng Luận (Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā). Phần I: Giảng Luận: 1 – Giới Thiệu Tổng Quát
– Kinh Thắng Man Giảng Luận (Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā). Phần I: Giảng Luận: 3 – Bồ Tát Giới
– Kinh Thắng Man Giảng Luận (Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā). Phần I: Giảng Luận: 2 – Bồ Ðề Tâm và Quy Y
– Duy-ma-cật, về sự khai phá trí tuệ
– Luật nghi và Nghiệp đạo
– Phương tiện thiện xảo
– Kinh Hoa Nghiêm (Gandavyuha): Lý tưởng Bồ Tát và Phật
– Huyền Thoại Duy-Ma-Cật (Tựa)
– Tạp-A-Hàm, lịch sử truyền dịch – Ý nghĩa và truyền thừa
– Du-già Bồ tát giới
– Mười huyền môn: Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận
– Cửa vào tuyệt đối
– Đối biện Bồ Tát
– Tựa ‘Thiền Định Phật Giáo, Khởi nguyên và Ảnh hưởng’
TRIẾT HỌC – TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC
– Tánh Không Luận Là Gì?
– Tư Tưởng Phật Giáo Đối Diện Với Hư Vô
– Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng
– Lễ Tháng Bảy cho những Oan Hồn phiêu bạt
– Tuệ Sỹ dịch: Tâm thức luyến ái
– Nhân đọc Triết Học Thế Thân (bản dịch Việt) của Lê Mạnh Thát
– Tựa “Tìm hiểu Trung Luận – Nhận Thức và Tánh Không” của Giáo Sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
– Nguồn Gốc của Thế Giới Quan Vô Tận
– Thời Thượng
– Tư Tưởng Là Gì?
– Phật Giáo Đối Diện Với Thế Giới Hiện Đại
– Nền Tảng Phật Giáo của Kinh Tế Học |Thích Tuệ Sỹ | Thích Nguyên Giác dịch Việt
LỊCH SỬ PG – LỊCH SỬ GHPGVNTN
– 25 Thế Kỷ Phật Giáo
– Về Những Minh Họa Từ Thiền Uyển Tập Anh
– Những Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Cuối Thời Nhà Đường
– Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
– Sự Biến Lương Sơn
– Tường trình về chuyến đi chữa bệnh của Ðại lão Hòa thượng Huyền Quang
– Hốt-Tất-Liệt và Phật Giáo Trung Nguyên
– Thế hệ Tăng-già Tây Tạng
– Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh
– BẠCH THƯ về Nghị quyết 427 của Quốc hội Hoa kỳ (thông qua ngày 11/19/2003) & Nghị Quyết của Quốc hội Âu châu (thông qua ngày 20.11.2003)
– Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ Báo Khẩn: Công An Bắt Thượng Tọa Thích Không Tánh | Bản tin Việt Báo
– Thư Chúc Mừng Đại Hội Nhân Quyền Hải Ngoại, 1999 | Bản tin Việt Báo
TÔN GIÁO
– Tín Ngưỡng Tôn Giáo Nhân Gian
– Văn Minh Tiểu Phẩm
– Thiền Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo
VĂN HỌC
– Tô Đông Pha – Những Phương Trời Viễn Mộng
– Tuệ Sỹ: Thi Ca và Tư Tưởng | Bùi Giáng
– Dẫn vào thế giới Văn học Phật Giáo
– Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm | Truyện ngắn
– Gốc Tùng | Truyện ngắn
– Sư Thiện Chiếu | Truyện ngắn
– Sau Lưng Ngôn Ngữ Của Thi Ca
– Thiên lý độc hành | Thơ
– Nước Non Cách Mấy Buồng Thêu
– Chuyến xe Cao nguyên
XÃ HỘI
– Tham Nhũng Là Một Quốc Nạn
– Kháng Thư | Ngày 03 tháng 6 năm 2001
– Giác Thư | Ngày 03 tháng 6 năm 2001
– Văn Minh Tiểu Phẩm
– “Đạo Pháp-Dân Tộc-Chủ Nghĩa Xã Hội”, Biến Thái Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại
NGOẠI VĂN
– The Buddha-land as Presented in the Vimalakīrtinirdeśa-sūtra | The Most Ven. Prof. Tue Sy
– Buddhist Foundation Of Economics | The Most Ven. Prof. Tue Sy
– By Venerable. THICH TUE SY: The Problem of Human Rights in Vietnam | Speech prepared for being delivered in The Netherlands, 2001
– The Message On The Advent Of The Twenty-First Century | Most Ven. Thich Huyen Quang | Translated by Ven. Thich Nguyen Chung (Tue Sy)
– Fatall Intellectualism | By Tue Sy | Conveyed in English by Hoa Dam
– Buddhism & The Youth | by Tue Sy | Translated by Upasikā Vien Minh
– Welcome Letter To Congress Of Cư Sĩ Buddhists Overseas | By Tue Sy | Conveyed in English by Hoa Dam:
– Three Discrete Kinds Of Bodhi (Ba Thừa Bồ-đề) |Translated and annotated by Phan Minh Trị
– The Introduction To The Vietnamese Tripitaka Translation Project | Translated by Vien Minh
– A Boat Flowing Against The Harbor Of Emptiness | Translated by Dan Nguyen
– The Current Thinking About Buddhist Education Plans For Vietnamese Youth | Translated by Phe Bach
– Pursuing the Rest Symbols to Listen to Master Tue Sy’s Choruses for the Piano | By Huỳnh Kim Quang, translated by Phe Bach
ÂM NHẠC
THƯ PHÁP
và THƯ PHÁP CỦA THẦY TUỆ SỸ
Thơ đối:
HT Thích Tuệ Sỹ (kính viếng Giác Linh Hòa Thượng Tịch Tràng,
Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã, Thôn Hiền Lương,
Xã Vạn Lương, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa)
Thư pháp: HT Thích Đức Nhuận
Vẽ tranh: Họa sĩ Phượng Hồng
Việt dịch: Thích Chúc Hiền, Thích Quảng Hạnh
仰 之 高 奚 生 歟 滅 歟 彷 彿 空 堂 瘦 鶴
垂 之 切 矣 戒 也 訓 也 俳 佪 暮 影 遺 音
“Ngưỡng chi cao hề sanh dư diệt dư phưởng phất không đường sấu hạc”;
“Thùy chi thiết hỷ giới dã huấn dã bồi hồi mộ ảnh di âm”.
Dịch thơ:
– Hạc gầy nơi nhà vắng phảng phất bóng hình xưa, trông lên càng tôn kính.
– Dư âm trong bóng chiều bồi hồi lời dạy dỗ, ban xuống cả công lao.
(Thích Quảng Hạnh dịch)
– Hạc gầy nơi nhà vắng phảng phất bóng hình xưa, trông lên càng tôn kính.
– Dư âm trong bóng chiều bồi hồi lời dạy dỗ, ban xuống cả công lao.
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
– Thắng Man Giảng Luận | Hương Tích Phật Việt
Thắng Man Giảng Luận | Cứu Cánh Của Bồ Tát Đạo
– Duy Ma Cật Sở Thuyết | Hương Tích Phật Việt
– Huyền Thoại Duy Ma Cật | Hương Tích Phật Việt
– Thiền Định Phật Giáo | Hội Đồng Hoằng Pháp, 2022
– Tổng Quan Về Nghiệp | Hội Đồng Hoằng Pháp, 2022
– Du Già Bồ Tát Giới | NXB Đà Nẵng | Hương Tích Phật Việt
– Tăng Nhất A-Hàm |Dịch Việt: Thích Đức Thắng; HIệu chỉnh và chú thích: Tuệ Sỹ | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– A-tì-đạt-ma câu-xá, tập IV (thiên Phân biệt Tùy miên, Phân biệt Hiền thánh) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– A-tì-đạt-ma câu-xá (Tập I: thiên Phân biệt Giới, Phân biệt Căn) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Trung A-hàm (Bộ 4 quyển, Tuệ Sỹ dịch và chú) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Tạp