
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
BẠCH THƯ
về Nghị quyết 427 của Quốc hội Hoa kỳ (thông qua ngày 11/19/2003)
& Nghị Quyết của Quốc hội Âu châu (thông qua ngày 20.11.2003)
Theo công bố của Văn phòng Quốc hội Hoa kỳ, ngày 19 tháng 11, Hạ nghị viện Hoa kỳ đã bỏ phiếu thuận, 409 đối 13, Nghị quyết 427 bảo trợ bởi Bà Loretta Sanchez, dân biểu Bang Calỉonia, đồng bảo trợ 22 Dân biểu. Nội dung Nghị quyết “bày rỏ cảm tình của Viện Dân biểu Hoa kỳ đối với ban Chỉ đạo dũng cảm của Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất, và yêu cầu khẩn thiết cho tự do tôn giáo và các quyền con người liên hệ tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam.”
Tiếp theo đó, kể từ ngày 20 tháng 11, 2003, hầu hết cac báo chí, đài phát thanh và truyền hình trong nước đã lên tiéng phản đối Hoa kỳ chen vào công việc nội bộ của Việt nam, cũng như khẳng định “đường lối trước sau như một của Đảng và Nhà nước luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng.”
Vì Nghị quyết liên hệ đến Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, do đó, Ban Chỉ Đạo Viện hoá đạo thấy cần phải bày bỏ quan điểm và lập trường của Giáo hội để Tăng Ni, Phật tử, cùng đồng bào trong và ngoài nước có cơ sở tham chiếu, ngoài quan điểm đơn phương của các các phương tiện truyền thông đại chúng Việt nam dưới sự kiểm soát của Nhà nước Cộng sản.
1. Trước hết, việc đệ trình Quốc hội Hoa kỳ hay thông qua Nghị quyết bởi các Dân biểu Hoa kỳ, đó là vấn đề nội bộ của Hoa kỳ. Hội đồng Lưỡng viện, cũng như Ban Chỉ đạo Viện hoá đạo không có thẩm quyền hay tư cách gì để can thiệp.
Tuy nhiên, trong phát biểu của mình trước Quốc hội, khẳng định lý do Nghị quyết 427 được đệ trình, Bà Dân biểu Loretta Sanchez nói rõ: “Tôi đại diện cho cộng động người Việt lớn nhất ngoài Viêt nam trên thế giới, tại Qụân Cam, bang California.” Chúng ta biết, sau 1975, khi chế độ Việt nam Cộng hòa sụp đổ, một số lớn đồng bào miền Nam đã rời bỏ quê hương tị nạn tại nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, họ là công dân của những nước đã cưu mang họ, hưởng quyền lợi và có các bổn phận như các công dân thuộc các cộng đồng khác. Một trong các bổn phận căn bản là đóng thuế. Một trong các quyền lợi căn bản là sử dụng lá phiếu để quyết định Chính quyền.
Dù phải sống lưu vong, nhưng đại bộ phận người Việt nước ngoài không thể quên quê hương, cội nguồn. Họ có bổn phận với đất nước đang cưu mang họ, đồng thời cũng còn mang trong tâm tư bổn phận thiêng liêng khác: đó là sự tồn vong, thăng trầm hay vinh nhục, của Tổ quốc, của giống nòi. Vì vậy, họ đã sử dụng lá phiếu của mình gây ảnh hưởng đối với Chính quyền đương quốc để binh vực quyền lợi cho thân nhân, đồng đạo cũng như đông bào của mình trong nước, mà họ cho rằng đang bị khống chế hay áp bức. Đồng bào Việt đã gây ảnh hưởng như thế nào đối với Chính quyền sở tại, và Chính quyền ở đó đáp ứng như thế nào, đó là vấn đề nội bộ của nước đó.
Đảng Cộng sản, kể từ khi mở cửa, sau khi thành trì bách chiến bách thắng của chủ nghĩa xã hội là Liên xô sụp đổ, rõ ràng đã có thay đổi tư duy, đã không còn xem người Việt tị nạn nước ngoài là “bọn phản quốc chạy theo đế quốc tư bản,” mà bây giờ là một bộ phận không thể chia cắt của dân tộc, nghĩa là cũng được đối xử bình đẳng như đồng bào trong nước, cũng được thừa nhận là còn có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc. Cho nên, tại Washington D.C có Tòa Đại sứ Việt nam, tại California có Tòa Tổng Lãnh sự để nhắc nhở người Việt lưu vong một thời phản quốc đừng quên giống nòi và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng CS Việt nam còn được phép, nghĩa là một cách hợp pháp, tổ chức những nhóm người Việt chấp nhận Chủ nghĩa Xã hội công khai vận đông ủng họ và ca ngợi Đảng Cộng sản vinh quang, ngay trên đất Mỹ, được phép mở các kênh truyền hình giới thiệu đất nước Việt nam giàu đẹp dưới tài lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Viêt nam, đỉnh cao của trí tuệ loài người. Đảng và Nhà nước có đủ tất cả phương tiện mà nước Mỹ dành cho để chỉ cho đồng Việt kiều thấy đâu là vinh quang và đâu là sỉ nhục của Tổ quốc để tự do lựa chọn. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất không đủ tầm vóc để tuyên truyền như vậy.
