
Nhật Thường | Sen Trắng giới thiệu: Một hai ngày trước, có vài vị trưởng hiện nay đang tham dự khóa huấn luyện Huyền Trang liên lạc, hỏi thăm, tham khảo và thảo luận với nhau về những kiến thức liên quan đến GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ. Do trước nay, tài liệu khả dĩ liên quan vai trò LĐT, hình như chúng ta chỉ có một cuốn “Huyền Trang” duy nhất để tham khảo, nên cuối buổi trò chuyện tôi có giới thiệu tập tham luận của cố trưởng niên Nguyên Thành Lê Văn Hoàng: “Liên Đoàn Trưởng, anh chị là ai?” (ấn bản 1999). Anh Nguyên Thành là một trưởng trẻ, giỏi, nhưng ra đi quá sớm, là sự thiệt thòi chung cho tập thể. Vì ngoài tập tham luận này, anh còn nhiều tham luận khác nữa, trình bày khoa học, khúc chiết và khách quan. Trên hết, trong mọi đề tài anh còn để lại, nếu chúng ta lưu ý sẽ thấy được cái tình kính trọng trang trải đối với thế hệ tiền bối, lẫn cái tình ưu ái san sớt đối với thế hệ kế thừa.
Liên Đoàn Trưởng, Anh Chị Là Ai? Vì vậy khi được ấn bản tại Hoa Kỳ, đã sớm được anh chị em lam viên đón nhận. Ngoài cái tình mà chúng ta cảm nhận, còn một lý do khác nữa, đó là tình trạng khan hiếm tài liệu chuẩn mực làm cơ sở tu học, huấn luyện cho các Huynh trưởng thế hệ chuyển tục và sinh trưởng trên mảnh đất này. Quá trình làm mới, luôn là niềm khắc khoải!
Mặc dù từng có một thời rực rỡ nhờ một thế hệ “tu thư” như Lữ Hồ Nguyễn Minh Hiền, Nguyên Hùng Võ Đình Cường, Như Tâm Nguyễn Khắc Từ, Nguyên Thành Lê Văn Hoàng và sau còn có Phúc Trung Huỳnh Ái Tông, Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi hay Đức Quảng Nguyễn Hoàng Phụng v.v… làm cầu nối, nhưng nhìn chung thực trạng tổ chức hiện nay tuy huynh trưởng GĐPT giỏi rất nhiều, nhất là các bộ môn “động”, nhưng Huynh trưởng giỏi bộ môn “tĩnh,” như “tu thư”, “hành chánh” dù chưa bàn sâu hơn đến tinh thần “phật hóa trò chơi”, “phật hóa hành chánh”…v.v, thì không nhiều, cả Việt ngữ lẫn ngoại văn. Có thể như Thầy Từ Lực nói, chúng ta cần phải thắp đuốc đi tìm, bất luận ở đâu, Thầy cũng sẵn sàng. Còn Anh Chị Trưởng lớn, các cấp Hướng Dẫn thượng tầng, chúng ta đã sẵn sàng chưa?
Vì vậy, những đóng góp như của các Trưởng GĐPT hay những Phật tử trẻ gần đây cho đạo tràng Sen Trắng, điển hình như là chị Phương Hiếu, Diệu Bảo, anh Andrew Nova Le, hay chị Trang Duyên…v.v, dù có đang khoác áo màu Lam hay xa cách Gia đình, dù có là thành viên hay chỉ là người quan tâm giáo dục tuổi trẻ, đều cùng một chí nguyện phụng sự tha nhân, điều đó thật vô cùng quý hóa và đáng trân trọng. Chúng tôi xin được nghiêng mình trước những ý tình của các bạn, vì như lời chị Phương Hiếu chia sẻ, những việc làm như vậy dù “rất khiêm tốn”, nhưng các bạn đã làm “với tất cả tấm lòng dành cho tổ chức”. Hôm nay chúng tôi xin được trang trọng giới thiệu cùng đại chúng một tiểu luận giá trị, đề cập đến vai trò của Liên Đoàn Trưởng. Bài này hữu ích cho những anh chị đang theo học Huyền Trang, hay những ai đang chuẩn bị hoặc đã kiêm vai Liên Đoàn Trưởng thực thụ. Bài viết được Phương Hiếu và chị trưởng đồng sự – Diệu Bảo – chuyển ngữ, dễ cho chúng ta tiếp cận. Cả hai Chị đều là trưởng của đơn vị GĐPT Tường Vân, MA.
GĐPTVN tại Hoa Kỳ có tồn tại và tồn tại như thế nào đều phụ thuộc vào thế hệ của quý Trưởng kế thừa. Những người con chí hiếu là những người con không từ khước gia tài Mẹ Cha trong bất kỳ tình cảnh nào mà chính là, hiểu được sự giàu có đã sẵn, nhờ nhận thức về bản thân lâu nay như một “kẻ cùng tử” của mình.
Diên Khánh – Khánh Hòa (058)850865
01.10.1998Kính Anh,
Nhận được thư anh, đề nghị tái bản tập sách nhỏ “Liên Đoàn Trưởng, Anh Chị là ai?”
Thực tình cảm thấy an ủi vì ở nơi xa, vẫn có người tâm đắc, muốn “nắm giữ cái cứu cánh mà mục đích tổ chức GÐPT đã vạch rõ hơn nửa thế kỷ qua”. Giữa lúc thành kiến và ngộ nhận đang bao trùm, vẫn có người chia sẻ. Cảm ơn anh.
Anh có thể thực hiện đề nghị trên mà khỏi phân vân bởi lẽ điều mình viết ra là để phổ biến vô điều kiện mà. Vả lại, những ý tưởng trong đó là của mọi người, từ mọi người và những “sản phẩm” từ GÐPT thì đâu của riêng ai.
Chỉ có điều, khi tái bản, anh Quảng Pháp nhớ sửa hộ vài lỗi chính tả còn sót, nhất là một lỗi lớn “mình” thay vì “tôi” – ở đoạn: “Ðừng cầu mong một phần thưởng nào hết… Em đó ngày nay đã khá hơn vì đã có một thời gian làm đoàn sinh của mình” – Còn phần thưởng nào lớn hơn chăng? (Phần kết – Tr. 43)
Và, có dịp, anh gởi về mình một vài bản kỷ niệm.
Cũng mong được biết nhiều tin tức, tình hình sinh hoạt GÐPT ở bên đó, nhất là tình hình của anh em. Mong lắm.
Trông thư
Nhủ nhau tinh tấn
Nguyên Thành
Vai trò Liên Đoàn Trưởng
và sự thịnh suy của một đơn vị GĐPT
I. Dẫn nhập:
Gia Đình Phật Tử hay một tên gọi khác thân thương gần gũi hơn, tổ chức áo Lam, đã có mặt trong lòng Phật giáo Việt Nam đã gần 1 thế kỷ. Như nội quy đã minh định, đây là một công trình cân não và xương máu của biết bao thế hệ áo Lam. Cho nên người Huynh trưởng hôm nay khi nhận lãnh sứ mệnh Liên Đoàn Trưởng (LĐT) cần phải thấy đó là một gia tài mà mình được thừa hưởng từ các bậc tiền nhân, chứ không không phải là công trình của riêng mình. Bởi lẽ đó, cho dù chỉ là người kế thừa sứ mệnh của một đơn vị nơi anh/chị đang sinh hoạt, hay chính anh/chị là một trong vô vàn nhân duyên ở một đơn vị tân lập, người LĐT cần hiểu rằng mình chỉ là người “thừa Lam sứ – hành Lam sự,” không có cái gì là của tôi hay nhờ tôi. Người LĐT cũng cần phải tự minh định rằng chính nhờ nắm giữ sứ mệnh lãnh đạo GĐPT, thực hiện mục đích của tổ chức “Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo” mà Phật tánh trong con người mình được hiển lộ dần ra thông qua sự hộ giới một cách nghiêm mật của lớp lớp đàn Lam trẻ, sự định tĩnh cần có của người lãnh đạo để hình dung và bao quát các Lam sự. Nhờ đó mà tuệ tâm của người LĐT ngày một thêm hùng mạnh để có thể phân biệt được đúng sai, phải trái, chánh tà, chân ngụy.
