

“Theo như tôi hiểu, Thiên Chúa giáo cũng dạy con người làm lành tránh dữ, giống hệt như PG, thế thì có vấn đề gì đâu? Tuy nhiên, nếu mọi người thấy khó chịu khi nghĩ là mình đang ăn mừng Giáng Sinh thì cũng dễ thôi. Ta đừng gọi là “Chúa Giáng Sinh”, mà hãy gọi là “Chúa-Phật Giáng Sinh”. Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được.”
Hỏi: Thế PG có khác nhiều với các tôn giáo khác?
Đáp: Sứ mệnh của các tôn giáo chân chính, kể cả PG, là mang hạnh phúc đến cho con người. Hạnh phúc đó xuất phát từ việc nhìn thấy rõ ràng và đúng đắn các sự vật đang tồn tại như thế nào. Bất cứ tôn giáo, chủ thuyết, hay pháp hành nào làm được điều này thì quý vị cứ gọi đó là PG, nếu thích. …
Trong các Pháp thoại của tôi, tôi đã giải thích tất cả con người trên thế gian đều như nhau về cơ bản như thế nào. Gọi họ là dân châu Âu, châu Mỹ hay Thái chỉ để phân biệt nơi sinh hoặc màu tóc, nhưng về cơ bản tất cả đều có cùng một loại thân-tâm như nhau; tất cả đều thuộc về chủng tộc người “sinh-lão-bệnh-tử”. Khi các vị hiểu ra điều này thì những khác biệt không còn quan trọng nữa. Với Thiên Chúa giáo cũng thế, đó là một cơ hội để con người nỗ lực làm điều tốt, điều thiện, điều có ích cho người khác theo cách nào đó. Điều này mới quan trọng và tuyệt vời, bất kể các vị sử dụng cách gì để mô tả.
Vì thế, tôi đã nói với dân làng, “Hôm nay chúng ta sẽ gọi ngày lễ này là ‘Chúa-Phật Giáng Sinh’. Chừng nào con người còn tu tập đúng đắn, thì vẫn còn đang tu theo đạo Chúa-Phật, và mọi thứ sẽ tốt lành. Tôi dạy thế để giúp mọi người đừng dính mắc vào nhiều quan niệm khác nhau và nhìn thấy được những gì đang xảy ra một cách thẳng thắn và đúng với tự nhiên. Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được.
~ Ajahn Chah/Đạo Sinh chuyển ngữ
Source: Jayantha, Bhavana Society.
Source: Jayantha, Bhavana Society.
____________________________________________________
It was Christmas and the foreign monks had decided to celebrate it. They invited some laypeople as well as Ajahn Chah to join them. The laypeople were generally upset and skeptical. Why, they asked were Buddhists celebrating Christmas? Ajahn Chah then gave a talk on religion in which he said,
“As far as I understand, Christianity teaches people to do good and avoid evil, just as Buddhism does, so what is the problem? However, if people are upset by the idea of celebrating Christmas, that can be easily remedied. We wont call it Christmas. Let’s call it ” Christ-Buddhamas”. Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice, You may call it anything you like.“
Q: Then is Buddhism much different from other religions?
A: It is the business of genuine religions, including Buddhism, to bring people to the happiness that comes from clearly and honestly seeing how things are. Whenever any religion or system or practice accomplishes this, you can call that Buddhism, if you like.
In the Christian religion, for example, one of the most important holidays is Christmas. A group of the Western monks decided last year to make a special day of Christmas, with a ceremony of gift-giving and merit-making. Various other disciples of mine questioned this, saying, “If they’re ordained as Buddhists, how can they celebrate Christmas? Isn’t this a Christian holiday?”
In my Dharma talk, I explained how all people in the world are fundamentally the same. Calling them Europeans, Americans, or Thais just indicates where they were born or the color of their hair, but they all have basically the same kind of minds and bodies; all belong to the same family of people being born, growing old, and dying. When you understand this, differences become unimportant. Similarly, if Christmas is an occasion where people make a particular effort to do what is good and kind and helpful to others in some way, that’s important and wonderful, no matter what system you use to describe it.
So I told the villagers, ‘Today we’ll call this Chrisbuddhamas. As long as people are practicing properly, they’re practicing Christ-Buddhism, and things are fine.”
I teach this way to enable people to let go of their attachments to various concepts and to see what is happening in a straightforward and natural way. Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice. You may call it anything you like.”