
Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ:
THÔNG BẠCH LỄ ĐẠI TƯỜNG ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG, GHPGVNTN
Lễ Đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, theo truyền thống dân tộc, nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu. Nhưng do ngày cận Tết, và cũng do đại dịch nên lễ Tưởng niệm sẽ được cử hành tại Tổ đường chùa Từ Hiếu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 29 tháng Giêng Nhâm Dần (tức 01/03/2022 dương lịch).
Chư Tôn Đức, nguyên thành viên Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo, được thỉnh cử trong Đại hội Nguyên Thiều (2003), và Chư Tôn Túc Trưởng Lão cùng với chúng đệ tử, đồng vân tập trước Tổ đường chùa Từ Hiếu, đảnh lễ dưới Linh đài Tôn Sư, tưởng niệm công hạnh và ân đức của vị Xuất trần Thượng sĩ, suốt một đời, trong giai đoạn đen tối đảo điên của Dân tộc và Đạo pháp, đã cùng Chư Tôn Trưởng Lão giữ vững con thuyền Giáo Hội vượt qua sóng gió hiểm nghèo của thời đại, bằng tinh thần hy sinh vô úy, đã không dao động trước những bức bách của cường quyền bạo lực, không bị quẫn bức, thoái chí bởi giam cầm lao lý. Y chỉ trên giáo nghĩa Phật tính bình đẳng trong mọi loài chúng sinh, bằng ánh sáng Bi Trí của các Đấng Giác Ngộ, Ngài đã kiên trì nêu cao phẩm giá con người trước cộng đồng nhân loại văn minh, trong cứu cánh giác ngộ, kiên trì vận động cho các quyền tự do, bình đẳng, vốn là những phương tiện tất yếu để thể hiện nhân cách và giá trị của con người.
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
Phủ phục trước Linh đài Tôn Sư, chúng đệ tử, bằng Bồ-đề nguyện, Bồ-đề hành, kiên trì Sơ tâm bất thoái, kế thừa di sản tối thắng mà Tôn Sư đã thành tựu suốt trong một đời hoằng pháp lợi sinh, vì một thế giới thanh bình và an lạc của dân tộc và nhân loại.
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ
ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG GHPGVNTN
THÂN THẾ
Hòa thượng Thích Quảng Độ, thế danh Đặng Phúc Tuệ, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1928, nhằm 16 tháng 10 năm Mậu Thìn, tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình làm nghề nông, theo Nho học và đời đời kính tin Phật Pháp. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Phúc Thiều, tự Minh Viễn. Thân mẫu là cụ bà Đào Thị Huân, Pháp danh Diệu Hương, hiệu Đàm Tĩnh. Hòa Thượng có ba anh em trai, người anh cả là Đặng Phúc Trinh, anh thứ là Đặng Phúc Quang và Ngài là con út.
XUẤT GIA TU HỌC
Năm 1934, Ngài theo học trường làng, đến năm 1942 xuất gia với Hòa thượng Thích Đức Hải, Trụ trì chùa Linh Quang, thôn Thanh Sam, xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, được ban cho pháp danh Quảng Độ, sau đó được Bổn Sư gởi đến tu học tại Phật học viện Quán Sứ Hà Nội.
Năm 1944 Ngài thọ giới Sa di và năm 1947, đăng đàn thọ Cụ túc giới.
Năm 1952, Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tại Bắc Việt do Hòa Thượng Thích Trí Hải: Tri Sự Trưởng, HT Thích Tâm Châu: Tri Sự Phó, HT Thích Tố Liên: Tổng Thư Ký. Tổng Hội này cử HT Quảng Độ đi du học ở Tích Lan, theo học tại Phật học viện Kelaniya Pirivena.
Tiếp đó, Ngài rời Tích Lan sang Ấn Độ du học cùng thời 1952-1953 với quý Ngài Thích Minh Châu,Thích Quảng Liên,Thích Trí Không và Thích Huyền Dung, trong lúc các vị Thích Tâm Giác, Thích Thanh Kiểm, Thích Thiên Ân và Thích Quảng Minh thì được cử sang Nhật du học cũng vào khoảng thời gian này. Trong thời gian du học Ấn Độ, HT Quảng Độ có dịp đi chiêm bái các Phật tích và di tích Phật giáo tại Nepal, Bhutan, Tây Tạng…
THỜI KỲ HÀNH ĐẠO
Năm 1958, Ngài trở về Sài Gòn, chuyên dạy học và dịch Kinh sách. Biến cố 1963, Ngài tham gia Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo trong ban Thông tin Báo chí. Trong chiến dịch Nước Lũ đêm 20 tháng 8 năm 1963, Ngài bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt cùng hơn 2,000 Tăng Ni, Phật tử trên toàn quốc, nhất là tại Sài Gòn và Huế.
Sau cuộc đảo chánh của giới quân nhân ngày 01/11/1963 Ngài được thả về cùng toàn bộ chư Tăng Ni, Phật tử. Trong thời gian bị giam cầm, vì không chịu khai báo nên bị tra tấn dữ dội. Ngài và cư sĩ Cao Hữu Đính là hai người bị tra tấn dã man nhất, đến mức di chuyển phải bò vì không thể đứng bằng đôi chân. Vì vậy, sau khi được phóng thích, Ngài phải trị bệnh ba năm mà vẫn không dứt. Năm 1966 phải sang Nhật giải phẫu phổi. Một năm sau, 1967, Ngài mới bình phục trở về nước. Trên đường về Ngài ghé qua các nước Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Miến Điện để khảo sát tình hình Phật giáo Á châu. Về nước Ngài tiếp tục dịch Kinh sách và giảng dạy tại các trường: Phật học viện Từ Nghiêm, Phật học viện Dược Sư, Viện đại học Vạn Hạnh (Saigon), Viện đại học Hòa Hảo (An Giang)… v.v.
Năm 1972, Hòa Thượng là Phát ngôn nhân kiêm Thanh tra của Viện Hóa Đạo Giáo Hội PGVN Thống Nhất.
Tháng 11 năm 1973, tại Đại hội kỳ V công cử Ngài giữ chức Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thập niên 1970-1980: Vì không chịu để cho nhà nước Cộng sản giám sát Giáo hội, và soạn thảo, tập hợp nhiều tài liệu gởi đến chính quyền mới để tố cáo nhiều hình thức bạo hành và đàn áp Giáo Hội, nên cùng với HT Huyền Quang và 5 Giáo phẩm cao/trung cấp khác ở Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng đã bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam từ tháng 4/1977, đến tháng 12/1978 được tha bổng sau một phiên tòa tại Sài Gòn nhờ áp lực của chính giới và truyền thông Âu Châu sau chuyến đi Pháp đầu tiên của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Đến năm 1982, bản thân Ngài và Mẫu thân của Ngài bị trục xuất khỏi Sài Gòn, cưỡng bách an trí tại nguyên quán là xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Mười năm sau Hòa Thượng tự ý bỏ nơi cưỡng bách cư trú, tìm vào Nam hoạt động công khai đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chính Quyền đã ra lệnh trục xuất Ngài về Bắc nhưng Ngài không thi hành, vì Ngài cho rằng công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước theo Hiến pháp quy định.
Tháng 8 năm 1995, để cấm đoán GH chuyến đưa phẩm vật đem về miền Tây Nam Bộ để ủy lạo hàng chục nghìn nạn nhân bão lụt, công an Sài Gòn đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Hòa Thượng, sau đó, Tòa án Sài Gòn đã xét xử, tuyên phạt Hòa Thượng 5 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Các vị khác cùng bị án tù cùng vụ Thầy Không Tánh, Thầy Nhật Ban, Thầy Trí Lựcvà 2 Cư Sĩ Đồng Ngọc, Nhật Thường.
Năm 1998: Dưới áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, Hòa thượng được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tỵ nạn tại Mỹ, nhưng Hòa Thượng từ chối và nói rằng Ngài phải ở lại trong nước với quần chúng Phật tử. Tuy mang tiếng là được thả ra, nhưng thực chất Hòa Thượng vẫn bị quản thúc và cấm thuyết pháp. Có một đồn công an nằm trước Thanh Minh Thiền Viện giám sát gắt gao mọi người ra vào Thiền Viện.
Năm 2003, trong phiên Đại Hội Đặc Biệt của GHPGVNTN tổ chức tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, ĐH cung cử Ngài Huyền Quang vào tôn vị Tăng Thống, còn Hòa thượng được cung cử vị trí Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
Năm 2003, Hòa thượng Thích Quảng Độ được Tổ chức People in Need, Cộng hòa Czech trao giải thưởng Homo Homini vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền, tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Năm 2006, Hòa Thượng được trao Giải Thorolf Rafto vì đã “dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam”. Ngài là nhà lãnh đạo dũng mãnh không chùn bước trước thế quyền, dõng dạc đòi quyền tự do sinh hoạt của GHPGVNTN từ sau năm 1975 tới nay. Do vậy, Ngài cũng đã nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Năm 2008, sau khi hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch, theo chúc thư để lại thì Hòa thượng Thích Quảng Độ được ủy thác thừa đương tôn vị Đức Tăng Thống thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trong khi chờ chính thức suy tôn, Ngài là Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.
