
Tuyển tập Hoa Ðàm số 2, chủ đề Truyền Thông Phật Giáo
Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 27. 10. 2014 trong khóa tu chánh niệm dành cho thầy cô giáo và các nhà giáo dục được tổ chức tại Làng Mai từ ngày 25/10 – 1/11/2014
Tái lập truyền thông và đem lại sự hòa giải là chuyện có thể làm được. Sự thực tập ái ngữ và lắng nghe giúp cho chúng ta thiết lập lại truyền thông và đưa tới sự hòa giải. “Anh ơi, em biết là anh có rất nhiều khổ đau trong những năm vừa qua. Em đã không giúp gì được cho anh mà còn làm cho tình trạng trở nên tệ hại hơn. Em xin lỗi anh! Em không cố ý làm cho anh khổ. Nhưng em đã không thấy và không hiểu được nỗi khổ niềm đau trong anh, vì vậy anh phải giúp cho em. Anh phải nói cho em biết những gì trong lòng anh, những khó khăn và những khổ đau của anh. Em tin chắc rằng nếu hiểu được khổ đau trong anh thì em sẽ không hành xử như em đã từng làm những năm qua. Anh phải giúp cho em. Anh phải nói cho em biết những gì chất chứa trong lòng.” Đó là ái ngữ, là chìa khóa để mở cửa trái tim của người kia. Sự thực tập này rất là hiệu nghiệm, cho dù là giữa hai người đã có khó khăn trong 5 năm rồi. Người kia sẽ nói cho ta biết những gì trong trái tim họ và bây giờ ta có thể thực tập như Bồ tát Avalokiteshvara (Bồ tát Quán Thế Âm): Chỉ lắng nghe thôi và lắng nghe với tâm từ bi. Lắng nghe với tâm từ bi có mục đích: Giúp cho người kia trải hết lòng ra để cho họ bớt khổ.
Nếu người kia có những cái thấy sai lầm thì ta cũng không nên cắt ngang. Ta phải để cho người kia nói. Sau này, nếu có thì giờ thì ta sẽ cung cấp vài dữ kiện để người kia thấy được tri giác sai lầm đó, nhưng bây giờ thì chưa. Bây giờ là lúc mình thiết lập lại truyền thông và hòa giải với nhau.
Chủ trương và thực hiện:
Hoa Ðàm Group, US.
Kết tập:
Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ – Nguyên Túc Nguyễn Sung – Quảng Pháp Trần Minh Triết
Mục Lục
Thay cho lời ngỏ tr1
Chánh ngữ tr7
Những đôi dép ngoài cửa trai đường – Chân Văn tr27
Truyền Thông Nhìn Từ Phật Giáo – Nguyên Giác tr33
Nghĩ về truyền thông và Phật Giáo – Tâm Huy tr39
Thế giới ảo – Vĩnh Hảo tr47
Đức Phật sẽ sử dụng mạng xã hội như thế nào? – Tác giả: Sinead Mac Manus. Dịch: Nguyễn Hoàng Huy tr51
10 cách sử dụng mạng xã hội có ý thức – Tác giả: Lori Deschene. Dịch: Nguyễn Hoàng Huy tr59
Áp dụng những nguyên tắc Phật giáo cho thời đại truyền thông xã hội – Tác giả: Alexander Berzin. Dịch: Băng Tâmtr65
Truyền thông: Phương tiện “mềm”, thế mạnh của Phật Giáo – Minh Thạnh tr87
Phụ bản:
Nguyên lý hòa bình trong Phật giáo Đại thừa – Thích Đồng Thành tr97
Thế giới yêu cầu gì về phía chúng ta – Pháp Hiền cư sĩ 113
Mối quan hệ giữa phật giáo và sự thiết lập hòa bình thế giới – Dr. Arvind Kumar Singh tr31
Xây dựng thanh bình trong cuộc sống – Thích Quảng Trí tr143
Gieo hạt giống phòng chống tự tử cho tuổi teen – Trịnh Thanh Thủy tr155
Đem chánh niệm và tình thương vào nhà tù tiểu bang California – Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ tr161