
Thượng Tọa Thích Thiện Duyên
Cách đây mấy năm, người hàng xóm được thành phố Sacramento đem cây đến nhà tặng. Chương trình tạo bóng mát của thành phố từ năm 1990 nhằm kêu gọi người dân ý thức về hâm nóng địa cầu và biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ mình đang sống giữa thành phố xanh, hít thở không khí trong lành mà mình không nghĩ mình đang đồng hành với các hội đoàn khuyến khích dân chúng trồng cây. Những thông tin đã phổ biến đến dân chúng về “Climate Change”, tôi có nghe, thấy lại ít để ý tới. Nhưng tôi vẫn làm với khả năng của mình tại chùa từ xưa nay đó là trồng cây, chăm sóc vườn mỗi ngày và mỗi mùa theo đúng quy trình cắt tỉa và bón phân tùy theo các loại cây khác nhau. Trồng cây thì phải học cách uốn nắn cây thì cây mới có giá trị. Trải nghiệm trồng cây là cách thực hành rèn luyện tâm và một nghệ thuật sống giữa mình với người xung quanh. Cây sống nhờ các yếu tố như đất, nước và người chăm. Chỉ có khác nhau là cây trồng trong chậu và cây trồng ngoài đất, nhưng chúng đều có màu xanh hài hòa. Đặt tính thích nghi của cây cũng như văn hóa vùng miền của con người. Ngoài xã hội tiếp xúc nhiều văn hóa, nhưng đến chùa là một văn hóa Phật giáo và biểu trưng gồm bốn chúng. Trong tinh thần trách nhiệm khác nhau, nhưng tu tập hướng đến mục đích cứu cánh giác ngộ đều như nhau. Sự vững mạnh của tuổi trẻ là nhờ vào quy cũ hợp nhất trong sinh hoạt của bốn chúng và trải nghiệm của những bậc lão thành trong ngôi nhà tình lam như cây rễ mạnh thì cành xum xuê.
Giữ thiên nhiên an toàn
Ngôi chùa Phật giáo luôn xem trọng vườn cây cảnh thiên nhiên. Thiết kế cảnh vườn sâu lắng, trưng bày hình tượng Phật và Bồ tát để gần gũi và thiêng liêng. Nơi đây hội tụ nhiều năng lượng Tam Bảo và bốn chúng huân tu để tạo nên sự vững chãi an toàn cho mọi giới. Trong tiếng hán chữ “Tùng lâm hay tòng lâm” có nghĩa là nơi có nhiều cây, nơi có cộng đồng tu sĩ sống chung hòa hợp, và trong cộng đồng tu học có người hướng dẫn giàu tình thương và tuệ giác thì gọi là “Thạch trụ tòng lâm”. Thạch là đá biểu tượng cho sự đứng vững chãi và lâm là rừng nơi có nhiều cây xanh che bóng mát cho nhiều người. Khi nhu cầu đời sống của con người ăn chưa đủ no, áo mặc chưa ấm toàn thân, họ dựa vào nguồn tài nguyên của thiên nhiên để sinh sống. Trong khi đó các nước văn minh thịnh vượng các nhà khoa học quan tâm nguy hại về trái đất bởi công nghệ phục vụ con người. Giữa thế kỷ 20 khi nền kinh tế lên cao thì các nhà máy mọc lên và khói thải lan tràn trong bầu khí quyển. Chính phủ liên bang bỏ ra hàng tỷ để hút các chất carbonic (cacbonic) từ không khí xuống. Giải pháp để nhẹ ngân phí bằng cách sử dụng thiên đó là cách trồng cây. Năm 1990 thành phố Sacramento thủ đô California, hãng điện “SMUD” đã tặng cây cho người trồng đến nay trên năm trăm ngàn cây. Đây là hồi chuông cảnh báo về môi sinh của trái đất để quần chúng hỗ trợ thành phố xanh để cứu vãn những thiên tai ngày thêm trầm trọng. Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng Phật giáo đi trước khoa học. Người thực hành thông suốt bằng vào tuệ giác của mình. Xã hội văn minh tặng cung cấp những tiềm năng cho người dùng, nhưng điều tốt hơn là vấn đề thích hợp với chánh pháp. Ứng dụng đúng phương pháp giúp trong sinh hoạt tôn giáo và xã hội nhịp nhàng. Môi trường tốt giúp chúng ta có nhiều năng lượng để góp tâm sức vào vườn hoa đạo mãi xanh tươi.