Ý thức được ơn nhiều như thế, người LĐT càng cảm thấy yêu nghề lãnh đạo một đơn vị GĐPT nhiều hơn, để ngày càng sắc son, vững chãi trong vai trò và trong ảnh hưởng của người LĐT.
II. Vai trò của Liên Đoàn Trưởng?
a. Liên Đoàn Trưởng:
Chương 2, mục 7, điều 19 và 20 của Quy Chế Huynh Trưởng GĐPTVN tại Hoa Kỳ có ghi về nhiệm vụ của người Huynh trưởng Cấp Tín (trong vai trò Liên Đoàn Trưởng) như sau: “Có trách nhiệm về sự thịnh suy của một đơn vị GĐPT, liên đới trách nhiệm với Ban Hướng Dẫn Miền, (Tỉnh, Thị Xã), về sự thịnh suy của GĐPTVN tại Miền (Tỉnh, Thị xã).
Do đó, LĐT là một người có vai trò và vị trí rất lớn để định đoạt sự thịnh hay suy của một đơn vị GĐPT. LĐT là người điều phối và gắn kết các thành viên trong BHT để thành toàn các Phật sự của đơn vị. LĐT chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức huấn luyện hàng ngũ đội/chúng trưởng, đầu/thứ đàn, và hàng huynh trưởng kế thừa của đơn vị. LĐT lãnh đạo, điều hành Ban Huynh Trưởng, thông qua các Huynh Trưởng cộng sự để cùng nhau thực hiện mục đích của tổ chức GĐPT là “Giáo dục thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.
b. Định nghĩa một đơn vị GĐPT thịnh có nhiều khía cạnh:
Biết rằng yếu tố nhân và duyên, chủ quan và khách quan, luôn bị chi phối bởi định luật vô thường. Tuy nhiên, để đánh giá một đơn vị thịnh, mạnh, có tính lâu dài thì một đơn vị GĐPT cần hội đủ những yếu tố sau đây:
– Về hình thức: Đoàn số ngày càng phát triển, sắc phục chỉnh tề, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các Phật sự tại trú xứ đơn vị và tại Ban hướng dẫn.
– Về nội dung: một đơn vị mạnh là một đơn vị mà huynh trưởng và đoàn sinh tham gia chương trình tu học một cách tinh cần và tích cực; Xây dựng được tinh thần lục hòa trong ban huynh trưởng và trong đoàn sinh; Có áp dụng lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày; Và liên tục đào tạo lớp huynh trưởng kế thừa.
III. Ảnh hưởng của Liên Đoàn Trưởng đối với sự hưng thịnh của đơn vị
Một pháp là do nhiều nhân duyên hợp thành. Cũng vậy, một đơn vị GĐPT thành lập và duy trì được là nhờ muôn duyên lành. Người LĐT cần phải biết tàm quý, khiêm hạ, tri ân tất cả những pháp duyên đã giúp để xây dựng một đơn vị GĐPT hưng thịnh. Tuy nhiên, người LĐT phải ý thức rõ rằng mình là một trong nhiều nhân duyên chính yếu để đưa GĐPT mà mình đang có trách nhiệm đi đúng với mục đích – châm ngôn – điều luật (nội quy và quy chế) của GĐPT. Do đó, người LĐT cần phải tri hành một cách tinh cần những điểm quan yếu sau đây.
a. Liên Đoàn trưởng – người Phật tử tại gia gương mẫu:
Nhận trách nhiệm trong một tập thể giáo dục thanh thiếu niên như GÐPT, người Huynh trưởng trong khi giáo dục trẻ, cũng chính tự giáo dục mình, tự hoàn chỉnh lấy mình, rèn luyện đức tính, tư cách, tác phong. Ngay khi dấn thân vào con đường làm trưởng, tham dự Bậc Kiên, trại huấn luyện Lộc Uyển để chính thức đứng vào hàng huynh trưởng, chúng ta đã xác định được rằng mình là Phật tử, tu học và áp dụng Phật pháp vào đời sống. Hơn ai hết, người LĐT, người đứng đầu Ban huynh trưởng (BHT), cần phải là một Phật tử tại gia gương mẫu để anh chị em noi theo. Bài học thuyết phục nhất đối với anh chị em là thân giáo của chính LĐT. Nghĩa rằng LĐT có sự nuôi dưỡng đời sống hàng ngày của mình bằng chất liệu của tình thương và trí tuệ. Có thực tập như thế, khi đi vào điều hành sinh hoạt trong đơn vị, người LĐT mới có thể truyền trao, hướng dẫn, bởi một lẽ đơn giản là ta chỉ có thể cho đi khi mình có mà thôi. Do đó, chúng ta cần xác quyết cho được rằng người LĐT cần phải là một người Phật tử tại gia gương mẫu.
Việc tâm niệm mình là Phật tử là để soi rọi hành động và việc làm của mình, nêu gương cho đàn em và cho gia đình. Chúng ta xây dựng niềm tin của các em và những người xung quanh bằng sự thực hành, bằng thân giáo của chính chúng ta. Lấy một ví dụ đơn giản đó là chúng ta dạy các em đề tài ăn chay, nhưng khi BHT có dịp hội họp tại nhà một anh chị nào đó, BHT lại ăn mặn; hay chúng ta dạy về năm giới nhưng khi các anh huynh trưởng gặp nhau lại bày ra ăn nhậu, vậy thì làm sao chúng ta có thể nêu gương? Việc hướng dẫn Phật pháp không được phản ảnh qua việc làm của chúng ta thì làm sao có thể xây dựng được niềm tin nơi đàn em? Lấy gì làm hình mẫu để các em thực hành? Mỗi lần một chút như thế, các em không thấy được nơi mình là tấm gương để các em thực tập. Và do đó, các em cũng dễ bị buông lung, không có động lực tu học và không có sự tinh tấn trong việc thực hành Phật pháp.
Nền tảng của một người Phật tử tại gia là hành trì, giữ gìn năm giới một cách cẩn trọng và tinh tấn là điều tiên quyết. Không dừng lại ở năm giới, LĐT nên tiến bước trên bước đường tu học, hành trì Phật pháp bằng cách phát nguyện thọ trì thập thiện giới (mười điều thiện), và xa hơn đó là Bồ tát giới tại gia. Việc giữ giới hộ trì cho chúng ta ngăn ngừa được các bất thiện pháp, và tạo duyên lành cho các thiện pháp phát sinh. Trong đời sống hàng ngày tại gia đình mình, đối với người thân của mình như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em, chúng ta thể hiện được mình là Phật tử chân chánh, nêu gương cho mọi người qua việc hành trì giới. Trong lời nói, cử chỉ ở gia đình của mình, người LĐT cần giữ gìn chánh niệm, nuôi dưỡng hiểu biết và thương yêu nơi mình, nơi những người thân xung quanh mình. Chúng ta nêu gương bằng việc thực tập ái ngữ, lắng nghe, thực tập tứ nhiếp pháp (bố thí – sẵn sàng giúp đỡ và đem niềm vui đến người thân, ái ngữ – dùng ngôn từ hòa ái trong giao tiếp, lợi hành – làm điều thiện lành, và đồng sự – khuyến khích người thân cùng thực hành những điều thiện lành, Phật hóa gia đình để mọi người cùng thực hành Phật pháp và đều được lợi lạc trong Phật pháp). Sự thực hành này giúp cho người LĐT vững chãi hơn trong đời sống hàng ngày. Và như vậy, chúng ta sẽ có được sự cảm thông, đồng thuận và chia sẻ từ những người thân trong gia đình, xây dựng được tình thương và sự tin tưởng nơi gia đình nhỏ của mình để chúng ta vững bước trên con đường tu học và phụng sự lý tưởng GĐPT tại đơn vị. Hai điều này không tách rời nhau mà hỗ tương, bổ trợ cho nhau.
