
ABSTRACT
Buddhism in recent times has garnered extensive recognition from scholars’ around the world for responding to some of the major contemporary issues that threaten the existence of mankind. Be it in the arena of politics, economics, conflict-resolution, sustainable practices, etc., effective leadership is seen quintessential for averting the variety of interrelated problems humanity faces; this paper aims at developing an ideal leadership model on the lines of Buddhist philosophies that have existed for centuries in the teachings of Buddha. Philosophies that addresses the root of all problems and extends its unique prescription of selflessness, love, compassion, kindness and peace, for men to follow. The Noble Eight-Fold path along with the ethical (Buddhist lay ethics) principles and the ten perfections (as laid down in the Jatakas) provide with an effective tool for integration with modern theories and develop a holistic model for exemplary leadership that can bring paradigm shift in the World leadership front to ensure sustainable peace and stability.
1. INTRODUCTION
Humanity is on a course that is considered to be the beginning of the end of our so called ‘civilized society’ as the 21st century world is struggling against challenges that are threating the very existence
of mankind. In this era of economic instability and inequality, environment degradation, terrorism, religious intolerance and radicalization, displacement of people due to war and conflicts- human beings have failed to address the threats and provide a concrete solution. The problems are not independent of human beings as it originates from our deep-rooted selfish motives and self-centered goals; so, the solution lays within us and it cannot be denied that we as responsible beings have failed to help ourselves. In his quest for materialistic and short term (temporary) happiness and to feed his ‘ego’, man has ruthlessly exploited not just nature but his fellow beings too. Therefore, the problem lies not in the threats but the people who are at the helm making decisions and the ones who blindly follow them for selfish pursuits. Be it in Western or in Asian context, the future of humanity and the objective of peaceful co-existence depends on the leadership and pro-active participation of the community of responsible and concerned leaders who can bring change within them as well as in the system.
The inability of modern leaders to address the emergent issues which were brought to their face is a testament for the failure of evolved mindsets and the botched approaches that we have been boasting of with pride. The ‘self-centered’ philosophy of modern men is not a viable solution to address the issues as they deal with them superficially. Hundreds of theories and models, decades of peace conferences and sustainable goals seemed to be going in vain if the leadership at helm is unable to follow what they have been preaching without understanding the gravity of the situations knocking at the door. Scholars have been finding some new models of leadership and seeking different views as to what makes an ideal leader but have failed to come up with a holistic model that can claim to be the perfect leadership model. Because leadership has nothing to do with any models or theories, it has to deal with human beings and no superficial theory can claim to understand human beings and his motives in a comprehensive manner.
It is believed that the 21st century would be the era of Asian dominance but are we ready to accept that responsibility or is the Asian leadership is going to repeat the same mistakes of the West and pursue ‘self-centered’ materialistic goals? The answers seem not to be distant; they lie in the centuries old philosophy that has been followed on these lands in the form of religion – Buddhism, which originated some 2500 years ago and have been the guiding light for a major part of the Asian community. Scholars are now of the view that Buddhism has to offer a great array of inter-disciplinary principles in terms of economics, ecology, peace and, definitely, leadership. This paper will aim to bring forward the Buddhist perspective into modern leadership and provide an insight into the Buddhist view of leadership for a holistic and sustainable future.
2. LEADERSHIP
There are a number of schools of thought on leadership approaches which define leadership from different perspectives according to the style and ideology of the leader and the functions of it. Generally, a leader is someone who guides a group of individuals to achieve a defined objective or set of goals by certain skills and techniques. It is the equation of ends and means where a group is either motivated or cajoled to meet an end through some prescribed means. At times the means may not be justified or called ethical because it may not consider the well-being of the various stake holders, or even the followers; to put it in simple terms, such actions may not be ethically correct and most of the leadership theories have failed to address these aspects of leadership. Although a few of the models, like the ethical leadership, spiritual leadership, the sustainability leadership and holistic leadership models do address these issues to a considerable extent; it is required to supplement such leadership models with a more ethical and wholesome philosophy.
The global challenges can be categorized as complex adaptive challenges or wicked problems which, while familiar are in some way new and have no prescribed solutions, two of the most wicked problems impacting current and future generations are issues of sustainability and peace (Saterwhite, et al., 2015). For humanity to embrace each of the beliefs needed to create a healthy, economically vibrant, and sustainable global society we would need approaches to leadership that differ quite markedly from those offered by most leaders in recent history (Alder, 2009).
Providing ethical leadership is one of a leader’s most important responsibilities. Ethical leaders act as moral persons, behaving ethically as they carry out their leadership values, treat employees fairly and express care and concern for followers. They live up to the values they espouse and are perceived as open and honest. Spirituality in organizational settings operate simultaneously at two levels: individual and collective. Individual spirituality derives from the values, feelings, and practices of each person in the organization. Spiritually oriented individuals engage in behaviors designed to nurture their inner lives, they strive to get in touch with their deep desires and feelings, seek a sense of purpose and want to establish deep connections with others ( Johnson, 2009). Transforming from the inside out turns conventional leadership theory upside down, it posits that in order to change someone else, one needs first to change oneself. Spiritual leadership is therefore relevant because these leaders can transform others, organizations and society by transforming themselves first (Law, 2016).
For an organization to prosper to a higher state of thinking and doing on leadership, so that it eventually becomes a natural way of how people demonstrate their own leadership, a guiding set of principles is helpful way in which to get pointed in right direction (Taggart, 2006). Such guiding principles can be an ethical philosophy or a holistic vision which can guide the leadership for a higher vision; vision when combined with a sense of mission of who we are and what we do establishes the organizations culture with its fundamental ethical system and core values (Fry, 2003). Holistic leadership is an approach to leadership that incorporates not only what leaders need to do and how they do it, but also who and where of leadership. It is not just about acquiring some leadership ‘skills’ or ‘techniques’ or even ‘behavior’, it’s about aligning the whole person- intellect, emotion, spirituality and behavior (Larcher, 2011).
