
The example of the Buddha’s life is applicable because he started out in basically the same kind of life that we lead, with the same confusion. But he renounced that life in order to find the truth. He went through a lot of religious “trips.” He tried to work with the theistic world of the Hinduism of the time, and he realized there were a lot of problems with that. Then, instead of looking for an outside solution, he began working on himself. He began pulling up his own socks, so to speak, and he became a buddha. Until he did that, he was just a wishy-washy spiritual tripper. So taking refuge in the Buddha as an example is realizing that our case history is in fact completely comparable with his, and then deciding that we are going to follow his example and do what he did. ~ Chögyam Trungpa
“Chúng ta có thể áp dụng điển hình về cuộc đời đức Phật; bởi vì từ căn bản, cuộc đời ngài đã khởi đầu giống hệt như cuộc đời chúng ta, tức cũng bắt đầu bằng sự mê mờ. Thế nhưng ngài đã từ bỏ cuộc sống đó để tìm ra sự thật. Ngài đã trải qua nhiều cuộc ‘hành trình’ tâm linh, đã cố gắng hòa mình vào thế giới hữu thần của Ấn giáo đương thời, và đã nhận ra thế giới đó vẫn còn rất nhiều vấn đề. Vì thế, thay vì tìm kiếm một giải pháp ở bên ngoài, ngài đã bắt đầu từ chính bản thân mình. Ngài bắt đầu tự cải thiện bản thân, có thể nói như thế, và đã trở thành một buddha. Trước khi đạt đến điều này, ngài cũng chỉ là một lữ khách tâm linh yếu ớt. Vì thế quy y Phật, chọn ngài làm tấm gương soi, chính là ý thức rằng bệnh án của chúng ta thì hoàn toàn tương đương với bệnh án của ngài; và chúng ta quyết định đi theo dấu chân ngài và làm những gì ngài đã làm.” ~ Đạo Sinh Việt dịch
* Tựa do Sen Trắng đặt
Đôi dòng về tác giả: Chogyam Trungpa Rinpoche (1940-1987) được công nhận là người đóng một vai trò then chốt trong việc truyền bá Phật pháp chân chính đến phương Tây. Là một trong những vị giáo thọPhật giáo người Tây tạng đến Hoa kỳ, Ngài đã sáng lập trường đại học Naropa ở Boulder, tiểu bang Colorado, và một tổ chức có khoảng 200 trung tâm thiền, có tên là Quốc tế Shambhala (Shambhala International) trên khắp thế giới. Ngoài những tác phẩm bán chạy nhất về Phật giáo, như là Cắt Đứt Nguồn Vật Chất Tâm Linh và Huyền Thoại của Tự Do, Ngài là tác giả của 2 quyển sách về truyền thống hiệp sĩ Shambhala: Shambhala: Con Đường Thiêng Liêng của Hiệp Sĩ, và Mặt Trời Đông Vĩ Đại: Tuệ Giác của Shambhala. (Nguồn: Trích từ “Tác Phẩm Chọn Lọc của Chogyam Trungpa, Tập 3,”do Carolyn Rose Gimian làm chủ bút và do nhà xuất bản Shambhala phát hành năm 2003.)