Tháng 11 năm 2011 trong Đại hội kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức tại Chùa Điều Ngự, Westminter, California, Hoa Kỳ, Hòa Thượng chính thức được suy tôn Đệ ngũ Tăng thống của Giáo Hội.
Sau 20 năm lưu trú tại Thanh Minh Thiền Viện, Hòa Thượng bị buộc phải rời đi vào ngày 15 tháng 9 năm 2018, tá túc tại một số ngôi chùa; và ngày 5 tháng 10 năm 2018 lên tàu về quê ở Thái Bình. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2018 thì Ngài trở lại Sài Gòn và đến ngụ tại chùa Từ Hiếu, Quận 8 cho đến ngày viên tịch.
CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH VÀ BIÊN SOẠN:
Trong suốt cuộc đời tu tập và hành đạo của Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, dù phần lớn thời gian bị quản thúc trong chốn lao tù, và bận rộn quá nhiều Phật sự quan trọng của Giáo Hội, nhưng sự nghiệp trọng đại của Ngài vẫn là hoằng dương Chánh pháp để cứu độ chúng sanh qua việc thuyết giảng, phiên dịch kinh luận và giáo nghĩa Phật học để truyền bá giáo lý thậm thâm vi diệu của đức Thế Tôn. Dưới đây là một số tác phẩm và dịch phẩm của Hòa Thượng để lại cho đời: Kinh Mục Liên (3 quyển), Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân (7 quyển), Truyện Cổ Phật Giáo, Thoát Vòng Tục Lụy (lịch sử tiểu thuyết), nguyên tác của Thích Tinh Vân, Dưới mái chùa Hoang (Truyện), Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken., Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, nguyên tác của Kimura Taiken, Chiến Tranh và bất Bạo Động, nguyên tác của S.Radhakrishnan, Từ điển Phật học Hán Việt (ngài được mời hiệu đính), Phật Quang Đại Từ điển (9 tập), -Thơ trong tù (1977-1978), Thơ lưu đày (1982-1992) v.v…
VIÊN TỊCH VÀ TANG LỄ
Sau vài ngày pháp thể khiếm an, Đại lão Hòa thượng đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch tại Phương trượng Chùa Từ Hiếu, Sài Gòn lúc 21 giờ 30 phút ngày 22 tháng 2 năm 2020, nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Canh Tý, Phật lịch 2563, trụ thế 93 năm và 73 hạ lạp.
Theo thông báo của HT Thích Nguyên Lý, Trụ Trì Chùa Từ Hiếu, gởi đi ngày 23 tháng 02 năm 2020, Di huấn của cố Đại Lão Hòa Thượng là tổ chức Tang lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày, Tăng Ni, Phật tử đến lễ bái, thọ tang không phúng điếu, kể cả vòng hoa và trướng liễn, không có điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và các hình thức thông thường khác, sau khi hỏa táng thì rải tro cốt xuống biển.
Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, từ khi xuất gia, hành đạo cho đến lúc viên tịch, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh, và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài xứng đáng cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Đặc biệt tinh thần vô úy của một vị Bồ Tát tại nhân gian. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng pháp thân và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở hiện tại và mai sau.
Nam Mô Tân Viên Tịch Ma Ha Tỷ Kheo Bồ Tát Giới, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội, Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Đệ Ngũ Tăng Thống, húy thượng Quảng hạ Độ, Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.
(Bản Tiểu sử được HT Thích Thái Hòa cung tuyên trong Lễ Đại Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống)
Biography of The Most Venerable THÍCH QUẢNG ĐỘ
The Fifth Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam
(1928 – 2020)
Most Venerable Thích Quảng Độ was born with the name Đặng Phúc Tuệ in the Thai Binh province of northern Vietnam on 27 November 1928. Both his parents were farmers and devout Buddhists.Together, they had 4 boys and the Most Venerablewas the youngest of the siblings.
Most VenerableThich Quang Dobecame ordained as amonk at the age of 14 with his master The Most Venerable Thích Đức Hải at Linh Quang temple. In the early 1950s, he was nominated by the newly formed General Association of Vietnamese Buddhism to study in Sri Lanka and India to further his Buddhist training along with a number of his fellow Buddhist scholars.
Most VenerableThich Quang Do returned to Vietnam in 1958 and focused on his Buddhist teaching and translation. In addition, he had also become an activist, fighting against the anti-Buddhist policies of the then Diem government. After a military raid of Buddhist monasteries in Hue and Saigon, he was arrested on 20 August 1963. Most VenerableThich Quang Doand thousands of other Buddhists endured torture and persecution while being imprisoned by the Diem government.
After the Diem regime was toppled in a military coup on November 1963, Most VenerableThich Quang Do was released. However, as a result of his savage imprisonment, he struggled with tuberculosis before having a lung operation in Japan in 1966. On his recovery and return to Vietnam in 1967 to continue his Buddhist work of sutra translations and teaching, he also visited Taiwan, Hong Kong, Thailand and Burma to observe the conditions of Buddhism in Asia.
From1972, Most VenerableThich Quang Do held several positions within the Unified Buddhist Church of Vietnam, including Secretary-General of the Institute for the Dissemination of Dharma.
In 1975, Vietnam felt to the Communist government, and Most VenerableThich Quang Dohad again became a target of persecution by the Communist government along with his fellow Buddhist monks and nuns due to their work in fighting for religious freedom in Vietnam. He was arrested in April 1977 and spent 20 months in prison in solitary confinement, before he was tried and released in December 1978 with assistance from European governments and the media. In 1982, he and his mother were expelled from Saigon and forced to live in the Thai Binh province in northern Vietnam.
After 10 years, Most Venerable Thich Quang Do returned to the south of Vietnam against the government’s order to continue his fight for religious freedom. He was re-arrested and sentenced to five years in prison and a further five years of probation on the grounds of ‘undermining the policy of unity and exploiting the rights of freedom to impede the interests of the state’. In 1998, under the pressure of the US government, he was released but remained under close surveillance by the Communist government.
In 2003, Most Venerable Thich Quang Do became the President of the Unified Buddhist Church of Vietnam’s Institute for the Dissemination of the Dharma. Over the years, he had also beenhonoured with a number of awards, including:
1978 – nominated by Betty Williams and Mairead Maguire to receive the Nobel Peace Prize
2003 – received the Homo Homini Award for human rights activism by the Czech group People in Need.
2006 – received the ThorolfRafto Memorial Prize, in recognition of “personal courage and perseverance through three decades of peaceful opposition against the communist regime in Vietnam, and as a symbol for the growing democracy movement”
After 20 years of living at Thanh Minh Monastery in the south of Vietnam, Most Venerable Thich Quang Do was forced to leave and return to his home province of Thai Binh in northern Vietnam. In November 2018, he returned to the south of Vietnam and remained at TừHiếu Temple until his death.
Despite spending years in prison, Most Venerable Thich Quang Do’smajor commitment was to the propagation of theBuddha-Dharma through his teaching and publishing of numerous Buddhist books and translations.
Most Venerable Thích Quảng Độ passed away on 22 February 2020 at age 93 at Từ Hiếu Temple in the south of Vietnam. According to his will, he requested a “simple funeral, not more than three days” and that “there will be no final words, no biographies, no emotional showings… just praying.” After cremation, his ashes would be scattered at sea.
Over the course of his life, The Most Venerable Thích Quảng Độ had never ceased to propagate the Dharma and fought for religious freedom in Vietnam. His life’s work and especially his fearlessqualities of a Boddhisatva,make him a shining example of practicing the Buddha-truth for current and future generations of monks, nuns and Buddhists to follow.
May Most Venerable Thich Quang Do attain the supreme bliss of Nirvana.
Namo Shakyamuni Buddha. Namo Amitabha Buddha.
Thanh Kim & Thanh Nguyen
(Translated into English)
___________________________________
References used in support of translation:
https://en.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%E1%BB%99
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/02/23/asia-pacific/vietnamese-dissident-monk-nobel-dies/#.XlSag2gzY2w
http://thewashingtonpost.newspaperdirect.com/epaper/viewer.aspx
THÍCH NGUYÊN LÝ: Hôm qua 15 giờ 22/02/2022, Thượng Toạ Minh Tuấn Trú Trì Tu Viện Nguyên Thiều tại Tuy Phước, Bình Định, cùng Chư Tăng Tu Viện, đến Chùa Từ Hiếu đốt hương đảnh lễ Giác Linh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, trước ngày Tưởng Niệm Đai Tường 29/01/Nhâm Dần (29/02/2022). Sau đó, Thượng Toạ Minh Tuấn và Chư Tăng Tu Viện Nguyên Thiều ra về lúc 16 giờ 30.
