
Tỳ kheo Thích Hạnh Viên và Thi sĩ Viên Linh (Ảnh: Uyên Nguyên)
Không có khối lượng nghiên cứu hay tư duy nào có thể mang lại hiểu biết đầy đủ về ba pháp ấn cùng những đối nghịch của chúng. Điều cần thiết là một sự chuyển mình toàn diện, sự tái sinh, về nhân cách. Điều này không thể diễn ra mà không khởi từ năm căn, là: đức tin (tín căn), sự tinh tấn (tấn căn), sự chú tâm (niệm căn), sự tập trung (định căn), và trí tuệ (tuệ căn).+ Những bản năng và những động lực đặt sở y trên cảm quan điều động mọi tư tưởng và hành vi của người bình thường. Nếu một người có đời sống tâm linh tăng tiến, những sức mạnh tinh thần sẽ dần dần vượt trội để cuối cùng năm thiện căn này chi phối và định hướng mọi hành vi, tư tưởng và tình cảm của y.[1] Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến năm thiện căn trong chừng mực chúng xác định âm điệu của tư duy Phật giáo. Từ góc độ này chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng đến đức tin vì vị trí của nó trong hoàn cảnh biểu thị sâu sắc đặc tính tôn giáo không thể thay thế tư tưởng đạo Phật; đến niệm và định vì chúng biểu thị rõ ràng nền tảng du-già; đến trí tuệ vì đó là cội nguồn của sự hiểu biết triết học.
Đức tin được gọi là ‘hạt mầm’[2] mà không có thì cây kiến giải tâm linh không thể sinh trưởng. Thực tế chứng minh, người thiếu niềm tin không thể làm gì thật sự có giá trị. Điều này không chỉ đúng đối với Phật giáo mà với mọi tôn giáo, kể cả những tôn-giáo-giả-hiệu như chủ nghĩa Cộng sản chẳng hạn. ‘Đức tin’ không đơn giản chỉ là sự chấp nhận những tư tưởng không cần chứng minh. Nó được tạo ra từ các yếu tố trí năng, ý chí, tình cảm và xã hội.
1.Về mặt lý trí, đức tin là sự tán thành những học thuyết chưa được xác chứng bằng chứng cứ thực tế hiện tiền. Để được gọi là đức tin, sự tin tưởng phải vượt lên những gì được nhận thức bằng thực tế và người tin phải nhất tâm sẵn sàng lấp đầy những hố ngăn cách trong trí thức mình với thái độ chấp nhận một cách kiên nhẫn và tin tưởng. Đức tin như một thái độ tri thức có phần đối nghịch của nó là tính hoài nghi và do dự.[3] Tôn giáo nào cũng có một số giả định dựa trên sự tin tưởng và được chấp nhận căn cứ trên thẩm quyền của Thánh điển hay các bậc Thầy. Tuy vậy Phật giáo xem đức tin chỉ là bước khởi đầu, một trạng huống tạm thời. Vào lúc thích hợp, trực giác tâm linh sẽ biết đức tin nào mang tính chất tin tưởng và mong cầu tri thức. Thông thường phải mất rất hiều thời gian trước khi phẩm chất trí tuệ đủ mạnh để hổ trợ cho tri kiến chân xác nhìn sâu vào chân tánh của thực tại. Trước đó khá nhiều điều học thuyết phải dựa trên đức tin, vì chúng không được duy trì một cách hữu hiệu bởi các cảm quan, bởi suy lý hay trực giác tâm linh. Trong Phật giáo đức tin có bốn đối tượng chính,[4] là: 1) tin có nghiệp và tái sinh, 2) chấp nhận những giáo huấn căn bản về chân tánh của thực tại, như hữu vi duyên sinh ‘vô ngã’, ‘tánh Không’, khẳng định thế gian này là kết quả của sự vô minh không biết các đối tượng phi hữu, v.v.. là những cá thể không tồn tại… 3) tin tưởng vào ba nơi ‘nương tựa’ tức Phật, Pháp, Tăng già,[5] và 4) tin vào hiệu quả của những hành trì được quy định và coi Niết bàn là lối thoát cuối cùng khỏi mọi chướng ngại.