Muốn đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chánh thì trước tiên người Huynh trưởng phải là Phật tử chân chánh. Điều này không phải là một gánh nặng, mà là một trợ duyên, một điều kiện tuyệt vời giúp cho LĐT thăng tiến trong tu học. Chúng ta có đàn em, những người hộ pháp cho mình, để cho mình có thêm nhiều động lực để cải thiện chính mình mỗi ngày. Và như thế, chúng ta xây dựng chính mình đi lên nhờ đàn em, nhờ anh chị em. Chính cái tâm niệm đó giúp cho chúng ta chánh niệm trong hành vi, lời nói và ý nghĩ, luôn tàm quý và cải thiện chính mình. Không phải huynh trưởng nào cũng hoàn hảo ngay từ lúc đầu, nhưng nhờ vai trò là LĐT, nhờ tâm niệm mình là Phật tử tại gia gương mẫu mà chúng ta có thêm nhiều động lực và năng lượng tiến bước trên con đường tu học trong mỗi ngày. Thân giáo của sự thực tập sẽ giúp chúng ta đến với đàn em và huynh trưởng cộng sự bằng tình thương và hiểu biết. Sự có mặt của chúng ta với năng lượng của chánh niệm và tuệ giác sẽ giúp được rất nhiều trong việc định hướng và điều hành Phật sự tại đơn vị. Khi đối diện với khó khăn trong ban huynh trưởng, năng lượng của tu tập giúp chúng ta có được sự định tĩnh và nhận định sáng suốt. Khi đưa ra lời khuyên hay đi đến một quyết định nào thì chúng ta sẽ dựa trên sự thật, dựa trên tinh thần của hiểu biết và thương yêu. Anh chị em thấy được nơi LĐT một đầu tàu, một người lãnh đạo đáng tin cậy để chung vai gánh vác mà thành toàn Phật sự.
b. Liên Đoàn Trưởng trường kỳ tu học và huấn luyện:
GĐPT là một tổ chức giáo dục, đòi hỏi người Huynh Trưởng phải luôn tu học vì lợi ích thiết thực cho cá nhân Huynh Trưởng, trau dồi nếp sống tinh thần dựa trên nền tảng giáo lý Phật Ðà, cũng như đào luyện kiến thức phổ quát và khả năng sáng tạo, với ý thức tinh thần trách nhiệm cùng bổn phận của người Huynh Trưởng.
Cổ đức có câu “tu mà không học là tu mù, học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Để việc tu tập của chúng ta được tinh tấn và vững chãi, người Huynh trưởng cần tham gia đầy đủ chương trình tu học trường kỳ gồm bốn bậc học Kiên, Trì, Định, Lực. Chương trình tu học là điều kiện cần để người Huynh trưởng tham dự các trại huấn luyện huynh trưởng tương ứng: Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang – Vạn Hạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần trau dồi việc học hỏi giáo lý bằng cách tham khảo nhiều tài liệu bổ ích cho việc học Phật, tham dự các khóa tu do Chư Tôn Đức tổ chức, thường xuyên nghe pháp thoại trên youtube, nghe giảng về các bộ kinh căn bản. Đây chính là sự thực hành Văn trong tiến trình tu tập Văn – Tư – Tu. Nền tảng học Phật giúp chúng ta suy tư, quán chiếu, để từ đó áp dụng vào đời sống bản thân, vào sinh hoạt và phụng sự tổ chức được nhiều lợi lạc.
Với vai trò của mình tại đơn vị, người LĐT chịu trách nhiệm chính trong việc huấn luyện, lên chương trình tu học, chương trình sinh hoạt, và điều hành các Phật sự. Do đó, người LĐT cần trau dồi kiến thức cho chính mình về Phật pháp, huấn luyện, tổ chức, chuyên môn, nghệ thuật lãnh đạo, và cả kiến thức về tâm sinh lý.
c. Liên Đoàn Trưởng thấy rõ vai trò của Ban Hướng Dẫn:
Người LĐT cần phải tự khép mình vào khuôn khổ của nội quy quy chế. Từ đó, LĐT đặt đơn vị vào trong một hệ thống xuyên suốt của GĐPT VN tại Hoa Kỳ hầu trợ duyên để LĐT có thể thực hiện được mục đích của GĐPT mình đang chịu trách nhiệm.
Điều này có nghĩa là người LĐT ý thức được tầm quan trọng tính thống thuộc của đơn vị đối với Ban Hướng Dẫn (BHD) Miền và BHD GĐPT VN tại Hoa Kỳ. Nhờ sự hành hoạt của BHD mà đơn vị có nhiều thuận duyên để phát triển về cả huấn luyện và tu học thông qua việc BHD thường xuyên mở các lớp tu học huynh trưởng, các trại huấn luyện huynh trưởng, trại họp bạn, lễ Hiệp kỵ, các khóa tu học, v.v.. Dựa nền tảng vững chắc đó, người LĐT sẽ có nhiều thuận duyên hơn trong điều hành, phát triển đơn vị đúng với châm ngôn và mục đích của tổ chức GĐPT VN.
d. Liên Đoàn Trưởng với phong cách lãnh đạo:
Người LĐT cần có tầm nhìn, lên kế hoạch cho những hoạt động của đơn vị dài hạn (1 năm), ngắn hạn (1 tháng). Nhờ vậy LĐT mới có thể chủ động điều hành các buổi họp BHT, triển khai phân công nhân sự để hoàn thành các phật sự và sinh hoạt của đơn vị một cách hiệu quả. Ngoài ra, người LĐT cần có tầm nhìn về việc đào tạo, phát triển huynh trưởng liên tục. Từ thực trạng tại các đơn vị, chúng ta biết rằng BHT không phải lúc nào cũng duy trì ổn định số lượng như chúng ta mong muốn. Nhiều Huynh trưởng có thể vì công việc, học hành, hay vì gia duyên, mà tạm thời nghỉ sinh hoạt hoặc chuyển đơn vị. Do đó, người LĐT cần phải luôn chú ý đến việc đào tạo lớp huynh trưởng trẻ kế thừa từ các đoàn sinh ngành Thanh, ngành Thiếu thông qua việc gửi danh sách ghi danh cho các em tu học Bậc Kiên, bậc Trì, và các trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục. Bên cạnh đó, người LĐT cần có kế hoạch yểm trợ việc tu học và tham dự trại huấn luyện của các Huynh trưởng, ví dụ như tổ chức các buổi thảo luận, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, bồi dưỡng kiến thức Phật pháp và chuyên môn cho các học viên và trại sinh. Qua đó, LĐT sách tấn tinh thần tu học và tham gia trại huấn luyện, xây dựng tinh thần tự tín tự chủ nơi các huynh trưởng trẻ.
Để Phật sự được thực hiện một cách hiệu quả, người LĐT cần phải biết phân công một cách hợp lý, đúng người đúng việc, động viên, khuyến khích và yểm trợ để huynh trưởng được phân công hoan hỷ nhận lãnh và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Không chỉ phân công cho các đoàn trưởng mà LĐT còn phải cần có mặt để động viên, khuyến khích cho Htr các đoàn. Thí dụ: có một phật sự nào đó của 1 đơn vị có 6 đoàn. Các đoàn được phân công chỉ làm 1 ngày trong tuần, riêng LĐT đều có mặt đồng sự cùng với Htr các đoàn. Đồng sự ở đây không có nghĩa là cùng làm với Htr đoàn, mà là có mặt với các em để Htr đoàn và các em thấy được sự quan tâm của anh/chị LĐT bằng cách đem một gói bánh, nước uống cho các đoàn, nói một vài câu khen ngợi động viên rồi để Htr đoàn và các em tiếp tục lo Phật sự của đoàn. LĐT chỉ hỗ trợ Huynh trưởng Đoàn khi cần như đưa ra lời khuyên, hướng dẫn chung trước đó để Htr Đoàn thêm tự tin khi hướng dẫn các em. Điều này chính là sự thể hiện LĐT là người điều khiển BHT chứ không phải điều khiển đoàn sinh, tạo động lực để các huynh trưởng cộng sự hăng hái trong công việc được giao phó.