THÍCH NGUYÊN LÝ: Vào lúc 9 giờ 25/2/2022, Quý Hoà Thượng: Hoà Thượng Phước An, Chùa Hải Đức, Tp. Nha Trang; Hoà Thượng Hạnh Nguyện, Trú Trì Chùa Tân Chánh,Ngả Ba Thành, Tp. Nha Trang và Hoà Thượng Nguyên Minh, Trú Trì Chùa Kim Sơn, Tp. Nha Trang đã đến Chùa Từ Hiếu Quận 8, dâng hương đảnh lễ Giác Linh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, sắp đến Lễ Đại Tường ngày 29/01/Nhâm Dần (01/03/2022). Thời gian đó, Chư Hoà Thượng vì Phật sự tại bản Tự, không tham dự được. Chư Hòa Thượng trở về Nha Trang , lúc 10 giờ sáng.
Lễ Đại Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Ngày 1 tháng Bam 2022 tại Tổ Đường chùa Từ Hiếu, Q8. Sàigòn
Ghi nhanh: Nhuận Pháp
Y cứ theo Thông bạch số 13/VTT/VP của Văn phòng Viện Tăng Thống công bố ngày 22/02/2022, “Lễ Đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, theo truyền thống dân tộc, nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu. Nhưng do ngày cận Tết, và cũng do đại dịch nên lễ Tưởng niệm sẽ được cử hành tại Tổ đường chùa Từ Hiếu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 29 tháng Giêng Nhâm Dần (tức 01/03/2022 dương lịch).” Qua đó, Chư Tôn Đức, nguyên thành viên Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo, được thỉnh cử trong Đại hội Nguyên Thiều (2003), và Chư Tôn Túc Trưởng Lão cùng với chúng đệ tử đã vân tập về chùa Từ Hiếu vào thời gian trên, đồng tham dự Lễ đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN.
Trong buổi lễ tưởng niệm, HT Thích Minh Tâm thay mặt Ban tổ chức tuyên đọc Thông bạch của Viện Tăng Thống thay lời tuyên bố lý do, để “tưởng niệm công hạnh và ân đức của vị Xuất trần Thượng sĩ, suốt một đời, trong giai đoạn đen tối đảo điên của Dân tộc và Đạo pháp, đã cùng Chư Tôn Trưởng Lão giữ vững con thuyền Giáo Hội vượt qua sóng gió hiểm nghèo của thời đại, bằng tinh thần hy sinh vô úy, đã không dao động trước những bức bách của cường quyền bạo lực, không bị quẫn bức, thoái chí bởi giam cầm lao lý. Y chỉ trên giáo nghĩa Phật tính bình đẳng trong mọi loài chúng sinh, bằng ánh sáng Bi Trí của các Đấng Giác Ngộ, Ngài đã kiên trì nêu cao phẩm giá con người trước cộng đồng nhân loại văn minh, trong cứu cánh giác ngộ, kiên trì vận động cho các quyền tự do, bình đẳng, vốn là những phương tiện tất yếu để thể hiện nhân cách và giá trị của con người.”
Tiếp sau đó, HT Thích Thái Hòa đã cung tuyên tiểu sử Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, tán dương công hạnh của Ngài:
Hòa thượng đạo hiệu Thích Quảng Độ, thế danh Đặng Phúc Tuệ, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1928, tại Thái Bình. Ngài xuất gia với Hòa thượng Thích Đức Hải, Trụ trì chùa Linh Quang và được ban pháp danh Quảng Độ, sau đó được Bổn Sư gởi đến tu học tại Phật học viện Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1944, Ngài thọ giới Sa di và năm 1947, đăng đàn thọ Cụ túc giới.
Năm 1952, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam cử Ngài đi du học ở Tích Lan, theo học tại Phật học viện Kelaniya Pirivena. Đến năm 1958, Ngài trở về Sài Gòn, chuyên dạy học và dịch Kinh sách.
Trong cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963, Ngài bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt, Ngài và cư sĩ Cao Hữu Đính bị tra tấn dã man, trị bệnh suốt ba năm mà vẫn không dứt. Năm 1966 phải sang Nhật giải phẫu phổi. Đến năm 1967, Ngài mới bình phục trở về nước. Trên đường về Ngài ghé qua các nước Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Miến Điện để khảo sát tình hình Phật giáo Á châu. Về nước Ngài tiếp tục dịch Kinh sách và giảng dạy tại các trường: Phật học viện Từ Nghiêm, Phật học viện Dược Sư, Viện đại học Vạn Hạnh (Saigon), Viện đại học Hòa Hảo (An Giang)… v.v.
Với GHPGVNTN, Ngài từng giữ các chức vụ: Phát ngôn nhân kiêm Thanh tra của Viện Hóa Đạo, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Trong Đại hội GHPGVNTN tổ chức tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, Đại hội cung thỉnh HT Thích Huyền Quang vào ngôi vị Tăng Thống, còn Ngài được cung thỉnh ngôi vị Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Sau khi HT Thích Huyền Quang viên tịch, Ngài được cung thỉnh Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống và được suy tôn Đệ Ngũ Tăng Thống trong Đại hội kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức tại Chùa Điều Ngự, Westminster, California, Hoa Kỳ.
Ngài từng được Tổ chức People in Need, Cộng hòa Czech trao giải thưởng Homo Homini vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền, tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời tu tập và hành đạo của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, dù phần lớn thời gian bị quản thúc trong chốn lao tù, và bận rộn quá nhiều Phật sự quan trọng của Giáo Hội, nhưng sự nghiệp trọng đại của Ngài vẫn là hoằng dương Chánh pháp để cứu độ chúng sanh qua việc thuyết giảng, phiên dịch kinh luận và giáo nghĩa Phật học để truyền bá giáo lý thậm thâm vi diệu của đức Thế Tôn.
Vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 22 tháng 2 năm 2020, nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Canh Tý, Phật lịch 2563, trụ thế 93 năm và 73 hạ lạp.
Để thể hiện lòng thành của Tăng Ni – Phật tử Việt Nam, HT Thích Thiện Minh, thay mặt HT Thích Nguyên Lý cung đọc cảm niệm kính dâng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, ôn lại cuộc đời hành đạo của Ngài, trong đó nêu bật sự nghiệp văn hóa, giáo dục. Khi Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng kinh điển với 18 vị Tôn Túc, Ngài đảm nhận Chánh Thư ký để làm sở y tuyên dương chánh pháp, dẫn đạo cho tứ chúng đồng tu. Trong suốt 73 năm phụng sự Tam bảo, dân tộc và đạo pháp, với bao biến thiên của lịch sử, đã khiến những ước nguyện của Ngài chưa thành, trọng nhiệm còn dang dở.
Năm 2003, Ngài cùng với HT Thích Huyền Quang triệu tập Đại hội GHPGVNTN, phục hoạt Giáo hội, tuyên duyên sứ mệnh: “GHPGVNTN không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt, mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của Nhân loại và Dân tộc.” Đại hội đã được sự tán trợ của HT Thích Trí Quang, Chư Tôn Đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử, thiện hữu tri thức trong và ngoài nước.
Năm 2020, trước khi về cõi Phật, Ngài ủy thác trọng trách điều hành Viện Tăng Thống cho HT Thích Tuệ Sỹ. Sau đó HT Thích Tuệ Sỹ đã thừa hành di chúc của Ngài, điều hành Viện Tăng Thống, thành lập Hội đồng Hoằng Pháp và Hội đồng Phiên dịch Tam tạng để tiếp nối sự nghiệp hoằng pháp, phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Viện Tăng Thống GHPGVNTN đề ra năm 1973. Như vậy, ước nguyện khi xưa của Ngài tuy chưa thành nhưng nay đã có hậu lai tiếp nối.
Sau lời cảm niệm của HT Thích Thiện Minh kính dâng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Chư Tôn Đức đã niêm hương tưởng niệm, và cung thỉnh tôn linh của Ngài an vị tại linh đường mới, cũng được đặt tại Tổ đường chùa Từ Hiếu.
Trải suốt cuộc đời gần một thế kỷ, từ khi xuất gia, hành đạo cho đến lúc viên tịch, Đức Đệ Ngũ Tăng thống đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh, và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài xứng đáng cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Đặc biệt tinh thần vô úy của một vị Bồ Tát tại nhân gian. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng pháp thân và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở hiện tại và mai sau.