Ngay cả trong nước, GHPGVNTN không có bất cứ phương tiện truyền thông nào để xác minh việc làm của mình, mà theo đó đồng bào và Phật tử có quyền tự do phê phán. Thế nhưng, thậm chí khi bộ Ngại giao công bố trước dư luận thế giới rằng Hòa thượng Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ, cùng các Thượng tọa Đại đức khác bị bắt giữ tại đồn Công an Biên phòng Lương sơn, vì “có mang giữ tài liệu bí mật quốc gia.” Điều đó không chỉ phạm luật Nhà nước, mà còn phạm giới Nhà tu. Dù bị lăng nhục như vậy, nhưng Giáo hội không có bất cứ quyền hạn nào để tự xác minh trước với sự vu khống và xúc phạm quá đáng đối với các bậc Cao tăng mà Phật tử kính trọng. Nếu Tăng Ni trẻ trong nước có tò mò tìm đọc các thông tin từ trên mạng để tìm hiểu sự thực, thì bị hăm doạ trục xuất khỏi chùa, khỏi tu viện. Nghĩa là trường hợp phạm giới nặng xét theo luật Nhà Chùa. Trong trường hợp như vậy đồng bào và Phật tử nước ngoài có toàn quyền tự do phê phán, và tự thấy cần phải làm gì để trân trọng phẩm giá của những người mà mình tôn kính. Và họ đã sử dụng lá phiếu để yêu cầu Chính quyền sở tại, hoặc tán thành hoặc phản đối hành vi Nhà nước Cộng sản. Ban Chỉ đạo Viện hoá đạo không đủ tầm vóc để gây ảnh hưởng đó, bởi vì hai vị Đại lão Hòa thượng lãnh đạo tối cao của Giáo hội bị cách ly, các Thượng tọa thành viên Ban Chỉ đạo Viện hoá đạo phần lớn bị quản chế, hoặc bị hăm dọa, sách nhiểu.
2. Thứ hai, các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước đãcho thấy rõ ý nghĩa: vấn đề Phật giáo Việ nam là vấn đề nội bộ của nước Việt nam. Điều đó đúng. Nhưng cũng cần phải xác đinh, trong giới hạn nào thì được gọi là nội bộ. Có thể nói ngay rằng, những vấn đề của các hội đoàn nhân dân khác, như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp Thanh niên, hay Hội Những người cao tuổi, là những vấn đề nội bộ, hoàn toàn bị chi phổi bởi luật pháp Việt nam trong thời gian nào đó và trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Vượt ngoài giới hạn thời gian và không gian ấy, những hội đoàn ấy không tồn tại. Ý nghĩa nội bộ lại càng chặt chẻ hơn nữa, khi các hội đoàn nhân dân này là một bộ phận tổ chức quần chúng của Đảng. Ngay cả bản thân của Đảng Cộng sản Việt nam, vượt qua giới hạn thời gian và không gian, trong chứng mực nhất định, cũng hoàn toàn không tồn tại.
Đối với Phật giáo, dù được tổ chức dưới hình thái nào, không hoàn toàn lệ thuộc giới hạn thời gian và không gian như vừa nói. Trải qua trên hai mươi lăm thế kỷ truyền bá, trên toàn bộ khu vực Á châu rộng lớn, và ngày nay trên toàn thế giới, là một thực thể xã hội trong cộng đồng nhân loại. Phật giáo Việt nam có bản sắc rêing, nhưng không thể nói hoàn toàn khác biệt với Phật giáo tại các nước khác. Do ảnh hưởng hỗ tương về mọi mặt, kể cả mặt tổ chức, nên Phật giáo Việt nam không thể tự tách mình biệt lập với Phật giáo như một tôn giáo toàn cầu. Có những sắc thái đặc thù của mỗi dân tộc, nhưng không thể phủ nhận tính phổ quát. Với nhận thức như vậy, vấn đề Phật giáo, Việt nam hay không phải Việt nam, đều không hoàn toàn là công việc nội bộ của một nước.
Tất nhiên, khi truyền bá vào đất nước nào, Phật giáo thích ứng với phong tục, tập quán của nước đó, và cũng phải sinh hoạt trong khuôn khổ luật pháp của nước đó. Nhưng không phải vì vậy mà Phật giáo hoàn toàn lệ thuộc vào luật pháp của nước đó. Luật pháp của mỗi chế độ đều có chức năng bảo vệ sự tồn tại của chế độ đó. Ngay trong một chế độ, luật pháp cũng phải thay đổi theo thời đại, theo tổ chức quản lý xã hội của chế độ trong từng giai đoạn. Và trên hết, trong lịch sử chính trị. chưa có chế độ chính trị nào tồn tại vĩnh viễn. Điều chắc chắn, chế độ chính trị này có thể sụp đổ, được thay thế bằng chế độ chính trị khác, và do vậy cũng thay đổi luôn nội dung của luật pháp. Trong trường hợp như vậy, Phật giáo vẫn tồn tại. Đó là sự thực lịch sử. Cho nên, không một chế độ nào có thể buộc chặt Phật giáo vào sinh mệnh tồn tại của mình, để rồi khi nó sụp đổ, kéo theo cả sự sụp đổ của Phật giáo. Một vài vị lãnh đạo Phật giáo Việt nam do không thấy điều này, mà là điều hiển nhiên trong lời dạy của Phật, “cái gì có sinh thì có diệt,” hoặc thấy biết nhưng không thể làm khác đi được vì nhiều lý do, hoặc có vị cũng thấy biết nhưng, để cho quyền lợi vất chất chi phối, sẵn sàng tuân theo ý chí của Đảng, bằng bất cứ giá nào phải đưa toàn bộ Phật giáo Việt nam vào làm một bộ phận chính trị quần chúng của Đảng để bảo vệ sự tồn tại lâu dài của Đảng. Như thế, thịnh suy của Đảng, thậm chí cả đến sự trong sạch hay thoái hoá của Đảng, cũng kéo theo số phận của Phật giáo Việt nam.
