
Đạo Sinh dịch Việt
H.E. Mindrolling Jetsün Khandro Rinpoche (https://www.khandrorinpoche.org)
Helen Berliner: Rinpoche, khi Phật giáo truyền sang phương Tây, người học ít xem đó là một tôn giáo mà xem như một nếp sống nhiều hơn. Xin ni sư cho biết các ảnh hưởng thuộc về lãnh vực văn hóa của Phật giáo, nhất là Phật giáo Kim Cang thừa?
Jetsün Khandro Rinpoche: Sự truyền bá Phật giáo ở phương Tây là một chủ đề cực kỳ trọng yếu. Vì vào thời điểm này, chúng ta không thể nói về Phật giáo phương Tây với bất cứ lý do nào đơn giản hơn và thực tế hơn lý do phương Tây đang cần một ý thức mới về những gì đang xảy ra.
Đây không chỉ là vấn đề Phật Pháp đang bắt đầu thịnh hành ở một đất nước hay một vùng nào đó trên thế giới, mà đây là vấn đề nghiệp lực. Nghiệp của chúng sinh và nghiệp của thế giới đang trải qua một sự biến dịch, để rồi một khi cỗ xe chuyển tải Pháp vị lai được hình thành thì cỗ xe này đang nhanh chóng hướng về phương Tây.
Nhiều người cảm thấy rất vui mừng khi biết được Pháp đang đến với phương Tây—đây là sự kiện “Tây phương hóa Phật giáo” như nhiều người ngày nay thường gọi. Tuy nhiên không phải điều này lúc nào cũng mang đến cho tâm trí mọi người một ý thức rõ ràng về trách nhiệm đi kèm theo sự kiện này.
Từ quan điểm hoằng pháp, các giảng sư phải ý thức rằng đây không chỉ là chuyện sử dụng Anh ngữ hay phiên dịch một số kinh sách nào đó; mà đây là dòng chảy tương tục không gian đoạn của cốt tủy của Pháp—cốt tủy này phải được khai mở ở đất nước này theo những cách thuần túy nhất và chân truyền nhất. Điều này đòi hỏi sự cống hiến nhiều hơn nữa và sự hiểu biết nhiều hơn nữa về nội hàm của phát biểu “Pháp đang đến với phương Tây”. Các nhà hoằng pháp phải ý thức được trách nhiệm này.
Và người học cũng phải ý thức rằng đây không phải là sự kiện chỉ để vui mừng. Khi quý vị bày tỏ niềm vui và hạnh phúc của mình qua phát biểu “Ồ, Pháp đang đến với phương Tây—một điều tốt lành và quý giá biết bao!” thì bày tỏ này vẫn chưa đủ vào lúc này. Một điều quý vị cần phải hiểu ngay lúc này là quý vị đang thiết lập cái mà quý vị phải dũng cảm duy trì một cách thuần túy và chân chính nhất.
Điều này đòi hỏi cả người giảng và người học thuộc thế hệ này và thế hệ kế tiếp một hiểu biết về sự uyên áo của những gì thực sự được hàm chứa trong phát biểu “Tây phương hóa Phật giáo”. Sau khi tiếp nhận Phật giáo theo cách chân chính nhất, giờ đây chúng ta phải tiếp tục duy trì điều đó trong chính thế giới đổi thay này, đồng thời vẫn phải gìn giữ liên tục các giá trị và nguyên lý, chân lý, chiều sâu, và sự thuần túy trong một dòng truyền thừa không bị đứt đoạn.
~ http://www.khandrorinpoche.org/
———
DHARMA IN THE WEST
(A conversation with Khandro Rinpoche transcribed from a 2009 Radio interview)
“Helen Berliner: Rinpoche, as Buddhism spreads in the West, practitioners view Buddhism less as a religion and more as a way of life. Would you please speak to the cultural implications of Buddhism, particularly vajrayana Buddhism?
“Jetsün Khandro Rinpoche: The spread of Buddhism in the West is a crucial topic, because at this point we can’t speak of Buddhism in the West for any simpler or more mundane reason than the West needing to realize what is happening.
It is not just a question of the dharma beginning to flourish in a certain country or region of the world. Rather karmically, the karma of sentient beings and the karma of the world is going through a transition such that the container being formed, in which the future dharma will be held, is fast pointing to the western direction.
Many people feel very happy to hear about dharma coming to the West, the “westernization of Buddhism” as it’s popularly called these days. But this may not always bring to their minds an awareness of the responsibility that comes with it.
From the teachers’ perspective, teachers must realize that this is not just about speaking in English or translating certain texts. It is about the continuity of the stream of the essence of dharma, which must unfold in this country in the most pure and authentic ways. This requires much more dedication and much more understanding of what it means to say that dharma is coming to the West. Teachers must realize this responsibility.
And students must realize that this is not something to simply be happy about. The expression of your happiness and joy “Oh how nice, how good, dharma is coming to the West” is not sufficient at this point. What you must now understand is that you are building something that you must have the courage to hold, in the most pure and authentic of ways.
This calls for both teachers and students of this and the next generation to understand the profoundness and depth of what the westernization of Buddhism actually means. Having received Buddhism in the most authentic way, we must now continue that in a very changed world, while still upholding the values and principles, the truth, depth, and purity in an unbroken lineage and an unbroken way. (To be continued)