
Các Tập Quán Văn Hóa: Đông và Tây
HB: Rinpoche có nghĩ rằng xu hướng cá nhân của phương Tây đã dẫn đến khó khăn này?
JKR: Có chứ. Và còn liên quan đến hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa hoằng pháp ở phương Tây nữa. Tôi thường nghe người phương Tây nói họ không muốn hội nhập các lãnh vực văn hóa của phương Đông. Tuy nhiên, bây giờ quý vị phải làm thế nào để tách rời việc tu tập chân chính ra khỏi văn hóa phương Tây.
Việc đeo bám bất kỳ tập quán văn hóa sâu đậm nào, hay bất cứ nền văn hóa mang tính tập quán nào, cũng rất nan giải. Chẳng hạn như văn hóa phương Tây quá chú trọng đến khuynh hướng cá nhân, đến việc tin tưởng các bản năng, các cảm giác và cảm xúc. Khi quý vị mang theo văn hóa đó vào việc học Phật, nhất là học giáo pháp Kim Cang thừa, thì quý vị đã tạo ra một sự “hỗn độn”. Để rồi mỗi khi nói về niềm tin đối với bản tánh của mình thì có thể quý vị chỉ đang nói về cái tâm điên đảo của chính mình.
Và tất nhiên là không bao giờ kết thúc được chứng thần kinh đó, cũng như các khái niệm quý vị đã tích lũy được. Vì các giác quan mà con người chúng ta có quá nhiều cảm giác. Tin tưởng các cảm giác và cảm xúc đó, và cố hiển bày bản tánh từ chúng có thể phải mất rất nhiều thời gian, và rồi còn dễ bị cuốn theo các cảm giác và cảm xúc đó nữa. Điều này khiến cho tâm thức quý vị không thể nào sáng suốt và mạnh mẽ để thể nhập bản tánh căn bản của mình.
HB: Xu hướng cá nhân này dường như còn gây khó khăn cho ý thức đời sống cộng đồng, cho sinh hoạt cộng đồng.
JKR: Vâng, người ta thường rơi vào cực đoan. Chẳng hạn như chỉ dựa vào thể tính của trí tuệ giác ngộ thay vì một nơi nương tựa ở ngoài.
Điều này được xem là “cực đoan” vì quý vị không chịu thừa nhận sự thật mình chỉ là một hành giả sơ cơ trên đường tu tập và đang bị các khuynh hướng thuộc về tập quán trói buộc. Và nếu bản tánh giác ngộ nguyên sơ của quý vị đang bị bao phủ bởi các lớp màn vô minh và nghiệp lực thì quý vị không thể nào tự mình nương tựa vào bản tánh đó được. Có thể quý vị cần nương tựa vào một người hoặc một điều nào khác, như nương tựa một người thầy, nương tựa giáo pháp, Tam Bảo, hay tăng-già, tức tự thân cộng đồng tu tập.
Những người khác thì chuyển sang loại cực đoan nghĩ mình chỉ toàn là nghiệp lực, toàn các chứng thần kinh, và các khuynh hướng có tính tập quán. Họ tuyệt đối chẳng tin vào bản tánh của mình. Tình trạng bất nhất này xảy ra khi quý vị thấy mình đơn độc và nghĩ “đây là việc của mình”. Khuynh hướng cá nhân phương Tây nghĩ rằng nếu tôi tốt thì đó là việc của tôi; nếu tôi xấu thì cũng là việc của tôi; có tốt hay xấu thì cũng do tôi. Nếu có chỉ trích thì tất cả cũng vì tôi, và bất cứ nhận định lạc quan thái quá nào về tôi cũng thế.
Đó là một xã hội chỉ biết chăm lo cho tự ngã, và vì điều này mà quý vị tự xem mình như một hòn đảo. Có thể nói rằng trường hợp này hoàn toàn trái ngược với lý Duyên khởi của nhà Phật.
Sự kết nối với người khác cho phép quý vị khảo nghiệm xem mình biết rõ bản thân đến mức nào và mình tự rèn luyện như thế nào. Sự giao thoa giữa hành động làm lợi cho người khác và cho chính bản thân có thể xảy ra một cách trôi chảy. Đây là lý do tại sao truyền thống Phật giáo chủ trương đời sống cộng đồng thì cực kỳ quan trọng.