Trong việc lập kế và thực hiện các hoạt động cho đơn vị, người LĐT cần xác quyết mục đích giáo dục của tổ chức GĐPT là “đào luyện Thanh Thiếu Đồng niên thành Phật Tử chân Chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc tổ chức và tham gia các hoạt động cho đơn vị. Nghĩa là các bài học, chương trình sinh hoạt, hoạt động đều cần dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà, phát triển cho các em về ba phương diện Đức dục, trí dục, và thể dục. Nền tảng giáo lý Phật đà không làm giới hạn đi những sinh hoạt và hoạt động dành cho đoàn sinh mà ngược lại, dựa trên nền tảng Phật pháp, chúng ta có sự sáng tạo trong việc lập kế hoạch, đưa ra các hoạt động mới mẻ, phù hợp với tuổi trẻ, với sở thích của các em. Chúng ta có thể lắng nghe các em đoàn sinh mình để biết những điều các em thích, những trò chơi sinh hoạt mới, những bài hát mới, khéo léo định hướng, Phật hoá chúng để đưa vào trong sinh hoạt GĐPT, trong các hoạt động chuyên môn, trại dã ngoại, hoạt động từ thiện…
Bên cạnh đó, vì chúng ta hướng dẫn cho các em đa phần là người Việt sinh ra và lớn lên tại Hải ngoại, nên chúng ta cần kết hợp thêm mục đích giúp các em hiểu biết, yêu thương và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Chúng ta vẫn có thể kết hợp hài hòa tinh thần Phật giáo, tình yêu quê hương thông qua bộ môn văn nghệ, múa lân.v.v… Nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải duy trì chương trình tu học Phật pháp. Đây chính là giềng mối để các em đi lên trong việc xây dựng nhân cách, gắn bó với tổ chức lâu dài, đem lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội. Có như vậy, chúng ta thành toàn được sứ mệnh của tổ chức GĐPT.
e. Duy trì tinh thần lục hòa trong BHT: Bao dung và tôn trọng
Điều kiện quan trọng để một đơn vị GĐPT hưng thịnh là BHT phải có tinh thần lục hòa lúc làm việc với nhau. Người LĐT phải làm gương cho các anh chị huynh trưởng trong BHT và phải hết sức lưu tâm đến điều này.
LĐT phải biết linh động khéo léo để giải quyết những xung đột trong BHT (chẳng hạn quan niệm khác biết giữa Huynh trưởng cao niên và Huynh trưởng trẻ), tránh xảy ra trường hợp bè phái hay chia thành 2 hay nhiều nhóm trong 1 BHT. Phải tri hành Lục hoà để giữ hòa khí trong BHT. Tất cả mọi ý kiến đóng góp của các huynh trưởng cộng sự đều cần được tôn trọng và lắng nghe trong buổi họp của ban huynh trưởng. Quyết định được đưa ra dựa vào biểu quyết số đông thành viên ban huynh trưởng, và lập luận vững chãi trên nền tảng giáo lý Phật Đà để tạo sự đồng thuận và tránh những mâu thuẫn gây ra từ việc có những ý kiến, quan điểm khác nhau. LĐT cần lắng nghe, cập nhật ý kiến phản hồi từ phụ huynh, từ Huynh trưởng và đoàn sinh trong đơn vị để kịp thời điều chỉnh, củng cố và phát triển sự tin tưởng nơi quý phụ huynh, sự yêu thương, gắn kết nơi Huynh trưởng và đoàn sinh. LĐT cần chú ý xây dựng sự gắn kết giữa các thành viên trong ban huynh trưởng. Sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong các công tác Phật sự cũng như trong đời thường. Cần dành thời gian chia sẻ, lắng nghe, an ủi khi huynh trưởng trong đơn vị có việc buồn; động viên, khuyến khích khi huynh trưởng đơn vị có niềm vui hay thành tựu; có mặt và sẵn lòng yểm trợ trong khả năng khi Huynh trưởng đơn vị cần đến.
Trên hết, nhân duyên quan trọng để duy trì tinh thần lục hòa trong BHT một cách lâu dài chính là việc LĐT có thể xây dựng tập thể BHT thành một đạo tràng tu học, một tăng thân nâng đỡ dìu dắt nhau trên bước đường tri hành lời Phật dạy. Để thực hiện được điều này, BHT cần có một buổi tu học chung với nhau hàng tuần, hay ít nhất một tháng một lần. Năng lượng an lành từ việc tu học cùng nhau sẽ tạo ra động lực để BHT gắn kết với nhau nhiều hơn, dễ dàng có được tiếng nói chung trong các Phật sự, Lam sự. Từ những buổi tu học chung trong BHT mà mỗi Htr lại có thêm hành trang và sự sách tấn liên tục để mỗi Huynh trưởng thành viên áp dụng giáo lý đạo Phật vào đời sống hàng ngày của mình, nuôi dưỡng thiện nghiệp, làm lợi lạc cho bản thân, gia đình, đoàn thể GĐPT và cộng đồng.
f. Những nguyên nhân khiến một đơn vị GĐPT tại Hải Ngoại suy yếu (nhận định và một vài đề xuất phương cách khắc phục):
Người LĐT phải chú ý những gì có thể ảnh hưởng tới đơn vị, và nếu nhận xét là đơn vị bắt đầu suy, phải tìm cách để cứu chữa tình thế. Dưới đây là một vài nguyên nhân được nêu lên từ thực tế đang xảy ra tại một số đơn vị GĐPT Hải Ngoại hiện đang sinh hoạt. Qua đó, bằng cái thấy và kinh nghiệm khiêm tốn của mình, người xin chia sẻ một vài nhận định (từ quý anh chị Htr Hải Ngoại) và đề xuất hướng khắc phục với cương vị của một LĐT.
Chìu chuộng đoàn sinh thái quá: “nhất là ở Hải Ngoại các em lớn lên trong xã hội Tây phương nên có những yêu cầu sai lệch mục đích GĐPT. Thí dụ: cắm trại hay picnic nếu tổ chức tùy duyên ăn mặn để có đông đoàn sinh tham dự, hay đi dự các khóa tu hay tham gia các sinh hoạt cộng đồng không muốn mặc đồng phục GĐPT hay áo tràng, với lập luận mặc đồ cho thoải mái để ngồi thiền dễ dàng và hòa đồng với các trẻ em bên ngoài GĐPT, hay các quần áo thời trang đôi khi lại hở hang thiếu trang nghiêm v.v.. Chìu theo ý đoàn sinh kiểu này dần dần sẽ lệch hướng không còn đúng với mục đích của GĐPTVN nữa.”
Người Htr LĐT cần xét lại vấn đề dùng mặn với lý do “để có đông đoàn sinh tham dự” đã hợp lý chưa? Tại vì chiều chuộng các em hay tại vì chính mình chưa nghiêm túc trong vấn đề tu tập tự thân? Khi LĐT xác quyết được rằng mình là một cư sĩ tại gia, là một Phật tử gương mẫu thì dù chưa ăn chay trường, nhưng LĐT đó cũng biết giữ chay tịnh trong tất cả các phật sự GĐPT, khi có trại mạc, hội họp BHT. Với sự nêu gương và vững chãi trong thực hành đó, LĐT truyền đạt tinh thần này đến các Htr đồng sự trong BHT. Và điều này sẽ tạo ra sự nhất quán trong ban huynh trưởng về việc thực hành chay tịnh trong các kỳ trại, picnic, cũng như truyền đạt đến các em đoàn sinh và phụ huynh. LĐT và BHT nêu gương và đồng lòng, chắc chắc phụ huynh và đoàn sinh sẽ tuân hành và ủng hộ.