Bản thân của Phật giáo cũng không phải là vĩnh viễn. Đức Phật chưa bao giờ nói giáo pháp của Ngài tồn tại vĩnh viễn, mà những gì được nói thành lời đều là hữu vi do đó phải chịu tác động sinh diệt. Nhưng không phải vì thế mà Phật giáo mất hay còn tùy thuộc vào số phận của bất cứ tổ chức hay đảng phái chính trị nào.
Chính vì Phật giáo, trong bản chất, không thể là một bộ phận của Đảng CS Việt nam, nên vấn đề Phật giáo không phải là vấn đề nội bộ của nước Việt nam mà người làm chủ duy nhất hiện tại là Đảng Cộng sản Việt nam.
Có thể một số sư tăng hay Phật tử chấp nhận lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cho rằng chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho xã hội loài người khi mà xã hội xã hội chủ nghĩa được xây dựng thành công, trong đó không có giai cấp bóc lột và do đó tôn giáo cũng không còn chức năng lịch sử nữa, nghĩa là không còn tồn tại. Các sư tăng và Phật tử ấy có quyền tự do, và chắc chắn Phật cũng không cấm, họp nhau lại lập thành một Giáo hội rồi tự nguyện phó thác sinh mạng của Giáo hội ấy trong tay các đảng viên cộng sản, những chiến sỹ xung kích xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho một xã hội không giai cấp và không tôn giáo. Mọi hình thái tổ chức và sinh hoạt của Giáo hội ấy hoàn toàn tuỳ thuộc sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Từ trên cao, ai được chỉ định làm Pháp chủ, cho đến dưới hạ tầng, ai được chỉ định làm Chánh đại diện Phật giáo quận huyện; đó hoàn toàn là công việc nội bộ của đảng Cộng sản. Vì đảng là người duy nhất lãnh đạo đất nước, cho nên công việc đảng là công viêc của nước.
Ý nghĩa vấn đề Phật giáo Việt nam là vấn đề nội bộ của nước Việt nam cần phải được nhận thức trong bối cảnh như vậy. Tất nhiên, đây là Phật giáo của đảng cộng sản Việt nam, một thứ Phật giáo đang cố hoá thân để trở thành chủ nghĩa xã hội.
Những tăng ni Phật tử khác không chấp nhận điều đó, mặc dù không phủ nhận nhưng cũng không thừa nhận chủ nghĩa xã hội là cứu cánh chân lý, có quyền tư duy và sinh hoạt theo những gì mình học và hiểu từ kinh Phật. Không thể bức ép họ tập họp làm thành một bộ phận của đảng cộng sản. Trong gần ba thập kỹ qua, giết chóc, tử hình, tù đày, lăng nhục, tất cả vẫn không làm sờn lòng, thoái chí, của những người quyết tâm đi thẳng theo con đường mà mình đã lựa chọn.
3. Trong nhiều trường hợp, để tránh né vấn đề có tính cách tế nhị trên phương diện luật pháp, Nhà nước Việt nam, mà thường xuyên là bộ Ngoại giao khi phải trả lời dư luận quốc tế về hiện tình của Phật giáo Việt nam, trích dẫn lời phát biểu của các lãnh đạo của Giáo hội của Mặt trận, luôn luôn khẳng định, người đại diện duy nhất của Phật giáo Việt nam hiện tại làGiáo hội Phật giáo Việt nam. Vì được thừa nhận là đại diện hợp pháp duy nhất, nên khi tổ chức này nói “không có đàn áp tôn giáo tại Việt nam,” đảng CSVN muốn rằng cả thế giới, trong cũng như ngoài nước, phải hiểu rằng không có đàn áp.
Tuy nhiên, Mặt trận là tổ chức chính trị quần chúng của Đảng Cộng sản. Thế thì tuyên bố của một tổ chức dưới quyền lãnh đạo của Mặt trận, dù được gọi là Giáo hội hay hiệp hội, cũng vẫn là tuyên bố của Mặt trận, nghĩa là, chính thức là của đảng CS. Mặt trận là một tổ chức chính trị của đảng CSVN, thì phạm vi hoạt động cũng chỉ giới hạn trong lãnh thổ VN mà thôi. Theo hệ luận, trên nguyên tắc và chỉ trên nguyên tắc mà thôi, Giáo hội nào là thành viên của Mặt trân, thì phạm vi sinh hoạt của nó cũng không thể vượt ngoài tầm ảnh hưởng của Mặt trận. Nói là trên nguyên tắc, vì trong thực tế, khi đảng CSVN muốn vươn tầm tay ra ngoài thế giới để tập hợp số người Việt lưu vong trước đây được xem là phản quốc nay được đảng tha thứ cho hướng về quê hương để xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa, khi ấy đảng cần điều động Giáo hội của Mặt trận làm đội quân thứ năm, bấy giờ đảng sẽ cho làm lại căn cước khác: Giáo hội thuần tuý chứ không phải là thành viên của Măt trận.