Bộ Ảnh Lễ Đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN | Ảnh: Nhuận Pháp
Xem thêm ở trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp
GĐPTVN kính lễ Đại Tường Đức Tăng Thống đời thứ V,
Hòa Thượng Thích Quảng Độ | Ảnh: Thích Chơn Trí
Cảm niệm và Lời trình bạch
kính dâng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống
Trong dịp Lễ đại tường Tôn Sư, Húy thượng Quảng hạ Độ,
Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,
vào ngày 29 tháng giêng, năm Nhâm Dần (01/03/2022),
tại Tổ đường chùa Từ Hiếu, quận 8,
Kính bạch Giác linh Tôn sư!
Ngày tháng qua mau, trời đất vận hành không hẹn, muôn sự thoạt có, thoạt không; mới hôm nào đó, tại buổi họp vào tháng 10, năm 1973, tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn, Tôn sư phụng hành ý chỉ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, làm Chánh thư ký cho Hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt nam, gồm mười tám vị tôn đức, các Ngài như: Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang; Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ,… làm sở y để tuyên dương chánh pháp, dẫn đạo cho Tứ chúng đồng tu, khẳng định nền văn hóa và giáo dục của dân tộc, đến nay đã thoạt chừng 49 năm đi qua, với bao nhiêu biến thiên lịch sử của dân tộc, nhân loại và đạo pháp, khiến những ước nguyện của Tôn sư chưa thành, trọng nhiệm của Tôn sư còn dang dỡ;
Lại mùa xuân năm 1975, biến cố chính trị xảy ra cho đất nước, các cường quốc thay đổi chiến lược đối với chiến tranh Việt nam, từ năm 1972 và hiệp định Paris các phe lâm chiến ký kết vào ngày 27/01/1973, hình thành, cũng kể từ đó hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt nam do Tôn sư làm Chánh thư ký có nhiều trở ngại, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, do Tôn sư làm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo cũng vận hành theo con nước biến động ngược xuôi.
Sau biến cố chính trị 1975, Tôn sư cùng chư vị Tôn đức trong Giáo hội đã gặp phải quá nhiều khó khăn, vào tù ra khám, chỉ vì một lòng, một dạ, kiên trinh với đạo pháp và dân tộc, nói lên tiếng nói đích thực của lương tâm, lương tri trước những bất công của xã hội do chế độ cầm quyền tạo ra, còn một số vị khác thì vượt biên thoát ra hải ngoại, tiếp tục sứ mệnh bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội, nhưng gặp phải những khó khăn không phải là ít từ nhiều phía đem lại.
Năm 2003, Tôn sư đã cùng với Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, triệu tập Đại hội bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều, ở Bình Định để phục hoạt hội đồng lưỡng viện GHPGVNTN, với nội hàm: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình trong nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại của chính mình trong lòng Dân tộc và Nhân loại”.
Đại hội đã được sự tán trợ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang và nhiều bậc cao đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, Trí giả, cùng nhiều thiện hữu tri thức trong và ngoài nước cũng như những tổ chức dân sự quốc tế.
Đại hội đã thành công trong gian khó, Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang được Đại hội cung thỉnh lên ngôi vị đệ Tứ Tăng thống GHPGVNTN, Tôn sư được Đại hội cung thỉnh lên ngôi vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; T T Thích Tuệ Sĩ được Đại hội cung thỉnh lên ngôi vị đệ nhất Phó Viện Trưởng và TT Thích Viên Định được đại hội cung thỉnh lên ngôi vị đệ nhị phó Viện trưởng, Hòa thượng Thích Hộ Giác được đại hội cung thỉnh đệ nhị phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo đặc trách văn phòng II Hải ngoại, các Tổng vụ trưởng cũng được Đại hội cung thỉnh chư Tôn đức đảm nhiệm đầy đủ.
Giáo Hội trải qua hai mươi tám năm sống trong áp bức, gian khó dưới chế độ độc quyền, giờ mới được phục hoạt, nhưng nào ngờ đâu, vận nước đến đó chưa thông, vận đạo gian truân đến vậy, mà vẫn con lâm vào cảnh ngộ khốn cùng, sinh mệnh Giáo Hội cơ chừng như ngàn cân treo sợi tóc.
Lại một lần nữa, Tôn sư phải đối mặt với thực giả khó lường, chánh tà khó định, hạ bút châu phê, với tư cách Đệ ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, sau khi đức đệ tứ Tăng Thống viên tịch, giải tán hoàn toàn Viện Hóa Đạo, chỉ còn Viện Tăng Thống để giữ gìn kỹ cương pháp đạo nghiêm minh, đợi đúng thời trao người kế nhiệm.
Năm 2020, trước khi về cõi Phật, Tôn sư lại ký thác trọng trách điều hành Viện Tăng Thống cho Hòa thượng Thích Tuệ Sĩ đảm nhiệm, cho đến khi cơ duyên thuận lợi, Tăng già hòa hợp thanh tịnh sẽ tổ chức phục hoạt Giáo Hội kiện toàn Hội đồng lưỡng viện để tuyên dương chánh pháp của đức Thế Tôn mà lịch đại Tổ sư của Việt nam qua các thời đại đã kế thừa và phát huy không để bị gián đoạn.
HT Thích Nguyên Lý trong Lễ Đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống (Ảnh: Nhuận Pháp)
Ngưỡng bạch Tôn sư!
Hai năm Tôn sư viên tịch, cũng là hai năm Dân tộc và toàn thể nhân loại đối mặt với dịch bệnh Covid 19 và nhiều chủng loại biến thể khác, khiến cho dân sinh phủ lên màu u ám, dân chúng đã lầm than lại càng thêm khốn khổ bị chi phối bởi nghiệp báo thấp hèn từ những tác ý tham dục của cá nhân và cộng đồng.
Trong thời gian này, Hòa thượng Thích Tuệ Sĩ bị lâm trọng bệnh phải sang Nhật bản để chữa trị. May thay, bệnh tình của Hòa thượng Thích Tuệ sĩ có phần dừng lại, nên trong thời gian qua Hòa thượng Thích Tuệ Sĩ đã thừa hành di chúc của Tôn sư điều hành Viện Tăng Thống, tổ chức đại hội trên không gian mạng thành lập Hội đồng hoằng pháp trực thuộc Viện Tăng Thống vào ngày 28 tháng 11 năm 2021; và lại tổ chức Đại hội thành lập Hội đồng lâm thời phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam vào ngày 27 tháng 12 năm 2021 trên không gian mạng, tiếp nối sự nghiệp phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam do chư Tôn đức Viện Tăng Thống GHPGVNTN đề ra từ tháng 10 năm 1973.
Hội đồng phiên dịch lâm thời, gồm: Cố vấn: Giáo sư Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Chủ tịch: Hòa thượng Thích Tuệ Sĩ. Chánh thư ký: Hòa thượng Thích Như Điển. Phó chánh thư đặc trách quốc nội: Hòa thượng Thích Thái Hòa. Phó chánh thư ký đặc trách quốc ngoại: Hòa thượng Thích Nguyên Siêu.
Ngưỡng bạch Tôn sư!
Huyễn thân của Người, đã hòa tan vào trong biển pháp mênh mông, nhưng những di nguyện của Tôn sư vẫn rạng ngời và soi đường cho Tứ chúng đệ tử tiến bước hành hoạt, giữa thiên la địa võng trùm vây; đại nguyện phiên dịch Đại tạng kinh Việt nam của Người để phục vụ nền tín ngưỡng tâm linh và văn hóa Việt Phật; tuy chưa thành, nhưng nay đã có hậu lai tiếp nối; sự nghiệp phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để phục vụ Dân tộc và Nhân loại tiến lên trong ánh đạo Trí tuệ và Từ bi, cùng nhau sống trong hòa bình an lạc, tuy có nhiều gian truân thử thách, nhưng khi đủ cơ duyên, Tăng già hòa hợp thanh tịnh thì mọi sự tự viên thành.
Giờ này, trước linh đài Tôn sư, tại Tổ đường chùa Từ Hiếu, quạn 8, Sài gòn, nhân lễ đại tường, Tứ chúng đệ tử chúng con, xông ướp hương thơm Giới Định Tuệ, chí thành cung kính dâng lời cảm niệm và trình bạch.
Ngưỡng nguyện Tôn sư phủ thùy chứng giám.
Nam Mô Ma Ha Sa Môn Thượng Quảng Hạ Độ Đệ Ngũ Tăng Thống
GHPGVNTN Tôn Sư Phủ Thùy Chứng Giám.