Sinh hoạt cộng đồng tạo cho quý vị cơ hội thực hành giáo pháp một cách thiết thực hơn nhiều. Nếu đang tạo ra một “bong bóng nước” quanh bản thân mình thì quý vị không thể nào giả định là mình đang làm một việc tốt được. Cuộc sống tách rời với người khác có thể dẫn đến sự vị kỷ và quy ngã. Nếu không thì nó cũng làm cho quý vị sợ hãi và không kết nối được với mọi thứ. Quý vị sẽ phát triển một cái nhìn cực kỳ bi quan về chính mình. Giống như một hòn đảo lẻ loi, quý vị trở nên rất cô lập và đơn độc.
Sống trong vòng luân hồi, quý vị phải phân tích cho được lý Duyên khởi; bởi vì nhờ duyên khởi mà quý vị có thể nương tựa vào những người khác, và cũng nhờ duyên khởi mà quý vị có thể biết rõ mình hơn.
~ http://www.khandrorinpoche.org/
On Cultural Habits: East and West
HB: Rinpoche, do you think that the individualism of the West contributes to this difficulty?
J
KR: It is very much related to that, and to our understanding of what it means for Buddhism to come to the West. I often hear westerners say how they don’t want to get into the eastern cultural aspects of
Buddhism. Now, however, you must be able to separate authentic, essential Buddhist training from western culture.
Attachment to any strong cultural habits, or habitual culture, is always very tricky. Western culture, for instance, has a very strong emphasis on individualism and on trusting your instincts, your feelings and emotions. When you try to bring that western culture into your study of Buddhism, especially in the context of vajrayana Buddhism, you make it into a kind mishmash. Then when you talk about trusting in your basic nature, you may just be trusting in your own neurotic mind.
And of course there is no end to neurosis, and no end to the conceptual ideas you can gather. The human senses are such that we have so many feelings. To trust in those feelings and emotions, and to try to uncover the basic nature from that may, for one thing, take a tremendously long time. Then, too, it’s so easy to get persuaded by those feelings and emotions, you may not have the clarity and strength of mind to go into the fundamental basic nature in depth.
HB: This individualism seems to contribute to the difficulty of conceiving of community life, living in community.
JKR: Well, people often go to extremes for instance, relying on your awakened wisdom nature instead of any external refuge.
This is “extreme” in that you’re not accepting the fact that, as an ordinary beginner on the path of practice, you’re completely wrapped up in habitual tendencies. And given that your các chứng thần kinhprimordially enlightened nature is so covered in layers of veils of ignorance and habitual karmic patterns, you may not be able to rely on it on your own. You may need to rely on someone or something else, be it the teacher, the teachings, the Three Jewels, or the sangha, the community itself.
Other people swing to the extreme of thinking of themselves only in terms of karmic patterns, neuroses, and habitual tendencies. They have absolutely no confidence in their basic nature.
This swinging back and forth happens when you see yourself as alone and think “It’s all up to me.” This western individualism thinks that if I’m good, it’s up to me; if I’m bad it’s up to me; if I’m good or bad, it’s because of me. Criticism is all about me, as is any overly optimistic perception of myself.
It’s a very self-cherishing society, and because of that self-cherishing you see yourself as an island. This context could be said to be contradictory to the Buddhist belief in interdependent origination or interdependence.
Relating with others allows you to challenge how well you know yourself and how well you are training yourself. The exchange of benefiting others and benefiting yourself can happen fluidly, which is why the Buddhist tradition holds living in community to be extremely important.
Community living gives you the chance to put the teachings into practice in a much more realistic way. You can’t just assume you’re doing the right thing when you very well may be creating a bubble around yourself. Living cut off from others can lead to becoming very egoistic and self-centered. Or, it may make you so afraid and unable to relate with things, you develop an extremely pessimistic view of yourself. Like a desolate island, you become very isolated and alone.
Living in samsara, you have to analyze interdependence because of which you can rely on others, and because of which you can know yourself better. (To be continued)