A-hàm (Bộ 4 quyển, Tuệ Sỹ dịch và chú) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Trường A-hàm (Bộ 3 quyển, Tuệ Sỹ dịch và chú) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– A-tì-đạt-ma Tâp Dị Môn Túc Luận – Abhidharma – Saṅgītiparyāya | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– A-tì-đạt-ma câu-xá (Tập III: thiên Phân biệt Nghiệp) | NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Phật Điển Phổ Thông – Dẫn Vào Tuệ Giác Phật | Hương Tích Phật Việt
– Triết Học về Tánh Không |NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Thiền và Bát Nhã | NXB Phương Đông, Hương Tích Phật Việt
– Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng |NXB Hồng Đức, Hương Tích Phật Việt
– Thiên Lý Độc Hành | Thơ
– Giấc Mơ Trường Sơn | Thơ
– Hương Tích – Phật Học Luận Tập | Hương Tích Phật Việt
– Tricycle Review: Dreaming the Mountain | By Tue Sy, translated by Nguyen Ba Chung and Martha Collins | Milkweed, June 2023

NHỮNG BÀI TƯỞNG NIỆM
CHƯ TÔN ĐỨC TRƯỞNG LÃO PGVN
– Cổ Thụ Trong Rừng Thiền | Tưởng niệm Đức Giám Luật GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Mật Hiển
– Cảm Niệm Ân Sư, Cẩn bạch nhân lễ Tưởng niệm Chung thất Trưởng lão Thích Quảng Độ
– Một Thời Truyền Luật | Tưởng niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Già lam, Jan 22 2002, Pl. 2545
Kính gởi Thầy Thích Mãn Giác, Chùa Việt Nam
Thầy tôn kính,
Vì con không có địa chỉ của Thầy nên con phải nhờ trung gian chuyển thư đến Thầy. Thầy Đức Nhuận vừa viên tịch.
Chiều hôm qua, con được tin Thầy bệnh nặng, đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đai học Y dược. Con vội vàng lên bệnh viện, lúc bấy giờ là 3 giờ chiều, ngày 21 tháng giêng 2002. Đến nơi, con được vào thăm Thầy. Lúc đó các bác sỹ và y tá, khoảng 10 người, đang làm thủ pháp hô hấp nhân tạo, và cho Thầy thở oxy.
Vì đang làm cấp cứu nên bệnh viên bảo người nhà ra ngoài hết. Chúng con ra ngoài ngồi đợi. Đến khoảng 4giờ 50 phút, y tá ra gọi người nhà của bệnh nhân vào. Chúng con vào một lát, thì bác sỹ cho biết Thầy đã đi rồi.
Họ cho phép đưa nhục thân Thầy về chùa. Chúng con đề nghị bệnh viện cho xe. Họ đồng ý. Sau đó, các thiết bị cấp cứu được tháo gỡ, và chúng con đã theo xe cấp cứu hộ niệm rước nhục thân Hoàng Thượng về chùa.
Vì tất cả chúng con đều là khách tăng của chùa, nên theo hướng dẫn của chùa, tạm quàn nhục thân Thầy dưới sân chùa. Một lát sau, Thầy Giác Dũng và Ni Sư Tịnh Nguyện đến. Hai vị gặp Thầy Đức Nghiệp, đề nghị rước nhục thân Hoà thượng lên nghỉ tại phòng riêng của Thầy. Hoà Thượng Đức Nghiệp nói, Công an Thành phố vừa gọi điện ra lệnh niêm phong ngay phòng Thầy, do đó không đưa lên đó được. Các vị có tranh luận với Hoà Thượng Đức Nghiệp một lúc lâu, có khi lớn tiếng kêu khóc. Nhưng Hoà Thượng Đức Nghiệp cương quyết chấp hành lệnh của Công an. Do đó, các vị quyết định rước nhục thân Thầy lên quàn tại phòng khách riêng của Thầy trên lầu.