Mặc dù được Nhà nước yểm trợ bằng tất cả mọi phương tiện cần thiết, nhưng không hiểu sao cho đến nay Giáo hội ấy vẫn chưa hoàn toàn lột xác khỏi Măt trận để xứng đáng tầm vóc lãnh đạo đại bộ phận Phật tử Việt nam hải ngoại, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đảng giao phó là tập hợp quần chúng chung quanh đảng.
Ngày nay, cùng chung số phận với đại khối đồng bào, một bộ phận lớn Phật tử Việt nam tìm đường vượt biên tị nạn CS, định cư trong các quốc gia phát triển hàng đầu của thế giới, khắp từ châu Mỹ, châu Âu, châu Úc. Châu Á là bản địa của Phật giáo, và sự định cư của Phật tử tại các nước ở đó cũng không phải là ít. Trong bối cảnh đó, bờ cõi Việt nam không rộng lớn thêm và Nhà nước Việt nam mặc dù là Nhà nước thống nhất cả hai miền Nam Bắc nhưng phạm vi vẫn không thể vượt qua các đường ranh hải phận và đất liền; nhưng quả thực Phật giáo Việt nam đã vượt qua bờ cõi của Tổ quốc.
Vì quốc vận đảo điên nên phải lìa xa quê hương, nhưng người Việt lưu vong đã không quên cội nguồn, trong đó có Phật giáo. Họ không thể nói “tôi là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam,” nhưng họ có đủ quyền tự do và được các công ước quốc tế bảo vệ để có thể nói, “Tôi là Phật tử Việt nam.” Vì vậy Nhà nước Việt nam không có quyền hạn gì với họ. Trái lại, các Thầy và các Sư cô Việt nam, ở trong hay ngoài nước, theo Giáo hội này hay theo Giáo hội kia, đều có thể có ảnh hưởng nào đó trong đời sồng thường nhật của các Phật tử ấy, và họ tự do lựa chọn vị Thầy thích hợp cơ duyên cho đời sống tâm linh của mình. Khi họ nghĩ rằng các Thầy của mình đang bị áp chế, họ tự thấy có bổn phận chiếu cố. Đó là đạo nghĩa của con người, sống và hành động đúng theo lương tâm và nhận thức. Tuy là thân phận lưu vong, nhưng là công dân của quốc gia dân chủ, có đủ quyền lợi và nghĩa vụ như các công dân khác, không phân biệt chủng tộc; họ sử dụng quyền công dân của mình, bày tỏ quan điểm của mình bằng lá phiếu. Kết án các Tăng Ni Phật tử trong nước không chấp nhận làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN là “biến chất, thoái hóa”; kết án các Phật tử định cư nước ngoài nghĩ đến Thầy tổ của mình bằng lá phiếu dân chủ là bọn “phản động lưu vong”; tố cáo các Chính quyền làm theo điều mà cử tri muốn là “thế lực thù địch”; những vị có tư tưỏng phê phán như vậy nên xét lại vấn đề, hãy chiêm nghiệm thực tế để đừng nhầm lẫn lý tưởng phụng sự Chánh pháp với mục tiêu phục vụ thế quyền. Không có cái gì dựa trến sự dối trá mà có thể tồn tại lâu dài.
4. Nghị Quyết 427 được thông qua tại Viện Dân biểu Hoa Kỳ ở Washington DC, ngày 19/11/2003 lúc 4:27pm (giờ địa phương) với 409 phiếu thuận trên 13 phiếu chống; và Nghị Quyết của Quốc hội Âu châu thông qua lúc 17 giờ chiều thứ năm 20.11.2003 với đa số tuyệt đối của 626 Dân biểu; sự thông qua hai Nghị quyết tại hai diễn đàn dân chủ có tầm ảnh hưởng quyết định hàng đầu của thế giới đãphản ảnh rất rõ hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất trong các cộng đồng quốc tế.
5. Trong hiện tình của Giáo hội Việt nam Thống nhất trong nước, trong khi hai vị Đại lão Hòa thượng lãnh đạo tối cao bị cách ly, vàmột số các Thượng tọa trong Tân Ban Chỉ đạo Viện hoá đạo bị quản chế, nên chỉ có thể tổ chức cuộc hội kiến nhỏ không theo một nghị trình và địa điểm cố định, do đó không thể thảo luận chi tiết mọi khía cạnh của vấn đề. Nhưng cấp thiết, trong giới hạn cho phép, Ban Chỉ đạo Viện Hóa đạo tự thấy có trách nhiệm, dưới hình thức phổ biến bạch thư, nêu quan điểm và lập trường của Giáo hội để Phật tử và đồng bào có cơ sở phán đoán các nguồn thông tin và bình luận của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước liên quan đến hai Nghị quyết đã đề cập trên.
