
Lời thưa: Một cách chung chung, GĐPT có đề cập đến thái độ “góp phần xây dựng xã hội” và, “góp phần trên tinh thần Phật Giáo” được minh thị ở mục đích của tổ chức. Nhiều năm, phạm trù xã hội này ít được truyền đạt sâu sắc nhằm hướng dẫn các thành viên khái niệm xã hội mà chúng ta nhắm tới cụ thể là gì, trong khi sự biến thiên của xã hội hiện đại thì liên tục và mãnh liệt như một cơn gió lốc. Tự căn bản toàn bộ hoạt động của GĐPT là một công tác xã hội, đồng thời tham gia vào những hoạt động cồng đồng người Việt hải ngoại có chọn lọc phù hợp với “tinh thần Phật giáo” như hiện nay tất nhiên cũng là những hành động “góp phần xây dựng xã hội” đáng khích lệ và cần phát triển. Bài tiểu luận này vì vậy sẽ đóng góp và củng cố thêm cho quý anh chị trưởng khái niệm “hoạt động xã hội”, đặc biệt hình ảnh của một “nhà hoạt động xã hội”, hay “thiện nguyện viên xã hội” mà vô hình trung, hầu như tất cả chúng ta đã và đang đóng vai trò này, điều đó đồng thời cho chúng ta nhận thức rõ rằng, cần phải trang bị cho mình những tố chất nào để hoàn thành nhiệm vụ, dù là nhiệm vụ tự nguyện, chưa kể, chúng ta đang tự khoác lên vai mình trách nhiệm của một nhà giáo dục thanh thiếu niên. Trước đây, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, để đào tạo những cán sự xã hội Phật Giáo với đầy đủ kiến thức chuyên môn khi tham gia vào dòng chính. Ở hải ngoại, liệu chúng ta có thể thu hút lực lượng thành viên áo lam có sẵn kiến thức và kỹ năng chuyên môn đang hoạt động trong mọi lãnh vực xã hội, song song với việc đào tạo những cán sự xã hội thật sự để khai thác tiềm năng “góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo” của lực lượng thanh niên GĐPT mà không lủng củng, lúng túng và lệch lạc. Chương trình đào tạo Huynh trưởng hiện nay hầu như rất thiếu sót nội dung gây ý thức xã hội và kỹ năng hoạt động một cách thực tiễn, nếu có, hầu như chỉ còn trong phạm vi lý thuyết. Hội nghị đầu tiên của Ban Điều Hợp GĐPT Hải ngoại, cố niên trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu có quan tâm đến lãnh vực này, và cố niên trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân những ngày cuối đời, vẫn trăn trở. Hẳn phải có lý do nhất định của nó.
Tài liệu này lược thuật dựa trên bài giảng “Xã hội học Phật giáo – Đức Phật và hoạt động xã hội” (Social work in buddhism – The Buddha and his social works) của câu lạc bộ sinh viên (Mahapanya Vidayalai – Student Club, viết tắt MPV). MPV nằm trong khuôn viên của Đền Thavara, huyện Hat Yai của tỉnh Songkhla, Thái Lan, là một viện trực thuộc của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, (MCU), Bangkok. Chương trình đào tạo Cử nhân Nghiên cứu Phật học, do ngài Anamikaya thành lập, đặt một tầm quan trọng rất cao trong nghiên cứu Phật học và đã dành cả cuộc đời của mình để quảng bá Phật giáo thông qua các công trình giáo dục. Trường Đại học Mahapanya Vidayalai đón nhận các sinh viên nhập học đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và địa phương.
Cuối cùng, chúng tôi vẫn luôn đề nghị một điều cần thiết là quý anh-chị Trưởng trong khi tham khảo bài lược thuật này, cũng nên tham khảo thêm nguyên bản bài ngoại văn nhằm nắm bắt trọn vẹn các chi tiết đã lược giản, kể cả sự thiếu sót trong quá trình biên tập phù hợp hoạt động cho GĐPT.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Đức Phật,
Một Nhà Hoạt Động Xã Hội
Thực tế, trên thế gian này, có rất nhiều người có những nhận định về Đức Phật theo hiểu biết của riêng mình. Có người sùng bái Ngài như một vị “Thần”; có người xem Ngài là một nhân vật vĩ đại, tối cao; người Thầy vĩ đại nhất; người hy sinh tuyệt đối và bất bạo động; một nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại của nhân loại; một người dũng cảm nhất trong số chúng ta…v.v. Đây là cách đặt tên và tạo dựng hình ảnh Đức Thích Tôn của những người theo đạo Phật và cả những ai không theo đạo Phật. Tất cả đều phù hợp nhưng với Mahapanya Vidayalai (MPV)[1], thì nhận xét Đức Phật là “một nhà hoạt động xã hội tuyệt vời”.
