
(1) Bố Thí Nhiếp Sự: Thí chủ bố thí đồ ăn thức uống, thuốc men, quần áo, vòng hoa, hương xoa, hương bột, phòng ốc, đồ nằm, đèn đuốc, v.v., cho các Tỳ-kheo, A-la-hán, các hành giả hành đạo kham khổ, khất thực.
Như Thế Tôn đã dạy Thủ trưởng giả: “Trong các bố thí, pháp thí là cao nhất.” Nhờ bố thí mà tập hợp được mọi người, gần gũi với mọi người, giữ cho mọi người gần nhau, nương tựa nhau, nên gọi là “nhiếp sự”.
(2) Ái Ngữ Nhiếp Sự: Nói lời vui vẻ, có ý nghĩa, nói với gương mặt thư thái bình hòa, không nói lời buồn thảm, nói với nụ cười mỉm. Trước tiên nói lời an ủi, dễ nghe. Nói “thiện lai”, tức “Thiện lai, Tôn giả! Có phải ngài có thể chịu đựng, vượt qua chuyện đời mà an trú? Ngài có bị thiếu thốn đồ ăn thức uống, đồ nằm và các vật dụng khác không?” Tất cả những lời an ủi, thăm hỏi như thế gọi là nói “thiện lai”. Lời nói này và tất cả các lời nói ở trên đều gọi là “ái ngữ”.
Như Thế Tôn đã dạy Thủ trưởng giả: “Trong các loại ái ngữ thì pháp nói-nghe nhằm khuyến thiện, dẫn dắt các thiện nam tín nữ là cao hơn cả. Thường xuyên nói pháp, thường xuyên dạy bảo, thường xuyên phân tích như thế gọi là ái ngữ.” Nhờ ái ngữ mà tập hợp được mọi người, gần gũi với mọi người, giữ cho mọi người gần nhau, nương tựa nhau, nên gọi là “nhiếp sự”.
(3) Lợi Hành Nhiếp Sự: Khi chúng sinh lâm trọng bệnh, gặp hoạn nạn, khốn khổ, không người giúp đỡ, hành giả tìm đến, khởi tâm từ bi, dùng hành động thân-ngữ chăm sóc, cứu trợ, thì gọi là “lợi hành”.
Như Thế Tôn đã dạy Thủ trưởng giả: “Trong các lợi hành, pháp cao nhất là đối với người không có tín tâm thì tìm cách khuyên nhủ, dẫn dắt, điều phục, an lập khiến cho tín tâm được đầy đủ; đối với người phá giới thì tìm cách khuyên nhủ, dẫn dắt, điều phục, an lập khiến cho giới được đầy đủ; đối với người tham lam thì tìm cách khuyên nhủ, dẫn dắt, điều phục, an lập khiến cho bố thí được đầy đủ; đối với người có ác tuệ thì tìm cách khuyên nhủ, dẫn dắt, điều phục, an lập khiến cho tuệ được đầy đủ. Các việc làm như thế gọi là lợi hành.” Nhờ lợi hành mà tập hợp được mọi người, gần gũi với mọi người, giữ cho mọi người gần nhau, nương tựa nhau, nên gọi là “nhiếp sự”.
(4) Đồng Sự Nhiếp Sự: Đối với người ghét bỏ việc sát sinh thì gần gũi, giúp đỡ họ bỏ việc sát sinh; đối với người ghét bỏ việc lấy “vật không cho” thì gần gũi, giúp đỡ họ bỏ việc lấy “vật không cho”; đối với người ghét bỏ việc tà dâm thì gần gũi, giúp đỡ họ bỏ việc tà dâm; đối với người ghét lời dối trá thì gần gũi, giúp đỡ họ bỏ lời dối trá; đối với người bỏ rượu thì gần gũi, giúp đỡ họ bỏ rượu. Tất cả những việc như thế gọi là “đồng sự”.