Lợi ích môi trường cây xanh
Sự lợi ích chung về trồng cây trong hai môi trường. Cây trồng giữa thành phố giúp có thêm bóng im để tự nó nhả oxygen và hút chất carbonic giảm bớt sự ô nhiễm về môi trường. Cây trồng trong vườn chùa như người đến chùa sinh hoạt chuyển hóa tâm hồn. Cây trong vườn chùa bốn mùa tám tiết được quý tăng ni chăm sóc để trở thành cổ thụ che mát nhiều thế hệ. Tại California trồng cây vườn cảnh có những quy luật và tiêu chuẩn kỹ thuật và chăm sóc. Nhất là những loại cây quý hiếm thì nhân viên thành phố phải chăm sóc dù cây thuộc trong đất mình. Như chùa Kim Quang có loại cây Oak hay còn gọi Native Oak tiếng việt gọi là cây Sồi. Loại cây này được xếp vào hạng cây hiếm trong tiểu bang, thành phố phải bảo tồn. Khi công trình xây dựng Chùa bắt đầu, họ bắt buội Chùa phải tránh tàng cây 30 đến 40 feet, chùa không đồng ý phải trả tiền tử cho cây gần mười ngàn đô và trồng thế 14 cây Sồi khác, nhỏ hơn, trong vườn. Luật cắt bỏ một cây và trồng một cây khác chắc chỉ có ở California, nhưng suy nghĩ cho cùng thì đây là cơ hội trồng cây để bảo vệ môi sinh khí hậu biến đổi.
Cây chùa, luật nước, Sư chăm
Muốn cắt phải tốn hàng trăm quan tiền
Trồng cây bảo vệ thiên nhiên
Xanh tươi cảnh đẹp vườn thiền quanh năm.
Chuyện cây sồi, tôi nghĩ đến sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử với Tăng Ni. Mỗi thành viên trong GĐPT sinh hoạt tại chùa như một cây quý trồng trong vườn tâm linh hằng ngày quý tăng ni chăm sóc để nguồn năng lượng tỏa sáng cộng đồng tu học, xã hội và muôn loài.
Cũng như khi ngôi chùa có vườn cảnh đẹp, khách dạo chơi để thư thản tinh thần. Một cô người bản xứ thấy cảnh vườn đẹp họ tự động đem dụng cụ đến làm cỏ, cào rác…, cô ta tâm sự một cách rất là khách quan rằng: “Tôi thấy vườn chùa cây cối xanh tươi, môi trường sinh thái tốt, như một khu rừng thiên nhiên giữa lòng thành phố. Vừa có cảnh đẹp và cây xanh tươi tự nó thanh lọc không khí ô nhiễm cho ra không khí trong lành nhằm giúp người dân trong khu vực sống bình an. Tôi chỉ có ít thời giờ để phụ phần nào nơi mảnh vườn tâm linh”. Người trồng cây chỉ biết đẹp vườn, nhưng người thưởng ngoạn cảm nhận giác trị sâu xa hơn. Nó không thu hẹp trong vườn cảnh của một ngôi chùa mà nó lan tỏa không khí trong lành. Nghệ thuật tạo cảnh vườn đẹp như triễn lãm kho báu phật pháp cho nhiều người xem.