A sustainability leader is someone who inspires and support actions towards a better world, care for the well-being of humanity and all other forms of life, as well as being guided by moral compass are often associated with sustainability leadership (Visser & Courtice, 2011). Sustainable leadership means a kind of leadership undertaken with the responsibility to individual people, groups and organization by assenting ecological, social, and economic principles of sustainability in context of a group, organization and community and by encouraging successful mastering of ideas of sustainability, co-operation with environment, successful and teaching based on the principles of sustainability-operation with environment, successful learning and teaching based on principles of sustainability as well as peoples self-expression. The leaders who seek sustainable leadership in an organization should start with oneself; to analyze themselves. The leader’s own personal qualities and skills and having identified insufficient abilities, to learn consistently sets an example for the employees to use innovations and creativity (Simanskiene & Zuperkiene, 2014). One of the pre-conditions for creating sustainable peace is the presence of a critical mass of peace-building leadership from the domains of politics, diplomacy, defense, economics, religions etc. Peace building leadership attaches a great deal of importance to the future, they envision a shared, clear and mutually attractive peaceful future depicted as non-violent, inclusive, and as a win-win situation. Peace building leaders having courage, humility, sense of humanity, personal integrity, ability to cope up with personal stress and complex situations, and intrinsic motivation, (Reychler & Stellamans, 2004).
Buddhist leadership philosophy situates itself somewhere among in the spectrum of ethical, spiritual, sustainable, and holistic approaches which makes it even more interesting to get into an in- depth analysis for discovering new avenues in the field of leadership. The views various scholars bring a different outlook to leadership approaches in application and in theory; the need of the time is to bring more insights in such leadership models based on some concrete ethical and logical philosophies; this is where Buddhist philosophy comes into the picture.
3. BUDDHISM & LEADERSHIP
The rationale behind venturing into Buddhism to seek a way for a better leadership lies in the very philosophy of Buddhism which is based on ‘self-introspection’, ‘self-development’ and ethical conduct; taking into consideration the well-being of every stake holder. Buddhism has always been appreciated for its advocacy of non-violence and compassionate approaches and loving kindness for every sentient being. The truth of suffering and the noble eight- fold path is the most basic of Buddhist philosophies that can be studied to understand human nature and behavior. In this paper, the Buddhist concepts of wholesome and unwholesome motives, the noble eight-fold path and the ten perfections would be studied from the stand point of an ethical and holistic leadership approach.
Bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya– for the good of many, for the happiness of many, out of compassion for the world- is the world view of Buddhist philosophy which not only encompasses individuals but each and every sentient being.
The Buddhist monastic code and other Buddhist principles can illuminate the following three modern categories of Governance:
(1) Leadership Skills; (2) Decision making; and, (3) Problem solving. They teach us that a better world is possible and that it can be achieved through wise and compassionate governance (Brahm, 2007). Buddhism has got much to offer to enlighten the corporate executives, government officials and politicians about the dangers of excessive greed (Monksfield, 2009). The philosophy of Buddha comprehends a theory of knowledge, a theory of reality, an ethical system, a social and political, philosophy, suggestions for philosophy of law and international relations. The Buddhist theory of reality and ethics are summed up in the four noble truths, and the rule of power is to be dependent on the rule of righteousness ( Jayatilleke, 1978). Buddhist teachings which include a combination of self- reflection, compassion, renunciation and wisdom can improve one’s leadership performance and ability to lead others (Atkinson & Duncan, 2013). A leader who engages in (morality) right view will mindfully concentrate on decisions that are based on improvement of quality of life for all stakeholders, consequently, all intentions, communication (speech), effort and actions of this leader will be geared towards the goal of becoming morally sound, with such mindful approach from initial views to ultimate actions, the leader becomes aware of the need to engage in right livelihood, as he consistently gauges his or her accomplishment to higher moral standards developed . While some may think that the ancient eight-fold is too idealistic for contemporary leadership, there are hopefully enough who may start utilizing this path as a mindful moral compass I their decision making and directional process (Marques, 2017).
In Buddhism, the intention behind any action defines it as wholesome (kusala) or unwholesome (akusala), this also brings into the preview the concept of ends and means for a leader. The Buddhist teachings on wholesome and unwholesome roots provides a criterion of good and evil that is neither theological nor authoritarian but experiential, one with sound psychological basis offering an autonomous pragmatic motivation for avoiding the evil and choosing the good (Thera, 1999). The ten perfections are a post canonical list describing attributes that should be cultivated by the being who wishes to be Buddha and teach others, these perfections have evolved as the qualities that goes into the making of the Buddha (Shaw, 2006). Kusala and akusala are the terms perhaps most commonly used for praise worthy and responsible actions or states of mind in early Buddhist texts; the roots of wholesome action, literally non-greed, non-hatred and non-delusion are not just absence of greed, hatred and delusion, but states which oppose them: anti greed (generosity and renunciation), anti-hatred (loving kindness and compassion) and anti-delusion (wisdom) (Harvey, 2010).
3-1. The 3 Wholesome and Unwholesome mental states (roots)
The justification of good or evil before undertaking any action depends largely on the motive behind it; in terms of leadership it becomes even more important as to any action or decision taken by the leader will have large scale implications not just on his immediate environment of followers and organization but also other stake holders- be it the society at large, or economy and environment. Therefore, for leaders it is necessary to ensure if they have been under the influence of such defilements, as a decision taken under greed, self-interest, and ignorance may fetch immediate results but in the long earn they will be having implications on the reputation of the leader and the society. On the other hand, the decisions that have the welfare of masses in mind, and which based on loving and compassion for all sentient beings may not give immediate results or short-term benefits but in the long run, it will prove to be beneficial for everyone including the leader and his followers and organization.
3-2. The Ten Perfections (pāramīs)
The ten perfections in Buddhism denotes to the ten qualities or values of Bodhisattva that helps on the path of enlightenment. These qualities have taken form in the shape of ethical values that have been used to teach the masses about the Bodhisattva virtues through stories of previous lives of Buddha. The Jatakas, which are a part of the Pali canon, have been most instrumental in making these virtues reach the masses in the form of stories.
The ten perfections, pāramīs are the most important conditions for the complete eradication of defilements and every effort should be made to accumulate every kind of Kusala for pañña (wisdom) to
arise which can eradicate all defilements stage by stage. It is beneficial to study the ten perfections so that we can consider and investigate ourselves as to which perfection has not been accumulated and should develop all of them in order to realize the four noble truths (Boriharnwanaket, 2007).
The ten perfections are:Generosity (dāna), morality (síla), renunciation (nekkhamma), wisdom (paññā), energy (viriya), patience (khanti) truthfulness (sacca), determination (Adhiṭṭhāna), loving-kindness (mettā), and equanimity (upekkhā). These
perfections can be taken as the ideal characters of a leader and help in developing a personality that encompasses all these virtues. These virtues are directly related to overcoming of the mental defilements mentioned before and the cultivating of these perfections enable one to walk the path of Bodhisattva. From the standpoint of ethical leadership, the ten perfections can be taken into consideration as the qualities of ideal leadership.
