
“Ca-diếp, khi cái tương tợ với Chánh pháp xuất hiện trên đời thì lúc đó sự biến mất của Chánh pháp xảy ra. Không phải yếu tố đất làm Chánh pháp biến mất, không phải yếu tố nước làm Chánh pháp biến mất, không phải yếu tố lửa làm Chánh pháp biến mất, không phải yếu tố gió làm Chánh pháp biến mất. Nhưng khi những kẻ NGU SI VÔ DỤNG ĐÓ XUẤT HIỆN Ở NGAY ĐÂY thì chúng làm Chánh pháp này biến mất. Ca-diếp, chiếc thuyền chìm ngay tức khắc; nhưng sự biến mất của Chánh pháp không xảy ra như thế.” ~ PTS: S ii 224
——————–
GHI CHÚ của người dịch: Đây là một trong những lời dạy cực kỳ quan yếu của đức Phật, được bảo lưu trong tất cả các Tam Tạng Kinh điển đang lưu hành trên thế giới ngày nay, từ Tam Tạng tiếng Pali, Sanskrit, cho đến Tây Tạng, Hán, Anh, Cao Ly, v.v. Sỡ dĩ được xem như quan yếu vì có liên quan đến sự lãnh thọ và phụng hành của Phật tử.
Từ xa xưa Pháp Phật đã được ví như những cơn mưa (pháp vũ). Tuy mưa rơi ở nhiều vùng khác nhau, vào những thời khắc khác nhau, nhưng đều có chung một vị (flavor): đó là vị Giải Thoát. Tuy nhiên, vì nghiệp lực của chúng sinh sai biệt nên sự lãnh thọ cũng sai biệt.
Những ai biết trân quý Pháp thì thái độ lãnh thọ sẽ khác. Cũng giống như người biết quý nước mưa thì họ sẽ hứng nước trong cái bình chứa trang trọng nhất, đẹp nhất, sạch sẽ nhất mà họ có. Đối với một số Phật tử thì điều này đã xảy ra trong thực tế: trước khi đọc kinh, họ cố gắng tận dụng mọi điều kiện có được để có thể nhận được Pháp nhiều nhất, chẳng hạn như giữ cho thân tâm thanh tịnh; cúng dường hương, trầm, hoa, quả, thực phẩm, v.v., để niệm ân chư Phật, chư Đại Bồ-tát, chư Thánh Hiền Tăng đã tuyên thuyết và hoằng truyền Chánh Pháp để đến bây giờ họ có thể lãnh thọ; và để dễ dàng định tâm họ sử dụng tiếng mõ làm nhịp, tiếng chuông thức tỉnh những khi đọc kinh mà bị hôn trầm. Có những người thiếu phước, hoặc tập khí thuộc chúng sinh tánh còn qua mạnnh, khi biết thế, đã không những không tán dương mà còn sinh tâm phỉ báng…
Ngược lại có những người không biết trân quý Pháp, hoăc xem Pháp như một loại tài nguyên (resources) nào đó, có thể sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu vô minh của tự ngã, nên sự đón nhận Pháp của họ sẽ khác. Họ chẳng quan tâm đến các phẩm tánh cao quý của Pháp mà chỉ mong cầu số lượng càng nhiều càng tốt; vì thế mà chẳng quan tâm đến bản thân có phải là loại Pháp khí thanh tịnh hay không thanh tịnh. Vì thế, Pháp vũ mà họ nhận được, từ chỗ thanh tịnh giải thoát đã trở thành hỗn tạp với những cấu uế từ trong những “bình chứa” ô nhiễm của họ. Kết quả là khi vô tình hoặc cố ý tìm cách”đăng đàn thuyết Pháp” cho người khác thì chẳng những tự thân họ đã không có lợi lạc gì mà còn khiến cho các Phật tử thiếu phước có nguy cơ đọa lạc nếu tin tưởng điều họ nói mà tu hành. Bởi vì những gì họ nói ra, xét về Tướng thì họ cũng “đường đường Tăng tướng, dung mạo khả quan”, ngôn từ sử dụng cũng toàn là các thuật ngữ Phật học; nhưng Thể của “Pháp” thì đã không còn là Chánh Pháp; và Dụng của “Pháp” thì chỉ khiến thính chúng đọa lạc chứ chẳng phải giải thoát. Vì thế, nên Phật mới dạy “đó là Tương Tợ Pháp chứ không phải Chánh Pháp.”
Từ đó người học hiểu thêm được một điều mà xưa nay không ít người hiểu lầm: Đó là, “mạt pháp” là một khái niệm có thật trong PG. Tuy nhiên, khái niệm này được dùng để chỉ cho loại “Pháp” tương tợ với Chánh Pháp, được những người không phải là Phật tử chân chính tuyên truyền. Riêng với những ai biết trân quý Pháp, biết Pháp là “chiếc bè”, là phương tiện duy nhất” có thể dẫn tới bến bờ giải thoát, thì Chánh Pháp không bao giờ “mạt”, giống như nước mưa được đựng trong một bình chứa thanh tịnh thì muôn đời vẫn là nước mưa. Hơn nữa, Pháp là những nguyên lý, không chỉ dành cho thế gian mà xuất thế gian, nên không có sinh-diệt, thinh-suy, v.v., như chính bản thân Phật đã từng tuyên bố: “Ta có thị hiện hay không thì Pháp vẫn vận hành như thế như thế. (pháp nhĩ như thị)”.
—————
For reference:
“Na tāva kassapa, saddhammassa antaradhānaṃ hoti, yā ca na saddhammapatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho kassapa, saddhammapatirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti. Seyyathāpi kassapa, na tāva jātarūpassa antaradhānaṃ hoti. Yā ca na jātarūpapatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho kassapa, jātarūpapatirūpakaṃ loke uppajjati, atha jātarūpassa antaradhānaṃ hoti. Evameva kho kassapa, na tāva saddhammassa antaradhānaṃ hoti, yā ca na saddhamma-patirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho kassapa saddhamma-patirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti. Na kho kassapa, paṭhavīdhātu saddhammaṃ antaradhāpeti na āpodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti na tejodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti. Na vāyodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti. Atha kho idheva te uppajjanti moghapurisā ye imaṃ saddhammaṃ antaradhāpenti. Seyyathāpi kassapa, nāvā ādikeneva opilavati, na kho kassapa, evaṃ saddhammassa antaradhānaṃ hoti.” (PTS: S ii 224)
佛言:「如是,迦葉!命濁、煩惱濁、劫濁、眾生濁、見濁,眾生善法退減故,大師為諸聲聞多制禁戒,少樂習學,迦葉。譬如劫欲壞時,真寶未滅,有諸相似偽寶出於世間;偽寶出已,真寶則沒。如是,迦葉!如來正法欲滅之時,有相似像法生;相似像法出世間已,正法則滅。譬如大海中,船載多珍寶,則頓沈沒;如來正法則不如是漸漸消滅。如來正法不為地界所壞,不為水、火、風界所壞,乃至惡眾生出世,樂行諸惡、欲行諸惡、成就諸惡,非法言法、法言非法、非律言律、律言非律,以相似法,句味熾然,如來正法於此則沒。(T2n99_32, tr 226c01)