
Nguyện hồi hướng công đức Cố Huynh Trưởng
Nguyên Từ Nguyễn Đức Thương (1934 – 2023),
Nguyên Ủy Viên Giáo Dục Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Trên Thế Giới;
Nguyên Ủy Viên Nghiên Huấn Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN.
Đã hơn một nghìn chín trăm năm kể từ khi Phật giáo truyền bá vào Trung Quốc. Như vậy, mối quan hệ giữa Phật giáo và Trung Quốc rất gần gũi. Sự phát triển của Phật giáo dung hóa và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Trên thực tế, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo của người Trung Quốc.
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, và những đặc điểm của văn hóa Ấn Độ đôi khi không dễ hiểu đối với người Trung Quốc. Các truyền thống Trung Quốc đã ảnh hưởng và sửa đổi một số thực hành, rồi những thực hành này đã đi chệch khỏi lời dạy của Đức Phật. Kết quả là, thật không may, có nhiều hiểu lầm về Phật giáo ở Trung Quốc giữa những người theo đạo Phật và những người không theo đạo Phật.
Rất dễ hiểu lầm đạo Phật nếu người ta không biết gì về nguồn gốc. Một số tín đồ có thể thực hành các nghi lễ văn hóa mà không hề biết đến giáo lý của Đức Phật. Kết quả là, những người tin vào “Phật giáo” có thể không thực sự tuân theo lời dạy của Đức Phật, và những người chỉ trích Phật giáo có thể không thực sự chỉ trích những gì Đức Phật đã dạy. Vì vậy, tôi hy vọng cuộc nói chuyện này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn!
- Hiểu lầm phát sinh từ lời dạy.
Lý thuyết giáo lý của Đức Phật rất thâm sâu. Một số người không hiểu ý nghĩa của nó và có thể chỉ biết nó một cách hời hợt. Sau khi nghe một vài cụm từ, họ có thể bắt đầu giải thích cho những người khác theo cách riêng của họ. Kết quả là, một số lời giải thích mà mọi người kể lại, có thể không chính xác về lời dạy của Đức Phật. Những hiểu lầm phổ biến nhất là về các giáo lý: “đời là bể khổ”, “thế tục” và “tánh không”. Vì vậy, bây giờ hãy thảo luận riêng về các thuật ngữ này:
a) Đời là bể khổ
Đức Phật dạy chúng ta rằng “Đời là Khổ”. Ai không hiểu được Sự thật về điều này có thể nghĩ rằng cuộc đời thật vô nghĩa và trở nên tiêu cực, bi quan. Trên thực tế, lý thuyết này thường bị hiểu lầm. Mọi người trong xã hội và ngay cả một số Phật tử đang bị mắc kẹt trong quan điểm sai lầm và u ám này.
Khi chúng ta gặp các hiện tượng, và có cảm giác chán ghét, lo lắng hay đau đớn, chúng ta nói rằng có “khổ”. Không nên khái quát hóa điều này thành “cả đời là bể khổ”, bởi lẽ hạnh phúc ở đời cũng có muôn vàn! Tiếng ồn làm phiền nhưng giai điệu tuyệt vời mang lại hạnh phúc. Khi một người đau ốm, nghèo khổ, xa cách những người thân yêu, người ta có đau khổ. Nhưng khi một người khỏe mạnh, giàu có, cùng với gia đình, thì người đó rất hạnh phúc. Đau khổ và hạnh phúc tồn tại trong mọi hiện tượng. Thực ra ở đâu có hạnh phúc thì ở đó có đau khổ. Chúng tương phản với nhau. Nếu chúng ta chỉ nói rằng cuộc sống là đau khổ khi mọi thứ không diễn ra theo ý muốn của chúng ta thì thật ngu muội.
Đức Phật dạy: “Đời là bể khổ”, “đau khổ” có nghĩa là gì? Kinh nói: “Vô thường nên khổ”. Mọi thứ đều vô thường và có thể thay đổi. Đức Phật nói rằng đời là khổ vì nó vô thường và luôn thay đổi. Ví dụ, một cơ thể khỏe mạnh không thể trường tồn mãi mãi. Nó sẽ dần trở nên yếu ớt, già nua, ốm yếu và chết. Một người giàu có không thể duy trì sự giàu có của mình mãi mã, đôi khi có thể trở nên nghèo khó. Quyền lực và địa vị cũng không kéo dài lâu, cuối cùng người ta sẽ mất chúng. Từ điều kiện thay đổi và bất ổn này, mặc dù có hạnh phúc và niềm vui, nhưng chúng không trường tồn và tối hậu. Khi những thay đổi đến, đau khổ phát sinh.
