
Lễ Dâng Y, một nét truyền thống chính của Phật Giáo Nguyên Thủy
Đại Lễ Kathina – Dâng Y – là một lễ lớn của Phật giáo Nguyên thủy. Đây là dịp để các Phật tử cúng dường vải áo cà sa và các nhu yếu phẩm khác cho Tăng đoàn. Kathina diễn ra hàng năm trong suốt bốn tuần sau Vassa (An cư), kết thúc mùa mưa.
Muốn hiểu rõ ý nghĩa về Kathina đòi hỏi phải quay trở lại thời kỳ của Đức Phật và các nhà sư Phật giáo đầu tiên. Chúng ta bắt đầu với câu chuyện về một số nhà sư đã cùng nhau trải qua một mùa mưa. Câu chuyện này là từ Mahavagga, là một phần của Luật tạng Pali.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Ấn Độ, nơi được biết đến với mùa gió Hạ. Khi số lượng phật tử ngày càng đông, Ngài nhận ra rằng hàng trăm Tăng, Ni đi bộ qua vùng nông thôn khô cằn có thể làm hư hỏng mùa màng và làm tổn thương các loài động vật côn trùng hoang dã.
Vì vậy, Đức Phật đã đưa ra quy định rằng các Tăng Ni không được đi du hóa trong thời tiết gió mùa, mà dành trọn mùa mưa để thiền định và nghiên cứu. Đây là nguồn gốc của Vassa ở những khu vực châu Á, có các đợt mưa kéo dài ba tháng hàng năm. Trong thời kỳ Vassa, các nhà sư ở lại trong tu viện của họ và tăng cường thực hành.
Câu chuyện kể rằng, một thuở nọ có ba mươi nhà sư ở trong rừng muốn được yết kiến Đức Phật để thọ giáo. Họ lên đường nhưng thật không may, chuyến đi bộ mất nhiều thời gian hơn dự đoán và bắt đầu trận gió mùa. Ba mươi tu sĩ tuy thất vọng nhưng vẫn cố gắng hết sức. Trên lộ trình đó, may mắn họ đã tìm thấy một nơi để tạm dừng chân, cùng trú ngụ, và đã cùng nhau thiền định cũng như học tập. Ba tháng, khi mùa gió chướng kết thúc, họ lại vội vã lên đường đi tìm Phật.
Bấy giờ đường sá sình lầy, mưa vẫn lất phất từ những cụm mây trên đầu hay nhỏ giọt từ cây cối, đến khi đến nơi Phật ngự, áo cà sa của những vị Sư lấm lem bùn đất. Họ đành ngồi cách Đức Phật một khoảng cách xa, không thoải mái và có vẻ xấu hổ khi phải mặc những chiếc áo choàng ướt át như vậy trước sự chứng kiến của người Thầy mà họ tôn kính.
Tuy nhiên Đức Phật đã chào đón các Sư một cách nhiệt tình, hỏi han về khóa tu của họ đã diễn ra như thế nào. Đã sống hòa thuận với nhau chưa? Đã có đủ thức ăn chưa?
Tất cả trả lời là “Có”
Tại thời điểm này, cần phải hiểu rằng không dễ dàng gì đối với một nhà sư để có được một bộ y phục mới. Theo quy định của Luật tạng, các nhà sư không được mua vải, hoặc xin vải của người khác, hoặc mượn áo của một nhà sư khác.
Y của các Sư Phật giáo phải được làm từ “vải tinh khiết”, nghĩa là loại vải “không ai muốn”. Vì vậy, các nhà sư thường nhặt trong các đống rác để tìm vải vụn đã bị lửa thiêu, nhuộm, hoặc thậm chí được sử dụng như một tấm vải liệm trước khi hỏa táng. Vải sẽ được đun sôi với các chất thực vật như vỏ cây, lá, hoa và gia vị, thường tạo cho vải có màu cam (do đó có tên là “áo choàng nghệ tây”). Các nhà sư khâu các mảnh vải lại với nhau để làm y áo của riêng họ.
