
Có vẻ những điều được chia sẻ trong bài này thật đơn giản. Nhiều anh chị em trong chúng ta sẽ nói rằng “Tôi đã biết rồi”. Thật vậy, nó đơn giản! Tuy nhiên để thực hiện điều này trước hết đòi hỏi một nhận thức. Tôi muốn nói đến nhận thức chung của thế hệ trẻ GĐPT trên toàn thế giới, thông qua nội dung đào tạo của các cấp hướng dẫn. Làm sao để “giải thoát” các thành viên áo lam ra khỏi khái niệm “chịu huấn luyện để được huấn luyện” hay “Chịu hướng dẫn để được hướng dẫn” v.v, các trưởng “trẻ” cần phải “chịu” đến bao giờ, thể hiện qua phương pháp và nội dung đào tạo hiện nay xuyên suốt 4 trại và 4 bậc và sự ràng buộc chồng chất của 4 cấp? Trong khi “chịu” ở đây đúng với nguyên nghĩa đào tạo của GĐPT, là với chính bản thân? Vì vậy, cần đề cao và thúc đẩy thế hệ trẻ với nhận thức chính mỗi anh chị luôn là những người đi đầu, dẫn đường của công cuộc thay đổi tổ chức chứ không ai khác, luôn là điều cần thiết. Các cấp (Ban) hướng dẫn chịu trách nhiệm điều phối tài nguyên một cách hợp lý chứ không thể ôm đồm và kiểm soát nó, vô hình trung bằng những quy chế của tổ chức vốn cũng đang đứng trước những thử thách đổi mới.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Làm thế nào những người trẻ
có thể thay đổi thế giới?
Mẹo hàng đầu cho các nhà hoạt động thanh niên
Cùng với em gái, Melati Wijsen sáng lập “Bye Bye Plastic Bags” ở Bali, khi cô chỉ mới 12 tuổi.
Nội dung bài giới thiệu này, là những lời chia sẻ của cô cho các nhà hoạt động thanh niên khác với hy vọng thúc đẩy sự thay đổi. Với Melati, cô tin rằng thế hệ của mình có tiềm năng to lớn để trở thành những người tạo ra sự thay đổi.
Tổ chức này gợi ý và vận đông cho một xã hội không sử dụng túi ni lông, được xem là nguyên liệu gây hại cho đời sống con người. Nó đồng thời là cuộc vận động cho một thế giới mà mọi người – đặc biệt là những người trẻ tuổi – cảm thấy được trao quyền để hành động chính đáng.
Gần đây, cô ấy cũng đồng sáng lập YOUTHTOPIA, một nền tảng giáo dục dành cho những người trẻ tuổi sẵn có ướt vọng thực hiện những đổi thay tốt đẹp cho tha nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cô đã đưa ra những lời khuyên hàng đầu cho các nhà hoạt động trẻ muốn thúc đẩy sự thay đổi và giải thích lý do tại sao cô ấy nghĩ thế hệ của mình đã sẵn sàng tạo ra sự khác biệt.
Sẵn sàng thay đổi
“Tôi rất hào hứng và hãnh diện với hầu hết mọi thứ khi nói đến thế hệ của chúng tôi,” cô nói. “Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể đợi cho đến khi chúng tôi lớn hơn và vì vậy chúng tôi đang dẫn đầu bằng cách làm gương chứ không cần đợi sự cho phép.
“Tôi nghĩ với tư cách là một thế hệ, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không có thời gian xa xỉ, rằng chúng tôi cần bắt đầu đi đầu với những tấm gương từ cơ sở trở lên.”
Xác định lại giá trị của chúng ta
Đối với các nhà hoạt động thanh niên, để đạt được sự thay đổi có tác động vào năm 2021 đòi hỏi giáo dục và trao đổi kiến thức, nhưng cũng phải thay đổi tư duy của chúng ta, Wijsen tin tưởng.
Cô giải thích: “Điều quan trọng là nhận thức, nghĩa là cần điều chỉnh và xác định lại các chuẩn mực và giá trị của mình, vì vậy chúng tôi xác định mục đích của mình và chúng tôi có thể đưa ra quyết định dựa trên những giá trị đó”.
Metali đưa ra ví dụ về môi trường, nơi chúng ta không đặt đủ giá trị vào Mẹ Thiên nhiên. Cô ấy nói rằng năm 2020 là thời điểm đã thách thức chúng ta và suy ngẫm về cách chúng ta đánh giá mọi thứ. “Thực sự không có lựa chọn nào khác.”
Mẹo hàng đầu cho các nhà hoạt động thanh niên
“Tôi biết rằng để bắt đầu một cái gì đó có thể cực kỳ khó khăn, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ”, cô nói.
Đó là một trong những lý do Melati thành lập YOUTHTOPIA, nhằm tập hợp những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới lại với nhau, chia sẻ ý tưởng, để “nhấc điện thoại lên và nói: ‘Này, hôm nay chúng ta sẽ thay đổi thế giới như thế nào?'”
Lời khuyên của cô cho các nhà hoạt động thanh niên khác với hy vọng thay đổi thế giới?
1. Hãy tích cực tham gia vào cộng đồng tập thể
“Chà, trước hết, bạn luôn phải thực hiện nghiên cứu của mình, bởi vì điều quan trọng là bạn phải hiểu những gì đang xảy ra cục bộ trong khu vực của bạn. Ai là những người đóng vai trò quan trọng? Ai là những người mà bạn thực sự cần để thuyết phục những người đang ngăn cản thay đổi cần xảy ra? “
Sự tham gia của cộng đồng ngay từ khi bắt đầu các dự án là điều quan trọng đối với các nhà hoạt động thanh niên. Cô giải thích, “giúp họ thực sự làm chủ dự án để sự thay đổi lâu dài”.
Cô ấy nói rằng điều quan trọng là bạn phải rõ ràng những gì bạn muốn đạt được. Và bạn không thể làm điều đó một mình: “Xây dựng đồng đội xung quanh bạn.”
2. Tạo không gian để thay đổi
Điều quan trọng là tạo khoảng trống trong cuộc sống hàng ngày để thay đổi và nhường chỗ cho hoạt động tích cực vào thời gian rảnh rỗi. “Tuổi thơ bình thường trông như thế nào?”
Lớn lên ở Bali, Melati thường dành thời gian để chơi bóng đá và đi biển, cũng như tham gia vào các hoạt động bằng cách thu thập chữ ký.
“Tôi cũng đã dọn dẹp bãi biển và sau đó chúng tôi sẽ đi lướt sóng. Vì vậy, đó là việc tạo ra những không gian… Tôi thật lòng khuyến khích [các nhà hoạt động thanh niên] làm theo ý tưởng, ý thích của họ và thực sự biến chúng thành hiện thực.”
3. Học bằng cách thực hành
Đơn giản – Wijsen giải thích – “Học bằng cách thực hành và học từ những sai lầm” luôn là điều quan trọng.
“Không có sai lầm nào là sai lầm. Đó chỉ là sai lầm nếu bạn không học hỏi từ nó”, cô nói, đây là triết lý mà cô tin tưởng từ sự truyền đạt của cha mẹ mình.
4. Hãy vui vẻ khi bạn làm điều đó
“Hãy nghiêm túc với sự thay đổi, nhưng đừng quên vui chơi”, cô kết luận. “Thế hệ của chúng tôi có khả năng sáng tạo này để kết nối các dấu chấm và đưa các ý tưởng thành hiện thực một cách thú vị và sáng tạo.”
How can young people change the world?
Top tips for youth activists
- Melati Wijsen was just 12-years-old when she co-founded Bye Bye Plastic Bags in Bali.
- She offers her tips for other youth activists hoping to drive change.
- Her generation has great potential to be change-makers, she believes.
Melati Wijsen was just 12-years-old when she founded Bye Bye Plastic Bags with her younger sister in Bali. The organization imagines a world free of plastic bags, but also one where people – in particular, young people – feel empowered to act justly.
More recently she’s also co-founded YOUTHTOPIA, an educational platform for young change-makers.
In a recent interview with the World Economic Forum, she gave her top tips for youth activists wanting to drive change and explained why she thinks her generation is ready to make a difference.
Ready to make change
“I am excited about almost everything when it comes to our generation,” she says. “We know we can’t wait until we’re older and so we’re leading by example and not waiting for permission.
“I think as a generation we understand that we don’t have the luxury of time, that we need to start leading with examples from the grassroots up.”
Redefining our values
For youth activists, achieving impactful change in 2021 requires education and an exchange of knowledge, but also a shift in our mindsets, Wijsen believes.
“What it comes down to is adjusting and redefining our norms and values, so we’re back in touch with our purpose and we’re able to make decisions based on those values,” she explains.
She gives the example of the environment, where we’re not placing enough value on Mother Nature. She says 2020 has challenged us to take pause and reflect on how we value things. “There was really no other option.”
Top tips for youth activists
“I know that to start something can be incredibly daunting, especially at a young age,” she says.
That’s one of the reasons she started YOUTHTOPIA, to bring young people together from around the world, to share ideas, to “literally pick up the phone and say, ‘Hey, how are we going to change the world today?'”
Her advice to other youth activists hoping to change the world?
1. Involve the community
“Well, first and foremost, you always have to do your research, because it’s so important that you understand what is happening locally in your area. Who are the key players? Who are the people that you really need to convince who are preventing the change from happening?”
Involving the community right from the start of projects is vital for youth activists. She explains, “helping them really own the project so that the long-term change is always there”.
It’s important that you’re clear on what it is that you want to achieve, she says. And you can’t do it on your own: “Build a team around you.”
2. Make space to make change
It’s also important to make space in everyday life to demand change, and make room for activism around leisure time. “What does a normal childhood look like?” she asks.
Growing up in Bali, she says she used to make time to play soccer and go to the beach, as well as engaging in activism by collecting signatures.
“I also had beach cleanups and then afterwards we’d go for a surf. So it’s about creating these spaces… actually encouraging [youth activists] to follow their ideas and actually turn them into reality.”
3. Learn by doing
“Learning by doing and learning from mistakes” is important, Wijsen explains.
“No mistake is a mistake. It’s only a mistake if you don’t learn from it,” she says, a philosophy with which she credits her parents.
4. Have fun as you do it
“Be serious about change, but don’t forget to have fun,” she concludes. “Our generation has this creative ability to connect the dots and bring ideas into reality in a fun and creative way.”