Nhưng trước hết, cần hiểu “công tác xã hội là gì?” Công tác xã hội là các hoạt động mà chúng ta thực hiện với tư cách cá nhân, một nhóm, một tổ chức hoặc một cộng đồng cho xã hội nhằm giải quyết các vấn đề an sinh hàng ngày. Nghĩa là mong muốn tất cả cùng giải quyết các vấn đề xã hội ở mọi cấp độ hoàn cảnh kinh tế, nhưng đặc biệt là cho những người nghèo và bệnh tật. Công tác xã hội là một nhiệm vụ dành cho những người mang ước vọng giúp cải thiện cuộc sống tha nhân. Công tác xã hội cũng bao gồm việc tương tác không chỉ với cá nhân nào đó mà còn với gia đình và bạn bè của họ, cũng như hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác. Chúng ta có thể hiểu công tác xã hội là hoạt động có tính chuyên môn, như nghề nghiệp nhằm giúp các cá nhân, nhóm hay cộng đồng phục hồi và nâng cao năng lực, tạo điều kiện công cộng thuận lợi cho những mục tiêu an sinh xã hội. Hoạt động hay phục vụ công tác xã hội bao gồm việc áp dụng kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp để giúp mọi người có được các dịch vụ đáp đứng nhu cầu; tư vấn và giải quyết cho từng cá nhân, gia đình hay nhóm; giúp cộng đồng hoặc tập thể cung cấp cũng như cải thiện các dịch vụ xã hội, y tế, cần thiết tham gia vào các quy trình liên quan của các tổ chức, cơ quan chức năng hay chuyên môn. Hoạt động công tác xã hội đòi hỏi kiến thức về sự phát triển và hành vi của con người; của các thể chế xã hội, kinh tế, văn hóa; và giao tế…v.v. Có ba loại mục đích của công tác xã hội:
- Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề về quản lý và phát triển dân sinh.
- Thúc đẩy hệ thống an sinh xã hội hiệu quả cho người dân.
- Liên kết mọi người với hệ thống an sinh xã hội cung cấp nhu yếu, dịch vụ và tạo cơ hội cho quần chúng.
Kế đến, trong phạm vi bài này, chúng ta cũng nên hiểu về “nhà hoạt động xã hội” hay “cán sự xã hội” trong khuôn khổ một “thiện nguyện viên”. Người đó là những người làm công tác xã hội, có thể là một cán sự. Người ấy phục vụ xã hội nhiệt thành mà không trông chờ bất cứ điều gì từ những việc đã làm. Nhà hoạt động xã hội hình thành mối quan hệ với mọi người với tư cách là cố vấn, người bảo vệ, bênh vực, hoặc người biết lắng nghe, v.v. Cán sự xã hội giúp mọi người sống thành công, tốt hơn trong cộng đồng địa phương của họ bằng cách giúp họ tìm ra giải pháp cho các vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Nhà hoạt động xã hội là người làm công việc mà không được trả thù lao vì họ muốn làm công việc đó để giúp đỡ hoặc phát triển xã hội. Cán sự xã hội là những người có trình độ chuyên môn, biết đánh giá nhu cầu của người sử dụng dịch vụ và lập kế hoạch nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân để có thể giúp họ tốt nhất. Ở nhiều trường hợp, trở thành một nhà hoạt động xã hội bao gồm việc cần có chứng chỉ về công tác xã hội và đăng ký với những cơ quan hay tổ chức hữu trách của chính phủ. Hầu hết tất cả các nhà hoạt động xã hội đều bắt đầu sự nghiệp của mình với kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc xã hội. Có một số yêu cầu như:
- Kiến thức về sự phát triển của con người.
- Kiến thức về hành vi.
- Kiến thức về kinh tế xã hội và văn hóa của họ.