3.3. The Noble-Eightfold path
The Buddhist path begins with understanding the four noble truths which are the first discourse of the Buddha in the Dhammachakkappavattana Sutta, which had as its subject- the four noble truths and the middle way. These are: the truth of suffering; the truth of cause of suffering; the truth of cessation of suffering; and, thetruthofthepathwhichisthe Noble Eight-foldpath of Buddhism (Santina, 2012). The four noble truths are the way of leading to the cessation of Dukkha (suffering), which is known as the middle path. The middle path avoids the two extremes of searching for happiness through sensual pleasure, which is unprofitable and the way of ordinary people, and searching for happiness through self-mortification in different forms of asceticism, which are painful and unworthy and unprofitable too (Rahula, 1958).
The middle path that Buddha prescribed for removing the veil of ignorance can be the ideal path for the new leaders who have to nurture themselves for the challenges in front of them. This path is far from our self-centered and egoistic goals and objectives of life and therefore incorporating it in any form of leadership style will be beneficial for not just the society but for the leader as well. The noble eightfold path:
- Right Understanding (correct understanding of oneself, and the reality of things as they are which is the highest wisdom).
- Right Thought; thoughts of selfless renunciation, love, and non-violence.
- Right Speech; which means to abstain from falsehood, slandering, harsh and malicious words, frivolous and idle talk.
- Right Action; promoting moral, honorable and peaceful conduct (abstinence from killing, stealing and sexual misconduct).
- Right Livelihood; one should abstain from making one’s living through profession or business that brings harm to others (arms and lethal weapon, intoxicating drinks, killing animals, and in human-beings such as slave trade, trafficking ).
- Right Effort; endeavor to discard evil, preventing evil and unwholesome states of mind from arising, to produce and cause arise to good and wholesome states of mind not yet arisen, to develop and bring to perfection the good and wholesome states of mind already
- Right Mindfulness; being mindful of the body, feelings, mind, and
- Right Concentration; one-pointedness of mind, meditative
(Mahathera, 1982) (Rahula, 1958).
The Table below shows a relationship between the three unwholesome/wholesome roots and the noble eight-fold path.
Overcoming the defilements is a three-stage process which leads to the middle way of Buddhism, the noble eight eight-fold path. The Eight-fold path is divided into three parts- of which Morality is the first one and it comprises of Right speech, action, and livelihood; it can be considered as the first step towards realization of one-self and removes the defilements of greed, craving, self-indulgence, and attachment thereby developing generosity, self-less service and sacrifice. The second aspect is Meditation- which comprises of right effort, right mindfulness and right concentration; at this stage one develops loving kindness, compassion and sympathy. The last one or the highest is the wisdom stage which comprises of right understanding and thoughts, at this stage one develops insight, wisdom and equanimity which are the highest goals of the path.
4. CONCLUSION
Every religious philosophy has a multi-dimensional approach addressing various aspects of men and society. These approaches are either in the form of commandments or philosophies and they aim to address the ethical aspects of society. Buddhism is one such philosophy that most authoritatively places itself in the forefront of such approaches. This paper was an attempt to develop a practical and universal leadership framework based on the Buddhist philosophy which would address various issues that are being faced in our times. It would be arrogant to say that Buddhism is the best philosophy at our disposal but rather it is the most viable and time-tested philosophy that could rescue humanity and fulfill the dearth of an ideal leader- ethical leadership community that can put forward principles that will safe guard the interests of even the weakest and smallest stake holder in the world. This paper can serve as the base for in-depth study of Buddhist leadership model and open new avenues for research.
References
- Johnson, C. E., 2009. Spirituality and Ethical Leadership:Moral persons and moral managers. Paper 79. s.l.:Faculty Publications- School of Businees (George Fox University).
- Taggart, J. l., 2006. Becoming a Holistic Leader- Startegies for succesful leadership using principle based approach. s.l.:s.n.
- Jayatilleke, K., 1978. The contemporary relevance of Buddhist philosophy. Kandy: Buddhist Publication Society (The Wheel Publication No.258.
- Atkinson, L. & Duncan, J. L., 2013. Eight Buddhist Methods for Leaders. Journal of Organziational learning and leadership, 11(2), pp. 8-18.
- Simanskiene, L. & Zuperkiene, E., 2014. Sustainable Leadership: The new challanges for Organizations. Forum Scientiae Oeconomia, 2(1), pp. 81-93.
- Saterwhite, R., Miller, W. M. & Sheridan, K., 2015. Leadership for Sustainibility and Peace;Responding to Wicked Challanges of the future. In: M. Sowcik, ed. Leadership 2050: Contextualizing Global Leadershipprocess for future . Bingley : Emerald Group Publishing, pp. 59-74.
- Reychler, L. & Stellamans, A., 2004. Researching Peace Building Leadership, Hungary: Cnflict and Peace Building Commission (CRPB), International Peace Research Association.
- Law, P., 2016. Spiritual Leadership. In: T. Veldsman & A. Johnson, eds. Leadership:Perspectives from the frontline. Randburg: KR Publishing.
- Alder, N., 2009. Shaping History:Global leadership in the 21st century. In: P. R. Sparrow, ed. Handbookof International Human Resource Management. s.l.:John WIley & Sons ltd., p. Chapter 22.
- Marques, J., 2017. A mindful moral compass for twenty first century leadership:The Noble Eight fold path. The Journal of Vale Based Leadership , 10(1).
- Larcher, B., 2011. Holistic Leadership. Horizons , Volume 5.
- Fry, L. W., 2003. Towards a theory of Spiritual Leadership. The Leadership Quarterly , Volume 14, pp. 693-727.
- Reinsch, P. S., 1905. Japan and Asiatic Leadership. The North- American Review, 180(578), pp. 48-57.
- Visser, W. & Courtice, P., 2011. Leadership:Linking Theory and Practice.
- Brahm, A. (2007). “The Buddhist contribution to good governance. [http://agnt.org/snv/resources/BuddhistContribution.pdf; retrieved August 20, 2013].
- Monksfield, A. (2009). “Buddhist approach to economic crisis.” The National buddhist Conference on United Nations Day of Vesak celebarations (UNDV Conference), (pp. 176-179). Thailand.