Phật lịch 2547,
Tháng 11. ngày 22, 2003
TUN Hòa Thượng Viện Trưởng
Thay mặt Ban Chỉ đạo Viện Hóa đạo
Đệ nhất Phó Viện trưởng
Thích Tuệ Sỹ
________________
DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT 427
Bày tỏ nhận thức của Hạ viện Hoa Kỳ đối với sự kiên cường của hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nhu cầu khẩn thiết cho tự do tôn giáo và những nhân quyền liên đới tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
TẠI HẠ VIỆN
Ngày 30.10.2003
Nữ Dân biểu Loretta Sanchez (Quận Cam, bang California), Dân biểu Smith (bang New Jersey), Nữ Dân biểu Lofgren (San Jose, bang California), Dân biểu Tom Davis (bang Virginia), Dân biểu Royce (Quận Cam, bang California) đệ nạp trước Ủy ban Đối ngoại
NGHỊ QUYẾT
Xét rằng Phật giáo có truyền thống 2000 năm tại Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kế thừa truyền thống này ;
Xét rằng năm 1981 Chính phủ Việt Nam tuyên bố bất hợp pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là tôn giáo lớn nhất, tịch thu các chùa viện, khủng bố hàng giáo phẩm không chịu tham gia tổ chức Phật giáo do Nhà nước đỡ đầu ;
Xét rằng Chính phủ Việt Nam thường xuyên bắt cầm tù hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoặc ngược đãi họ dưới nhiều hình thức ; Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, 85 tuổi, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị giam giữ 21 năm trong một ngôi chùa tồi tàn nơi đồng không mông quạnh ở miền Trung Việt Nam ;
Xét rằng Chính phủ Việt Nam bắt giữ Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, và người phụ tá ngài, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, qua nhiều cách giam cầm từ năm 1977 ;
Xét rằng Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, Cố vấn Viện Hóa Đạo, đã bị tra tấn đến chết trong trại Cải tạo năm 1978 ;
Xét rằng nhiều giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gồm có chư vị Thích Thiện Hạnh, Thích Viên Định, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý, Thích Chí Mậu, Thích Chí Thắng, Thích Không Tánh, Thích Phước An, Thích Thái Hòa, Thích Phước Viên, Thích Hải Tạng, Thích Nguyên Vương, Thích Đồng Thọ và Thích Thanh Quang đã bị giam cầm, sách nhiễu, và bị theo dõi chặt chẽ ;
Xét rằng một số thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải lánh nạn sang Cam Bốt để tránh những cuộc đàn áp và sách nhiễu ;
Xét rằng Thích Trí Lực bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt cóc tại Cam Bốt sau khi vị này được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc công nhận quy chế tị nạn, bị dẫn độ về Việt Nam và giam cầm bí mật trong vòng một năm, và nay sắp đưa ra xét xử với tội phạm mơ hồ “trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” là điều có thể bị án tù chung thân ;
Xét rằng Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế và các hiệp ước cấm cưỡng bức hồi hương những người tị nạn được Cao ủy Tị nạn LHQ công nhận ;
Xét rằng Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế và các hiệp ước bảo vệ các quyền được có đức tin, tín ngưỡng và thực hành các đức tin ấy ;
Xét rằng Hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ;
Xét rằng trong cuộc phô bày bao dung tôn giáo tháng 4 năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã để cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đức Tăng thống Đệ tứ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ra Hà Nội chữa bệnh ;
Xét rằng vào thời điểm ấy, Thủ tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, đã tiếp Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và trấn an rằng trường hợp giam cầm Hòa thượng và Hòa thượng Thích Quảng Độ là những sai lầm ở cấp địa phương và hy vọng Hòa thượng sẽ hỷ xả cho chính phủ về những sai lầm trong quá khứ ;
Xét rằng tháng 6 năm 2003 Chính phủ chấm dứt lệnh quản chế Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;
Xét rằng tháng 9 rồi tháng 10 năm 2003, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất họp tại Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định để thảo bàn Phật sự, chọn lựa nhân sự bổ sung sau hàng chục năm thiếu vắng, và cũng để thử xem lời hứa của Thủ tướng Phan Văn Khải mở ra kỷ nguyên mới cho sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau giá trị đến đâu ;
Xét rằng Nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện việc phá vỡ những cuộc hội họp nói trên bằng cách ngăn chận chư Tăng đến từ các tỉnh khác và hăm dọa những ai muốn phó hội ;
Xét rằng ngày 8 tháng 10 năm 2003, Nhà cầm quyền Việt Nam khởi động cuộc tranh chấp đối đầu sau đại hội (nói trên), khi công an ngăn chận xe của hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, sau đó giam giữ 11 hành khách trong xe ;
Xét rằng Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị dẫn độ về chùa riêng của họ mà thực tế là để cách ly và giam giữ tại các nơi này ; bốn vị Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý và thị giả của Đức Tăng thống, Đại đức Thích Đồng Thọ, tức khắc nhận Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản chế hành chính 24 tháng, còn ba vị khác, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng tọa Thích Thái Hòa, Đại đức Thích Nguyên Vương, thì các nhà cầm quyền địa phương ra lệnh bằng miệng quản chế 24 tháng, để phản đối việc này Hòa thượng Thích Thiện Hạnh bắt đầu tuyệt thực ngày 19.10.2003 ;