Trong vấn đề đồng phục, việc BHT nêu gương bằng cách mặc đồng phục chỉnh tề, nghiêm túc trong các Phật sự và sinh hoạt của GĐPT, LĐT cần làm việc với HTr đoàn, giải thích và đề nghị Htr đoàn nhắc nhở, giải thích cho các em một cách khéo léo, thuyết phục. Bên cạnh đó, LĐT và BHT cũng cần nên uyển chuyển bằng cách làm thêm những áo thun của đơn vị để các em mặc trong các sinh hoạt cộng đồng, mặc xen kẻ đồng phục GĐPT trong các hoạt động trại, dã ngoại hoặc khi tham dự các khóa tu. Có thể tổ chức thi thiết kế logo cho áo thun mang tên đơn vị với chủ đề GĐPT. Khi các em được tham gia thiết kế và biểu quyết chọn màu cho áo thun chung, các em sẽ thêm hứng khởi mặc. Như thế vừa đáp ứng được nhu yếu của các em, vừa thể hiện được sức sống của đơn vị. Khi ta có sự uyển chuyển như vậy, thì các em cũng sẽ tuân hành yêu cầu mặc đồng phục GĐPT một cách nghiêm túc, đúng lúc và đúng nơi.
BHTr có khuynh hướng chú trọng đến số lượng nên muốn quốc tế hóa đơn vị: “dùng Anh ngữ trong đơn vị. Rồi vì số lượng đoàn sinh rất nhỏ các em chỉ nói Tiếng Anh mà thay đổi hình thức sinh hoạt như không nói tiếng Việt, bỏ bớt thời kinh hàng tuần của GĐPTVN. Không chóng thì chầy đơn vị đó trở thành một nhóm giống như “Boy & Girl Club” không còn là 1 đơn vị GĐPTVN.”
Ngôn ngữ là một điều quan trọng bởi vì thông qua ngôn ngữ mà chúng ta thiết lập được truyền thông với nhau. Nếu chúng ta nói mà các em không hiểu thì làm sao có thể thấy được cái hay, cái ý nghĩa của điều chúng ta truyền đạt? Trong thực tế sinh hoạt tại hải ngoại, đa phần các em đoàn sinh đều được sinh ra và lớn lên tại bản xứ, đi học và giao tiếp xã hội đều dùng tiếng Anh nên tiếng Việt các em không lưu loát. Do đó, việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với các em là một điều cần thiết để thiết lập truyền thông. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không chú trọng đến tiếng Việt và không dùng đến tiếng Việt. Tiếng Anh cần được sử dụng, kết hợp với Tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt là trong hướng dẫn Phật pháp để các em hiểu Phật pháp để áp dụng hành trì. Chương trình Việt ngữ cần phải được duy trì và phát triển, qua đó vốn tiếng Việt của các em ngày càng được nâng cao. Trong lớp Việt ngữ, BHT nên khuyến khích các em chỉ dùng tiếng Việt để việc học ngôn ngữ được hiệu quả.
Nghi thức tụng niệm GĐPT là một phần trong chương trình sinh hoạt GĐPTVN đã được san định, đồng thời đã được chư tôn đức và quý anh chị tiền bối lựa chọn, chắt lọc để buổi tụng niệm vừa có ý nghĩa, vừa kéo dài không quá lâu. Chúng ta không thể lấy lý do các em không hiểu để tùy ý bỏ thời khóa tụng niệm này. Thay vào đó, LĐT nên tìm ra một phương cách tốt hơn để giải quyết. Thứ nhất trong nội dung học Phật pháp của Oanh Vũ và ngành thiếu đều có bài “Ý nghĩa bài sám hối”. LĐT cùng huynh trưởng đoàn nên hướng dẫn để các em hiểu ý nghĩa của buổi tụng niệm GĐPT để các em thấy được giá trị lợi lạc của một việc tụng niệm hàng tuần. Bên cạnh đó, chúng ta có thể in tài liệu tụng niệm dưới hình thức song ngữ, phát ra cho các em đọc tụng. Khi các em hiểu được ý nghĩa của việc tụng niệm và ý nghĩa nội dung của các bài tụng niệm thì các em sẽ hoan hỷ hành trì.
Chương trình sinh hoạt hằng tuần không cân đối: “chơi nhiều hơn học, trình diễn văn nghệ nhiều hơn học. Đó là tình trạng của danh hiệu “Phật tử mùa”: Mùa xuân, mùa hè có các sinh hoạt dã ngoại, cắm trại, du ngoạn… thì đông đoàn sinh, đến mùa thu đông là mùa tu học thì lại lác đác đoàn sinh.”
Như trên đã trình bày, LĐT cần chú ý là xây dựng chương trình tu học cho cả một năm, và cần phải cụ thể học bằng lịch tu học hàng tháng của đơn vị. Điều này giúp định hướng cho chương trình sinh hoạt. Chương trình tu học của GĐPT gồm cả 4 bộ môn là Phật pháp, Hoạt động thanh niên, Hoạt động xã hội, và Văn nghệ. Chúng ta cũng cần nhìn nhận một điều rằng các em đoàn sinh các lứa tuổi ngành Oanh, ngành Thiếu, và cả ngành Thanh, em nào cũng thích các hoạt động mang đến niềm vui. Bắt các em học Phật pháp một cách khô khan, học chuyên môn một cách lý thuyết thì làm sao các em không chán? Do vậy, chúng ta cần linh hoạt trong chương trình tu học, xen kẻ các bộ môn hàng tuần, và nhất là kết hợp các hoạt động khuyến khích sự chủ động, tích cực tham gia từ phía các em. Huynh trưởng hướng dẫn cần chuẩn bị bài hướng dẫn của mình, khéo léo kết hợp chỉ ra cho các em thấy tính ứng dụng và thực hành trong các bài học. Không phải chỉ trong bộ môn Phật pháp, mà cả trong ba bộ môn còn lại của chương trình tu học chúng ta cũng có thể khéo léo truyền tải Phật pháp ứng dụng đến cho các em. Khi nắm được điều quan trọng này, chúng ta sẽ có thể vận dụng phương tiện một cách khéo léo vào các hoạt động vui tươi, hấp dẫn đối với tuổi trẻ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thực hành, trau dồi, và sáng tạo của huynh trưởng hướng dẫn. Bằng tình thương dành cho các em, bằng lý tưởng dấn thân của người Huynh trưởng, quý anh chị chắc chắn sẽ làm được. Chính huynh trưởng LĐT cần là người nêu gương, truyền đạt được tinh thần này đến quý huynh trưởng đồng sự.
Trại du ngoạn, dã ngoại, leo núi, văn nghệ,… đều là những phương tiện tuyệt vời để giúp cho các em được ôn luyện Phật pháp, chuyên môn, gắn kết với nhau hơn trong tình Lam, phát huy tính tự giác và tinh thần đồng đội nơi các em. Những hoạt động này, như đã trình bày ở trên, cần phải được đưa vào kế hoạch sinh hoạt từ trước để không sa đà vào một bộ môn nào mà làm thiếu vắng đi các bộ môn khác. Cần có sự họp bàn và chuẩn bị chu đáo của cả toàn ban huynh trưởng để có sự phân công hợp lý, thống nhất với nhau chương trình, và nhất là tất cả các hoạt động đều không đi ra ngoài mục đích giáo dục theo tinh thần GĐPT. Khi cả ban huynh trưởng đã xác quyết được điều này thì cho dù là biểu diễn văn nghệ tại đơn vị hay cộng đồng, thì Huynh trưởng sẽ biết lựa chọn nội dung tiết mục cho phù hợp để tập cho các em, không đi ra ngoài nội dung ca ngợi đạo pháp, dân tộc, GĐPT và có nuôi dưỡng những điều thiện lành; Các huynh trưởng khi nghĩ ra trò chơi cho các em cũng sẽ biết cân nhắc xem trò chơi ấy có yếu tố lành mạnh và nuôi dưỡng hay không, để tránh những trò chơi mang tính bạo lực và thiếu lành mạnh; Huynh trưởng sẽ biết lựa chọn và chuẩn bị cho các em những thức ăn chay tịnh, nuôi dưỡng hạt giống từ bi nơi các em. Và như thế, mỗi hoạt động có mặt cho nhau là một niềm vui, một bài học ý nghĩa cho các em. Tu học, sinh hoạt, và các hoạt động khác được Ban huynh trưởng chăm chút và chuẩn bị hằng tuần như vậy chắc chắn rằng sẽ không có (hoặc giảm đi rất nhiều) tình trạng “Phật tử mùa”.
