
“Ba la mật thứ ba” (nhẫn nhục) rèn luyện cho chúng ta tính vững vàng và cởi mở khi đối mặt với những người và hoàn cảnh khó khăn.
Nhẫn đòi hỏi phải trau dồi sự can đảm khéo léo, chánh niệm và lòng khoan dung. Nói chung, khi cảm thấy người khác làm tổn thương hoặc gây bất tiện cho mình, chúng ta sẽ phản ứng bằng nhiều hình thức tức giận và khó chịu khác nhau, và ngay lập tức tìm cách đáp trả. Tuy nhiên, khi nói đến ba-la-mật của sự nhẫn nhục, chúng ta vẫn vững vàng như một ngọn núi, không tìm cách trả thù mà cũng không nuôi lòng oán hận sâu nặng. Sự khoan dung nhờ nhẫn nhục là liều thuốc giải độc rất hiệu nghiệm cho sự sân hận.
Ba thái độ nhẫn là: 1. nhẫn với kẻ thù; 2. nhẫn với những khó khăn trên đường đời; và 3. nhẫn với những thăng trầm của cuộc sống.
1. Ở đây, chúng ta phải học cách khoan dung với ba loại kẻ thù: kẻ mạnh hơn chúng ta, kẻ yếu hơn chúng ta và những kẻ mạnh ngang ngửa chúng ta. Đối với những kẻ thù mà chúng ta không thể vượt qua, chúng ta tránh nuôi dưỡng lòng ghen tị hoặc oán giận; đối với kẻ thù mà chúng ta có thể vượt qua, chúng ta tránh sự tàn ác; và đối với những kẻ thù là ngang hàng của chúng ta, chúng ta tránh sự cạnh tranh và tranh giành không ngừng.
2. Điều thường xảy ra là cho dù chúng ta thực hành tất cả phương pháp tu tập một cách trung thành đến đâu, chúng ta vẫn cảm thấy như không đạt được gì cả. Chúng ta quá tập trung vào ý tưởng đạt được — mục tiêu của sự giác ngộ — đến mức chúng ta trở nên chán nản, thất vọng và mệt mỏi khi bắt đầu nhận ra khó khăn của việc thực sự đạt được điều này. Thay vì để trau dồi sự kiên nhẫn cần thiết hầu có thể đạt được Phật tính, chúng ta nên tập trung vào lòng từ bi đối với người khác, trong lúc tiếp tục việc thực hành của mình mà không mong đợi kết quả có ngay lập tức.
3. Chúng ta cũng cần rèn luyện tính nhẫn nhục trong bất kỳ hoàn cảnh nào xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả những khó khăn chúng ta gặp phải nên được coi là những khía cạnh quan trọng trên suốt lộ trình tu tập. Thăng trầm là điều không thể tránh khỏi trong luân hồi, và nếu chúng ta có thể coi chúng là biểu hiện nghiệp lực của chính mình, về bản chất, không khác gì trải nghiệm của chúng ta trên đệm, thì chúng ta sẽ không bị lung lay hay choáng ngợp bởi những thăng trầm này, và nhờ những thay đổi trong cách suy nghĩ của chính chúng ta. Để tiếp tục vững bước trên con đường dẫn đến giác ngộ, chúng ta nên nhẫn nhục tiến về phía trước, đối mặt với những trách nhiệm của cuộc sống với phẩm giá thiêng liêng cũng như lòng dũng cảm từ trái tim.”
Hòa thượng Khenpo Rinpoches
Tiếng vang không ngừng của sự im lặng vĩ đại: Bài bình luận về Tâm kinh Bát nhã (trang 71-72)
The Three Types of Patience
“The third paramita trains us to be steady and open-hearted in the face of difficult people and circumstances. Patience entails cultivating skillful courageousness, mindfulness, and tolerance. In general, when we feel that others are hurting or inconveniencing us, we react with various forms of anger and irritation, instantly looking to strike back. When it comes to the paramita of patience, however, we remain as unwavering as a mountain, neither seeking revenge nor harboring deep resentment inside our hearts. Patient tolerance is a very powerful antidote to anger.
The three categories of patience are (A) patience with enemies, (B) patience with hardships on the path, and (C) patience with the ups and downs of life.
(A) Here we must learn to tolerate three types of enemies: those who are stronger than us, those who are weaker than us, and those who are equally strong as us. Towards enemies we cannot overcome, we avoid harboring jealousy or resentment; towards enemies we can overcome, we avoid cruelty; and towards enemies that are our equals, we avoid endless competition and squabbling.
(B) It often happens that no matter how faithfully we perform all the practices on the path of Dharma, we feel like we have achieved nothing. We are so focused on the idea of gain—the goal of enlightenment—that we become discouraged, frustrated, and tired when we begin to realize the difficulty of actually attaining it. To cultivate the patience necessary to eventually realize buddhahood, we must focus instead on compassion for others, while continuing to perform our practices without expectation of immediate results.
(C) We also need to train in applying patience to whatever circumstances arise during the course of our lives. All the difficulties we encounter should be considered important aspects of the path. Ups and downs are inevitable in samsara, and if we can see them as manifestations of our own karma that, in essence, are no different than our experiences on the cushion, we will not be shaken or overwhelmed by these ups and downs any more than we are by the movements of our own thoughts. To remain firmly on the path to enlightenment, we should patiently move forward, facing the responsibilities of this life with spiritual dignity and courage of heart.”
Ceaseless Echoes of the Great Silence: A Commentary on the Heart Sutra Prajnaparamita (pg 71-72)