- Harvey, P., 2010. An analysis of factors related to the Kusala/akusala quality of actions in the Pali tradition. Journal of International Association of Buddhist Studies , 33(1(2)), pp. 179-209.
- Boriharnwanaket, S., 2007. The perfections leading to Enlightenment.
- London: Zolag.
- Rahula, W., 1958. What the Buddha Taught. s.l.:s.n.
- Santina, P. D., 2012. The Tree of Enlightenment: An Intriduction to the Major Traditions of Buddhism. Chiangmai (Thailand): s.n.
- Santina, P. D., 2012. The Tree of Enlightenment: An Intriduction to the Major Traditions of Buddhism. Chiangmai (Thailand): s.n.
- Thera, V. N., 1999. The Roots of Good and Evil. Kandy: Buddhist Publication Society.
- Shaw, S., 2006. The Jatakas-Birth Stories of the Bodhisatta. India: Penguin Books.
Nhà Lãnh Đạo Giác Ngộ:
Một Cái Nhìn Sâu Sắc
Về Mô Hình Lãnh Đạo Phật Giáo
Trong Thế Kỷ 21
TÓM TẮT
Phật giáo trong thời gian gần đây đã giành được sự công nhận rộng rãi từ các học giả trên toàn thế giới vì đã đáp ứng một số vấn đề lớn đương đại đe dọa sự tồn tại của nhân loại. Chẳng hạn trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giải quyết xung đột, thực tiễn bền vững, v.v… lãnh đạo hiệu quả được xem là tinh túy để đẩy lùi nhiều vấn đề liên quan đến nhân loại đang phải đối mặt. Bài viết này nhằm mục đích phát triển một mô hình lãnh đạo lý tưởng theo triết lý Phật giáo đã tồn tại nhiều thế kỷ trong giáo lý của Đức Phật. Các triết lý đề cập gốc rễ của tất cả các vấn đề và đưa ra ‘toa thuốc’ độc nhất vô nhị về vô ngã, từ bi, sự tử tế và hòa bình cho nhân loại làm theo. Bát chánh đạo cùng với các nguyên tắc đạo đức (đạo đức Phật giáo của người cư sĩ) và mười sự hoàn hảo/ thập độ/thập ba-la-mật (ghi lại trong Jatakas) cung cấp công cụ hiệu quả để tích hợp với các lý thuyết hiện đại và phát triển mô hình toàn diện để lãnh đạo gương mẫu có thể sử dụng mô hình này trong mặt trận lãnh đạo thế giới để đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững.
1. GIỚI THIỆU
Nhân loại đang trong quá trình được xem là khởi đầu cho sự kết thúc của cái gọi là “xã hội văn minh” của chúng ta vì thế giới của thế kỷ 21 đang phải vật lộn chống lại những thách thức đe dọa đến sự tồn tại của nhân loại. Trong thời đại bất ổn và bất bình đẳng kinh tế, suy thoái môi trường, khủng bố, không khoan dung và cực đoan tôn giáo, nạn di dân do chiến tranh và xung đột – con người đã không giải quyết được các mối đe dọa và đưa ra một giải pháp cụ thể. Các vấn đề đó không phải vô can với con người vì nó bắt nguồn từ động cơ ích kỷ sâu xa của chúng ta và các mục tiêu tự cho mình là trung tâm; vì vậy, giải pháp nằm trong chúng ta và không thể phủ nhận rằng chúng ta – những người chịu trách nhiệm đã thất bại trong việc giúp cho chính mình. Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc vật chất và ngắn hạn (tạm thời) và nuôi sống ‘bản ngã’ của mình, con người đã khai thác một cách tàn nhẫn không chỉ thiên nhiên mà cả đồng loại của mình. Do đó, vấn đề không phải ở những mối đe dọa mà là những người đang cầm quyền đưa ra quyết định và những người mù quáng làm theo vì những mưu cầu ích kỷ. Dù trong bối cảnh phương Tây hay châu Á, tương lai của nhân loại và mục tiêu cùng tồn tại trong hòa bình phụ thuộc vào sự lãnh đạo và sự tham gia tích cực của cộng đồng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm và có liên quan, những người có thể mang lại sự thay đổi trong họ cũng như trong hệ thống.
Sự bất lực của các nhà lãnh đạo hiện đại trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm được đưa ra trước mặt họ là một minh chứng cho sự thất bại của những tư duy tiến hóa và những cách tiếp cận sai lầm mà chúng ta đang tự hào. Triết lý ‘tự cho mình là trung tâm’ của người hiện đại không phải là giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề vì họ đối phó một cách hời hợt. Hàng trăm lý thuyết và mô hình, hàng chục hội nghị hòa bình và mục tiêu bền vững dường như vô ích nếu giới lãnh đạo không thể làm theo những gì họ đã giảng mà không hiểu được sự nghiêm trọng của các tình huống đang xảy đến. Các học giả đã tìm thấy một số mô hình lãnh đạo mới và tìm kiếm những quan điểm khác nhau về những gì tạo nên một nhà lãnh đạo lý tưởng nhưng đã không đưa ra được một mô hình tổng thể có thể tự xưng là mô hình lãnh đạo hoàn hảo. Bởi vì lãnh đạo không có gì để làm với bất cứ mô hình hay lý thuyết nào, lãnh đạo phải đối phó với nhân loại và không có lý thuyết nào có thể tuyên bố hiểu nhân loại và hiểu động cơ của con người một cách toàn diện.
Người ta tin rằng thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên thống trị của châu Á nhưng chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm đó hay giới lãnh đạo châu Á sẽ lặp lại những sai lầm tương tự của phương Tây và theo đuổi các mục tiêu ‘duy vật làm trung tâm’. Các câu trả lời dường như không xa vời; nó nằm trong triết lý hàng thế kỷ đã được tiếp nối trên những vùng đất này dưới hình thức tôn giáo – Phật giáo, có nguồn gốc từ khoảng 2500 năm trước và là ánh sáng dẫn đường cho một phần lớn cộng đồng châu Á. Các học giả bây giờ cho rằng Phật giáo phải đưa ra một loạt các nguyên tắc liên ngành về kinh tế, sinh thái, hòa bình và lãnh đạo chắc chắn. Bài viết sẽ nhằm đưa quan điểm của Phật giáo vào lãnh đạo hiện đại và cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan điểm của Phật giáo về lãnh đạo vì một tương lai toàn diện và bền vững.