Xét rằng các phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, của Liên hiệp Âu châu, thì Cộng hòa Xã hộ Chủ nghĩa hạn chế một cách có hệ thống quyền chọn lựa hàng giáo phẩm của các tổ chức tôn giáo ; trước hết là các sự cố đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, rồi Nhà cầm quyền tìm cách giới hạn việc Tòa thánh La Mã phong chức Hồng y cho đức Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn, nhưng đã thay đổi nhờ các áp lực bên ngoài ;
Xét rằng theo các phúc trình nói trên, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sử dụng quản chế tại gia và cầm tù dài hạn để trừng phạt những cá nhân thực hành tín ngưỡng của họ, bằng chứng là việc cầm tù Cha Nguyễn Văn Lý, ba người cháu của linh mục, tín hữu Tin Lành miền Núi, và Phật giáo Hòa Hảo ; và
Xét rằng vì xúc phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, quá mức và tiếp diễn, nên Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đã đề nghị Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam như “quốc gia cần đặc biệt quan tâm” theo những dự phòng của Đạo luật Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới năm 1998;
VÌ THẾ, NAY QUYẾT NGHỊ RẰNG:
HẠ VIỆN HOA KỲ
(1) chúc mừng hàng Giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mới được công cử;
(2) khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền của các tổ chức tôn giáo độc lập được hội họp, thờ cúng, hoạt động, và thực hành niềm tin của họ phù hợp theo bản Hiến pháp của Việt Nam cũng như các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết;
(3) khuyến cáo Chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những công dân bị cầm tù hay quản chế vì đã thực hành tín ngưỡng hay vì phát biểu công khai ủng hộ tự do tôn giáo, đặc biệt như trường hợp của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ;
(4) tận lực làm thăng tiến tự do tôn giáo tại Việt Nam, và để đẩy mạnh tới mục tiêu này, khuyến cáo Quốc hội thông qua, và Tổng thống ký ban hành Đạo luật Nhân quyền để phát triển tự do và dân chủ tại Việt Nam, và khuyến cáo Quốc hội cùng cơ quan hành pháp thi hành những kế hoạch hành động của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới; và
(5) khuyến cáo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam theo dõi chặt chẽ các trường hợp bị đối xử tồi tệ vì lý do tôn giáo và thực hành các tín ngưỡng, và thường xuyên thăm viếng hàng giáo phẩm bị giam cầm, đặc biệt với những vị cần chăm sóc thuốc men, và phúc trình cho Quốc hội những biện pháp đặc thù để bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo tại Việt Nam.
HRES 427 IH
108th CONGRESS
1st Session
1. RES. 427
Expressing the sense of the House of Representatives regarding the courageous leadership of the Unified Buddhist Church of Vietnam and the urgent need for religious freedom and related human rights in the Socialist Republic of Vietnam.
IN THE HOUSE OF REPRESENTATIVES
October 30, 2003
Ms. LORETTA SANCHEZ of California (for herself, Mr. SMITH of New Jersey, Ms. LOFGREN, Mr. TOM DAVIS of Virginia, and Mr. ROYCE) submitted the following resolution; which was referred to the Committee on International Relations
RESOLUTION
Expressing the sense of the House of Representatives regarding the courageous leadership of the Unified Buddhist Church of Vietnam and the urgent need for religious freedom and related human rights in the Socialist Republic of Vietnam.
Whereas Buddhism has a 2,000-year tradition in Vietnam and the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) is an heir to this tradition;
Whereas the Government of Vietnam in 1981 declared the UBCV, the largest religious denomination in the country, illegal, confiscated its temples, and persecuted its clergy for refusing to join the state-sponsored Buddhist organizations;
Whereas the Government of Vietnam has often imprisoned UBCV clergy and subjected them to other forms of persecution; the Patriarch of the UBCV, the 85-year-old Most Venerable Thich Huyen Quang, has been detained for 21 years in a decrepit temple in an isolated area of central Vietnam;
Whereas the Vietnamese Government has held the Most Venerable Thich Quang Do, the Executive President of the UBCV and his deputy, the Venerable Thich Tue Sy, in various forms of detention since 1977;
Whereas the Very Venerable Thich Thien Minh, Supreme Counselor of the UBCV, was tortured to death in a reeducation camp in 1978;
Whereas many other leading UBCV figures, including Thich Thien Hanh, Thich Phuoc An, Thich Dong Tho, Thich Vien Dinh, Thich Thai Hoa, Thich Nguyen Ly, Thich Thanh Huyen, Thich Khong Tanh, Thich Phuoc Vien, Thich Hai Tang, Thich Dong Tho, Thich Nguyen Vuong, Thich Chi Mau, Thich Chi Thang, and Thich Thanh Quang have been detained, harassed, and under tight surveillance;
Whereas several members of the UBCV have fled to Cambodia to escape religious repression and harassment;
Whereas Thich Tri Luc was kidnapped in Cambodia by Vietnamese authorities after being given refugee status by the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), forcibly repatriated, and held incommunicado for a year, and now stands charged with the vague crime of