Như vậy, Đức Phật nói đời là bể khổ. Khổ có nghĩa là bất toại nguyện, vô thường và bất toàn. Nếu một Phật tử tu tập không hiểu được ý nghĩa thực sự của “khổ” và nghĩ rằng cuộc sống không hoàn hảo và tối hậu, họ sẽ trở nên tiêu cực và bi quan trong quan điểm sống của mình. Những người thực sự hiểu lời Phật dạy sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác. Chúng ta nên biết rằng thuyết “Đời là bể khổ” mà Đức Phật dạy là để nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời không phải là tối hậu và trường tồn, do đó chúng ta nên cố gắng hướng tới Phật quả – một cuộc đời trường tồn và viên mãn.
Điều này cũng giống như một người bị bệnh. Người ta phải biết rằng mình bị bệnh trước khi muốn tìm kiếm sự điều trị của bác sĩ. Chỉ khi đó bệnh mới có thể được chữa khỏi. Tại sao cuộc đời không phải là rốt ráo, thường hằng và đầy đau khổ? Phải có một nguyên nhân cho sự đau khổ. Một khi đã biết nguyên nhân của đau khổ, người đó sẽ cố gắng hết sức để loại bỏ nguyên nhân đó, và do đó sẽ chấm dứt đau khổ và đạt được an lạc cũng như hạnh phúc tối thượng.
Người Phật tử tu hành nên y theo lời Phật dạy mà tu tập, chuyển kiếp bất toàn bất thiện này thành một kiếp rốt ráo viên mãn. Sau đó, sẽ đến một trạng thái của niềm vui, nhân cách và sự thanh khiết vĩnh viễn.
Thường có nghĩa là trường tồn, hỷ có nghĩa là an lạc và hạnh phúc, nhân có nghĩa là tự do và không dính mắc, thanh tịnh có nghĩa là trong sạch. Mục đích cao nhất của đạo Phật không phải chỉ là vượt qua khổ đau của cuộc đời mà là chuyển hóa cuộc đời đau khổ này thành một cuộc đời thường hằng an lạc, hỷ lạc, tự do và thanh tịnh. Đức Phật cho chúng ta biết nguyên nhân của đau khổ và hướng dẫn chúng ta cố gắng hướng tới mục tiêu. Giai đoạn thường hằng, an vui, nhân cách và thanh tịnh là một hiện tượng lý tưởng tối thượng. Nó tràn đầy ánh sáng và hy vọng. Đó là một giai đoạn mà tất cả chúng ta đều có thể đạt được. Làm sao có thể nói rằng đạo Phật là tiêu cực và bi quan?
Mặc dù không phải tất cả các Phật tử tu tập đều có thể đạt đến điểm thực hành cao nhất này, nhưng vẫn có lợi ích vô biên khi biết lý thuyết này. Hầu hết mọi người đều biết rằng họ phải cố gắng làm điều tốt khi còn nghèo, nhưng khi họ trở nên giàu có, họ lại quên đi tất cả, chỉ nghĩ đến sự hưởng thụ của bản thân và từ đó lầm đường lạc lối.
Người Phật tử tu tập nên nhớ không chỉ phấn đấu khi nghèo khổ, khó khăn mà phải chánh niệm khi đang hưởng thụ, vì hạnh phúc không trường tồn. Nếu không phấn đấu hướng thiện thì sẽ thoái hóa, sa ngã rất nhanh. Lời dạy “Đời là bể khổ” nhắc nhở chúng ta đừng chỉ mong hưởng thụ mà đi sai đường. Đây chính là ý nghĩa quan trọng trong giáo lý “Đời là bể khổ” mà Đức Phật đã dạy.
(6) Common Buddhist Misunderstandings
* Translated by Neng Rong, edited by Mick Kiddle, proofread by Neng Rong. (19-6-1995)
It has been more than one thousand and nine hundred years since Buddhism spread to China. Thus, the relationship between Buddhism and China is very close. The development of Buddhism influenced, and was influenced by Chinese culture. In fact Buddhism became a religion of the Chinese.
Buddhism originated from India, and the special characteristics of the Indian culture were sometimes not easy for the Chinese to understand. The Chinese traditions influenced and modified some of the practices, and these deviated from the teaching of the Buddha. As a result, there are unfortunately many misunderstandings about Buddhism in China among the Buddhists and non-Buddhists.
It is very easy to misunderstand Buddhism if one knows nothing about its origins. Some followers may practice the cultural rituals without ever knowing Buddha’s teachings. As a consequence, those who believe in “Buddhism” may not really be following the Buddha’s teachings, and those who criticise Buddhism may not actually be criticising what the Buddha taught. So I hope this talk may help everyone gain a better understanding!
1. Misunderstanding that arises from the teachings.
The theory of the Buddha’s teaching is very profound. Some people do not understand its meanings and may only know it superficially. After listening to a few phrases, they may start to explain to the others in their own way. As a result, some explanations people tell, may not be accurate teachings of the Buddha. The most common misunderstandings are about the teachings: “life is suffering”, “out-worldly” and “emptiness”. So now lets discuss these terminologies separately:
a) Life is suffering
The Buddha told us that “Life is Suffering”. One who does not understand the Truth of this may think that life is meaningless and become negative and pessimistic. Actually, this theory is commonly misunderstood. People in society and even some Buddhists are trapped in this wrong and gloomy view.
When we encounter phenomena, and have a feeling of dislike, worry or pain, we say that there is “suffering”. This should not be generalised to “all life is suffering”, because there is also a lot of happiness in life! Noises are disturbing but nice melodies bring happiness. When one is sick, poor, separated from loved ones, one has suffering. But when one is healthy, wealthy, together with one’s family, one is very happy. Suffering and happiness exist in all phenomena. Actually where there is happiness, there will be suffering. They are in contrast with each other. If’ we only say that life is suffering when things do not go according to our wish we are rather foolish.
The Buddha says, “Life is suffering”. What does “suffering” mean? The sutras say: “Impermanence therefore suffering”. Everything is impermanent and changeable. The Buddha says that life is suffering because it is impermanent and ever-changing. For example, a healthy body cannot last forever. It will gradually become weak, old. sick and die. One who is wealthy cannot maintain one’s wealth forever. Sometimes one may become poor. Power and status do not last as well, one will lose them finally. From this condition of changing and instability, although there is happiness and joy, they are not ever lasting and ultimate. When changes come, suffering arises.
Thus, the Buddha says life is suffering. Suffering means dissatisfaction, impermanence and imperfection. If a practising Buddhist does not understand the real meaning of “suffering” and think that life is not perfect and ultimate, they become negative and pessimistic in their view of life. Those who really understand the teaching of the Buddha will have a totally different view. We should know that the theory of “Life is suffering” taught by the Buddha is to remind us that life is not ultimate and lasting, and hence we should strive towards Buddhahood — a permanent and perfect life.
This is similar to one who is sick. One must know that one is sick before wanting to seek the doctor’s treatment. Only then can the sickness be cured. Why is life not ultimate and permanent and full of suffering? There must be a cause for the suffering. Once one knows the cause of suffering, one will try one’s best to be rid of the causes, and hence end the suffering and attain ultimate peacefulness and happiness.
A practising Buddhist should practice according to the Buddha’s instruction, and change this imperfect and non-ultimate life to a ultimate and perfect one. Then would come a state of permanent joy, personality, and purity.
Permanent means ever-lasting, joy means peacefulness and happiness, personality means freedom and non-attachment, purity means cleanliness. This highest aim of Buddhism is not only to break through the suffering of life but to transform this suffering life into a life that has permanent peacefulness, joy, freedom and purity. The Buddha told us the cause of suffering and instructed us to strive towards the goal. The stage of permanent, joy, personality and purity is an ultimate ideal phenomena. It is full of brightness and hope. It is a stage that is attainable by all of us. How can we say that Buddhism is negative and pessimistic?
Although not all practising Buddhists are able to attain this highest point of practice, there is still boundless benefit in knowing this theory. Most people know that they have to strive to do good when they are poor, but once they become rich, they forget about everything, and only think about their own enjoyment and hence walk towards the wrong path foolishly.
A practising Buddhist should remember to strive not only when one is poor and in difficulties, but should also be mindful when one is enjoying, because happiness is not permanent. If one does not strive towards the good, they will degenerate and fall very quickly. The teaching of “Life is suffering” reminds us not to look forward for enjoyment only and go the wrong way. This is the important implication in the teaching of “Life is suffering”, taught by the Buddha.
5 thoughts on “Neng Rong* | Nguyên Từ dịch Việt: Những hiểu lầm thông thường về Phật giáo | Bài 1: “Đời là bể khổ” (Life is suffering)”