2. Thời kỳ hoài nghi này dẫu sao còn cách xa khía cạnh lý trí của đức tin. (….), từ mà chúng ta dịch là ‘đức tin’, có căn gần với từ Cor tiếng La-tinh, ‘trái tim’, và đức tin quả thật là vấn đề của con tim nhiều hơn lý trí. Đó là, như Giáo sư Radhakrishnan nói,[6] ‘sự nỗ lực mong cầu tự chứng ngộ bằng cách tập trung các sức mạnh của tâm trí vào một lý tưởng đề ra.’ Bằng ý lực, đức tin bao hàm một ý chí kiên quyết và can đảm. Nó phối hợp của một người quyết làm việc gì với niềm tự tin rằng việc đó có thể làm được. Giống như những người sống bên một bờ sông bị đe dọa diệt vong bởi kẻ thù, dịch bệnh hay nạn đói. Sang bên kia bờ thì an toàn. Người có đức tin được xem là người nào dám bơi qua con sông ấy, bất chấp nguy hiểm, tự cứu mình và bằng hành động ấy, khích lệ những người khác làm theo. Những người không có đức tin sẽ mãi mãi hoảng loạn ở lại bên này bờ. Ngược với khía cạnh này của đức tin là tính rụt rè, hèn nhát, sợ, lưỡng lự, và một tính khí yếu đuối hay đắn đo lo lắng. Đức tin gắn liền với tính ‘cả quyết’ (adhimoksha, thắng giải)[7], cốt ở hành động với sự tin tưởng vững chắc sau khi đã phán đoán, quyết định, và dứt khoát lựa chọn đối tượng một cách kiên định; nó ngược với sự lưỡng lự như của một đứa trẻ thiếu quả quyết khi nghĩ ‘Mình nên làm điều này không? Hay không nên làm?’[8]
3. Về mặt cảm xúc, đức tin là một thái độ bình thản và sáng suốt.[9] Ở đây ngược với sự lo lắng hay tâm trạng bấn loạn bởi vô vàn sự việc. Người có đức tin được gọi là người không còn ‘năm nỗi lo sợ’:[10] không lo về những nhu cầu của cuộc sống, không sợ mất danh tiếng, không sợ chết, không sợ tái sinh bất hạnh, và không sợ giữa chúng hội. Rõ ràng tin có nghiệp thì có phần nào giảm nhẹ bớt gánh nặng của cuộc sống. Ngay như một số phận bất hạnh cũng có thể được chấp nhận dễ dàng hơn khi ta tin rằng đó là sự sắp đặt công bằng, khi những ưu phiền được giải thích như những quả báo không tránh khỏi, khi quy luật thay cho sự ngẫu nhiên mù quáng, khi ngay cả sự mất mát hiển nhiên cũng có thể biến thành sở đắc thật sự. Vả lại, nếu chúng ta nhất mực tin là không có ngã, thì chúng ta lo cái gì và lo cho ai? Hoặc nếu chúng ta tin vạn sự giai không, thì còn gì nhiễu được ánh sáng tỏa rạng của ta?
4. Về mặt xã hội, đức tin bao hàm sự tín nhiệm và tin cậy vào đức Phật và Tăng già. Ở đây đối ngược với nó là tâm trạng chìm đắm trong nỗi lo về môi trường xã hội, đến từ áp lực xã hội hay sự cô lập. Sự đoạn tuyệt với môi trường xã hội bình thường này, dĩ nhiên, chỉ hoàn thành khi một tu sĩ, theo quy định, “xuất gia trong tin tưởng” (chánh Tín xuất gia…).[11] Với phạm vi nhỏ hơn nó phải được thực hiện bởi mỗi người hành trì Chánh pháp, những người phải ‘sống viễn ly’ đỗi với xã hội – trong tin thần, nếu chưa là trong thực tế. Ý nghĩa của sự an toàn tùy thuộc nhiều vào cộng đồng tha nhân và cần đến sự đỡ đần nơi họ. Đi tìm nương tựa nơi đức Phật và Tăng già có nghĩa là từ bỏ cái thấy được và xúc chạm được để tìm cái vô hình khó nắm bắt. Tin vào sức mạnh tâm linh sẽ cho ta năng lượng cần thiết để coi thường công luận và sự thất chi do xã hội. Một mức độ ngang tàng bất chấp thế gian và những lề thói của nó thường gắn liền với cuộc sống tâm linh. Người có cuộc sống tâm linh không ‘thuộc về’ môi trường cụ thể xung quanh, nơi y không cảm thấy mình là người khách lạ. Y thuộc về thế giới các vị thánh, thuộc về gia tộc của Phật.[12] Một môi trường tâm linh thay cho môi trường tự nhiên, với đức Phật là cha, Bát-nhã-ba-la-mật (….) là mẹ, những người tầm cầu giác ngộ là anh em bạn hữu.[13] Các quan hệ thích đáng lẽ ra phải được xác lập bằng chính những sức mạnh vô hình này. Trong việc hoàn thành sứ mạng đó, đức tin không thể vươn xa được nếu không có khả năng xả bỏ đáng kể.
Cúng như những phẩm chất tinh thần khác, đức tin có phần nghịch lý ở chỗ một mặt nó thiên bẩm không dễ phải có chỉ bằng nỗ lực suông, và mặt khác, người ta lại không thể vun trồng một đức hạnh. Khả năng tín ngưỡng của một người biến thiên theo thể chất và hoàn cảnh xã hội của người đó. Nhân cách của mỗi người thường được phân loại tùy theo chúng bị chi phối bởi tham, sân hay si.[14] Những người nặng nề về tham dễ xu hướng đến đức tin hơn hai hạng người kia, vì đức tin và lòng tham rất tương cận nhau. Xin trích dẫn Buddhaghosa (Phật Âm):[15] ‘Nếu như tham bám vào bất thiện địa, không sinh bất mãn, thì cũng vậy, đức tin bám vào thiện địa. Nếu tham tìm kiếm đối tượng dục lạc, thì đức tin tìm kiếm giới đức, v.v… Và tham thì không buông xả những điều độc hại, còn đức tin không buông xả những điều lợi lạc.’ Những hoàn cảnh xã hội đến phiên chúng nuôi dưỡng cả tín lẫn bất tín. Xã hội hiện tại của chúng ta có khuynh hướng khuyến khích sự hoài nghi về truyền thống. Nó xem trọng sự sắc bén của trí năng, và có vẻ ngầm xem đức tin như một đầu óc yếu đuối thiếu trí lực. Nó nhân rộng những sự tán loạn phát sinh từ thế giới cảm quan đến mức hầu như không thể đạt được sự bình lặng của thế giới vô hình. Cùng lúc người công dân được đặt trước vô vàn quan điểm mâu thuẫn nhau khiến họ khó lòng lựa chọn cái nào. Thanh thế của khoa học, sự ràng buộc với một tiêu chuẩn sống cao, và việc mất dần các định chế về thẩm quyền không thể chối cãi, hết thảy đều là những kẻ thù sinh tử của tín căn.
Là một phẩm tính, đức tin được củng cố và xây dựng bằng kỷ luật tự giác chứ không bằng những quan điểm nhiều tranh cãi. Vì trong các chướng ngại cản trở đức tin, những khốn nạn do tri thức tuyệt nhiên không phải là mạnh nhất. Đó là vấn đề nghị lực làm sao để khắc phục những hoài nghi không thể tránh khỏi. Điều đầu tiên trong bốn ‘tín điều’ có thể minh giải điều này. Chứng cớ hiện tiền về nghiệp và tái sinh có thể gây ấn tượng với người này,[16] lại hoàn toàn vô nghĩa với người khác. Trong trường hợp nào nó không thể kết luận về mặt khoa học. Lý thuyết gồm hai luận điểm bất thể kiểm chứng, khẳng định rằng (1) đằng sau tính nhân quả tự nhiên vốn kết nối các hiện tượng trong thế giới cảm quan còn có những cái khác không nhìn thấy được, những chuỗi nhân quả về đạo đức hứa hẹn đem lại tưởng thưởng cho hành vi tốt và trừng phạt cho hành vi xấu; và (2) cái chuỗi hệ quả luân lý này không thể chấm dứt cùng với cái chết mà vẫn tiếp nối từ kiếp này sang kiếp khác. Dù hai giả định này có hợp lý hay không, chúng trở thành vấn đề trực nghiệm của riêng những người đã đạt được hai thắng trí (…..), tức khả năng nhớ biết được kiếp trước của mình và của người khác.[17] Không có hai trí tuệ siêu phàm này, không ai biết việc tái sinh của mình có thật hay không. Nếu tin là có, y hoàn toàn chỉ dựa vào đức tin. Và niềm tin này được duy trì bằng lòng tự nguyện táo bạo và can đảm chấp nhận rủi ro nhiều hơn là bằng tài năng biện giải. Không nơi nào có cuộc sống tuyệt đối an toàn. Muốn được thịnh vượng, một thương gia phải đương đầu với nguy cơ phá sản. Muốn dành lấy sự sống, một chiến sĩ có thể mất chính cuộc sống của mình. Muốn cứu vớt linh hồn, con người tâm linh có thể đánh mất linh hồn. Tiền cược tự động tăng theo triển vọng thu về. Những tin tưởng của chúng ta rất có thể là sai lầm, nhưng chúng ta phải nhận lấy đúng hậu quả, và hy vọng rằng tiềm năng mạo hiểm cũng như hoạt tính của chúng ta sẽ không cạn kiệt.
Sự lựa chọn nằm ở giữa sự phóng đại hay thu nhỏ những hoài nghi tri thức. Những ai thấy giáo thuyết đó khó, có thể trách cứ hoặc vì giáo thuyết hoặc vì khoảng cách giữa chân lý và những bất toàn về trí năng và đạo đức của riêng họ. Nếu một người không thể nhớ mình đã làm gì trong một ngày nào đó của tháng trước thôi, làm sao y có thể nhớ được kiếp sống trước của mình! Những hoài nghi thực tế được dập tắt không phải qua tranh luận, mà bằng sự tính hóa bản thân cho đến khi xứng đáng với tầm tri kiến cao hơn. Dẫu sao, chúng ta được lưu ý rằng sự quân bình tâm trí là thẩm tính cốt lõi của Phật giáo,[18] và một lòng tin thái quá, không qua sự tôi luyện của trí tuệ, dễ trở thành một loại mê tín.* Chỉ có trí tuệ mới bảo ta nên tin nơi điều gì.[19]
Nếu như đức tin và tinh tấn, một khi quá đà cần phải được kiềm chế bằng hai phẩm chất đối ngược là tuệ và định, thì chánh niệm không mắc phải khuyết điểm này. ‘Ở đâu cũng cần chánh niệm. Vì nó bảo vệ tâm trí không để nó rơi vào sự khích động vì lòng tin sự tinh tấn và trí tuệ có thể khiến chúng ta hưng phấn;** và không để rơi vào sự giải đãi vì định dễ sinh giải đãi. Do đó chánh niệm cần có mặt khắp nơi, như chất muối cần có thứ nước chấm, như vị thủ tướng trong các hoạt động của chính phủ. Cho nên mới nói: ‘Thế tôn đã dạy, niệm cần thiết ơ mọi nơi. Vì tâm cần nương dựa niệm và niệm bảo vệ tâm. Không có niệm thì không thể có tâm cần hành cũng không có tâm tiết chế.”[20]
Mặc dù những dấu vết của nó không hoàn toàn vắng mặt trong các giáo điều triết học và tôn giáo khác, song chỉ trong Phật giáo niệm mới chiếm giữ vị trí trung tâm. Nếu được hỏi điểm khác biệt giữa Phật giáo và các hệ thống tư tưởng khác là gì, ta cần trả lời rằng đó là lý thuyết về Pháp (cf. I. ch. 7) và sự chú trọng trên niệm. Chánh niệm là bước thứ bảy trong Thánh đạo tám chi, căn thứ ba trong năm căn, chi phần đầu tiên trong bảy giác chi. Có khi nó được xem gần như chính là Phật giáo. Vì vậy phần mở đầu bộ (….) (kinh Tứ niệm xứ)[21] đã viết, ‘tu tập bốn niệm là con đương duy nhất* (….) dẫn chúng sanh đến đã thấy, giả định một lưỡng cực trong tâm – giữa chiều sâu bình lặng và bề mặt nhiều kích động. Tuệ cũng mặc nhiên công nhận một lưỡng tính trong mọi sự – giữa bề mặt và chiều sâu của chúng. Mọi đối tượng không thực sự giống như ngoại hiện của chúng. Pháp chân thật, hay tính thực hữu của chúng luôn bị che phủ bởi cái ngoại hiện tục đế của chúng; và tự bản chất tuệ là sức mạnh của tâm thức giúp ta thải bỏ lớp vỏ giả hiện để thâm nhập vào chân thực tại của vạn pháp. Với khả năng thâm nhập xuyên suốt vào thật tánh của các khách thể, tuệ là năng lực suy niệm về các thành tố của vũ trụ theo quy luật của Abhidharma. Nó đặc biệt quan hệ đến chân thực tại mà khi tiếp xúc với thực tại đó, như chúng ta đã thấy, thì ý nghĩa và phẩm hạnh của cuộc sống được dùng làm điểm sở y. Nó được coi là phẩm tính cao quý nhất* vì sự vô minh,** chứ không phải tội lỗi, là gốc rễ của bất thiện.
(Còn tiếp)
_______________________________________________
+ S: theo thứ tự: (…), Viryendriya, (….). Anh ngữ (của tác giả): Faith, Vigour, Mindfulness, Concentration, Wisdom. – ND.
