
“Không thể xét đoán các hành nghiệp qua hình tướng của chúng. Giá trị của chúng tùy vào tâm thái nội tại của chúng ta. Việc thể hiện các hành động từ thiện nhằm ‘câu like’ với một động cơ quy ngã – chẳng hạn như mong người khác trả ơn hay để được phước báo – thì chẳng dính dáng gì tới tâm từ bi. Một động lực như thế sẽ làm hỏng phẩm tính các hành nghiệp của quý vị. Hãy nhớ rằng con đường đích thực của Đại thừa là lòng từ bi, thấm đẫm thệ nguyện dẫn dắt tất cả chúng sinh đến giải thoát.
Bồ-đề tâm có hai khía cạnh: tuyệt đối & tương đối. Bồ-đề tâm tuyệt đối là sự thực chứng Tánh Không, loại tâm này sẽ dần dần chín muồi theo thời gian. Bồ-đề tâm tương đối là lòng vị tha, bắt rễ từ tâm từ bi. Đó vừa là một tâm thái mà cũng là một hành động.
Khi được khai phá sâu dày qua một thời gian dài, việc thực hành Bồ-đề tâm tương đối sẽ tự động chuyển hóa tâm thức chúng ta cho đến khi bùng vỡ sự thực chứng Bồ-đề tâm tuyệt đối.” | Đạo Sinh dịch Việt
________________________________
Actions cannot be judged by their appearance. Their value depends on our inner attitude. To perform conspicuous acts of charity with a self centered motive– expecting gratitude, for instance, or a karmic reward– would have nothing to do with good-heartedness. Such motivation deteriorates the qualities of your actions. Keep in mind that the true way of the Mahayana is love and compassion, imbued with the vow to lead all beings to liberation.
Bodhichitta has two aspects, absolute and relative. Absolute bodhichitta is the realization of emptiness, which ripens slowly in the course of time. Relative bodhichitta is an altruism rooted in loving-kindness and compassion, an attitude and also an action. Cultivated in depth over a long time, the practice of relative bodhichitta will naturally transform our mind until the realization of absolute Bodhichitta dawns. | Dilgo Khyentse Rinpoche, The Hundred Verses of Advice.