Trên hết, những người xuất gia chỉ được phép sở hữu những y phục mà họ mặc, và họ được phép dành một khoảng thời gian để nhặt nhạnh vải. Họ không được phép giữ lại những mảnh vải dư để sử dụng trong tương lai. Vì vậy, các nhà sư sống trong rừng lầy lội của chúng ta cam chịu mặc y áo ẩm mốc, bùn lầy.
Đức Phật cảm nhận được sự cống hiến chân thành của các nhà sư cư ngụ trong rừng và cảm thương họ. Vì vậy nhân có một cư sĩ vừa tặng Ngài một tấm vải, Ngài đã trao tấm vải này cho các nhà sư để may một bộ y mới cho một vị trong số họ. Ngài cũng tạm thời đình chỉ một số quy định đối với tất cả các đệ tử đã hoàn thành khóa tu Vassa. Ví dụ, họ có nhiều thời gian rảnh hơn để gặp gia đình.
Đức Phật cũng thiết lập thủ tục cho và nhận vải để may y.
Vào tháng sau khi kết thúc Vassa, những món quà bằng vải có thể được trao cho một tăng đoàn, hoặc cộng đồng những người xuất gia, nhưng không cho cá nhân tăng hoặc ni. Thông thường, hai nhà sư được chỉ định để nhận vải cho toàn bộ tăng đoàn. Vải phải được cho một cách tùy nghi; những người xuất gia không yêu cầu loại vải hoặc thậm chí gợi ý rằng họ có thể sử dụng loại nào.
Vào những ngày đó, việc thực hiện một chiếc hoàng y bắt buộc phải trải vải trên một khung gọi là “kathina”, từ này có nghĩa đen là “rắn chắc” và nó cũng hàm nghĩa cho sự kiên định, bền bĩ. Vì vậy, Kathina không chỉ là về vải; nó còn mang ý nghĩa của sự thệ nguyện chắc chắn đối với đời sống tu viện.
Ngày nay lễ dâng y Kathina là một lễ quan trọng hàng năm đối với các Phật tử tại gia thuần thành ở các quốc gia Phật Giáo Nguyên thủy. Cùng với vải, phật tử mang theo những vật dụng khác mà nhà sư có thể cần, chẳng hạn như tất, tem, dụng cụ, hoặc nhiên liệu.
Thủ tục truyền thống có thay đổi một chút, nhưng thông thường, vào ngày được chỉ định, mọi người bắt đầu mang số tiền quyên góp của họ đến chùa vào sáng sớm. Vào giữa buổi sáng, có một bữa ăn cộng đồng lớn, với các nhà sư ăn thọ thực trước, sau đó đến phiên các cư sĩ. Sau bữa ăn này, mọi người có thể mang theo những món quà của họ, những món quà được các nhà sư chấp nhận.
Các nhà sư nhận tấm vải thay mặt cho tăng đoàn và sau đó thông báo ai sẽ nhận được áo choàng mới sau khi được may xong. Theo truyền thống, các nhà sư với bộ y tồi tàn thường được ưu tiên, và sau đó, những chiếc áo cà sa được chỉ định tùy theo thâm niên.
Khi tấm vải được chấp nhận, các nhà sư bắt đầu cắt và may ngay lập tức. Việc may hoàng y phải được hoàn thành vào ngày hôm đó. Khi y phục được may xong, thường vào buổi tối, y mới được trao theo nghi lễ cho các nhà sư được chỉ định để nhận.
Kathina: The Robe Offering
A Major Theravada Observance
The Kathina festival is a major observance of Theravada Buddhism. It is a time for laypeople to offer cloth for robes and other necessities to the monastic sangha. Kathina takes place every year in the four weeks following the end of Vassa, the rains retreat.
Appreciating Kathina requires going back to the time of the Buddha and the first Buddhist monks. We begin with the story of some monks who spent a rainy season together. This story is from the Mahavagga, which is a section of the Pali Vinaya-Pitaka.