Tỳ kheo Thích Nguyên Lý
LỜI THƯA CỦA SEN TRẮNG: Nhân Lễ Tiểu Tường của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, Ban Biên Tập Sen Trắng xin kết tập thông tin của các buổi lễ, những hình ảnh, phim ngắn và nhiều bài viết liên quan đến Đức Trưởng Lão từ trước đến nay, từ nhiều nguồn, qua đó mong rằng khắc họa được phần nào hành trạng của một bậc Chúng Trung Tôn, sinh thời đã “hết lòng, hết dạ cho Đạo Pháp”, đồng nghĩa là trọn tình trọn nghĩa với Đất Nước Dân Tộc, Người đã thành “Bóng Núi Quê Hương…”. Việc kết tập tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung và hành trạng của các Bậc Tôn Sư nói riêng không chỉ mới hôm nay, mà đã từ lâu Sen Trắng vẫn cố gắng thực hiện miên tục, tất nhiên đây cũng không phải là việc làm một sớm một chiều hoàn tất được, với chừng này bàn tay, con tim và khối óc. Nguyện đeo đuổi Phật sự này như một dòng chảy xuôi theo nhịp bước của thời đại, của lịch sử, qua đó sẽ có lúc nhanh, có lúc chậm. Lúc nhanh, là lúc có thể thấy rõ đường đi. Lúc chậm là lúc cần nhìn lại mình, nhìn lại việc… Ngưỡng mong trên có Chư Tôn Đức Tăng Già thùy từ chứng minh, chỉ giáo; dưới là toàn thể đại chúng Lam viên niệm tình hỗ trợ và tha thứ nếu trót phạm những điều sai quấy. Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Thích Tuệ Sỹ | Viện Tăng Thống:
THÔNG BẠCH Tưởng niệm lễ Tiểu Tường
của đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Lamenting the Passing Away of Patriarch Thich Quang Do
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Nhận được tin về sự viên tịch của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ; Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư phân ưu và dâng lời cầu nguyện lên bậc Pháp Huynh tinh thần và gởi lời thành kính phân ưu đến Môn Đồ Pháp Quyến của Ngài.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết: “Mặc dù tôi chưa có dịp được trực tiếp diện kiến Đức Tăng Thống nhưng tôi biết rằng Ngài đã cống hiến tận tuỵ cả đời mình để phụng sự cho tha nhân. Khi tưởng nhớ đến Ngài, chúng ta cảm thấy hoan hỷ trong lòng vì biết rằng Ngài đã sống một cuộc đời vô cùng ý nghĩa!”
Ngày 1 tháng 3, 2020
Theo vn.dalailama.com
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – Upon being informed of the passing away in Vietnam of the Fifth Supreme Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, Thich Quang Do, His Holiness the Dalai Lama wrote a letter in which he offered prayers for his senior spiritual brother and his condolences to his many followers.
“Although I did not have the opportunity to meet with the Patriarch in person,” His Holiness’s letter continued, “I understand that he devoted himself to the service of others. As we remember him, we can rejoice that he lived a meaningful life.”
March 1, 2020
dalailama.com
Lamenting the Passing Away of Patriarch Thich Quang Do
Central Tibetan Administration:
Vietnamese Buddhist Leader Sends Message of Solidarity
The letter-of solidarity from venerable Thich Quang Do,
patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam
I am writing to express the profound grief of the Unified Buddhist Church of Vietnam on the recent wave of immolations of Buddhist monks, nuns and lay-followers calling for religious freedom and the return of Your Holiness to the sacred land of Tibet. I am informed that 21 people have self immolated over the past year, with five immolations in the past week alone. These tragic acts have not only taken place in the region of Tibet proper, but also in counties in the Chinese provinces of Qinghai and Sichuan, where many Tibetans live.
Instead of investigating the cause of these acts of protest, the Chinese government has cracked down with intolerable brutality. Vast regions have been sealed off, media black-outs imposed, and Police have shot dead at least six Tibetans in Kham county in Sichuan. Despite this merciless repression, thousands of Tibetans continue to challenge the authorities by organizing candle-light vigils, hunger strikes, marches, and peaceful demonstrations with banners calling for a “free Tibet” and the release of all Tibetan political prisoners.
I was especially moved by the words of Lama Sobha, who self-immolated on January 8th 2012 at his monastery in Golog in the Tibetan area of Amdo, Qinghai. In a moving tape recording made prior to his immolation, he called on Tibetans to unite to protect Tibetan culture, religion and language, and explained the reasons for his immolation: “I am giving away my body as an offering to chase away the darkness, to free all beings from suffering”.
We Buddhists in Vietnam share this vision with Buddhists in Tibet. Self-immolation is indeed a tragic and extreme act, one that should be avoided at all costs. But there are moments when this ultimate gesture, that of offering one’s body as a torch of Compassion to dissipate darkness and ignorance is the only possible recourse.
At the height of the Vietnam War in 1963, Bodhisattva Thich Quang Duc self-immolated in Saigon to call for reconciliation and peace. His act, filmed by the international media, shook the conscience of the world. Since Vietnam fell under Communist rule in 1975, 22 monks, nuns and lay-Buddhists have self-immolated to appeal for religious freedom in Vietnam, including twelve monks and nuns at the Duoc Su Pagoda in Can Tho on 2 November 1975. Under the fierce censorship of the Communist regime, not one foreign journalist was present to record these events. Their sacrifice was stifled in silence.
It is therefore with a deep sense of communion and understanding, but also with infinite pain and grief, that I learn of the immolation of such young Buddhist monks and nuns in Tibet, and the escalation of violence by China’s communist regime to prevent the world from hearing their tragic cry. This situation is a challenge to all humanity. I call upon world leaders to take urgent action, demand an end to the violence and press for an independent international investigation into these cases of self-immolation.
On behalf of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), I pray for all those who have sacrificed their lives, and all those who have suffered repression in these peaceful protests. I wholly support the Tibetan people’s courageous struggle for survival, and share your aspirations for the right to freedom and life. Your suffering is our suffering. Your struggle is our struggle. The Buddhists of Vietnam stand beside you in this non-violent movement for religious freedom and human rights. For without human rights, human beings can never fully and freely exist.
The UBCV will never forget the numerous appeals made by Your Holiness throughout the 1990s to obtain our release from the communist jails. During these dark days, we did not know of your efforts. Only when I was amnestied from prison in 1998 did I learn from the UBCV’s spokesman in Paris, Vo Van Ai, about your humane and crucial interventions. Today, I am still under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery, after almost three decades under different forms of detention. Yet I am always with you in spirit. You are always in my prayers, and I hope with all my heart and strength that you will succeed in guiding the Tibetan people through these difficult times”.
