
H.E. Mindrolling Jetsün Khandro Rinpoche (https://www.khandrorinpoche.org)
Tôn Giáo hay Nếp Sống?
HB: Khi Phật giáo truyền sang phương Tây, người học ít xem đó là một tôn giáo mà xem như một nếp sống nhiều hơn. Xin ni sư cho biết các ảnh hưởng thuộc về lãnh vực văn hóa của Phật giáo, nhất là Phật giáo Kim Cang thừa?
JKR: Vấn đề này thuộc về một cấp độ thảo luận khác. Chúng ta có thể nói rằng Phật giáo thật sự là một lối sống, một nghệ thuật sống. Tuy nhiên, người học nào bị rơi vào suy nghĩ “Ồ, Phật giáo là một lối sống vì thế mình sẽ không xem đó là tôn giáo” thì có thể bị nhầm. Để tôi minh giải kỹ điều này.
Thể tánh của Phật giáo tự nó không phải là một tôn giáo hữu thần. Thế nhưng, khi chúng ta nói về Phật giáo như một lối sống thì thật sự chúng ta đang nói về chính mình: chúng ta là ai, những tiềm năng của chúng ta là gì, và sự cần thiết phải sinh khởi trí tuệ để minh liễu những dị biệt giữa các khuynh hướng tiêu cực, các mô thức thuộc về quán tính, các chứng bệnh thần kinh, và thể tánh căn bản thanh tịnh của chúng ta. Chúng ta đang nói về việc sử dụng trí tuệ này thật dũng cảm để chuyển hóa các lớp ngăn che do tấm màn vô minh tạo ra, để thật sự hiển bày thiện tánh căn bản vốn là nền tảng quý báu nhất của con người chúng ta.
Giờ đây, nếu quý vị là người có ngộ tánh cao và có thể làm được rất tốt điều trên từ sự tỉnh giác, chánh niệm và thực chứng của chính mình, thì đây chính là điều cơ bản trong Phật giáo, và cũng là lý do tại sao chúng ta gọi Phật giáo là một lối sống. Thế nhưng chỉ có bản thân quý vị mới có thể biết mình có khả năng sinh khởi loại trí tuệ đó được bao nhiêu để không bị rơi vào các mức độ khác nhau của chứng bệnh thần kinh mà con người chúng ta thường mắc phải.
Cũng tương tự thế, sự dũng cảm có khả năng đưa chúng ta ra khỏi bãi lầy của vọng tưởng đảo điên không gì khác hơn tín tâm và lòng thành kính. Tuy nhiên, thật lòng mà nói, dù cho tất cả chúng ta đều muốn tin rằng chúng ta sở đắc một tín tâm và lòng thành kính lớn lao như thế đối với chân tánh của chúng ta, thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhớ đến điều tốt đẹp đó.
Bởi vì toàn bộ thế giới chúng ta đang sống đều là khái niệm và giả danh cho nên chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn nương tựa ở bên ngoài. Và vì thế toàn bộ sự hiển bày Phật pháp dưới hình thức tôn giáo trong các nền văn hóa phương Đông đã có các giá trị và sự hữu dụng lớn lao ở chỗ nhờ có các nguồn nương tựa ngoại tại này mà con người đã có được sức mạnh, sự dũng cảm, sự phòng vệ và sự nhắc nhở.
Cùng với sự kiện Tây phương hóa Phật giáo, nhiều người đã nói về bản tánh của mình: “Khả năng thực chứng thể tánh căn bản của tôi là điều cốt lõi; đó là phần tinh túy mà Phật giáo đã dạy. Tôi chỉ việc giữ nguyên lối đi này. Tôi không muốn thể nhập tất cả các khía cạnh khác của nền văn hóa phương Đông.” Điều này chẳng có gì sai nếu quý vị có khả năng làm thế. Chỉ có tự thân quý vị mới có thể nhận xét về điều này cho chính mình.