Monks and the Rains Retreat
The historical Buddha spent most of his life in India, which is known for its summer monsoon season. As the number of his followers grew, he realized that hundreds of monks and nuns traveling on foot through the sodden countryside could damage crops and injure wildlife.
So the Buddha made a rule that monks and nuns would not travel during the monsoon, but would spend the rainy season together in meditation and study. This was the origin of Vassa, the annual three-month rains retreat still observed in parts of Asia with a rainy season. During Vassa, monks remain inside their monasteries and intensify their practice.
Once thirty forest-dwelling monks wished to spend the rainy season with the Buddha, and they traveled together to where he would be staying. Unfortunately, the walk took longer than they anticipated, and the monsoons began before they had reached the Buddha’s summer dwelling.
The thirty monks were disappointed but made the best of it. They found a place to stay together, and they meditated and studied together. And after three months, when the monsoon season ended, they hurried to find the Buddha.
But the roads were thick with mud, and rain still drizzled from the clouds and dripped from trees, and by the time they reached the Buddha their robes were muddy and drenched. They sat some distance from the Buddha, uncomfortable and probably embarrassed to be wearing such wet, dirty robes in the presence of their revered teacher.
But the Buddha greeted them warmly and asked how their retreat had gone. Had they lived together harmoniously? Had they had enough food? Yes, they said.
Buddhist Monks’ Robes
At this point, it must be explained that it wasn’t easy for a monk to get new robes. Under the rules of the Vinaya, monks could not buy cloth, or ask someone for cloth, or borrow robes from another monk.
Buddhist monks’ and nuns’ robes were to be made from “pure cloth,” meaning cloth no one else wanted. So, monks and nuns scavenged in rubbish heaps looking for discarded cloth that had been scorched by fire, stained with blood, or even used as a shroud before cremation. The cloth would be boiled with vegetable matter such as bark, leaves, flowers, and spices, which usually gave the cloth an orange color (hence the name “saffron robe”). Monks sewed the bits of cloth together to make their own robes.
On top of that, the monastics were allowed to possess only the robes they wore, and they needed permission to take the time to scavenge for cloth. They were not allowed to keep the leftover cloth for their own future use. So our muddy forest-dwelling monks resigned themselves to wearing moldy, muddy robes for their foreseeable futures.
The Buddha Initiates Kathina
The Buddha perceived the sincere dedication of the forest-dwelling monks and felt compassion for them. A layperson had just given him a donation of cloth, and he gave this cloth to the monks to make a new robe for one among them. He also temporarily suspended some of the rules for all disciples who completed the Vassa retreat. For example, they were given more free time to see their families.
The Buddha also established a procedure for giving and receiving cloth to make robes.
In the month following the end of Vassa, gifts of cloth may be given to a sangha, or community, of monastics, but not to individual monks or nuns. Usually, two monks are designated to accept cloth for the entire sangha. The cloth must be given freely and spontaneously; monastics may not ask for cloth or even hint that they could use some.
In those days, making a robe required spreading the cloth on a frame called a “kathina,” The word literally means “hard,” and it also connotes stability and durability. So, Kathina is not just about cloth; it is also about firm commitment to monastic life.
The Kathina Ceremony
Today Kathina is an important annual observance for devout lay Buddhists in Theravada countries. Along with cloth, laypeople bring other items monks may need, such as socks, stamps, tools, or fuel.
The exact procedure varies a bit, but usually, on the designated day, people begin to bring their donations to the temple early in the morning. In mid-morning there is a large community meal, with monks eating first, then laypeople. After this meal, people may come forward with their gifts, which are accepted by the designated monks.
Monks accept the cloth on behalf of the sangha and then announce who will receive new robes once they are sewn. Traditionally, monks with unusually shabby robes are given priority, and after that, the robes are designated according to seniority.
Once the cloth is accepted, the monks begin cutting and sewing at once. Sewing of the robes should be completed that day. When the robes are sewn, usually in the evening, the new robes are ceremonially given to the monks designated to receive them.
ĐẠI LỄ DÂNG Y
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHÁP VÂN,
POMONA, CALIFORNIA
Hình: Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Pháp Vân, Pomona California