[1] cf. e. G. VM xxi 128.
[2] Sn 76, 181.
[3] VM xiv 177. Yếu tố đối nghịchkhác là sự vô tri đối với những pháp đáng tin.
[4] BT số 170. AK ii 157 chỉ đưa ra ba loại đầu.
[5] Xem BM, 45-52.
[6] The (….), 1948, p. 343.
[7] BS 153. VM 464.
[8] VM 466.
[9] (…). Đây là cốt lõi của nó, theo AK ii 156. Mil. In BS 152-3 VM 464.
[10] Năm điều sợ hãi trong Vibh. 379.
[11] AN iii 5.
[12] Buddhaputra.
[13] (…) EZB iii 133-4.
[14] BS 116-21.
[15] VM iii 75. BS 116.
[16] Xem Karma and Redbirth của Chr. Humphreys, 1942.
[17] BS 131-3.
[18] VM 150-1.
* Cũng vậy, sự thái quá của lòng nhiệt thành (tinh tấn) cũng bị phản đối vì phương hại đến tính bình thản. Những người có nhiều hoạt chất adrenalin trong máu luôn luôn tất bật và có lẽ ‘có năng suất một cách liều lĩnh’, nhưng không thanh thản một cách riêng biệt. Tinh tấn tự nó thường dẫn đến khích động, và cần được uốn nắn bằng sự định tĩnh.
[19] Chi tiết hơn, xem The Midle Way, xxviii 2, 1953, tr. 58-9.
** Đức tin thích hợp với sự khích động về cảm tính; tinh tấn với sự khích động về hành động, muốn làm nhiều hơn; trí tuệ với sự khích động về khám phá.
[20] VM iv 49.
[21] MN I 57
*** Thật thú vị khi đem những lời giải thích nhã nhặn và ôn hòa của chú giải cổ, về chữ ‘duy nhất’ là ‘bước đi một mình, không bạn bè’, hay là ‘con đường chỉ một người đi’, nghĩa là của người cao cả nhất, hay đức Phật (Soma, tr. 19-20), so sánh với hung hãn của Bác sĩ Cassius Pereira vốn nhất định là thừa hưởng từ những tiền bối Ca-tô-lich của ông. ‘Và cái “con đường độc nhất” này, con đường duy nhất có một này được khai mở chỉ trong Phật pháp chứ không ở đâu khác, vốn là lý do tại sao những hệ thống “tôn giáo” khác, dù họ tuyên bố có bao nhiêu bậc thánh đi nữa, trên thực tế cũng không biết được cái gì làm nên tính Chân Thánh. Chỉ có thể lấy được vàng thật từ lò nấu vàng, dù những người đào đãi khác đưa ra vô vàn quặng mỏ cấp thấp hơn và dù chúng hữu ích bao nhiêu, cũng sẽ bị người tạo hình vương miện cho các vương tôn thế tục từ chối’ (Soma, tr. đã thấy, giả định một lưỡng cực trong tâm – giữa chiều sâu bình lặng và bề mặt nhiều kích động. Tuệ cũng mặc nhiên công nhận một lưỡng tính trong mọi sự – giữa bề mặt và chiều sâu của chúng. Mọi đối tượng không thực sự giống như ngoại hiện của chúng. Pháp chân thật, hay tính thực hữu của chúng luôn bị che phủ bởi cái ngoại hiện tục đế của chúng; và tự bản chất tuệ là sức mạnh của tâm thức giúp ta thải bỏ lớp vỏ giả hiện để thâm nhập vào chân thực tại của vạn pháp. Với khả năng thâm nhập xuyên suốt vào thật tánh của các khách thể, tuệ là năng lực suy niệm về các thành tố của vũ trụ theo quy luật của Abhidharma. Nó đặc biệt quan hệ đến chân thực tại mà khi tiếp xúc với thực tại đó, như chúng ta đã thấy, thì ý nghĩa và phẩm hạnh của cuộc sống được dùng làm điểm sở y. Nó được coi là phẩm tính cao quý nhất* vì sự vô minh, chứ không phải tội lỗi, là gốc rễ của bất thiện.
* Một tính cách thần thánh mà thiếu loại trí tuệ này không phải là không thể có, nhưng không thể đạt được bằng con đường kiến thức chỉ liên quan đến chúng ta ở đây. Những con đường của niềm tin, tình yêu, sự nghiệp v.v…. có quy luật riêng của chúng.
** Đồng nghĩa với mê vọng, rồ dại, sai lầm, và tự dối mình