Cán sự xã hội có xu hướng tập trung vào các dịch vụ dành cho người lớn hoặc trẻ em. Vai trò của họ bao gồm làm việc với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc khuyết tật học tập; làm việc với những người được chăm sóc tại khu dân cư; làm việc với người phạm tội, bằng cách giám sát họ tại cộng đồng và hỗ trợ họ tìm việc làm. Nếu không có điều này, họ cung cấp hỗ trợ cho những người trẻ tuổi rời bỏ sự chăm sóc hoặc những người gặp rủi ro hoặc gặp rắc rối với pháp luật; hoặc giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn ở trường hay đang gặp khó khăn do bệnh tật trong gia đình gây ra. Theo Phật giáo, cán sự xã hội là hành động vì xã hội[2]. Nó có nghĩa là nhiều loại hành động khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho tha nhân[3]. Những hành động này bao gồm các hành động từ thiện đơn giản của cá nhân, giảng dạy và đào tạo, các loại dịch vụ có tổ chức, “Sinh kế đúng đắn” trong và ngoài các ngành nghề giúp đỡ, và thông qua các loại phát triển cộng đồng cũng như hoạt động chính trị vì một xã hội tốt đẹp hơn. Sau khi chúng ta hiểu về công tác xã hội và cán sự, thiện nguyện viên xã hội, thì chúng ta có thể gọi Đức Phật là một nhà hoạt động xã hội vĩ đại. Bởi vì Đức Phật có mọi phẩm chất và công việc Ngài đã làm trong thời gian tại thế cũng là những hoạt động cho xã hội để giải quyết các vấn đề hàng ngày mà không ngần ngại bất kỳ sự cản trở nào.
Theo lịch sử Đức Phật, Ngài luôn luôn chỉ ngủ hai giờ mỗi ngày. Thời gian khác bận rộn với công việc xã hội của mình trong suốt thời gian tại thế. Ngài đã lang thang khắp nơi trong 45 năm để thuyết giảng cho mọi người. Đặc điểm chính của Đức Phật là thực hiện sự phục vụ quên mình, tử tế và lòng nhân từ vô tận không chỉ đối với các vị vua, hoàng tử, quý tộc và triệu phú mà còn đối với người nghèo khi họ cần. Luôn lung đáp ứng các nhu cầu chúng sinh trong tinh thần bình đẳng cho dù họ giàu hay nghèo. Đó là sự tận hiến tất cả tạo nên niềm an lạc để mọi người có thể cùng phát triển đức tin. Theo Phật giáo Nguyên thủy, có hơn 550 câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật, những câu chuyện kinh điển này giải thích về các hóa thân của Ngài dưới các hình thức khác nhau như con người, động vật, qua đó giảng dạy các bài học quan trọng nhất của cuộc sống, như về sự kiên trì, lòng tự trọng hay tôn trọng người khác, về trí tuệ, sự trung thực, và đạo đức, v.v. cũng như nhiều mục tiêu quan trọng khác của cuộc sống có thể dễ dàng thực hiện được, thông qua những làm việc chăm chỉ và có mục đích. Những câu chuyện này chủ yếu kể về các hóa thân trong quá khứ của Đức Phật, và nhằm mục đích dạy các giá trị của đức hy sinh, sự trung thực, luân lý và các giá trị giáo huấn khác cho một người bình thường. Những gì Ngài đã làm với tư cách là một vị Bồ tát[4], đó chỉ là sự phụng sự vị tha mà không mong cầu một chút báo ân nào. Ngài là người luôn[5] so sánh mình với một người tàn tật ngồi ở ngã tư mặc dù không thể đi được, song vẫn cố gắng chỉ đường cho người khác, nhắc nhở những người qua đường tránh con đường nguy hiểm và đi theo con đường rộng rãi, đồng đều và yên bình.