2. LÃNH ĐẠO
Có một số trường phái tư tưởng về phương pháp lãnh đạo xác định sự lãnh đạo từ những quan điểm khác nhau theo phong cách và ý thức hệ của người lãnh đạo và các chức năng của nó. Thông thường, nhà lãnh đạo là người hướng dẫn một nhóm các cá nhân đạt được mục tiêu xác định hoặc bộ mục tiêu bằng các kỹ năng và kỹ thuật nhất định. Đó là sự cân bằng giữa mục tiêu và phương tiện mà một nhóm được thúc đẩy hoặc vỗ về để đạt mục đích thông qua một số phương tiện quy định. Đôi khi phương tiện có thể không được biện minh hoặc gọi là đạo đức bởi vì nó không xem xét đến phúc lợi của những người liên quan khác nhau, hoặc thậm chí là những thành viên tham gia; nói một cách đơn giản, những hành động như vậy không đúng về mặt đạo đức và hầu hết các lý thuyết lãnh đạo đã không đề cập các khía cạnh lãnh đạo này. Mặc dù vậy, một vài trong số các mô hình như lãnh đạo đạo đức, lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo bền vững và mô hình lãnh đạo toàn diện có đề cập các vấn đề này ở một mức độ đáng kể, và do đó cần phải bổ sung các mô hình lãnh đạo như vậy với triết lý đạo đức và toàn thiện hơn.
Những thách thức toàn cầu có thể được phân loại thành những thách thức thích nghi phức tạp hoặc những vấn đề xấu xa, trong khi thách thức theo một cách nào đó thì mới và không có giải pháp theo quy định, thì hai trong số những vấn đề xấu nhất ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại và tương lai là vấn đề bền vững và hòa bình (Saterwhite, et al., 2015). Để nhân loại nắm bắt từng niềm tin cần thiết để tạo ra một xã hội toàn cầu lành mạnh, sôi động về kinh tế và bền vững, chúng ta sẽ cần những cách tiếp cận lãnh đạo khác biệt rõ rệt với cách lãnh đạo do các nhà lãnh đạo trong lịch sử gần đây cung cấp (Alder, 2009).
Cung cấp lãnh đạo đạo đức là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo đạo đức đóng vai trò là những người có đạo đức, cư xử có đạo đức khi họ thực hiện các giá trị lãnh đạo của họ, đối xử công bằng với nhân viên và bày tỏ sự quan tâm và lo lắng đối với những người thuộc cấp. Họ sống theo những giá trị mà họ tán thành và được coi là cởi mở và trung thực. Tâm linh trong môi trường các tổ chức hoạt động đồng thời ở hai cấp độ: cá nhân và tập thể. Tâm linh cá nhân xuất phát từ các giá trị, cảm xúc và thực hành của mỗi người trong tổ chức. Các cá nhân có định hướng tâm linh tham gia vào các hành vi được thiết lập để nuôi dưỡng đời sống nội tâm. Họ cố gắng tiếp xúc với những ham muốn và cảm xúc sâu sắc của họ, ý thức được mục đích và muốn thiết lập sự kết nối sâu sắc với người khác ( Johnson, 2009). Sự chuyển từ trong ra ngoài làm đảo lộn lý thuyết lãnh đạo thông thường, điều đó khẳng định rằng để thay đổi người khác, trước tiên người ta cần thay đổi chính mình. Do đó, lãnh đạo tinh thần có liên quan nhau vì những nhà lãnh đạo này có thể chuyển hoá những người khác, tổ chức và xã hội bằng cách tự chuyển hoá họ trước (Law, 2016).
Để một tổ chức thành tựu trạng thái tư duy và làm việc về lãnh đạo cao hơn, và cuối cùng để nó trở thành cách tự nhiên để mọi người thể hiện sự lãnh đạo của chính họ. Một bộ nguyên tắc hướng dẫn sẻ rất hữu ích để họ đi đúng hướng (Taggart, 2006). Những nguyên tắc chỉ đạo như vậy có thể là một triết lý đạo đức hoặc tầm nhìn toàn diện có thể hướng dẫn lãnh đạo đạt một tầm nhìn cao hơn; tầm nhìn khi kết hợp với ý thức về sứ mệnh của chúng ta là ai và chúng ta làm gì tạo nên văn hóa tổ chức với hệ thống đạo đức cơ bản và các giá trị cốt lõi của nó (Fry, 2003). Lãnh đạo toàn diện là phương pháp lãnh đạo, kết hợp không chỉ những gì các nhà lãnh đạo cần làm và cách họ làm, mà còn lãnh đạo ai và ở đâu nữa. Vấn đề không phải là để có được một số kỹ năng hay kỹ thuật lãnh đạo, hay thậm chí ‘hành vi’, mà là sắp xếp con người toàn diện gồm trí tuệ, cảm xúc, tâm linh và hành vi (Larcher, 2011).
Nhà lãnh đạo bền vững là người truyền cảm hứng và hỗ trợ các hành động hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, chăm sóc hạnh phúc nhân loại và tất cả loài có sự sống khác, cũng như được hướng dẫn bởi la bàn đạo đức. Định hướng đạo đức thường gắn liền với sự lãnh đạo bền vững (Visser & Courtice, 2011). Lãnh đạo bền vững là một loại lãnh đạo được thực hiện với trách nhiệm đối với từng cá nhân, nhóm và tổ chức bằng cách khẳng định các nguyên tắc bền vững về sinh thái, xã hội và kinh tế trong bối cảnh nhóm, tổ chức và cộng đồng và bằng cách khuyến khích hiểu rõ các ý tưởng về tính bền vững, cộng tác với môi trường, giảng dạy thành công dựa trên các nguyên tắc bền vững – cộng tác với môi trường, học tập và giảng dạy thành công dựa trên các nguyên tắc bền vững cũng như sự tự thể hiện của mọi người. Các nhà lãnh đạo tìm kiếm sự lãnh đạo bền vững trong một tổ chức nên bắt đầu từ chính mình để phân tích bản thân. Sở hữu những phẩm chất và kỹ năng cá nhân và nhận ra được những khả năng khiếm khuyết, để học hỏi một cách nhất quán và do đó làm gương cho nhân viên sử dụng những đổi mới và sáng tạo (Simanskiene & Zuperkiene, 2014). Một trong những điều kiện tiên quyết để tạo ra hòa bình bền vững là sự hiện diện của một nhóm lãnh đạo nòng cốt xây dựng hòa bình từ các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, tôn giáo, v.v… Lãnh đạo xây dựng hòa bình rất coi trọng tương lai, họ hình dung một tương lai hòa bình được chia sẻ, rõ ràng và hấp dẫn lẫn nhau được mô tả là hoàn cảnh không bạo lực, không tách rời nhau và đôi bên cùng có lợi. Các nhà lãnh đạo xây dựng hòa bình có lòng can đảm, khiêm tốn, ý thức con người, tính chính trực cá nhân, khả năng đối phó với căng thẳng cá nhân và các tình huống phức tạp và động lực nội tại (Reychler & Stellamans, 2004).