Như Thế Tôn đã dạy Thủ trưởng giả: “Trong các đồng sự, pháp cao cả nhất là có cùng quả A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu với các quả của bậc A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu.” Nhờ đồng sự mà tập hợp được mọi người, gần gũi với mọi người, giữ cho mọi người gần nhau, nương tựa nhau, nên gọi là “nhiếp sự”.
Như Thế Tôn thuyết:
Bố thí và ái ngữ
Lợi hành và đồng sự,
Tùy chỗ mà nên nói,
Gồm mọi việc trên đời.
Bốn nhiếp sự như thế,
Nếu không có ở đời,
Thì con đối cha mẹ
Cũng không muốn hiếu dưỡng.
Nhờ có bốn Nhiếp sự
Người thọ pháp làm theo,
Mà được thể Pháp lớn;
Thấy lợi nên thực hành.
~ 阿毘達磨集異門足論卷第九
———
尊者舍利子說
三藏法師玄奘奉 詔譯
四法品第五之四
[0402c26] 四攝事者,一、布施攝事;二、愛語攝事;三、利行攝事;四、同事攝事。云何布施攝事?答:此中布施者,謂諸施主布施沙門及婆羅門貧窮苦行道行乞者,飲食湯藥衣服花鬘塗散等香,房舍臥具燈燭等物,是名布施。復次如世尊為手長者說:長者!當知諸布施中法施最勝。是名布施。攝事者,謂由此布施,於他等攝、近攝、近持、令相親附。如是布施於他有情,能等攝、能近攝、能近持、能令親附,是故名為布施攝事。云何愛語攝事?答:此中愛語者,謂可喜語、可味語、舒顏平視語、遠離顰蹙語、含笑前行語、先言慶慰語、可愛語、善來語,謂作是言:「善來具壽!汝於世事可忍、可度、安樂住不?汝於飲食衣服臥具及餘資緣勿有乏少。」諸如是等種種安慰問訊語言,名善來語。此及前說總名愛語。復次如世尊為手長者說:長者!當知諸愛語中最為勝者,謂善勸導諸善男子善女人等屬耳聽法,時時說法、時時教誨、時時決擇,是名愛語。攝事者,謂由此愛語,於他等攝、近攝、近持、令相親附。如是愛語於他有情,能等攝、能近攝、能近持、能令親附,是故名為愛語攝事。云何利行攝事?答:此中利行者,謂諸有情或遭重病、或遭厄難困苦無救,便到其所起慈愍心,以身語業方便供侍、方便救濟,是名利行。復次如世尊為手長者說:長者!當知諸利行中最為勝者,謂不信者方便勸導調伏安立令信圓滿。若破戒者方便勸導調伏安立令戒圓滿。若慳貪者方便勸導調伏安立令施圓滿。若惡慧者方便勸導調伏安立令慧圓滿。諸如是等說名利行。攝事者,謂由此利行於他等。攝近攝近持令相親附。如是利行於他有情,能等攝、能近攝、能近持、能令親附,是故名為利行攝事。云何同事攝事?答:此中同事者,謂於斷生命深厭離者,為善助伴令離斷生命。若於不與取深厭離者,為善助伴令離不與取。若於欲邪行深厭離者,為善助伴令離欲邪行。若於虛誑語深厭離者,為善助伴令離虛誑語。若於飲諸酒深厭離者,為善助伴令離飲諸酒。諸如是等說名同事。復次如世尊為手長者說:長者!當知諸同事中最為勝者,謂阿羅漢、不還、一來、預流果等。與阿羅漢、不還、一來、預流果等而為同事,是名同事。攝事者,謂由此同事,於他等攝、近攝、近持、令相親附。如是同事於他有情,能等攝、能近攝、能近持、能令親附,是故名為同事攝事。如世尊說:
「布施及愛語, 利行與同事,
如應處處說, 普攝諸世間。
如是四攝事, 在世間若無,
子於其父母, 亦不欲孝養。
以有攝事故, 有法者隨轉,
故得大體者, 觀益而施設。」