Theo lịch sử Đức Phật, Ngài là một người muốn giải thoát khỏi tuổi già, bệnh tật, trầm cảm và cái chết không chỉ cho bản thân mà còn cho tất cả chúng sinh. Đó là lòng từ bi sâu sắc của Ngài, là động cơ đưa đến việc tìm kiếm và kết thúc đau khổ trong sự giác ngộ của mình. Cũng chính tấm lòng nhân ái này đã khiến đức Phật từ bỏ mọi của cải vật chất và những ràng buộc trong gia đình. Vì vậy, vào năm hai mươi chín tuổi, thái tử Siddhartha tức Đức Phật đã cố gắng rời bỏ cuộc sống trong cung điện sang cả, trút bỏ áo choàng hoàng gia và sau khi mặc áo choàng của một ẩn sĩ, ẩn thân vào rừng để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống. Ngài muốn một câu trả lời cho thử thách của cuộc sống, tìm kiếm một con đường thoát khỏi đau khổ thực sự và dẫn đến Niết bàn. Đây là sự từ bỏ vĩ đại đã được thế giới tôn vinh qua nhiều thời đại. Khi chúng ta từ bỏ những thứ mà chúng ta nhìn thấy hoặc bám vào, chúng ta sẽ hiểu rõ ràng rằng những thứ đó là giả dối hay không có thật. Điều rất quan trọng cần ghi nhớ trong tâm trí của chúng ta, bởi vì đó là cách để tu luyện tâm trí hầu nhận ra thực tại của bản chất và để từ bỏ phiền não trong samara (luân hồi). Gọi đức Phật là một nhà hoạt động xã hội vĩ đại bởi vì Ngài đã giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ bằng cách hướng dẫn một con đường để chấm dứt cả sinh và tử mà không màng đến bất kỳ sự trả công nào từ họ. Trong thời gian tại thế của mình, Ngài đã làm rất nhiều công việc xã hội, tìm kiếm những cá nhân cần sự giúp đỡ và đến đó để giúp đỡ. Ngài phục vụ người bệnh bằng chính tay mình. Ngài đã khảo sát thế gian bằng con mắt thần thông của mình để tìm kiếm những người có thể cần sự giúp đỡ. Ngài đã giảng Pháp và giới luật, cung cấp câu trả lời cho các vấn đề hàng ngày. Ngài không gây hại cho xã hội một chút nào, và luôn sống trong hòa bình. Đây là công việc xã hội hàng ngày mà đức Phật thực hiện nhằm giúp đỡ con người và tất cả sinh vật.
Vì cùng với những công việc hàng ngày này, Ngài đã làm được nhiều điều tốt cho xã hội để chống lại việc hiến tế động vật cho thần linh, giảng giải về lòng nhân ái. Đó là bởi vì động vật cũng là chúng sinh, khác nhau về khả năng não bộ so với con người nhưng không kém khả năng cảm nhận đau khổ. Theo luật tái sinh cho rằng bất kỳ con người nào cũng có thể tái sinh thành động vật, và bất kỳ động vật nào cũng có thể tái sinh thành người. Một con vật có thể được tái sinh từ những người họ hàng đã chết và nếu bạn nhìn lại đủ xa trong chuỗi cuộc sống vô tận của một con vật, cuối cùng bạn sẽ nhận thấy mọi con vật đều có liên quan đến bạn theo một cách nào đó. Đức Phật độ những chúng sinh hiện đang sống trong cõi súc sinh là mẹ, anh, chị, em, cha, con, bạn bè của chúng ta trong những kiếp tái sinh trong quá khứ. Do đó, người ta không nên tạo ra sự khác biệt giữa các quy tắc đạo đức áp dụng cho động vật và các quy tắc đạo đức áp dụng cho con người; cuối cùng con người và động vật là một phần của một gia đình duy nhất.
Và công việc xã hội chính khác của đức Phật đã làm là “cattaro vanna samasama,” có nghĩa là “bốn giai cấp của con người bình đẳng với nhau”. Trên thực tế, nó có nghĩa là “tất cả mọi người đều bình đẳng”. Theo các tôn giáo, Ấn Độ giáo là tôn giáo ở Ấn Độ trước Phật giáo. Bởi vì Ấn Độ giáo dạy rằng con người được chia thành bốn loại: Bà la môn có da trắng, Kshatriya có da đỏ, Vaisyas với da vàng, và Sudras có da đen. Mặc dù các danh mục này dường như chỉ dựa trên màu da, nhưng theo đạo Hindu thì mỗi sắc độ hoặc màu sắc thực sự đề cập đến một thuộc tính của người đó. Những người Bà La Môn có làn da trắng được cho là sở hữu lòng tốt, Kshatriya với làn da đỏ sở hữu niềm đam mê, những Vaisyas da vàng có cả sự đam mê và tốt lành, trong khi những Sudras da đen được cho là bóng tối. Và họ phải làm công việc của họ như đẳng cấp của họ. Bà la môn đại diện cho thần linh và nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo. Đẳng cấp Kshatriya là để tham gia vào chính trị và để bảo vệ đất nước và con người. Đẳng cấp Vaisyas dành cho việc buôn bán và