Triết lý lãnh đạo Phật giáo đặt chính nó ở đâu đó trong tầm nhìn của cách tiếp cận đạo đức, tinh thần, bền vững và toàn diện, làm cho nó thậm chí thú vị hơn để đi vào phân tích sâu hơn nhằm khám phá những con đường mới trong lĩnh vực lãnh đạo. Quan điểm của các học giả ở trên mang lại một cách nhìn khác về phương pháp lãnh đạo trong ứng dụng và trên lý thuyết; cần thời gian để mang lại nhiều hiểu biết hơn trong các mô hình lãnh đạo như vậy dựa trên một số triết lý đạo đức và logic cụ thể; đây là nơi triết học Phật giáo trình bày chi tiết.
3. PHẬT GIÁO & LÃNH ĐẠO
Cơ sở lý luận đằng sau việc mạo hiểm đi vào Phật giáo để tìm phương cách cho sự lãnh đạo tốt hơn nằm trong chính triết lý của Phật giáo dựa trên ‘tự xem xét nội tâm’, ‘tự phát triển’ và hành vi đạo đức; xem xét phúc lợi của những người có liên quan. Phật giáo luôn được đánh giá cao vì ủng hộ bất bạo động và lòng từ bi đối với mọi chúng sinh. Sự thật khổ đau và con đường tám ngành (Bát chánh đạo) là điều cơ bản nhất trong các triết lý Phật giáo có thể nghiên cứu để hiểu bản chất và hành vi của con người. Trong bài viết này, các khái niệm Phật giáo về động cơ thiện và bất thiện, con đường tám ngành và mười sự hoàn hảo (thập độ hay thập ba la mật) sẽ được nghiên cứu từ quan điểm của phương pháp lãnh đạo đạo đức và toàn diện.
Bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya – vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế giới – là thế giới quan của triết lý Phật giáo không chỉ bao gồm các cá nhân mà còn bao hàm mọi chúng sinh.
Giới luật của tu sĩ Phật giáo và các nguyên tắc Phật giáo khác có thể làm sáng tỏ ba loại Quản trị hiện đại sau đây: (1) Kỹ năng lãnh đạo (2) Ra quyết định (3) Giải quyết vấn đề. Sự quản trị ấy dạy chúng ta rằng một thế giới có thể tốt hơn và có thể đạt được điều đó thông qua quản trị khôn ngoan và từ bi (Brahm, 2007). Phật giáo đã có nhiều cống hiến để giác ngộ các nhà điều hành doanh nghiệp, các quan chức chính phủ và nhà chính trị về sự nguy hiểm của lòng tham quá mức (Monksfield, 2009). Triết lý của Đức Phật soi sáng lý thuyết về kiến thức, lý thuyết về thực tại, hệ thống đạo đức, triết học xã hội và chính trị, đề xuất cho triết học pháp luật và quan hệ quốc tế. Lý thuyết Phật giáo về thực tại và đạo đức được tóm tắt trong bốn sự thật cao quý (Tứ diệu đế), và quy tắc quyền lực phụ thuộc vào quy tắc chân chánh ( Jayatilleke, 1978). Giáo lý Phật giáo bao gồm sự kết hợp giữa tự phản chiếu, từ bi, từ bỏ và trí tuệ có thể cải thiện hiệu suất lãnh đạo của mình và khả năng lãnh đạo người khác (Atkinson & Duncan, 2013). Nhà lãnh đạo giữ chánh kiến (đạo đức) sẽ tập trung có chánh niệm vào các quyết định dựa trên việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả các bên liên quan. Do đó, tất cả ý định, giao tiếp (lời nói), nỗ lực và hành động của nhà lãnh đạo này sẽ hướng đến mục tiêu trở nên lành mạnh về mặt đạo đức. Với phương pháp chánh niệm như vậy từ quan điểm ban đầu đến hành động tối thượng, nhà lãnh đạo nhận thức được sự cần thiết phải tham gia vào sinh kế đúng đắn (chánh mạng), khi anh ta luôn đo lường thành quả của mình để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn. Mặc dù một số người có thể nghĩ rằng giáo lý Bát chánh đạo cổ xưa quá lý tưởng cho lãnh đạo đương đại, nhưng hy vọng có những người có thể bắt đầu sử dụng giáo lý này như la bàn đạo đức chánh niệm trong quá trình ra quyết định và định hướng của họ (Marques, 2017).
Trong Phật giáo, ý định nằm sau bất kỳ hành động nào để định nghĩa nó là thiện (kusala) hoặc bất thiện (akusala), điều này cũng để xem trước khái niệm mục đích và phương tiện cho nhà lãnh đạo. Giáo lý Phật giáo về gốc rễ thiện và bất thiện cung cấp tiêu chí thiện và ác không phải là thần học hay độc đoán mà là kinh nghiệm, một cơ sở tâm lý lành mạnh cho ra một động lực thực tế tự chủ để tránh điều ác và chọn điều tốt (Thera, 1999). Mười sự hoàn hảo (thập độ) là một danh sách hậu kinh điển mô tả các thuộc tính nên được tu luyện bởi người muốn làm Phật và dạy người khác. Những sự hoàn hảo này đã phát triển như những phẩm chất đi vào công thức tạo ra Đức Phật (Shaw, 2006). Thiện và bất thiện là những thuật ngữ có lẽ được sử dụng phổ biến nhất để ca ngợi những hành động xứng đáng và có trách nhiệm hoặc trạng thái tâm trong các văn bản Phật giáo nguyên thuỷ; gốc rễ của hành động thiện, theo nghĩa đen là không tham lam, không hận thù và không si mê không chỉ là thiếu vắng lòng tham, hận thù và si mê, mà còn là trạng thái đối lại chúng: không tham lam (rộng lượng và từ bỏ), không hận thù (từ bi) và không si mê (trí tuệ) (Harvey, 2010).
3.1 Ba trạng thái tâm thiện và bất thiện (gốc rễ)
Sự biện minh thiện hay ác trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào phụ thuộc phần lớn vào động cơ đằng sau nó; về mặt lãnh đạo, thậm chí nó trở nên quan trọng hơn vì bất kỳ hành động hay quyết định nào của nhà lãnh đạo sẽ có những ảnh hưởng quy mô lớn không chỉ đối với môi trường trực tiếp của người dân và tổ chức mà còn cả những người liên quan khác – nghĩa là xã hội nói chung, hoặc kinh tế và môi trường. Do đó, đối với các nhà lãnh đạo, cần phải đảm bảo liệu họ bị ảnh hưởng bởi những phiền não đó, vì một quyết định được đưa ra bị chi phối bởi lòng tham, tự lợi và thiếu hiểu biết có thể mang lại kết quả ngay lập tức nhưng về lâu dài chúng sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của người lãnh đạo và xã hội. Mặt khác, các quyết định trong tâm có lợi ích cho quần chúng, và dựa trên lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh có thể không mang lại kết quả ngay lập tức hoặc lợi ích ngắn hạn nhưng về lâu dài, nó sẽ chứng minh là có lợi cho tất cả mọi người bao gồm cả người lãnh đạo và người dân và tổ chức.
3.2 Mười sự hoàn hảo/thập độ/thập ba la mật (pāramīs)
Thập độ trong Phật giáo chỉ cho mười phẩm chất hay giá trị của Bồ tát tu tập trên con đường giác ngộ. Những phẩm chất này đã hình thành dưới dạng các giá trị đạo đức đã được sử dụng để dạy cho quần chúng về các đức hạnh Bồ tát thông qua các câu chuyện về kiếp trước của Đức Phật (tiền thân của Đức Phật/Jatakas). Đây là một phần của kinh điển Pali đã trở thành công cụ/phương tiện tốt nhất để làm cho các đức tính này đến được quần chúng dưới hình thức các câu chuyện.Thập độ (pāramīs) là điều kiện quan trọng nhất để loại bỏ hoàn toàn phiền não và mọi nỗ lực nên được thực hiện để tích lũy mọi loại thiện cho trí tuệ (pañña) sinh trưởng để xóa tan mọi phiền não theo từng giai đoạn. Thật hữu ích khi nghiên cứu thập độ để chúng ta có thể xem xét và thẩm tra bản thân xem ‘độ’/ sự hoàn hảo nào chưa được tích lũy và nên tu tập tất cả chúng để nhận ra bốn sự thật cao quý (Tứ diệu đế) (Boriharnwanaket, 2007).
Thập độ là bố thí (dāna), trì giới/đạo đức (sìla), xuất gia/từ bỏ (nekkhamma), trí tuệ (paññā), tinh tấn (viriya), kiên nhẫn/ nhẫn nại (khanti), chân thật (sacca), quyết tâm/quyết định (Adhitthāna), tâm từ (mettà) và tâm xả (upekkhā); những sự hoàn hảo/ba la mật này có thể được coi là những đức tính lý tưởng của một nhà lãnh đạo và giúp phát triển một nhân cách bao gồm tất cả những đức tính này. Những đức tính này liên quan trực tiếp đến việc khắc phục những phiền não đã đề cập ở trước, và tu tập những ba la mật này là ta có thể bước đi trên con đường của Bồ tát. Từ quan điểm lãnh đạo đạo đức, thập ba la mật có thể được xem xét như là những phẩm chất của lãnh đạo lý tưởng.
3.4. Bát chánh đạo
Con đường Phật giáo bắt đầu bằng sự hiểu bốn chân lý cao quý (Tứ diệu đế). Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammachakkappavattana Sutta), có chủ đề là bốn chân lý cao quý và Bát chánh đạo; đó là sự thật về đau khổ, sự thật về nguyên nhân đau khổ, sự thật về chấm dứt sự đau khổ và sự thật về con đường chấm dứt đau khổ là Bát chánh đạo của Phật giáo (Santina, 2012). Bốn sự thật cao quý là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau (Dukkha) được gọi là Trung đạo bởi vì nó tránh được hai thái cực: tìm kiếm hạnh phúc thông qua khoái lạc giác quan – thứ khoái lạc vô ích nhưng là cách người đời tìm cầu, và tìm hạnh phúc thông qua sự hành xác bằng các hình thức khổ hạnh khác nhau gây đau đớn, không xứng đáng và cũng không có ích lợi (Rahula, 1958).
Bát chánh đạo mà Đức Phật đưa ra để xóa tan màn vô minh có thể là con đường lý tưởng cho những nhà lãnh đạo mới, những người phải nuôi dưỡng bản thân cho những thách thức trước mặt họ. Con đường này khác xa với các mục tiêu tự cho mình là trung tâm và mục tiêu bản ngã và các mục đích sống, do đó kết hợp nó trong bất kỳ hình thức lãnh đạo nào cũng sẽ có lợi cho không chỉ xã hội mà còn cho cả nhà lãnh đạo. Bát chánh đạo:
- Chánh kiến (hiểu đúng về bản thân và thực tại của mọi sự vật hiện tượng như chúng đang là, là trí tuệ cao nhất).
- Chánh tư duy: tư duy về vô ngã, sự từ bỏ, tình yêu, và bất bạo động.
- Chánh ngữ: có nghĩa là tránh sự giả dối, nói xấu, lời nói cay nghiệt và độc hại, nói chuyện phù phiếm và nhàn rỗi.
- Chánh nghiệp: phát huy hành vi đạo đức, cao thượng và hòa bình (tránh giết hại, trộm cắp và tà hạnh/tà dâm ngoại tình).
- Chánh mạng: con người nên tránh tạo kế sinh nhai bằng nghề nghiệp hoặc kinh doanh gây hại cho người khác (vũ khí và vũ khí gây chết người, đồ uống độc hại, giết động vật và về con người như buôn bán nô lệ, buôn bán người, v.).
- Chánh tinh tấn: Nỗ lực để loại bỏ cái ác, ngăn chặn những trạng thái tâm xấu và bất thiện phát sinh, tạo ra và làm tăng trưởng những trạng thái tốt đẹp và thiện của tâm chưa phát sinh, tu tập/phát triển và hoàn thiện những trạng thái tốt đẹp và thiện của tâm đã phát sinh.
- Chánh niệm: chánh niệm về cơ thể, cảm xúc, tâm tư và suy nghĩ.
- Chánh định: nhất tâm, thiền định. (Mahathera, 1982) (Rahula, 1958).
Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa ba gốc rễ bất thiện/thiện và Bát chánh đạo.Nguồn: Tác giả
Vượt qua phiền não là một quá trình ba giai đoạn dẫn đến con đường Trung đạo của Phật giáo, tức Bát chánh đạo. Bát chánh đạo được chia thành ba phần – trong đó Đạo đức/Giới là phần đầu tiên và nó bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng; Giới có thể được xem là bước đầu tiên hướng tới giác ngộ bản thân và loại bỏ các phiền não tham, tham ái, tham dục, và chấp trước từ đó phát triển lòng quảng đại/bố thí, phụng sự vô ngã và hy sinh. Khía cạnh thứ hai là Thiền – bao gồm chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định; ở giai đoạn này, ta phát triển lòng từ bi và cảm thông. Cuối cùng cũng là cao nhất là giai đoạn Tuệ bao gồm chánh kiến và chánh tư duy, ở giai đoạn này, ta phát triển sự sáng suốt, trí tuệ và xả (vô chấp) – mục tiêu cao nhất của Bát chánh đạo.
4. KẾT LUẬN
Mọi triết lý tôn giáo đang có phương pháp đa chiều để giải quyết các khía cạnh khác nhau về con người và xã hội. Những phương pháp này hoặc ở dạng các điều răn hoặc triết lý; và chúng nhằm mục đích nêu ra các khía cạnh đạo đức của xã hội. Phật giáo là một trong những triết lý hầu như có thẩm quyền đặt lên hàng đầu trong các phương pháp như vậy. Bài viết này là một nỗ lực để phát triển một khung sườn lãnh đạo thực tế chung dựa trên triết lý Phật giáo. Triết lý ấy trình bày các vấn đề khác nhau chúng ta đang phải đối mặt trong thời đại chúng ta. Sẽ là kiêu ngạo khi nói rằng Phật giáo là triết lý tốt nhất theo ý của chúng ta, nhưng đó là triết lý khả thi và được thử nghiệm nhiều nhất có thể giải cứu nhân loại và làm thoả mãn sự khan hiếm một vị lãnh đạo lý tưởng – cộng đồng lãnh đạo đạo đức lý tưởng có thể đưa ra các nguyên tắc bảo vệ an toàn lợi ích của ngay cả những người có liên quan yếu nhất và nhỏ nhất trên thế giới. Bài viết này có thể đóng vai trò là cơ sở để nghiên cứu sâu về mô hình lãnh đạo Phật giáo và mở ra những hướng mới cho nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Johnson, C. E., 2009. Spirituality and Ethical Leadership:Moral persons and moral managers. Paper 79. s.l.:Faculty Publications- School of Businees (George Fox University).
- Taggart, J. l., 2006. Becoming a Holistic Leader- Startegies for succesful leadership using principle based approach. s.l.:s.n.
- Jayatilleke, K., 1978. The contemporary relevance of Buddhist philosophy. Kandy: Buddhist Publication Society (The Wheel Publication No.258.
- Atkinson, L. & Duncan, J. L., 2013. Eight Buddhist Methods for Leaders. Journal of Organziational learning and leadership, 11(2), pp. 8-18.
- Simanskiene, L. & Zuperkiene, E., 2014. Sustainable Leadership: The new challanges for Organizations. Forum Scientiae Oeconomia, 2(1), pp. 81-93.
- Saterwhite, R., Miller, W. M. & Sheridan, K., 2015. Leadership for Sustainibility and Peace; Responding to Wicked Challanges of the future. In: M. Sowcik, ed. Leadership 2050: Contextualizing Global Leadershipprocess for future. Bingley : Emerald Group Publishing, pp. 59-74.
- Reychler, L. & Stellamans, A., 2004. Researching Peace Building Leadership, Hungary: Cnflict and Peace Building Commission (CRPB), International Peace Research Association
- Law, P., 2016. Spiritual Leadership. In: T. Veldsman & A. Johnson, eds. Leadership:Perspectives from the frontline. Randburg: KR Publishing.
- Alder, N., 2009. Shaping History:Global leadership in the 21st century. In: P. R. Sparrow, ed. Handbookof International Human Resource Management. s.l.:John WIley & Sons ltd., p. Chapter 22.
- Marques, J., 2017. A mindful moral compass for twenty first century leadership:The Noble Eight fold path. The Journal of Vale Based Leadership, 10(1).
- Larcher, B., 2011. Holistic Leadership. Horizons, Volume 5. Fry, L. W., 2003. Towards a theory of Spiritual Leadership.
- The Leadership Quarterly, Volume 14, pp. 693-727.
- Reinsch, P. S., 1905. Japan and Asiatic Leadership. The North-American Review, 180(578), pp. 48-57.
- Visser, W. & Courtice, P., 2011. Leadership:Linking Theory and Practice.
- Brahm, A. (2007). “The Buddhist contribution to good governance. [http://agnt.org/snv/resources/ BuddhistContribution.pdf; retrieved August 20, 2013]
- Monksfield, A. (2009). “Buddhist approach to economic crisis.” The National buddhist Conference on United Nations Day of Vesak celebarations (UNDV Conference), (pp. 176-179). Thailand.
- Harvey, P., 2010. An analysis of factors related to the Kusala/akusala quality of actions in the Pali tradition. Journal of International Association of Buddhist Studies, 33(1(2)), pp. 179-209.
- Boriharnwanaket, S., 2007. The perfections leading to Enlightenment. London: Zolag.
- Rahula, W., 1958. What the Buddha Taught. s.l.:s.n.
- Santina, P. D., 2012. The Tree of Enlightenment: An Intriduction to the Major Traditions of Buddhism. Chiangmai (Thailand): s.n.
- Thera, V. N. 1999. The Roots of Good and Evil. Kandy: Buddhist Publication Society.
- Shaw, S. 2006. The Jatakas-Birth Stories of the Bodhisatta.
- India: Penguin Books.
________________________________________
Source: Dr. Manish Prasad Rajak: Scholar of Buddhist Management. Verified email at rnc.amity.edu