Yours in the Dharma,
Fifth Supreme Patriarch
Unified Buddhist Church of Vietnam
(signature and seal)
Sramana THICH QUANG DO
Bao lâu Chánh Pháp được hoằng dương, tín tâm Phật tử tinh tấn phát huy, tất chẳng có thế lực nào trên thế gian có thể huỷ hoại Chủng Tính Phật. Trên đường gia nhập Thánh chúng, lắm khi đời hay ta thán chuyện ít người. Nhiều người hay ít người chỉ là những con số ảo ảnh nơi cõi Sa bà. Phẩm chất và đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực của người Phật tử mới là lực lượng Từ Bi cứu độ thế giới đang chìm đắm trong tranh chấp, hận thù, khủng bố, tham ái, bất công hôm nay. | HUẤN TỪ của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi Đại hội Thường niên lần 1, nhiệm kỳ I, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ
BÀI VIẾT
- Sơ Lược Tiểu Sử Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Biography of The Most Venerable THÍCH QUẢNG ĐỘ (1928 – 2020) | The Fifth Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam
- Pháp Tuệ: Một số hình ảnh của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Thích Quảng Độ
- Sa Môn Thích Quảng Độ: Lời Kêu Gọi Dân Chủ Cho Việt Nam của GHPGVNTN Nhân Chuẩn Bị Kỷ Niệm Quốc Tổ Hùng Vương
- Thích Quảng Độ: Thông điệp xuân Canh Tý 2020 – GHPGVNTN
- Thích Quảng Độ: Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi, 2019, của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN
- Di Huấn của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Đời thứ 5, GHPGVNTN
- Ban Tổ Chức Tang Lễ Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Đời Thứ Năm, GHPGVNTN
- Thích Nguyên Lý: Lời Thỉnh Cầu và Cung Tiễn Của Thất Chúng Đệ Tử dâng lên Tôn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Quảng Hạ Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
- Thích Nguyên Lý: Lời Trình Bạch Trong Dịp Cung Thỉnh Xá Lợi Của Tôn Sư Thích Quảng Độ
- Thích Tuệ Sỹ: Cảm Niệm Ân Sư, Cẩn bạch nhân lễ Tưởng niệm Chung thất Trưởng lão Thích Quảng Độ
- Thích Huyền Tôn: Cung Tiến Tưởng Niệm Cố Đại Trưởng Lão Đệ Ngũ Tăng Thống Thượng Quảng Hạ Độ
- Thích Nhất Hạnh: Bồ Tát Vô Úy
- Thích Thái Hòa: Thầy Quảng Độ Hết Lòng, Hết Dạ Cho Đạo Pháp
- Thích Chơn Huệ (Thích Từ Lực): Người Không Sợ Khổ
- Nguyễn Văn Tuân: Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928 – 2020), Chân Tu và Trí Thức
- Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Chiều Đông
- Phước Châu: Bóng núi… quê hương
- Những Vần Thơ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Tâm Thường Định: Bản Bi-Hùng
- Thich Quang Do, Vietnamese Buddhist monk, rights advocate, and political prisoner
- Patriarch Thich Quang Do
- Statement on the Passing of Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam Thich Quang Do
- Letter of solidarity from Venerable Thich Quang Do
- Hòa Thượng Thích Quảng Độ, ‘một tấm lòng son gởi nước non’
- LETTER TO BARACK OBAMA FOR THE RELEASE OF BUDDHIST MONK AND PROMINENT DISSIDENT THICH QUANG DO
- PRESIDENT OBAMA URGED TO PRESS FOR IMMEDIATE AND UNCONDITIONAL RELEASE OF VIETNAMESE PRISONER, BUDDHIST MONK AND DISSIDENT THICH QUANG DO(đang cập nhật)
Trưởng lão Hòa Thượng Ân Sư viên tịch, khép lại một trang sử Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại đầy biến động với những hy sinh vô úy bất khả tư nghị của bốn chúng đệ tử. Bi nguyện sâu dày của Lịch đại Tổ sư, qua nghìn năm nô lệ phương Bắc, cùng chung với đại khối dân tộc, đã thắp ngọn đuốc soi tỏ lối đi của dân tộc tiến tới một đất nước độc lập và tự chủ. Bi nguyện sâu dày ấy được kế thừa bởi các bậc Sư trưởng cho đến thời cận đại và hiện đại. Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, trong những năm tháng đen tối của Đạo pháp và của một thế hệ mới trưởng thành bỗng chốc mất hướng tương lai, đã trở thành biểu tượng bất khuất cho truyền thống nghìn năm của Phật giáo Việt Nam, không khom mình khuất tất trước sự đe dọa của bạo lực để làm công cụ cho những thế lực tham ô, cuồng vọng quyền lực; và cũng nêu cao ý chí kiên cường của dân tộc trong các cộng đồng thế giới văn minh tôn trọng phẩm giá của con người. Trong ý nghĩa đó, nhân lễ Tưởng niệm Tiểu Tường của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, hàng đệ tử kế thừa, cùng bốn chúng đệ tử, tùy phương tiện và hoàn cảnh, trong chúng hội hay trong tâm niệm cá nhân, khẩn thiết ghi nhận ân đức và di sản vô giá của các bậc Sư trưởng, không vì bạo lực đe dọa mà thoái thất Đạo tâm, không vì những quyền lợi thế gian hoặc bởi những danh vị hảo huyền mà quyền lực thế gian ban cho, kiên trì giữ vững phẩm hạnh của những đệ tử Phật, nêu cao ngọn đuốc Chánh pháp trong một thế giới nhiễu nhương, trá ngụy, phi pháp nói là pháp, phi luật nói là luật, mê hoặc quần chúng vì những hư danh và lợi dưỡng thế tục. | Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ, THÔNG BẠCH V/v Tưởng niệm lễ Tiểu Tường của đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
HÌNH ẢNH
Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021 (Phần 1)
Ảnh: Vo Dong Thi
Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021 (Phần 2)
Ảnh: Vo Dong Thi
Trai Diên, Cúng Dường Tam Bảo
Ảnh: Thích Nguyên Lý, 2021
Lễ nhập kim quan và phát tang
cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Ảnh: Người Phật Tử, 2020
Gia Đình Phật Tử hội về trong ngày lễ tiểu tường Đức Đệ ngũ Tăng thống
29 Tháng Giêng, Tân Sửu, tại chùa Từ Hiếu Q.8 | Ảnh: Đức Quảng Nguyễn Hoàng Phụng
BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn đảnh lễ giác linh Đức đệ ngũ Tăng Thống
Lễ Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021
Ảnh: Châu Mạnh Cường
- Tường Thuật Lễ Truy Tán Công Đức và Tưởng Niệm Giác linh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan tổ chức tại Chùa Pháp Bảo, Sydney
- Chùa Hoằng Pháp | Tân Hiệp, Hóc Môn: Lễ viếng Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
- Sài Gòn Nhỏ: Hình ảnh Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN – Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
(đang cập nhật) - Hoa Sen Audio: Di Ngôn – Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Ngày 18-04-2020
- Di Huấn của HT. Thích Quảng Độ (Di Huấn số 001/TT/VTT của Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ký ngày 5-4-2019 tại chùa Từ Hiếu, 59 lô D, đường Dương Bá Trạc, Phường 1 Quận 8, Sài Gòn)
- Lễ Cúng Dường Trai Tăng | Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Võ Đông Thi: Lễ Cung Tiễn Giác Linh | Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Võ Đông Thi: Lễ Cúng Ngọ | Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Nguyên Vương: Tổng hợp hình trong 7 tuần thất của Trưởng lão Thích Quảng Độ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Lễ Hải Táng Xá Lợi, Tro Cốt Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại biển Vũng Tàu 4 tháng Năm, 2020
- Video: Lễ Nhập Kim Quang HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ l Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Video: Lễ Cung Tống Kim Quan Cố Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Chùa Từ Hiếu: Ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho Vị kế thừa Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- DTV: Công bố di huấn của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Đô trước ngày viên tịch
- Nguyên Vương: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Ấn ký Giáo chỉ và Quyết Định ủy thác Điều hành Viện Tăng Thống
- Hoa Sen Audio: Hòa Thượng Thích Quảng Độ Ủy Thác Toàn Quyền Cho Hòa Thượng Tuệ Sỹ Trách Nhiệm Lãnh Đạo GHPGVNTN
- Thích Tuệ Sỹ: Cảm Niệm Ân Sư, Cẩn bạch nhân lễ Tưởng niệm Chung thất Trưởng lão Thích Quảng Độ
- VOA phỏng vấn BTC Lễ Tang về Tang Lễ Đức Tăng Thống GHPGVNTN – Trưởng lão THÍCH QuẢNG ĐỘ
- Nguyên Vương: Đức Trưởng lão Hoà thượng Tăng Thống THÍCH QUẢNG ĐỘ – Hình chưa từng được xem
- SBS: Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch tại Việt Nam
- RFA: Cuốn “Phật Quang Đại Từ Điển”
- Võ Đông Thi: Lễ Cúng Ngọ nhân Tiểu Tường Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 29 tháng Giêng, Tân Sửu
(đang cập nhật)
Tăng-già thanh tịnh hòa hiệp là chỗ quy ngưỡng của bốn chúng đệ tử, là mạng mạch tồn tại của Chánh Pháp. Vậy nên, ngưỡng nguyện Chư Tôn Đức Tăng, Ni nương theo bản hoài xuất thế của Chư Phật, tăng trưởng hành nguyện sơ tâm xuất gia của mình, bằng công đức tu trì Giới-Định-Tuệ hồi hướng cho tâm nguyện của chúng ta được thành tựu. Tôi nay tuổi đã quá già, như cỗ xe đã quá cũ, tự thấy thời gian và nghị lực không đủ để sửa chữa và gầy dựng lại những gì đã tan vỡ, sụp đổ. Duy chỉ ước mong ngọn đèn Chánh Pháp không bị lu mờ và hoen ố trên quê hương đất nước này. | trích Thích Quảng Độ, Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi, 2019, của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN
MỘT SỐ TRƯỚC TÁC và DỊCH THUẬT
- Thích Quảng Độ (dịch): Chiến Tranh và Bất Bạo Động
- Thích Quảng Độ (1928–2020): Ảo Tưởng Chiến Tranh
- Kimura Taiken/Thích Quảng Độ dịch: Ý Nghĩa Chính Trị
- S. Radhankrishnan/Thích Quảng Độ dịch: Cuộc Khủng Hoảng Hiện Tại
- Thích Quảng Độ: Nhân Cách của Đức Phật
- Thích Quảng Độ: Vạn Hạnh Với Một Nền Giáo Dục Tổng Hợp
- Thích Quảng Độ: Nhìn Đức Phật Qua Khía Cạnh Văn Hóa
- Lời giới thiệu của Hoà Thượng Thích Quảng Độ về công trình Đại Tạng Kinh
- Letter-of solidarity from venerable Thich Quang Do, patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam
- Kinh Mục Liên Sám Pháp
- Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân
- Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962; (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân)
- Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962; (truyện)
- Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964;
- Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận
- Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận
- Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận
- Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập)
- Phật Quang Đại Từ điển (9 tập)
(đang cập nhật)
___________________________________
- Lotus Media tái bản dịch phẩm của Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ: “Chiến Tranh và Bất Bạo Động”
- Lotus Media: Tái bản tác phẩm “THOÁT VÒNG TỤC LỤY” của Cố Đại Trưởng Lão Thích Quảng Độ
(đang cập nhật)
Nhìn từ bên ngoài, quả thực Tăng-già bị phân hóa, bị thoái hóa, bị hoen ố bởi danh dự, lợi dưỡng thế gian; nhưng tự bản chất, Tăng già được thiết lập bởi Phật, đấng Nhất thiết trí, không vì vậy mà biến chất. Phương thuốc hay, do phục dược sai lầm của y sỹ và bệnh nhân dẫn đến hậu quả tai hại, không vì vậy mà dược tính của phương thuốc bị biến đổi. Trước tình trạng phân hóa nhất thời của Tăng, Đức Phật đã có lần giáo giới, như thỏi vàng bị chia hai, giá trị bên này và bên kia không hề có sự hơn kém; duy cần phải phân biệt đó là vàng thật hay vàng giả. Cùng vậy, Tăng-già đệ tử Thế Tôn trong tự tánh chân thật thanh tịnh dù được thấy như là hiện tượng bị phân hóa, với những tranh chấp nội bộ nghiêm trọng theo giá trị thế tục; thế nhưng, phiền não vốn chỉ là khách trần, chỉ như bụi đường bám theo gót chân sang quý. Tự tánh thanh tịnh vẫn luôn sáng ngời trong tự tâm của mỗi chúng sanh. Trong nghĩa đó, chúng đệ tử Thế Tôn nỗ lực tinh tấn thực hành những lời Phật dạy, vì lợi ích an lạc cho mình và cho nhiều người, không hề dao động trước những thăng trầm của lịch sử; tự huân tập bản tâm để cho tín tâm thanh tịnh không bị thoái thất bởi tính vô thường của các hành hữu vi, không bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục. | trích Thích Quảng Độ, Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi, 2019, của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN
CÁC BẢN TIN BÁO QUỐC TẾ và VIỆT NAM
The Rafto Prize: Patriarch Thích Quảng Độ (1928) received the 2006 Rafto Prize for his personal courage and perseverance through three decades of peaceful opposition against the communist regime in Vietnam, and for being a symbol for the growing democracy movement in the country. Thích Quảng Độ is one of Vietnam’s most prominent defenders of democracy, religious freedom and human rights, an intellectual leader and a unifying force in Vietnam. In August 2008 he took up the post of Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, a currently banned organisation in Vietnam. He has devoted his life to the advancement of justice and the Buddhist tradition of non-violence, tolerance and compassion. Through political petitions, Thích Quảng Độ has challenged the authorities to engage in discussions about democratic reforms, pluralism, and freedom of religion, human rights and national reconciliation. This has provided strength and direction to the democracy movement. Thích Quảng Độ has paid a high price for his activism. He has spent many years in prison and today he is still under house arrest in Saigon in Vietnam. The Buddhist Patriarch is one of the many Rafto laureates who have been unable to visit Bergen to collect the prize.
Quốc Tế
- The Buddhist Channel: 2006 Nobel Peace Prize nominee Ven. Thich Quang Do arrested
- Human Rights Commission | Unites States Congress: The Most Venerable Thich Quang Do
- The Rafto Prize: LAUREATE 2006 | Thích Quảng Độ | Peaceful oppositon against the communist regime
- USCIRF Mourns the Passing of Patriarch Thích Quảng Độ
- AFP – JIJI: Vietnamese dissident monk who was a Nobel Prize nominee dies at 93
- AP: Vietnam dissident Buddhist monk Thich Quang Do dies at 91
- Freedom of Religion or Belief in Southeast Asia: International community mourns the passing of Buddhist Patriarch Thích Quảng Độ, proponent of freedom and human rights in Vietnam
- The New York Times: Thich Quang Do, Defiant Rights Champion in Vietnam, Dies at 91
- The Washington POost: Thich Quang Do, Vietnam dissident Buddhist monk, dies at 91
- Los Angeles Times: Thich Quang Do, Buddhist monk and renowned Vietnamese dissident, dies at 91
(đang cập nhật)
Marco Perduca, Cựu Dân biểu Quốc hội, Italy | Coordinator, Science for Democracy: I just heard the sad news of the death of the venerable Thích Quang Do. At the age of 92, it is not unusual for a person to leave this world. But it is unusual for a 92-year-old to die without freedom. A private freedom from a regime that, among many other rights, systematically denies the right to pray alone or in an organized manner. A regime that in violating freedom of worship has found its new god: money. The first chapter of my book “Radical Farnesina” is called “persona non-grata”. A good part of it is dedicated to Thích Quang Đo and his fight for freedom – a struggle that was fully political, because cultural and religious, and that – above all – was honestly liberal. A model of existence and nonviolent resistance that needs to be made known today even more than ever.
Tôi vừa nghe tin buồn về sự ra đi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Ở tuổi 92, điều này bình thường cho người ấy từ giã cõi đời. Nhưng thật là bất bình thường cho ngài, 92 tuổi ra đi vẫn không có tự do. Sự tự do cá nhân trong chế độ độc tài và nhiều quyền tự do khác bị nghiêm cấm một cách có hệ thống như quyền cầu nguyện cá nhân hay tổ chức 1 giáo hội độc lập. Sự cai trị đó vi phạm nghiêm tự do tín ngưỡng thay vào đó là 1 thần quyền mới: tiền trên hết. Chương đầu tiên của “Radical Farnesina”, tên quyền sách tôi viết, được gọi là “Cho người bị tước đoạt quyền công dân” Trong đó tôi ca tụng lòng tận tụy hy sinh tranh đấu giành quyền tự do bất bạo động của Hoà Thượng. Cuộc chiến đấu đầy ý nghĩa chánh trị, bởi vì văn hoá và tôn giáo, và hơn hết là tràn đầy tâm yêu tự do chân thực. Phương thức chống đối trường kỳ và bất bạo động đó của Hòa Thượng Thích Quảng Độ được biết đến hôm nay còn mãi mãi hơn bao giờ hết
Wilson Ip, Nhà Phân tích Nhân quyền độc lập | Independent Human Rights Analyst: I am very saddened to hear about the passing of Ven Thich Quang Do. He is now in a place beyond earthly shackles. I hope his spirit continues to inspire those in Vietnam and around the world to continue the pursuit for true freedoms. Keep up the good fight!
“Quá buồn và quá tiếc thương tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ không còn nữa. Hiện nay, Ngài đã thoát khỏi trái đất xiềng xích này. Tôi hy vọng Giác linh Ngài là nguồn gợi hứng cho những ai tại Việt Nam và vòng quanh địa cầu tiếp tục theo đuổi cho tự do đích thực. Hãy tiếp tục cuộc chiến đấu”.
Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam | US Ambassador to Vietnam: On behalf of the U.S. Mission in Vietnam: I would like to express our sincere condolences on the passing of The Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam. Thich Quang Do was a tireless advocate for religious freedom and human rights, and he remained committed to the non-violent pursuit of justice. These peaceful efforts garnered him numerous international awards, and he was nominated several times for the Nobel Peace Prize. I had the honor of meeting Patriarch Thich Quang Do in 2018, and I was deeply impressed by his compassion and commitment to religious pluralism.
Nhân danh Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi tỏ lời chân thành phân ưu sự ra đi của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài Thích Quảng Độ đã là người bảo vệ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ngài luôn tận hiến bằng con đường bất bạo động cho công lý. Những nỗ lực ôn hoà này mang lại cho ngài nhiều giải quốc tế, và ngài cũng đã nhiều lần được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình. “Tôi từng hân hạnh gặp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong năm 2018, và cảm nhận mạnh mẽ nơi ngài sự từ tâm và kiên định cho mục tiêu tôn giáo và đa nguyên.
Việt Ngữ
- Phật Giáo: Trưởng lão Hoà thượng Thích Quảng Độ tân viên tịch
- RFI: Hòa Thượng Thích Quảng Độ qua đời tại Việt Nam, thọ 93 tuổi
- BBC: Hòa thượng Thích Quảng Độ ‘hiến dâng cả đời đấu tranh cho tự do tôn giáo’
- Radio SBS | Tiếng Việt: Hòa Thượng Thích Quảng Độ, ‘một tấm lòng son gởi nước non’
- RFA: Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, thọ 92 tuổi
- Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Tuyên bố về việc Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua đời
- RFA: Người Việt và quốc tế tưởng nhớ Hòa Thượng Thích Quảng Độ của giáo hội bị cấm cản
- Người Việt News: Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch ở Sài Gòn
- Việt Báo: Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viên Tịch Tại Sài Gòn Thọ 93 Tuổi
- Tinh Tấn Magazine online: Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tân viên tịch
- Calitoday: Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch
- Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ được Vinh Danh tại Quốc Hội Victoria, Úc Châu
- Stephen Denney | The Mindfulness bell: Thich Quang Do Sentenced
- BBC: Đâu là di sản lớn nhất của Hòa thượng Thích Quảng Độ?