kinh doanh. Kinh tế của đất nước thuộc về giai cấp này. Đẳng cấp Sudras là để phục vụ các đẳng cấp khác. Họ đã phải cống hiến cuộc đời của mình để phục vụ ba hạng người khác. Đây là giáo lý của Ấn Độ giáo và nó đã có ảnh hưởng đến xã hội Ấn Độ rất mạnh mẽ. Những người thuộc về giai cấp thấp hơn sống trong sự ức hiếp đau buồn. Họ không có thực quyền con người của họ và mọi quyền tự do dân sự của xã hội. Không có cơ quan nào để chống lại vấn đề xã hội này. Nó đã xảy ra trong một thời gian dài, nhưng không có bất kỳ ai đứng lên phản đối. Sau khi Đức Phật đến với xã hội Ấn Độ, Ngài hoàn toàn chống lại chế độ đẳng cấp và tuyên bố tất cả con người đều bình đẳng. Theo tôn giáo Ấn Độ giáo, Đức Phật được sinh ra trong giai cấp kshatriya, không đồng ý với hệ thống đẳng cấp. Ngài tuyên bố rằng mọi người, không phân biệt, đều có thể tham gia vào tăng đoàn của mình. Ngài sẵn sàng chào đón hết thẩy, kể cả những người từng bị ruồng bỏ. Câu nói nổi tiếng nhất của đức Phật bấy giờ về vấn đề này là:[6] “Việc sinh ra không làm cho người ta trở thành thánh giả hay một kẻ hạ tiện. Chính hành vi khiến người ta trở thành thánh giả hoặc trở một kẻ bị ghét bỏ”[7] Ta không thể biết nước Ganga từ Nước Mahanadi sau khi cả hai đã hòa vào biển. Theo cách đó, sau khi gia nhập Tăng đoàn Phật giáo, đẳng cấp của bạn sẽ thay đổi, và tất cả mọi người đều bình đẳng. Đây là xã hội không có giai cấp được Đức Phật thiết lập nhằm mở ra một xã hội tự do cho tất cả đều xứng đáng không bị phân biệt giai cấp. Sự khác biệt duy nhất là về thâm niên xuất gia như Tỳ kheo, Ni, Sa di, còn lại đều như nhau. Đức Phật truyền bá ý niệm bình đẳng giữa mọi cá nhân trong xã hội, không phân biệt đẳng cấp, màu da, tín ngưỡng, vị trí xã hội và tầm quan trọng. Mọi cá nhân đều có thể tìm nơi nương náu trong các tu viện của Ngài, nơi sẵn sàng và luôn luôn chào đón tất cả những ai đến. Đức Phật loại bỏ sự khác biệt về tuổi tác, giới tính và đẳng cấp. Nhiều người thuộc đẳng cấp cao đến ở cùng một mái nhà với giai cấp thấp hơn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người được biết đến, Đức Phật đã cố gắng chấm dứt chế độ nô lệ và phát minh ra luân lý cao hơn cho toàn thể loài người và giảm thiểu chế độ đẳng cấp vốn từng bám rễ trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Vì vậy, Đức Phật có thể được nhìn nhận là nhà phát triển xã hội vĩ đại.
Theo Phật giáo, Đức Phật không chỉ là Người vĩ đại và Người tạo ra hình tượng của mình bằng việc giáo dục, ngoài những điều này, Đức Phật là Nhà lãnh đạo tôn giáo đã tạo ra những hy sinh vĩ đại nhất cho nhân loại và là một nhà hoạt động xã hội cao cả. Khi dấn thân phục vụ đất nước, cho dân tộc, cho tôn giáo, cho xã hội và cho thế giới thì khó tránh nhiều người hiểu lầm và có những hành vi có lỗi với mình. Ở mọi quốc gia, mọi xã hội, đều có những người có ấn tượng sai lầm về những lãnh vực hoạt động xã hội. Nên lắm khi những nhà hoạt động xã hội phải chịu mất mát vì chí nguyện phục vụ tha nhân. Lẽ tự nhiên là trong nhiều trường hợp phải đi ngược lại với những khắc nghiệt của xã hội. Vào thời đức Phật, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác, mặc dù những người trước đó được biết đến như những nhân cách phổ biến, và những tín đồ sùng bái họ cũng vậy, đã từng đối lập với Đức Phật. Nhiều vị phẫn nộ với sự cải cách của Đức Phật đối với các quan niệm về đẳng cấp của những người Bà La Môn, vốn thao túng những ai ngây thơ, để hưởng thụ những thứ xa xỉ. Ví như Devadatta và tín đồ của ông ta là Ajasattha cũng phản đối Đức Phật. Nhưng Đức Phật đã không để tâm những điều tiểu tiết mà cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng ý nghĩa về quan niệm luân lý xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Ngài bắt đầu bằng thái độ bất bạo động, với lòng nhân ái và từ bi, cũng như sự kham nhẫn vô biên. Tất nhiên điều này không dễ dàng khi dấn thâng vào công việc xã hội ở một hoàn cảnh như vậy. Bấy giờ, chúng ta có thể công nhận đây là toàn bộ ý nghĩa của một nhà hoạt động xã hội cao cả, người có lòng từ bi và nhẫn nại tột độ.