fleeing abroad or defecting overseas with the intent to oppose the people’s administration’ that carries the possible sentence of life imprisonment;
Whereas Vietnam has acceded to international covenants and treaties that prohibit the forced repatriation of UNHCR-recognized refugees;
Whereas Vietnam has acceded to international covenants and treaties that protect the right to faith, belief, and practice;
Whereas Vietnam’s constitution protects the right of religious belief;
Whereas in a show of religious tolerance, the Vietnamese Government in April 2003 allowed the Most Venerable Thich Huyen Quang, the Fourth Supreme Patriarch of the UBCV, to receive urgent medical care in Hanoi;
Whereas at that time, Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai met with Venerable Thich Huyen Quang and assured him that his and Venerable Thich Quang Do’s detention were mistakes by local officials and that he hoped they would extend Buddhist forgiveness toward past actions of the government;
Whereas in June 2003, the Vietnamese Government ended the detention order against Venerable Thich Quang Do, the Executive President of the UBCV;
Whereas in September and October 2003, the UBCV held a meeting in Nguyen Thieu Pagoda in Binh Dinh province to discuss church affairs, choose a new leadership which had been vacant for a decade, and verify Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai’s promise of a new era of understanding and respect;
Whereas Vietnamese authorities attempted to disrupt these gatherings by restricting the travel of monks from other provinces and then intimidating those attending;
Whereas on October 8, 2003, Vietnamese authorities initiated a tense standoff following the meeting, where police stopped a vehicle carrying the UBCV’s new leadership and subsequently detained the eleven passengers;
Whereas Venerables Thich Huyen Quang and Thich Quang Do were taken to their respective pagodas where they have been effectively isolated and detained; four senior monks, the Venerable Thich Tue Sy, Thich Thanh Huyen, Thich Nguyen Ly, and the UBCV Supreme Patriarch’s personal assistant, Venerable Thich Dong Tho, were immediately sentenced to 24 months of administrative detainment by written orders of the Ho Chi Minh City People’s Committee, and three others, the Venerables Thich Thien Hanh, Thich Thai Hoa, and Thich Nguyen Vuong to 24 months administrative detainment by
oral’ orders from various local authorities, in protest of which the Venerable Thich Thien Hanh initiated a hunger strike on October 19, 2003;
Whereas according to reports by the United States State Department, the United States Commission on International Religious Freedom, and the European Union, the Socialist Republic of Vietnam systematically limits the right of religious organizations to choose their own clergy; prior to the UBCV incidents, authorities tried to restrict the Vatican’s appointment of Archbishop Pham Minh Man to the position of Cardinal, but subsequently changed their position due to external pressure;
Whereas according to these same reports, the Socialist Republic of Vietnam uses house arrest and long prison sentences to punish individuals for practicing their faith, as evidenced also by the jail sentences handed down to Father Nguyen Van Ly, his three relatives, Christian Montagnards, and Hoa Hao Buddhists; and
Whereas because of systematic, egregious, and ongoing abuses of religious freedom, the United States Commission on International Religious Freedom recommended that the President of the United States designate Vietnam as a
country of particular concern’ under the provisions of the International Religious Freedom Act of 1998: Now, therefore, be it
Resolved, That the House of Representatives–
(1) congratulates the new leadership of the Unified Buddhist Church of Vietnam;
(2) urges the Government of Vietnam to respect the right of all independent religious organizations to meet, worship, operate, and practice their faith in accordance with Vietnam’s own constitution and international covenants to which Vietnam is a signatory;
(3) urges the Government of Vietnam to restore freedom to all Vietnamese citizens imprisoned or under house arrest for practicing their faith or for advocating freedom of religion, especially the Most Venerable Thich Huyen Quang and the Very Venerable Thich Quang Do;
(4) is committed to promoting religious freedom in Vietnam, and, in furtherance of this goal, urges the Congress to pass, and the President to sign into law, the Vietnam Human Rights Act, and urges the Congress and the executive branch to implement the recommendations of the United States Commission on International Religious Freedom; and
(5) urges the United States Embassy in Vietnam to closely monitor cases of abuse of religious belief and practice, routinely visit detained clergy members, especially those in need of medical care, and report to the Congress on specific measures taken to protect and promote religious freedom in Vietnam.