BHT bị sự chi phối của phụ huynh đoàn sinh: “Có một số phụ huynh ủng hộ rất mạnh cho mọi sinh hoạt của một đơn vị, đến lúc nào đó thì yêu cầu BHTr. phải điều hành theo ý mình. Đôi khi có những ý muốn của phụ huynh lại không đúng với tôn chỉ mục đích của GĐPTVN. Thí dụ một số phụ huynh tu theo pháp môn Thiền, có một số tu theo pháp môn Tịnh Độ. Trong khi GĐPTVN thi chủ trương Thiền Tịnh song tu không phân biệt.”
Huynh trưởng GĐPTVN chúng ta có may mắn là được học hỏi các pháp môn, được trang bị nhiều hiểu biết về hầu như tất cả các tông phái Phật giáo trong chương trình tu học các bậc từ ngành Thiếu lên đến bốn bậc học dành cho Huynh trưởng là Kiên, Trì, Định, và Lực. Từ đó, chúng ta có thể hướng dẫn cho các em những hiểu biết này để lựa chọn một pháp môn phù hợp với mình mà hành trì. Bản thân Huynh trưởng LĐT cũng cần lựa chọn pháp môn phù hợp với mình để tu tập hàng ngày. Chính sự tu tập tinh tấn ấy sẽ giúp cho anh chị LĐT có được tuệ giác, sáng suốt nhận định, quán chiếu và trao đổi với vị phụ huynh một cách thuyết phục về tinh thần tự do, khai phóng của GĐPT, rằng GĐPT hướng dẫn để các em tự lựa chọn pháp môn tu chứ không ép buộc các em thực hành riêng một pháp môn tu nào. Tuệ giác của anh chị LĐT sẽ giúp anh chị biết thực hành thiểu dục tri tục (muốn ít, biết đủ) trong đời sống của mình và cả trong tài chính sinh hoạt của đơn vị, để biết nói “không” một cách khéo léo trong những trường hợp cần thiết, để bảo đảm được con thuyền Lam của đơn vị đi đúng hướng, đúng với mục đích và tôn chỉ của tổ chức.
Không khéo léo nghe theo sự chỉ dạy của quý Thầy quý sư cô và không khéo léo tiếp xúc và giữ hòa khí với quý bác đạo hữu trong chùa: “Việc đó dẫn đến quyết định rời khỏi chùa và đưa đơn vị sinh hoạt ngoài phạm vi chùa. Rất khó phát triển, chẳng khác nào con thuyền đang bơi trên dòng sông nước ngược ‘Không tiến thì ắt sẽ lùi’”.
Gia Đình Phật Tử cần nương tựa chùa, nương tựa vào Tam Bảo. Huy hiệu hoa sen mà chúng ta đeo trên ngực áo nhắc ta về điều này. Ba cánh dưới là Phật, Pháp, Tăng. Tam Bảo chính là nền tảng vững chắc nâng đỡ cho người Phật tử thực hành năm hạnh: trí tuệ, hỷ xả, tinh tấn, thanh tịnh, và từ bi. Khi tách ra khỏi ngôi chùa, chúng ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Chúng ta sẽ thiếu vắng đi hình ảnh Tăng để các em thực hành chào kính, thiếu đi duyên lành hàng tuần được gieo trồng phước thiện trên đất già lam. Bên cạnh việc sinh hoạt GĐPT, mỗi ngày đi đến chùa là một cơ hội cho đoàn sinh và huynh trưởng thực hành điều thiện, gieo hạt giống lành trên phước điền Tam Bảo. Và cho dù là huynh trưởng, chúng ta cũng là Phật tử tại gia, nên chúng ta có những giới hạn của mình. Chính khi đến chùa, nhờ được được thân cận chư tôn đức và quý đạo hữu trong chùa, chúng ta có thêm sự vững chãi. Chính chư tôn đức và đạo tràng là những thuận duyên cho huynh trưởng và đoàn sinh phát triển trên con đường tu học. Ví dụ tham dự các khóa tu của chùa là thuận duyên để anh chị em được cùng nhau tu học. Cùng với quý bác lo việc khi chùa có Phật sự là cơ hội để anh chị gieo phước và nuôi lớn hạt giống lành, chẳng hạn như dọn dọn dẹp chùa, trồng cây, chăm vườn hoa, lau chùi tượng Phật, v.v.. Chính những việc làm như thế, chính chúng ta và các em đang trưởng dưỡng rất nhiều thiện duyên, công đức lành cho chính mình và cho đơn vị ngày một thăng tiến. Rồi một mai khi các em lớn lên, chắc chắn rằng không phải em nào cũng sẽ tiếp tục còn sinh hoạt GĐPT, các em sẽ trở thành Phật tử của chùa chính nhờ những duyên lành đã gieo trồng đối với Tam Bảo tại ngôi chùa ấy, nhờ nhìn thấy gương của quý bác, quý anh chị đã phụng sự Tam Bảo, thấy được sự gắn bó giữa đơn vị đối với chùa.
Chưa kể gánh nặng thực tế về tài chính mà đơn vị phải đảm đương khi tách ra khỏi ngôi chùa. Lúc này, bên cạnh chăm lo cho việc tu học và sinh hoạt để phát triển đơn vị, LĐT và BHT phải lo toan chi phí việc vận hành và duy trì điều kiện cơ sở vật chất, địa điểm sinh hoạt của đơn vị. Ở ngoài đời, chúng ta đã vất vả cho gánh nặng mưu sinh, mà nay vào sinh hoạt phụng sự, chúng ta cũng phải kiêm luôn gánh ấy thì thật nặng nề và hao tổn thêm nhiều thời gian và năng lượng.
Trong trường hợp chùa nhỏ, chật hẹp, đơn vị thì phát triển ngày càng đông thì việc mở rộng cơ sở hoạt hay thuê mướn một cơ sở lớn hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị thì đơn vị đó có thể tiến hành dưới sự đồng thuận của chư tôn đức. Nghĩa là đơn vị đó vẫn trực thuộc ngôi chùa, dưới sự hướng dẫn, cố vấn giáo hạnh của chư tôn đức, và tham gia các phật sự, hỗ trợ, phụng sự Tam Bảo tại trú xứ đơn vị mình. Điều này khác với việc tách riêng ra khỏi ngôi chùa để sinh hoạt độc lập.
Huynh Trưởng không tin vào Chương Trình tu học (Kiên Trì Định Lực) và huấn luyện Huynh Trưởng(Trại LU, AD , HT & VH) của tổ chức GĐPTVN: cho rằng lỗi thời không hợp với tâm sinh lý của tuổi trẻ ngày nay, nhất là tuổi trẻ tại Hải ngoại.”
Đối với người Huynh trưởng, như đã trình bày ở trên, là người phát nguyện hướng dẫn đàn em “trở thành Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”, người Huynh trưởng do đó cần phải học hỏi giáo pháp, học về kiến thức lãnh đạo, học về tổ chức Gia đình Phật tử thì mới có kiến thức để hướng dẫn đàn em. Bốn bậc tu học Kiên – Trì – Định – Lực, song song với chương trình huấn luyện Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang – Vạn Hạnh chính là kim chỉ nam, là nền tảng để Huynh trưởng thăng tiến trong sứ mệnh phụng sự lý tưởng GĐPT. Và xin được nhấn mạnh rằng bốn bậc tu học Kiên – Trì – Định – Lực chỉ mới là điều kiện cần, nghĩa là anh/chị muốn là huynh trưởng thì anh/chị cần phải tu học các bậc học của Huynh trưởng. Nhưng việc thực hành, ứng dụng giáo pháp đã được học mới là điều kiện đủ. Có thực hành giáo pháp thì chúng ta mới thấy được lợi lạc của giáo pháp, mới chuyển hóa được chính mình, thấy được sự an lạc mà Phật pháp đem lại, để rồi từ đó người Huynh trưởng sẽ thấy rằng hướng dẫn Phật pháp cho đàn em là một nhu yếu, là một cơ hội cho Huynh trưởng trao dồi chính mình, truyền đạt đến đàn em những bài học thực tiễn, sinh động từ hiểu biết và trải nghiệm của chính mình. Liên đoàn trưởng nêu gương như thế và cần chỉ ra cho huynh trưởng đồng sự cùng thực tập theo.
IV. Kết luận:
Tóm lại, LĐT phải là người sẵn sàng chịu trách nhiệm về sự thịnh suy của đơn vị mình. Từ tinh thần trách nhiệm ấy, người LĐT luôn tinh tấn trong việc tu học và huấn luyện của bản thân, biết đặt mục đích giáo dục trên nền tảng giáo lý Phật Đà, làm lợi lạc cho đàn em lên hàng ưu tiên trong việc thực hiện các Phật sự, tu học và sinh hoạt; biết khiêm cung, tàm quý, luôn tâm niệm tất cả mọi thành tựu mà đơn vị làm được thuộc về BHT và cả đơn vị, tất cả mọi sai sót khiếm khuyết thuộc về LĐT. Được như vậy, đơn vị ấy chắc chắn là một đơn vị vững mạnh và lâu dài, làm rạng danh cho tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, tiếp nối xứng đáng công hạnh của bao thế hệ tiền nhân đã vun đắp, tài bồi và phát triển tổ chức.
Lowell, Massachusetts, 2565
_________________________________________
Ghi Chú: Phương Hiếu trân trọng kính cảm ơn hai chị Huynh trưởng Diệu Bảo và Diệu Liên đã cùng thảo luận, góp ý kiến để em hoàn thành bài viết này.
The Relationship/Correlation
between the Role
of the Head Leader (LĐT)
and the Rise and Fall
of a Buddhist Youth Chapter (GĐPT)
Translated by Htr Diệu Bảo and Phương Hiếu
Introduction
The Buddhist Youth Association (GĐPT) has been present within Vietnamese Buddhism for almost a century. As clearly stated in the by-law, it has been established with the brain, the nerves, the blood, and tears of many generations that wore the “grey uniform”. That’s why nowadays, when a Leader (Huynh trưởng/HTr) accepts the mission to become a LĐT, they need to see it as an inheritance from generations of HTr before them and not as a creation of their own. Thus, whether they receive the mission from a group in which they were active, or they were part of the many contributors that did the establishment of a new GĐPT chapter, the LĐT has to clearly understand that the chapter doesn’t owe them or doesn’t belong to them. The LĐT also has to recognize that carrying out their mission to lead the GĐPT, in order to achieve the main objective of GĐPT, which is “to train youths to become true Buddhists and to be productive citizens who will make positive contributions to society according to Buddhist ethics”, will gradually reveal their inner Buddha’s nature, through the close support of their junior members, improving many skills since LĐT needs to determine and embrace all the activities related to GĐPT. Thanks to that, the enlightened mind of the LĐT will become sharper so as to distinguish right from wrong and good from evil. Being aware of all the blessings that they received, the LĐT should feel more love for their mission so they can increase the loyalty and steadiness in their role and their influence as a leader of a GĐPT.
The role of the LĐT
a. Liên Đoàn Trưởng/Head leader:
Part 19, section 2 of the GĐPT Statute recounts the role of a Htr Cấp Tín (being a LĐT) as followed: the LĐT is responsible for the rise and the fall of the GĐPT group in which they are active and has also joint responsibility with the regional BHD for the rise and fall of all GĐPT groups in the region.
As a consequence, a LĐT plays an important role and holds a position that can decide or impact the rise and the fall of a GDPT chapter. The LĐT coordinates and connects all the members within the Ban Huynh Trưởng (BHT) so they can complete all the Buddhist affairs carried out by the group. The LĐT will also be responsible for organizing all the training required for the line/vice line leaders and the leaders that will be in charge of the chapter. The LĐT leads and manages the BHT, notify and discuss all the activities so that the BHT can fulfill the goal of the GĐPT organization, which is “to educate youths to become true Buddhists and to be productive citizens who will make positive contributions to society according to Buddhist ethics”.
b. Many sides to the definition of rising for a GĐPT group:
We know that conditionality and dependency, objectivity and subjectivity can all be governed by the law of impermanence. However, if we should evaluate how a group can thrive and last over time, it has to meet the following criteria:
– About the form: the number of members increases; groomed uniforms; actively contributes to the local community; participates in all Buddhist affairs locally and regionally.
– About the content: a strong chapter is the one in which the leaders and the members participate actively and diligently to the dharma classes; Foster a spirit where the six rules of harmony reign within the leaders and the members; Apply the Buddha’s teachings in their everyday life; Continuously train the next generation of leaders.
The influence of a LĐT on the rise of a group
The creation and the continuation of a GĐPT is based on many good conditions. The LĐT needs to be humble and grateful for all the good conditions that helped to build a thriving GĐPT. However, a LĐT needs to be aware that he/she takes one of very important roles that will lead the group to stay in accordance with the objective, motto, rules, and regulations of GĐPT. Thus, a LĐT needs to diligently practice the following points:
a. Liên Đoàn trưởng, an exemplary lay Buddhist:
Having accepted a responsibility in an educational youth group like GÐPT, a leader while educating the youths, also educates and perfects themselves and trains their qualities, their behaviors, and manners. Since we started our journey to become a leader, by participating in the Lộc Uyển training camp as well as taking Bậc Kiên, the first HTr Dharma class, we have acknowledged that we are Buddhists and have studied and put in practice the Dharma in our daily life. More than anyone else, the LĐT who leads the BHT needs to be an exemplary lay Buddhist so they can be a role model for all the members. The most persuasive teaching for all the members is the Buddhist ethics of the LĐT.
Always keeping in mind that we are Buddhist sheds a light on our actions, so we can be a role model for our juniors and our family. We build the trust of the youths and everyone around us with our practice and our ethics. Our teaching and practice of Dharma need to go along with each other. For example, we teach the young ones to have a vegetarian diet, but when the BHT has a get together, they would eat meat; we teach them about abiding by the 5 precepts, but we drink alcohol when gathering outside of the temple. In that case, how can we be a role model to them? If teaching Dharma doesn’t reflect on our actions, then how can we build the trust of our young members? Each of these little gestures adding on would result in them not seeing us as a model to follow. Therefore, they might easily give up, not be motivated to learn and won’t be diligent in the study and practice of Dharma.
The foundation of a lay Buddhist is to carefully abide by the 5 precepts and perseverance is a prerequisite. Beyond the 5 precepts, the LĐT needs to progress on the path of studying and practicing Dharma by vowing to receive and retain the ten good deeds, and one notch above, the Bodhisattva precepts for lay people. Abiding by the precepts will prevent us from Akusala (unwholesome, negative or bad actions) and create good conditions for Kusala (wholesome, good actions). In our everyday life, within our family, towards our relatives such as our parents, our partner, our siblings, we can show that we are true Buddhists, set an example for everyone through our action to abide diligently by the precepts. With their actions and words towards their family, the LĐT needs to maintain right mindfulness, cultivate their knowledge and love their relatives. We should set an example by practicing friendly speech, paying attention, and practicing the four assistant methods (charity, loving speech, beneficial actions, and collaboration). This practice helps the LĐT to be more solid in their everyday life. Thus, we would get the understanding and trust from our family, so we can steadily progress in our study and practice of Buddhism and contribute to the ideal of GĐPT within our group. These two conditions can’t be separated, on the contrary, they complement one another.
In order to train youths to become true Buddhists, a leader has to be an exemplary lay Buddhist. This is not a burden, but rather a support and a favorable condition that helps the LĐT progress in their practice of Buddhism. Keeping this in mind helps us to be mindful of our conduct, our speech and our thoughts. We won’t be flawless at the beginning, however, thanks to the role of being LĐT and to the wish to be an exemplary lay Buddhist, we will have more motivation and energy to move forward on our practice of Buddhism in our everyday life. The practice of Buddhism will help us approach our juniors and the other leaders with care and understanding. Having the right mindfulness and insight will assist us greatly in the direction and the management of the activities in the group. When facing difficulties within the BHT, the strength given by the practice of Buddhism will help us stay calm and discern the facts with clairvoyance. When it comes to giving a piece of advice or to make a decision, we have to base it on the truth and base it on the spirit of understanding and love. We need to see the LĐT as the conductor, a leader that we can trust to work side by side with us and to complete all Buddhist affairs.
b. A Liên Đoàn Trưởng (LĐT) always practice and train
As GĐPT is a group with an educational purpose, its leaders are required to study and practice Buddhism so they can gain real benefits, cultivate their lifestyle based on Dharma, and train their general knowledge and their creative abilities, being aware of their responsibility and their duty as a leader.