________________________________
[1] Mahapanya Vidayalai (MPV) là một viện trực thuộc Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, cung cấp Chương trình Cử nhân về Nghiên cứu Phật học. MPV nằm trong khuôn viên của Đền Thavara, huyện Hat Yai của tỉnh Songkhla, Thái Lan.
[2] Brandon, David, “Thiền và nghệ thuật giúp đỡ,” Routledge & Kegan Paul, 1976
[3] Đức Đạt Lai Lạt Ma, H.H.XIV, trong “Tạp chí Tây Tạng”, tháng 4 năm 1979, và trích dẫn từ bản tin Reuter (Paris), ngày 21 tháng 3 năm 1979.
[4] Trang 70, bảng chú giải về Phật giáo, ấn bản thứ 2 được cập nhật năm 1989, 11f 55hang chow south rd… sec 1 taipei, Taiwan, R.O.C.
[5] Trang 71, bảng chú giải về Phật giáo, ấn bản thứ 2 được cập nhật năm 1989, 11f 55hang chow south rd… sec 1 taipei, Taiwan, R.O.C.
[6] http://www.buddhanet.net/e-learning/dharmadata/fdd53.htm.
[7] http://www.ccds.charlotte.nc.us/History/India/02/graham/graham.htm
The Buddha and his social works
According to world, there are many people and they have their own understanding about the Buddha. It is because each person has their own idea and their own understanding. According to these people they said “The Buddha is not a God. He is a Great Human Being, The Supreme Buddha – The Greatest of Teachers, The Buddha is the Greatest Exponent of Non-Violence, The Buddha is the Religious Leader who Made the Greatest Sacrifices for Mankind, The Buddha is the Bravest among Human Beings, The Buddha is the Young Religious Leader who Set Up a Youth Organization called the Sangha Order, The Buddha was a Great Story Teller and a Creator of Verbal Images etc. these are names of Buddha giving by people who are Buddhist and non-Buddhist. These all names also were suitable for him but except these there is one name for him from my own understanding that “he was a great social worker.”
The Buddha was a great social worker and he did so much social work in society. At first, have to understand “what is social work?” social work is activities that we do as a group or community for society to solve daily problems. It seeks to all together address and resolve social issues at every level of society and economic status, but especially among the poor and sick. Social work is a profession for those with a strong desire to help improve people’s lives. Social work also involves engaging not only with clients themselves but their families and friends as well as working closely with other organizations. We can understand the social work as the [i]professional activity of helping individual, groups, or communities to enhance or restore their capacity for social performance and to create public conditions favorable to this goal. Social work practice consists of the professional application of social work values, principles, and techniques to one or more of the following ends by helping people obtain material services; providing analysis and treatment with individuals, families, and groups; helping communities or groups provide or improve social and health services; and participating in relevant governmental processes. The practice of social work requires knowledge of human development and behavior; of social, economic, and cultural institutions; and of the communication of these factors. According to social work, there are three kinds of purpose of social work. They are:
- It is to improve the problems solving managing and developmental capacities of people.
- It is to promote the effective and human operation of system that provide.
- It is to link people with system that provide with resources, service and opportunities.
- The main purpose of Buddha was to help in order to make free from suffering.
Then we have to understand the “social worker”. He or she is people who do social work are called social worker. He does great service to society without hoping any expectation in returning that has done. [ii]Social workers form relationships with people as adviser, advocate, counselor or listener etc. Social worker helps people to live more successfully within their local communities by helping them find solutions to their problems. Social worker is someone who does work without being paid for it, because they want to do it for help or to develop society. Social workers are professionally qualified staff who assess the needs of service users and plan the individual packages of care and support that best help them. Becoming a social worker involves taking an honors degree in social work and registering with the General Social Care Council. Almost all social workers start their careers with experience in social care. There are some requirements for being social worker as:
- The knowledge of human development.
- The knowledge of behavior.
- The knowledge of social economic and their culture.
Social workers tend to focus in either adult or children’s services. Their roles include working with people with mental health problems or learning disabilities; working with people who are in residential care; working with offenders, by supervising them in the community and supporting them to find work. Without this they provide support to younger people leaving care or who are at risk or in trouble with the law; or helping children who have problems at school or are facing difficulties brought on by illness in the family. According to Buddhism, social workers do [iii]social action. It means the many different kinds of action intended to benefit mankind.[iv]These range from simple individual acts of charity, teaching and training, organized kinds of service, “Right Livelihood” in and outside the helping professions, and through various kinds of community development as well as to political activity in working for a better society. After we understand of social work and social worker, then we can called the Buddha was a great social worker. Because the Buddha had every qualities for being social worker and the work he had done in his life time was also the activities for society to solve daily problems without hoping any expectation in returning.
According to Buddha history, he always slept only two hours per day. Other time he was busy with his social works. He did many social works in his life time. He wandered from place for 45 years preaching and teaching to everybody. The main characteristic of Buddha was to do selfless service, morality and endless loving kindness not only to kings, princes, nobles and millionaires but also to the poor as they needed. He always provided equal services even they were rich or poor. It is for all and delighted the stated of the people the in order to spiritual development. According to the Buddhism, the Buddha just not did his social work after he got enlightenment. He was doing from many years before he was known as Buddha. He was as [v]bodhisattva. It was previous lives and as a young man in his current life, prior to his enlightenment, in the period during which he was working towards his own enlightenment. According to Theravada Buddhism, there is jataka tales which has been mention about the Buddha past lives. There are more than 550 tales of Buddha past lives. These stories do explanation of the incarnations of Buddha in different forms like human, animals and teach some of the most important lessons of life. They talk about perseverance, self-respect, respect for others, wisdom, honesty, morality, etc. and many other important goals of life that can be easily realized through hard work and purpose. These stories are mainly about past incarnations of Buddha, and are meant to teach the values of self-sacrifice, honesty, morality and other didactic values to a common person. What he did as bodhisattva lives, it is only selfless service without expecting any hope. He was the person who always [vi]compares himself to handicapped person sitting at crossroad even though he himself cannot walk. He strives to show others the way, reminding passersby to avoid the dangerous path and follow the wide, even and peaceful way.
According to the Buddha history, he was a person who wanted freedom from old age, illness, depression, and death not only for himself but also for all beings. It was his deep compassion that led him to the seek ending in his enlightenment. It was also this very compassion that made him renounce all his material possessions and family bonds. Thus at the age of twenty-nine, on the day his wife gave birth to his only son, prince Siddhartha or the future Buddha wrenched himself away from everything his life in the palace offered him. He cut off his long locks, dumped his royal robes and after putting on a hermit’s robe, retreated into the forest to seek a solution to those problems of life. He wanted an answer to the challenge of life, seeking a true way out of suffering that would lead to Nirvana. This was the great renunciation that has been glorified over the ages by world. When we give up the things which we see or cling to, we will clearly understand that things are false or unreal. It is very important to keep in our mind because it s the way to cultivate the mind to realize the real of nature and to be giving up defilement in samara. He called the Buddha as great social worker because he had deliver beings from suffering by teaching a way to put and end to both birth and death without any expectation from those beings. In his life time, he did so many social works for examples: – he looked individuals who need his help and went there to help. He ministered the sick by his own hand. He surveyed the world with his divine eyes to find for those who might need his help. He preached dhamma and precepts. He didn’t preach to human being only he taught to celestial beings as devas and brahmans too. He provided answers for their daily problems. He didn’t harm to society a bit, just he always lived in peaceful. This was the daily social work he did and he was too busy in order to helping human beings and higher beings.
Without these daily works, he did many good things to society as he was against the sacrifice of animals as offering and introduces the loving kindness to those unfortunate beings. It was because animals are also sentient beings, different in their brain ability than humans but no less capable of feeling suffering. According to law of rebirth held that any human could be reborn as an animal, and any animal could be reborn as a human. An animal might be reborn dead relative, and if you looked far enough back in one’s infinite series of lives, you would eventually perceive every animal to be related to you in some way. The Buddha expounded those sentient beings at present living in the animal realm have been our mothers, brothers, sisters, fathers, children, friends in past rebirths. One could not, therefore, make a hard difference between moral rules applicable to animals and those applicable to humans; ultimately humans and animals were part of a single family.