________________
QUYẾT NGHỊ CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU
VỀ VẤN ÐỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
(thông qua vào lúc 17 giờ ngày 20.11.2003 tại Strasbourg)
QUỐC HỘI ÂU CHÂU
– chiếu theo các Quyết nghị trước đây về Việt Nam, đặc biệt các Quyết nghị ngày 16.11.2000, ngày 5.7.2001 về vấn đề Tự do tôn giáo và ngày 15.5.2003,
– chiếu theo Hiệp ước Hợp tác Kinh tế thỏa thuận năm 1995 giữa Cộng đồng Âu châu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hiệp ước mà điều 1 xác lập nền tảng hợp tác căn cứ trên sự tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ,
– chiếu các điều 69 và 70 trong Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do “theo hay không theo một tôn giáo nào”,
– chiếu điều 18 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết, bảo đảm quyền tự do tôn giáo,
– chiếu hiệp ước hợp tác ký năm 1985 giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam,
– chiếu Phúc trình về tình trạng nhân quyền trong thế giới năm 2002,
– chiếu theo văn kiện chiến lược giữa Cộng đồng Âu châu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2002 – 2006,
– chiếu điều 50, đoạn 5, trong bản điều lệ,
A. Vì rằng, tự do tôn giáo là một trong những tự do cơ bản được tuyên xưng trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và bảo đảm qua nhiều Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,
B. Nhấn mạnh tới Hiệp ước hợp tác giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam đặt nền tảng trên sự tôn trọng các quyền cơ bản tuyên xưng trong những Công ước vừa kể,
C. Vì rằng, mặc bao lời tuyên bố không ngớt lập lại của nhà cầm quyền Việt Nam, thế nhưng tình trạng về các tự do cơ bản và, đặc biệt là tự do tôn giáo vẫn là mối lo lắng cực kỳ,
D. Vì rằng, tính chất đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo tại Việt Nam,
E. Vì rằng, những hy vọng nẩy sinh từ cuộc gặp gỡ hồi tháng tư đầu năm nay, giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, 86 tuổi, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người đã trải qua 21 năm tù đày,
F. Vô cùng tiếc cho cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng gây động dư luận báo chí hôm 2 tháng 4 vừa qua giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (một giáo hội bị cấm đoán), lại tiếp diễn theo sau đó cuộc gia tăng đàn áp Giáo hội này, cũng như tiếp diễn cuộc đàn áp đối với các tổ chức tôn giáo không được công nhận khác, như Giáo hội Tin Lành của người miền Núi hay Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo,
G. Không hài lòng về quyết định quản chế Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, cũng như kết án ngay tức khắc hai năm quản chế các Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý, và Ðại đức Thích Ðồng Thọ, thị giả của Ðức Tăng thống theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và nhà cầm quyền ở Huế và ở thành phố Hồ Chí Minh lên án, bằng khẩu lệnh, hai năm quản chế bốn Tăng sĩ khác : Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, các Thượng tọa Thích Viên Ðịnh, Thích Thái Hòa, Thích Nguyên Vương,
H. Vì rằng, tôn trọng nhân quyền là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước hợp tác ký kết giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam,
I. Vì rằng, sẽ có cuộc họp của “ủy ban giám sát” hiệp ước hợp tác giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam,
J. Nhắc lại rằng việc kết án cha Nguyễn Văn Lý và ba người cháu của ngài, cũng như cuộc đàn áp không ngừng đối với người miền Núi theo Thiên chúa giáo và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo,
K. Sự kiện cần lưu ý, là nhiều nhóm tôn giáo khác cũng bị chính quyền kiểm soát, dù rằng Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo,
QUỐC HỘI ÂU CHÂU
- Mạnh mẽ kết án đợt đàn áp mới vô cùng trầm trọng, trái với quyền tự do tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và những người Thiên chúa giáo miền Núi, cũng như kết án chính sách có chủ ý mà chính quyền Việt Nam sử dụng để khai trừ các Gíao hội không được công nhận, đặc biệt làtrường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;2. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt tức khắc những chính sách đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo, các dân tộc miền Núi theo Thiên chúa giáo và những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, và chấp nhận tức khắc mọi cải cách cần thiết để bảo đảm cho các Giáo hội này có một quy chế hợp pháp ;3. Yêu cầu chính phủ ViệtNam trả tự do tức khắc cho mọi công dân Việt Nam đang bị cầm tù vì lý do tín ngưỡng, thực hành tôn giáo hay chỉ vì thiết tha với tự do tôn giáo, và tiên khởi là trả tự do cho Hòa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cùng người phụ tá của ngài là Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ;
4. Kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo của tất cả các đoàn thể tôn giáo và bảo đảm cho mọi người Việt Nam được quyền thực hành tôn giáo mà họ chọn lựa, kể cả quyền tự do cúng lễ hay hội họp, và yêu cầu thiết lập một hệ thống pháp lý độc lập với quyền lực chính trị ;
5. Mời gọi Ủy hội Âu châu đưa vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam vào hàng đầu của nghị trình bàn thảo tại Hội đồng Hỗn hợp Liên hiệp Âu châu – Việt Nam vào ngày 21.11 này ở Bruxelles ;
6. Mời gọi Hội đồng và Ủy hội Âu châu sử dụng mọi phương tiện chính trị và ngoại giao để chăm chú theo dõi sao cho tự do tôn giáo biến thành hiện thực tại Việt Nam ;
7. Yêu cầu Ủy hội và Hội đồng Âu châu chăm chú theo dõi sao cho các điều khoản về nhân quyền trong các hiệp định và hiệp ước ký kết được tuân thủ ;
8. Yêu cầu các vị đại diện ngoại giao của Liên hiệp Âu châu và các Quốc gia thành viên có mặt ở Việt Nam theo dõi tình cảnh của hàng giáo phẩm cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang bị tù hay quản chế, chú tâm đặc biệt tới tình trạng tự do tôn giáo ở trong xứ và điều hợp mọi nỗ lực để thăng tiến cụ thể tự do này ;
9. Khuyến cáo việc gửi một phái đoàn Quốc hội Âu châu đến Việt Nam, nhằm lượng định tình hình tôn giáo, đặc biệt là tình hình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gặp gỡ hàng giáo phẩm lãnh đạo, trước hết là Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ;
10. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Âu châu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Âu châu, Ủy hội Âu châu, đến Chủ tịch, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, đến Ðức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và vị phụ tá của Ngài (Hòa thượng Thích Quảng Ðộ), đến ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề tự do tôn giáo.
(Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam)