
Nguyện hồi hướng công đức Cố Huynh Trưởng
Nguyên Từ Nguyễn Đức Thương (1934 – 2023),
Nguyên Ủy Viên Giáo Dục Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Trên Thế Giới;
Nguyên Ủy Viên Nghiên Huấn Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN.
c. Tính không.
Đức Phật nói rằng mọi thứ vốn là “không”. Một số nghĩ rằng cái này trống rỗng, cái kia trống rỗng, hay mọi thứ đều trống rỗng. Vì mọi thứ đều trống không và vô nghĩa, người ta không cần phải quan tâm làm điều ác hay điều thiện. Những người này hiểu khái niệm đó một cách mơ hồ và sống một cuộc sống buông lung. Thật ra, “tính không” trong đạo Phật là triết lý thâm sâu nhất. Chư Phật và Bồ Tát là những người đã chứng ngộ chân lý tánh không. “Tánh không” không có nghĩa là không có gì cả, trái lại, nó bao gồm tất cả. Thế gian là thế gian, cuộc sống là cuộc sống, đau khổ là đau khổ, hạnh phúc là hạnh phúc, mọi thứ đều hiện hữu.
Trong đạo Phật, có giáo lý rõ ràng về điều gì là đúng hay sai, tốt hay xấu, hay nhân quả. Con người nên từ bỏ điều sai và chuyển hướng đến điều đúng, tránh xa điều ác và làm nhiều điều tốt hơn. Người làm lành thì được quả lành, tu hành thì được quả vị Phật. Đây là nhân và quả. Nếu chúng ta nói rằng tất cả đều trống rỗng, thì tại sao chúng ta thực hành lời dạy của Đức Phật? Nếu có nghiệp, thiện ác, phàm nhân và thánh nhân, thì tại sao Phật lại nói vạn vật đều không? Ý nghĩa của tánh Không là gì?
Vạn vật hiện hữu do nhân duyên và không có một bản sắc thực sự hay bất biến của chính nó. Vì vậy, chúng là “rỗng không”. Đúng và sai, thiện và ác, cũng như cuộc sống không phải là vĩnh viễn và vô thường. Chúng tồn tại do nguyên nhân và điều kiện. Vì sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào nhân và điều kiện, nên chúng tiếp tục thay đổi theo sự thay đổi của nhân và điều kiện. Chúng không có hình thức vĩnh viễn, và do đó chúng “rỗng không”.
Ví dụ, khi một người đối diện với một tấm gương, sẽ có một hình ảnh trong gương. Hình ảnh được tạo ra bởi các điều kiện khác nhau. Nó không phải là một điều có thật. Dù nó không có thật, nhưng nó rất rõ ràng khi chúng ta nhìn thấy nó. Chúng ta không thể nói rằng nó không tồn tại. Khái niệm “tánh không” dựa trên sự thật này rằng mọi thứ phát sinh do nguyên nhân và điều kiện. Vì vậy, khi Đức Phật nói rằng mọi thứ đều trống rỗng, Ngài ngụ ý rằng mọi thứ phát sinh do nguyên nhân và điều kiện. Một Phật tử tu tập phải chứng ngộ kinh nghiệm tánh không và hiểu sự hiện hữu của luật nhân quả, thiện và bất thiện. Sự chứng ngộ viên mãn hai chân lý là tánh không và hiện hữu là đồng thời.
* Feature images: Nguyễn Trần Trí
(6) Common Buddhist Misunderstandings
* Translated by Neng Rong, edited by Mick Kiddle, proofread by Neng Rong. (19-6-1995)
c. Emptiness
The Buddha says that everything is “empty”. Some think that this is empty, that is empty, or everything is empty. Since everything is empty, and meaningless, one does not need to do either evil or good. These people understand the concept vaguely, and lead an aimless life. In fact, “emptiness” in Buddhism is the most profound philosophy. The Buddhas and Bodhisattvas are the people who have realised the truth of emptiness. “Emptiness” does not mean nothing at all, in contrast, it includes everything. The world is world, life is life, suffering is suffering, happiness is happiness, everything does exist.
In Buddhism, there is clear teaching as to what is right or wrong, good or evil, or cause and effect. One should turn away from the wrong one and redirect to the right one, refrain from evil and do more good. Those who do good will gain good effect, and if one practices one may attain Buddhahood. This is the cause and effect. If we say that everything is empty, then why are we practising the teaching of the Buddha? If there exist the karma, good and evil, worldly people and saint, then, why does the Buddha say that everything is empty? What is the meaning of emptiness?
Things exist due to causes and conditions and do not have a real and unchangeable identity of itself. Thus, they are “empty”. The right and wrong, good and evil, and the life are not permanent and unchangeable. They exist due to causes and conditions. Since their existence is dependent on causes and conditions, they continue to change with the changes of the causes and conditions. They do not have a permanent form, and therefore they are “empty”.
For example, when one is facing a mirror, there will be an image in the mirror. The image is produced by various conditions. It is not a real thing. Although it is not real, it is very clear when we see it. We cannot say that it does not exist. The concept of “emptiness” relies on this truth that things arise due to causes and conditions. Thus, when the Buddha says that everything is empty, he is implying that everything arises due to causes and conditions. A practising Buddhist must realise and experience emptiness and understand the existence of the Law of cause and effect, good and evil. The perfect realisation of the two truths is that emptiness and existence are equivalent.
2 thoughts on “Neng Rong* | Nguyên Từ dịch Việt: Những hiểu lầm thông thường về Phật giáo | Bài 3: Tính không”