And other his main social work that had done by the Buddha was “cattaro vanna samasama” which means “four castes of human beings are equal. Actually it means “human beings are all equal”. According to religions, Hinduism is the religion in India before Buddhism. Because of Hinduism teaches that human beings are divided into four categories: [vii]the Brahmins who have white skin, the Kshatriya who have red skin, the Vaisyas with yellow skin, and the Sudras with black skin. Though these categories appear to be based solely on skin color, Hinduism states otherwise, for each hue or color actually refers to an attribute of that person. The Brahmins with white skin are thought to possess goodness, the Kshatriya with red skin possess passion, the yellow skinned Vaisyas have both passion and goodness, while the black skinned Sudras are attributed with darkness. And they have to do their work as their caste. Brahmins represent the god and the main duty was to perform religious activities. Kshatriya caste was for engage politics and in order to protect country and people. Vaisyas caste was for doing trade and business. Economic of country was belonging to this caste. Sudras caste was for service other caste. They had to dedicate their life to serve other three castes. This is the teaching of Hinduism and it had influence to Indian society so strongly. Those people who were belong to lower caste live in sorrowful suitation. They had lsot their human right and all civil liberties of society. There was no body to against on this social problem. It was happening from long time this is why there wasn’t any body to protest. After the Buddha came to Indian society, he completely against of caste system and do their duties according to their castes. And he declared the all human beings are equal. According to Hinduism religion the Buddha, himself born into the kshatriya caste, disagreed with the caste system. He announced that everybody can attain sangha society. He welcomed into the Sangha people of all castes, including outcasts. His most famous saying on the subject was: [viii]“Birth does not make one a priest or an outcaste. Behavior makes one either a priest or an outcaste” [ix] It is impossible to know Ganga water from Mahanadi Water after both have merged in the sea. In that way, after coming into the Buddhist sangha your caste goes, and all people are equal. This is the society of classless which had established by Buddha in order to open freedom society to all deserving individuals not distinction between caste and class. The only difference was in seniority of ordination like monks, nuns, novices but the aim and destiny be same. The Buddha propagated the notion of equality among all individuals found in society, irrespective of caste, color, creed, social position and importance. Every individual could seek refuge in His monasteries which welcomed everyone who came to Him. The Buddha discarded the differences of age, sex and caste. Many were high caste came to join the same roof with the lower caste. It was the first time in the known history of mankind, the Buddha attempted to put an end to slavery and invented the higher morality for entire human race and decreased the caste-system which was rooted in Indian society at that time. The Buddha was the great social developer.
Conclusion
According to Buddhism, the Buddha wasn’t only he is a Great Human Being or the Buddha was a Great Story Teller and a Creator of Verbal Images, except these The Buddha is the Religious Leader who Made the Greatest Sacrifices for Mankind and great social worker. There is no one who was not found fault with when engaged in service to the country, to the nation, to religion, to society, and to the world. In all countries, in all nations, in all societies, there are those who get the wrong impression about service. Also, there are some who suffer loss because they wanted to serve people. It is natural that they should go up against social service. Those other religious leaders who were earlier known as popular personalities, and their followers, too, were opposite to the Buddha. Many Brahmins resented the Buddha’s opposition to caste concepts of those Brahmins who, deceiving naive folks, enjoyed luxuries. Devadatta and his devotee Ajasattha, too, opposed the Buddha. But The Buddha didn’t loss his trying and did a remarkable revolution of social mores and notions in ancient India. He started it non-violently, with loving-kindness and compassion, and with restraint and patience. It was not easy to do social work. He could be the great social worker who had more compassion and patience as the Buddha.
________________________________
[i] http://socialwork.iu.edu/snav/116/page.htm
[ii] http://www.socialworkandcare.co.uk/socialwork/what/index.asp
[iii] Brandon, David, “Zen and the art of helping,” Routledge & Kegan Paul, 1976
[iv] Dalai Lama, H.H.XIV, reported in “Tibetan Review,” April 1979, and quoted from Reuter (Paris) News Report, 21st March 1979.
[v] Page 70, the seeker’s glossary of Buddhism, 2nd edition updated and enlarged 1989, 11f 55hang chow south rd..sec 1 taipei, Taiwan, R.O.C.
[vi] Page 71, the seeker’s glossary of Buddhism, 2nd edition updated and enlarged 1989, 11f 55hang chow south rd..sec 1 taipei, Taiwan, R.O.C
[vii] http://www.ccds.charlotte.nc.us/History/India/02/graham/graham.htm
[viii] http://www.buddhanet.net/e-learning/dharmadata/fdd53.htm
[ix] http://www.ccds.charlotte.nc.us/History/India/02/graham/graham.htm