
Theo tài liệu OECD (The Organisation for Economic Co-operation and Development):
Cũng như các sản phẩm y tế khác, vắc-xin COVID-19 đã và đang tiếp tục được phát triển, đánh giá và phê duyệt theo các hướng dẫn quy định hiện hành và các yêu cầu pháp lý. Ban đầu chúng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (trong các nghiên cứu tiền lâm sàng), và sau đó là các thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của người tình nguyện. Những thử nghiệm này nhằm xác nhận cách hoạt động của vắc xin và quan trọng là làm sáng tỏ tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của chúng. Trong những trường hợp thông thường hơn, việc phát triển vắc-xin mới có thể là một quá trình kéo dài, với các giai đoạn phát triển khác nhau được thực hiện tuần tự. Trong trường hợp COVID-19, một số yếu tố đã góp phần thúc đẩy đáng kể sự phát triển của vắc-xin tương lai.
Tất nhiên việc giám sát liên tục đối với khả năng xuất hiện các tác dụng ngoại ý cũng là điều cần thiết để hỗ trợ sự tin tưởng của công chúng, sử dụng hệ thống cảnh giác y dược được phát triển tốt để theo dõi các vấn đề hoặc phản ứng bất lợi không được phát hiện trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Với việc triển khai vắc-xin COVID-19, các cơ quan quản lý nghiêm ngặt (ví dụ như FDA, EMA) đã mở rộng quy trình giám sát vắc-xin và công bố các bản cập nhật an toàn thường xuyên. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin về các tín hiệu an toàn phải cẩn trọng và hết sức minh bạch. Giao tiếp phải được cân bằng và phù hợp với ngữ cảnh, để truyền tải rõ ràng những gì được và chưa biết, đồng thời tránh tạo thêm nhận thức thành kiến của những người do dự và tốt nhất là nó nên được thông báo bởi các chuyên gia hay chuyên môn khoa học. Đặc biệt, thành kiến tiêu cực cần được quan tâm giải quyết cẩn thận. Nên nhớ, một trong những điều quan trọng vẫn là cố gắng nâng cao trình độ hiểu biết chung về khoa học và tìm cách truyền đạt các khái niệm về rủi ro cũng như lợi ích theo cách dễ hiểu hơn, để tạo ra sự đánh giá rộng rãi hơn về lợi ích của vắc-xin COVID-19 so với những rủi ro (nếu có) do chính COVID‑19 gây ra.
Tóm lại, mặc dù rõ ràng rằng việc phát triển vắc xin COVID-19 đã là một câu chuyện thành công đáng kể, nhưng vẫn cần phải làm nhiều việc để tạo niềm tin vào các chương trình cung cấp và tiêm chủng. Ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả của vắc-xin và tính toàn vẹn của quá trình phát triển, đánh giá và giám sát, các chính phủ cũng phải chứng minh năng lực của mình trong việc chọn lựa nguồn cung cấp vắc-xin, hoạch định và cung cấp các chiến dịch tiêm chủng hiệu quả và toàn diện.
Để đảm bảo cung cấp kịp thời, các chính phủ cần thiết lập các chính sách và cơ sở hạ tầng để phân phối, lưu trữ và quản lý vắc xin trên phạm vi quyền hạn của họ. Một báo cáo gần đây tại Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) chỉ ra rằng hầu hết các nước EEA dự định sử dụng cơ sở hạ tầng tiêm chủng hiện có, trong khi chỉ một số ít có kế hoạch mua sắm thêm thiết bị để đảm bảo việc bảo quản vắc xin đúng cách. Tuy nhiên, ở nhiều phương diện pháp lý, cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp hiện tại có thể không đủ để đảm bảo một chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, đặc biệt khi xem xét các yêu cầu vận chuyển và bảo quản cụ thể của một số loại vắc xin nhất định (ví dụ: bảo trì dây chuyền lạnh rất nghiêm ngặt). Trên thực tế, đã có bằng chứng cho thấy một số quốc gia đang gặp khó khăn trong việc duy trì thời gian biểu theo kế hoạch của họ.
Phối hợp, tham gia vào quá trình ra quyết định, liên kết các hành động và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp chính quyền cùng nhau góp phần vào chính sách vắc xin toàn diện và hiệu quả.
Tăng cường cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan chính phủ quốc gia, mỗi ngành chịu trách nhiệm về hành động của mình đối với các ngành khác và vượt ra ngoài các quy định khẩn cấp sẽ giúp tăng cường hỗ trợ cho các chính sách vắc xin được coi là minh bạch, cân bằng và toàn diện.
Tính liêm chính và trách nhiệm giải trình trong phát triển vắc xin là rất quan trọng. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng COVID, các chính phủ đã phải đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng ngoài kế hoạch để bảo vệ các cộng đồng đang gặp rủi ro. Vì vậy, những mối nguy tiềm ẩn về sự liêm chính, đặc biệt là gian lận và tham nhũng cũng sẽ góp phần suy yếu nghiêm trọng hiệu quả hành động của chính phủ nếu không được giảm thiểu và ngăn chặn đúng mức. Một số trường hợp bất thường và cáo buộc tham nhũng trong việc mua và cung cấp thuốc đã được báo cáo, cũng như các hành vi sai trái khác như các chuyên gia y tế dự trữ thuốc và một loạt các trò gian lận trực tuyến. Trong khi đó, có rất ít cuộc thảo luận cụ thể về các rủi ro này liên quan đến việc phát triển và phân phối vắc xin, đồng thời đã ảnh hưởng như thế nào đến lòng tin của mọi người tính hiệu quả của các chiến lược tiêm chủng mà chính phủ đang tiến hành.
Liêm chính là sự liên kết nhất quán và tuân thủ các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức được chia sẻ để duy trì và ưu tiên lợi ích công hơn lợi ích tư trong cộng đồng. Chính trực là giá trị thể chế cốt lõi và là động lực của lòng tin. Cũng theo theo khung lòng tin của OECD, cách thức mà các tổ chức chính phủ hành xử nhằm bảo vệ lợi ích công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của quần chúng đối với họ.
(Kỳ tới: Vai trò của chính quyền và lòng tin công chúng đối với tiêm chủng COVID-19 | Phần III: 4 Hành Động)