- VOA: Tang lễ trang nghiêm, đơn sơ của Tăng thống Thích Quảng Độ
- Mạnh Kim | Người Việt News: Thích Quảng Độ – những ngày tháng biến động
- Bùi Văn Phú | BBC: Thầy Quảng Độ là bậc tu hành bất khuất vì đạo pháp
- Nguyên Không Tuấn Khanh: Tang lễ hòa thượng Thích Quảng Độ, những điều bây giờ mới kể
(đang cập nhật)
Phụ lục
- Sen Trắng: Tưởng Nguyện Đấng Thí Vô Úy (施無畏者)
- Sen Trắng: Trải Bao Độ Hưng Suy, Dẫu Nguy Mà Chẳng Mất*
- Quảng Pháp: Uy Nghiêm Đạo Thống, Nguyện Giữ Cương Duy.
(đang cập nhật)
Chân dung Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Tranh của Họa sĩ Trần Thế Vĩnh
Rajiv Narayan, Giám đốc Chính trị, Uỷ ban Quốc tế Chống Án Tử hình, thủ đô Madrid, Tây Ban Nha: Director of Policy, International Commission against the Death Penalty, Madrid. I heard the news a few minutes ago on BBC news of the sad passing away of the Rev. Thich Quang Do. I felt very sad and yet inspired by his extraordinary fight and staunch activism and fight for the human dignity, for freedoms of expression, association, belief, religion in the face of extremely harsh punishment. Vo Van Ai and Penelope, my thoughts and prayers go to you and your friends and supporters like Therese and Rafto Foundation for carrying on his struggle, believing and giving voice to his message which has such global resonance, especially today. As a saying in India goes, as long as the memory and the values of Rev. Thich Quang Do remains, he remains alive. And your efforts will continue to do so.
Tôi mới nghe đài BBC loan tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch. Tôi hết sức buồn và nay được gợi hứng từ cuộc đấu tranh kỳ vĩ và hoạt động kiên trì cho nhân phẩm, tự do biểu đạt, lập hội, tín ngưỡng, tôn giáo trước sự bách hại hãi hùng. “Tâm tư và nguyện cầu của tôi xin gửi đến anh chị cùng các bạn từng hỗ trợ như Therese và Sáng hội Rafto đã chăm lo cho cuộc tranh đấu của Đức Tăng Thống, tin tưởng vào Ngài, tạo cơ hội cho tiếng nói Ngài cất lên thành âm vang quốc tế, nhất là hôm nay đây. Người Ấn độ có tục ngữ bảo rằng, bao lâu lòng nhớ tưởng và phẩm giá của Ngài Quảng Độ còn được gìn giữ, Ngài sẽ còn sống mãi. Và nỗ lực của anh chị còn phải tiếp tục mãi.
Người Đại Diện Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa giáo Trên Thế giới, Vương quốc Anh | Representative of Christian Solidarity Worldwide, United Kingdom: I am so sorry to hear of the passing of the Most Venerable Thich Quang Do. His courage and commitment to freedom and human rights have been an inspiration to so many. He will be greatly missed. My thoughts are with everyone affected by this loss.
“Tôi rất buồn thương khi nghe tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch. Sự dũng cảm và dấn thân cho tự do và nhân quyền đã là niềm cảm hứng cho nhiều người. Ngài để lại sự trống vắng trong lòng mọi người. Xin được chia sẻ tâm tư với tất cả những ai đang đau buồn trước sự mất mát này”.
Václav Malý, Giám mục Thủ đô Prague, Cộng hoà Tiệp | Catholic Bishop of Prague, Czech Republic: I feel sincere regret and compassion due to the death of Most Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam. He was a brave man advocating human dignity and supporting peaceful co-existence of people with various religious confessions.
Tôi chân thành tiếc thương và bi mẫn trước sự ra đi của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài là người dũng cảm đòi hỏi nhân quyền và sự chung sống hoà bình cho nhân dân trong các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Tranh chân dung Đại lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ của Họa sĩ Đỗ Trung Quân
Vẽ bức chân dung Sư Thầy để tặng Bs Lê Đình Phương người tận tình chăm sóc sức khỏe cho Sư Thầy cuối đời.
Chris Smith, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ | Member of the US Congress: I am deeply saddened to hear that the Most Venerable Thich Quang Do passed away over the weekend at age 91,” said Smith, who has chaired 11 hearings on human rights in Vietnam. “He was a courageous champion for human rights in Vietnam and one of the world’s longest held prisoners of conscience. I had the privilege to meet him during a visit to Vietnam. He called to account Vietnam’s communist regime for its suppression of Buddhists, Christians, Cao Dai, Hoa Hao and other religious believers and was detained unjustly for decades until his death. His dream of a Vietnam where everyone can speak their mind or practice their beliefs without coercion will never die and one day, hopefully soon, will be realized.
(Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, người đã từng chủ trì tại Quốc hội Hoa Kỳ 11 cuộc Điều trần về Nhân quyền tại Việt Nam): “Tôi vô cùng buồn thương được tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch cuối tuần qua vào năm 91 tuổi. Ngài là người dũng cảm vô địch cho nhân quyền Việt Nam và là một trong những Người tù vì lương thức bị giam giữ lâu nhất trong thế giới. Tôi từng hân hạnh diện kiến Ngài trong một chuyến viếng thăm Việt Nam. Ngài đã lên tiếng trước sự việc chế độ Cộng sản Việt Nam đàn áp Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, các nhóm tôn giáo khác, và việc giam giữ Ngài bất công hằng bao thập kỷ cho đến ngày Ngài mất. Giấc mơ của Đức Tăng Thống cho một nước Việt Nam mà ở đó bất cứ ai đều có quyền tự do phát biểu chính kiến hay thực hành tín ngưỡng họ mà không bị đàn áp, sẽ sống mãi. Rồi sẽ tới ngày, hy vọng không xa, giấc mộng ấy sẽ thành hiện thực”.
Nina Shea, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo Hudson, Hoa Kỳ | Director of the Center for Religious Freedom, Hudson Institute, USA: I am very sorry to hear this news. Thich Quang Do was a great example of the struggle for religious freedom. While confined and repressed, he, through strong conviction and gentle resistance, drew admiration from throughout the world and across religions. His life will continue to inspire me and all who knew of him, thanks to your own tireless efforts on his behalf. With deepest condolences.
“Tôi rất buồn khi được tin. Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ là tấm gương tranh đấu cho tự do tôn giáo. Dù bị giam cầm và bách hại, Ngài, với lòng tin mãnh liệt và sức đối kháng hào hiệp đã gây niềm ngưỡng mộ quanh thế giới và trong lòng các tôn giáo. Cuộc đời ngài tiếp tục gây cảm hứng cho riêng tôi và tất cả những ai biết ngài. Xin cám ơn nỗ lực không ngưng nghỉ của các bạn Chân thành phân ưu”.
Dr. Ahmed Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo | UN Special Rapporteur on Freedom of Religion or Belief: It is with deep sadness that I learned of the passing of Patriarch Thich Quang Do in Saigon. During this time of mourning I would like to express sincere condolences to the Buddhist community in Vietnam and pay tribute to Thich Quang Do’s life-long and courageous commitment to peace and the freedom of conscience.
Với nỗi buồn thương, tiếc nuối, tôi được tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch tại Saigon. Trong nỗi mất mát này, tôi xin chân thành phân ưu với cộng đồng Phật giáo Việt Nam và hết lòng ngưỡng mộ Đức Tăng Thống suốt cuộc đời dài ông dũng dấn thân cho hoà bình và tự do lương tâm.
Dr. Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền Lantos, Cựu Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới | President, Lantos Foundation, USA; Past Chair, USCIRF: I join millions around the world in mourning the passing of the Most Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam Nam. Thich Quang Do, was surely a light that shone in the darkness- standing with unflinching courage and integrity for freedom of religion, conscience and belief for all people everywhere. His life’s journey was one of selfless sacrifice and though he has passed on, the illumination and understanding that he brought to so many shines on. Because of him, the hope for freedom, democracy and human rights continues to burn in Vietnam Nam and beyond.
Tôi góp lòng với hàng triệu người trong thế giới tiếc thương sự ra đi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài là ánh sáng soi chiếu vào cõi mù tối, người duy trì sự dũng cảm không nao núng và sự chính trực cho tự do tôn giáo, lương tri, tín ngưỡng cho mọi người bất cứ ở đâu. Hành trạng cuộc đời ngài đã là sự tận hiến và dù ngài đã ra đi, ánh sáng và lòng thiện cảm mà chúng ta cưu mang vẫn tiếp tục chiếu sáng. Nhờ Ngài, niềm hy vọng cho tự do, dân chủ và nhân quyền còn sáng mãi tại Việt Nam và khắp nơi.
[ đang cập nhật ]