Chúng con, gồm một số các Thầy hiện diện, đồng nghiêng vai rước nhục thân Thầy lên lầu. Sau đó, các Thầy giúp lau mình Thầy, và thay y phục. Rồi chúng con cùng các Thầy các Cô đảnh lễ nhục thân Thầy và đồng thanh niệm hồng danh Phật để tiễn biệt Thầy. Con cũng có gặp Thầy Đức Nghiệp để hỏi ý kiến về tang lễ. Hoà Thượng Đức Nghiêp nói, để chờ Chư Tăng Ni trong tông môn họp mới quyết định ngày giờ. Nhưng Hoà Thượng Đức Nghiệp cũng cho biết ý riêng, là sáng mai, ngày 22 tháng giêng 2002 sẽ nhập liệm, nhưng chưa quyết định giờ. Hoà Thượng Đức Nghiệp cũng nói, vì chỉ được phép quàn tại chùa ba ngày thôi, nên ngày 12 tháng 12 âm lịch sẽ làm lễ hoả thiêu.
Thầy ra đi rất nhẹ nhàng. Chỉ tỏ vẻ hơi đau nhức một chút khi đưa lên xe cấp cứu. Lúc đó, Thầy bảo đỡ Ngài ngồi dậy, vì khó thở. Rồi Hoà Thượng đưa tay nắm chặt thành ghế trước để chịu đựng. Có lẽ sự đau đớn không ít. Nhưng Thầy đã khắc phục nên không có dấu hiệu gì quằn quại vì đau nhức. Sau đó thì Thầy hôn mê dần, cho đến khi ngưng thở. Thầy nằm như đang ngủ, với gương mặt từ hoà, an nhiên. Chúng con không ai mang máy hình theo nên không ghi lại được hình ảnh cuối cùng này.
Con nhớ ngày ngày đầu tiên, khoảng năm 1965, con lên hầu Thầy ở Giác Minh, và trình Thầy xem bài con mới viết về Trung quán. Thầy khen, và cho đăng lên tạp chí Vạn Hạnh. Rồi Thầy khích lệ, con tiếp tục viết. Vừa học, vừa nghiên cứu vừa viết; nhờ thuận duyên này mà sự học hỏi giáo lý của con rất tiến bộ. Sau đó Thầy gọi con về làm Thư ký tòa soạn cho tạp chí; cho đến khi con trở về Huế, cuối năm 1966.
Thầy là vị Thầy đã dìu dắt con những bước đầu trong cuộc đời học đạo và hành đạo của con. Hiện nay, Chư vị Tôn túc đồng hàng với Thầy không còn bao nhiêu vị. Con biết Thầy là một trong các vị Sư Trưởng của con, mà đạo tình đối với Thầy Đức Nhuận rất thâm thiết, và đã cùng với Thầy Đức Nhuận lãnh đạo Tăng Ni Phật tử Việt nam vượt qua những thử thách gian nan nhất trong những ngày đen tối của lịch sử dân tộc và đạo pháp.
Cho nên, trước sự đời biến chuyển không thường, đạo tích của bậc Cao tăng thạc học đã đến và đã đi, vĩnh viễn ra đi, còn ghi lại đậm nét trong tư duy thiền quán của Chư vị Trưởng bối đồng hàng. Trong cảm xúc đó, con kính gởi đến Thầy mấy dòng suy tưởng, ước nguyện rằng ân đức của các bậc Sư Trưởng hiện tiền vẫn luôn luôn là bóng cây trí tuệ che mát chúng con trong vô vàn thử thách mà chúng con vẫn đang phải cố gắng tự mình vượt qua để thành tựu một phần trong tâm nguyện vô biên của những người đã dâng hiến cả cuộc đời của mình tu học và hành trì Chánh pháp.
Con kính lễ Thầy,
Tuệ Sỹ.
CÂU ĐỐI
KÍNH VIẾNG GIÁC LINH
ĐẠI TỶ THÍCH NỮ TRÍ HẢI
Cánh chim đã vượt qua vũng lầy sinh tử
Bóng nắng rọi lên dòng huyễn hóa
Thân theo tro tàn bay
Hoa trắng vỡ trên đại dương sóng cả
Sao trời chợt tắt giữa lòng tay
Sương còn đọng trên đầu cây lá
Đến rồi đi chập chờn nƣớc lững vơi đầy
Heo hút bờ hoang ảnh giả
Người sống mỏi mòn trong tiếc nhớ khôn khuây.
Quảng Hương Già Lam PL 2547
Quý Mùi, tháng 11, 15
Thích Tuệ Sỹ
BIỂN/THIÊN – MỘT SỰ TÌNH
Tháng Thanh dương, năm Huyền dặc Át bồng. Hoà thượng Thị Ngạn lúc đó đang ở Phú Yên, được tin Trưởng lão Đôn Hậu sửa soạn sang Tây.
Do trong thời gian “nghỉ dưỡng đặc biệt” không thể trực tiếp vấn an. Ngài đã soạn đôi câu đối gửi về Huế nhờ Trưởng lão Từ Đàm cung tả, để truy tán công hạnh của Trưởng lão Đôn Hậu như sau:
Biển châu mê vụ, cử trạo kích kinh đào, thanh đoạn cửu thiên, trường xướng vô sanh vô ngã;
Kiều mộc tằng nham, phất vân khuy hạo nguyệt, ảnh phù không dã, thuỳ tri tức vọng tức chân.
Khi Trưởng lão Từ Đàm nhận lấy câu đối, ngài đổi chữ biển(匾) thành biển/thiên (扁) vì cho rằng [ biển chu扁舟] chiếc thuyền mới có thể đương đầu “kinh đào”.
Nhưng thật ra ý của tác giả:
Giữa ba đào biển lớn, trong làn sương ám mịt mù hư ngụy, bậc Đại sĩ cự phách vẫn hiên ngang trên mảnh nong gầy, giữ vững mái chèo chân lý, hét lên tiếng hét không phân biệt ngã nhân, làm chấn động cả cửu thiên đại địa.
Trong hoàn cảnh ấy, ai là chứng nhân của lịch sử điêu tàn, mới thấm thía được tấm gỗ mỏng manh bé nhỏ nhưng vẫn lướt hiên ngang giữa ba đào sóng vỗ, bị vây khốn giữa làn khói mịt mù vọng – chân.
Sài gòn, năm Quý Mão, tháng Bạch tàng, ngày bất thụy.
Hạnh Minh
VỚI BẰNG HỮU VĂN NGHỆ SĨ
– Tuệ Sỹ: Thi Ca và Tư Tưởng | Bùi Giáng
– Chiến Tranh, Tình Yêu, Hoài Niệm và Truyện Ngắn Võ Hồng | Võ Hồng
– Thanh Sắc Thi Ca | Quách Tấn
– Lục Bát, thơ Hoài Khanh | Hoài Khanh
– Thay lời dẫn cho tập thơ “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im” | Phạm Công Thiện
– Đề Tựa Thi Tập Lá Cỏ | Vũ Phan Long
– Thuyền Ngược Bến Không | Viên Linh
– Lục Bát Viên Linh | Viên Linh
– Phương Nào Cõi Tịnh | Bs Đỗ Hồng Ngọc
– Ngày Mai Tìm Bóng Tử Thần Mà Yêu | Đinh Hùng
– Thay Lời Tựa Cho Tập “Thơ và Đá” | Nguyễn Đức Sơn
– Sơn Núi | Nguyễn Đức Sơn
CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG GIÀ
VIẾT VỀ THẦY TUỆ SỸ
– Thích Mãn Giác (1929-2006): Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát và con đường của Phật Giáo Việt Nam
– Lê Hậu – Thích Nguyên Hạnh (1988): Trước án tử hình, bóng dáng Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát
– Thích Phước An: Thơ Tuệ Sỹ hay những đêm dài heo hút
– Thích Phước An: Cụ Quách Tấn, Cụ Đào Duy Anh Và Thầy Tuệ Sỹ
– Thích Nguyên Siêu: Tuệ Sỹ, Thái Độ Của Một Nhà Sư Nhập Thế
– Thích Nguyên Siêu: Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu, những thiên tài lỗi lạc
– Thích Nguyên Siêu: Giới Thiệu Tổng Quát Công Trình Dịch Thuật Kinh, Luật, Luận, Triết Học, Thi Ca Của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
– Hạnh Viên: Nối Gót Thiên Lý Độc Hành
– Tâm Nhãn: Dụ Ngôn Của Thầy