Hiểu đặt tính cây vùng miền
Khó khăn để chọn vài loại cây mang tính đặc trưng về văn hóa vùng miền. Thời gian tìm hiểu, tôi chọn ba loại cây tiêu biểu Âu Á để trồng trong vườn chùa như olive, pine và redwood. Thứ nhất là cây olive, người Châu Âu gọi là cây thánh, tại Israel có cây olive tuổi thọ hơn 4000 năm. Và sức chịu đựng của loại cây này rất cao nơi nhiệt độ khô. Dù cây cằn cổ sức sống chỉ còn lại 95%, nó vẫn sống. Trái olive để làm dầu ăn. Thứ hai là cây pine, người Á đông quý trọng đưa vào văn chương thi họa. Tại California có cây thông bristlecone pine sống gần 5000 năm trên đỉnh núi tuyết chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Thứ ba là cây redwood còn gọi Sequoia, loại cây này sống vùng núi California và dọc vùng biển Thái bình dương, vỏ cây rất dày để giữ sương làm mát thân. Cây cao 379.7 feet. Và đặc biệt là mọc từng cụm như một gia đình. Sự sống của cây nương theo ánh nắng, thể hiện trước sau của thân, uống theo dáng vóc chuyển động cành lá theo mạch sống của nó. Nhiệm mầu của nhánh cây sần sùi thành cây bonsai nhỏ nhắn xinh đẹp, tôi rất trân quý nó. Trong những gốc cây olive to khỏe gảy ra một nhánh sần sùi như khúc củi khô sức sống chỉ 5 % mà tôi dám thách thức với chính mình để nuôi dưỡng nó. Sau 6 năm chăm sóc từng ngày, nay nó là cây bonsai nhỏ nhất với 5 tấc trong rừng cây kiểng. Cây cũng cần tình thương, nuôi dưỡng sống khỏe đẹp thêm tấm lòng kiên nhẫn thay đổi cả rừng cây. Chuyên cần giúp ta nuôi dưỡng sự tự tin chính mình để có một rừng cây tươi đẹp.
Nghệ thuật cảnh vườn
Vườn cảnh theo phong cách nghệ thuật thiên nhiên. Người dạo vườn cảm nhận người thiết kế. Những người làm nghệ thuật luôn tạo sự linh động để giới thiệu những biểu tượng nghệ thuật ra những nơi công cộng. Giữa nhân tạo và thiên tạo cây cùng đá cảnh trở thành nét vững chãi nhu nhuyễn của từng tàng cây như diễn tả linh hoạt không lời. Người phương tây thích sinh hoạt bên ngoài để bớt đối diện với bức tường và hít thở không khí trong lành. Nghệ thuật thiết trí bên ngoài tạo không gian cho người thưởng lãm để tiếp năng lượng ánh sáng thêm sức khỏe và gia đình bên nhau. Nhiều hội đoàn thành công khi thấy được như cầu của quần chúng thích tham gia xã hội bên ngoài, họ tổ chức những chương trình sinh hoạt như chạy bộ gây quỹ quanh năm tại Sacramento. Về phía Phật giáo liên phái các nước cũng có thử nghiệm, nhưng không có nhiều người hưởng ứng cách sinh hoạt mới này. Tuy nhiên, tạo thêm những hoạt động mới gây ảnh hưởng tích cực đến quần chúng bản xứ về tiếng nói của Phật giáo. Cỏ cây đá cuội bên đường cũng chia sẻ bớt nỗi niềm riêng nhiều người.
Một bàn tay dính đất, một bàn tay chắp hoa sen, nguyện cùng đi khắp chốn để hiến tặng cho đời, nở hoa thơm cuộc sống. Có những vị Bồ tát vào đời chỉ làm một việc nhỏ như chắp tay xá chào, vá chỗ hư trên đường, cuối tuần đến vui chơi với tuổi trẻ, một hoài bảo tương lai, trồng một hạt thông…, ngày này qua tháng khác, nhưng tâm nguyện lớn vô cùng. Người học Phật hạnh nguyện là sự sống cả đời mình và muôn loài. Những việc ấy làm đến nhắm mắt mà vẫn thấy chưa hết việc. Kinh nghiệm trong cuộc sống như trên của tôi là một người làm vườn chăm sóc cây như chăm sóc người và nhìn cây lớn nhìn người vững chãi để xin cùng học tu và san sẻ trong những lúc khổ vui. Bài học giá trị của tôi nhìn sâu để thấy khúc cây sần sùi olive biết chăm sóc nó đã trở thành một cây bonsai đẹp. Và người khách dạo vườn thích chăm sóc cây không chỉ riêng một cộng đồng nhỏ mà cả muôn loài. Công việc trồng cây xuống đất là hạnh nguyện của bốn chúng làm với lòng vi tha hằng ngày thường tưới tẩm để trái đất xanh tươi và tặng đến mỗi người một cây cổ thụ trong tương lai.