Thành thật mà nói, phàm phu như chúng ta đều cần nương tựa vào các căn nguyên ngoại tại. Để cảm thấy hạnh phúc, chúng ta đã dựa vào các tướng trạng thuộc ngoại giới; và rất nhiều căn nguyên ngoại tại là nguyên nhân các cảm xúc buồn thảm của chúng ta. Vì thế, cần có dũng khí để phát triển sự tỉnh thức căn bản của chúng ta, để thuần phục bản thân trước Tam Bảo, để trú ẩn ở ba Thiện Căn, và để có tín tâm và lòng thành kính.
Đây là một khía cạnh của Phật giáo mà văn hóa phương Tây dường như đã xem nhẹ. Và vì xem nhẹ cho nên không biết được ích lợi của nó đến chừng nào. Tất nhiên là khía cạnh này, cũng như bất kỳ phương pháp thiện xảo nào khác, phải được áp dụng đúng đắn; nếu không, sẽ thực sự trở thành một hệ thống tín điều chính thống, và đó là mặt trái tai hại của khía cạnh này.
Tuy nhiên, một ý thức lạc quan thái quá về niềm tin vào tiềm lực của một hạt giống trước khi nó trở thành một cây cho quả đầy đủ cũng có thể khiến cho quý vị bị trì hoãn. Quý vị muốn phó thác cho bản tánh của mình nhưng quý vị lại thường xuyên không nhớ đến nó. Trong lúc đó, quý vị lại từ chối không chịu nương vào bất kỳ loại trú ẩn nào bên ngoài. Quý vị phải hiểu điều quan yếu này.
~ http://www.khandrorinpoche.org/
———-
Religion or Way of Life?
HB: As Buddhism spreads in the West, practitioners view Buddhism less as a religion and more as a way of life. Would you speak to the cultural implications of Buddhism, particularly vajrayana Buddhism?
JKR: This is another level of discussion. It is very true that Buddhism is a way of living, an art of living we could say. But practitioners who fall into thinking “Oh Buddhism is a way of living, therefore I’m not going to view it as a religion” may be mistaken. Let me clarify this very carefully.
Buddhism in its essence is not a theistic religion, per se. But when we talk about Buddhism as a way of living, we’re really talking about ourselves: who we are, what our potentials are, and the need to generate the wisdom to discern between negative tendencies, habitual patterns, and neuroses versus the basic nature, which we say is fundamentally pure. We are talking about using this wisdom courageously to transform the coverings of veils of ignorance, to genuinely bring forth our most precious fundamental basic goodness.
Now if you are a person of very superior acumen and you can do this out of your own mindfulness, awareness, and realization, very good. This is what Buddhism fundamentally is talking about and this is why we call it a way of life. However, only you can judge how much of that wisdom you are able to generate mindfully, without falling into the many levels of neurosis that we usually get stuck in.
Likewise, the courage that brings us out of the quagmire of delusion and neurosis is faith and devotion. But truthfully speaking, while we’d all like to believe we have tremendous faith and devotion to our basic nature, we forget about it more often than is good for us.
Because this world we live in is all about concepts and designations, we are very dependent on outer sources of refuge. And so the whole presentation of buddhadharma as a religion has, in eastern cultures, had tremendous value and usefulness, in that having this external source of refuge has given people tremendous strength, courage, protection, and reminders.
With the westernization of Buddhism, many people talk about their basic nature: “Being able to realize my fundamental nature is the pith, it’s the essential thing that Buddhism teaches. I’ll just stay on track with that. I don’t want to get into all those other aspects of ‘eastern culture.’” This seems quite right if you have the ability to do so. Only you can be the judge of this for yourself.
Truthfully speaking, we ordinary human beings are very reliant on outer sources. To feel happy, we rely on outer characteristics; and so many outer sources are the causes of our feeling sad. It is crucial, therefore, to have the courage to develop basic awareness, to surrender to the Three Jewels, to take refuge in the Three Roots, and to have devotion and faith.
This is an aspect of Buddhism that the western culture seems to have a low opinion of, without really realizing how very helpful it is. Of course, like any skillful method, this aspect of Buddhism must be used correctly. Otherwise, it does become an orthodox system of belief. That’s the downside of it.
But having an overly optimistic sense of confidence in the potential of a seed before it becomes a fully fruitioned tree can also set you back. You want to trust your basic nature, but so often you forget about it. Meanwhile you refuse to depend on any sort of external refuge. This crucial point has to be understood. (To be continued)