An ancient proverb states that “practicing without learning is like practicing blindly, learning without practicing is like being a bag full of books”. To improve and increase their practice of Buddhism, a leader needs to participate in all Htr Dharma classes which are Kiên, Trì, Định, Lực, and in all the leadership training camps which are Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang – Vạn Hạnh. In addition to those training, they need to deepen their understanding of Dharma by reading related materials, participating in Dharma classes, listening to Dharma teachings on youtube, etc. This is the way to practice Văn (listen to the Dharma) in one way to practice which is Văn – Tư – Tu (listen to the Dharma, think about it, and put it in practice). Learning the foundations of Dharma will help us ponder and reflect insightfully so we can apply them in our life, our GĐPT activities and contribute to benefit our organization.
Being the head leader, the LĐT is accountable for organizing the training, for developing the classes of Dharma studies and specialty activities and managing the Buddhist affairs. Therefore, the LĐT has to cultivate their knowledge of Dharma, the GĐPT organization, the different training programs, specific technical and leadership skills as well as a general knowledge of psychology.
c. The LĐT recognizes clearly the role of the different steering committee (BHD)
The LĐT needs to be self-disciplined with the rules and regulations. From there, the LĐT puts their group in the system of GĐPT VN in the U.S., which will support the LĐT achieve their goal for their group. In other words, the LĐT is aware of the importance of their group to belong to the regional board of directors (BHD Miền) and the national board of directors (BHD Trung Ương). With the help/actions of BHD, the group has opportunities to grow and to train (BHD regularly organizes Dharma classes, leadership training camps, Dharma seminars etc.). Based on that solid foundation, the LĐT will have more favorable conditions to manage and to develop their group according to the motto and the objective of GĐPT VN.
d. The LĐT and their leadership style
The LĐT needs to make plans for the activities in the short and long term (for example, 1 month and 1 year). Thus, they can proactively run the BHT meetings and effectively use the resources for the different projects and activities of the chapter. In addition, the LĐT needs to have a vision on the continuous training of group leaders. Each group being in a different situation, we know that the BHT might not be stable and might not be able to maintain the same number of leaders as we always hoped it would. Some leaders, due to their work, studies, or family matters, might temporarily take a break from their duties in the group. Therefore, the LĐT needs to pay attention to the training of the next generation of leaders within the youths by encouraging them to register to the HTR Dharma Classes and leadership training camps. In addition, the LĐT needs to have a plan to support the training and the practice of the leaders, for example, by organizing some discussions, by guiding them and answering their questions and by fostering the knowledge of Dharma and specialized skills to all members and trainees. Through those, LDT can motivate the young youth leaders to enthusiastically participate in Dharma studies and leadership training camps, boosting self-efficacy in them as well.
To get the Buddhist affairs done effectively, the LĐT needs to know how to assign the different tasks to the right person, how to mobilize, encourage, and support them so the leaders can gladly accept and strive to achieve the tasks they were entrusted with. It’s not only a matter of assigning tasks, but also a matter of being there to mobilize and support the leaders. For example, a group with six subunits has to complete a certain activity. Each subunit has to be present one day to complete the task whereas the LĐT needs to be present every day so they can support each sub-unit. However, being present doesn’t mean they necessarily complete the task with the sub-unit leader or in the sub-unit leader’s place, but it shows that the LĐT is concerned and supports the sub-units. For example, as coming, LĐT can give some food and drinks to the youths and say encouraging words to the members. This shows that the LĐT manages the BHT and gives space for the leaders to lead their sub-unit members, thus creating a good dynamic so that the leaders can enthusiastically complete the tasks they were given.
In the planning and realization of the different activities, the LĐT needs to make sure that they are in accordance with the goal of GĐPT which is “to train youths to become true Buddhists and to be productive citizens who will make positive contributions to society according to Buddhist ethics” and takes that goal as a compass when it comes to organize activities and participate in events. In other words, all the lessons, the activities program, the participation in events should be built on the Buddha’s teachings and help the members develop themselves in 3 ways, developing their virtues, their physical body, and their intellectuality. The foundations of the Buddha’s teachings are such that they don’t limit us in our activities. On the contrary, if we use them as the foundation, we can be creative in our planning and proposing new activities that are appealing to the youth and match their interests. We can pay attention to what they like, to the new types of games and activities and to new songs, which we can skillfully adapt with a Buddhist meaning and include them in all activities such as field trips, picnics, voluntary and charity events etc.
Besides that, as most of our members are born and grow up in Western countries, we need to add another goal which is to help them understand, love, and keep the cultural identity of Vietnam. We can still harmoniously combine the Buddhist mindset with the love for the country of our ancestors through art, lion dance etc. However, the most important is to maintain the study of Dharma in our program. It’s the prerequisite so our youth members can build their morality and wholesomeness, retain in the organization in the long run, and gain benefit for themselves, their family, and the society. Only then we would be able to complete the mission of GĐPT.
e. Maintain and preserve the six rules of harmony within the BHT: Tolerance and respect
One of the most important conditions for a GĐPT chapter to thrive is that the BHT must maintain the six rules of harmony when collaborating together. The LĐT needs to be a role model for the other leaders in the BHT and really be attentive about this.
The LĐT has to be flexible and skillful to resolve the conflicts within BHT (for example different opinions between the younger and the older leaders), to avoid a situation where the BHT is split in 2 or multiple clans. The six rules of harmony need to be put in practice to keep a peaceful environment in the BHT. All the opinions that the leaders share should be taken into consideration during the meetings. Decisions are made by voting and the reasonings behind them are based on the Buddha’s teachings to build a consensus and avoid any conflict that could be created by different opinions and standpoints. The LĐT needs to listen carefully and accept the feedback from the parents, the other leaders, and the members so they can adjust, reinforce, and develop the trust with the parents and the love and bonding with the leaders and the youth members. The LĐT needs to pay attention to establish the bonding between the members of the BHT. They also need to willingly support and help each other while completing the Buddhist affairs as well as during daily life. The LĐT needs to have time to share, listen, and comfort a leader in the BHT when they are unhappy or experience a sad event in their life; encourages and cheers when a leader celebrates a happy event or achievement; is present and willingly supports any leader in need according to their means and abilities.
Above all, the important factor to maintain and preserve the six rules of harmony within the BHT on the long run is that the LĐT is able to build the BHT to be a well-connected community of Dharma cultivation, a spiritual family that supports each other on the path of studying and practicing Buddhism. To achieve this, the BHT needs to have study practice once a week, or at least once a month. Studying and practicing together will help create more bonds within the BHT and facilitate getting a common voice while completing the Buddhist and GDPT activities. From these common study sessions, each leader will acquire more knowledge so they can apply Dharma in their daily life, cultivate good karma, and bring benefit to themselves, their family, the GDPT organization, and to their community.
Conclusion
In summary, the LĐT needs to be responsible for the rise and fall of their chapter. With this responsibility in mind, the C always perseveres in the study and practice of Buddhism as well as in their training, knows to set educational goals based on the Dharma, puts the interest and the benefits of the youth members first whether it is for studying and practicing, realizing the Buddhist affairs, or performing the activities. The LĐT stays humble, reflects on his/her own mistakes, and always keeps in mind that all the realizations and achievements belong to the BHT and the youth members whereas all the mistakes and shortcomings belong to the LĐT. As a result, the group can be assured of becoming strong and durable, honoring the GĐPT organization and being worthy to carry on the actions undertaken by many generations of GĐPT leaders before them that have contributed to the development of the organization.