
Ánh sáng từ Cội cây Bồ Đề – Phật tử hòa vào tinh thần ngày lễ Thành Đạo với ý nghĩa của cho đi.
Tháng 12 là một tháng của những ngày lễ trọng đại, cũng như các ca từ quen thuộc ca ngợi rằng đó “khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm”. Riêng tôi đồng cảm với quan điểm này khi suy ngẫm về ý nghĩa và tinh thần của mùa lễ để được trải nghiệm những cảnh sắc và âm thanh rực rỡ. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời, đặc biệt chúng ta hãy cùng đón mừng bằng tất cả sự cảm nhận an bình và thiện chí, xua tan những phán xét khắc nghiệt và những định kiến mông muội, đồng thời nhắc nhở bản thân về các mối quan hệ lẫn nhau của chúng ta với tất cả mọi người khác, chúng sinh và môi trường tự nhiên xung quanh mình.
Ở Hoa Kỳ, trước đây các ngày lễ kỷ niệm phổ biến nhất thường là Giáng sinh, Hanukkah và Kwanzaa. Nhưng trong truyền thống Phật giáo, chúng ta cũng có ngày kỷ niệm “Bodhi Day”- vào ngày 8 tháng 12 – ngày mà cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật lịch sử thành đạo.
Bấy giờ, khi ngồi dưới gốc cây bồ đề, với ngón tay chạm đất, Ngài đã chứng ngộ với một nhận thức tuyệt vời rằng mọi điều trong vũ trụ đều được kết nối và loại bỏ tâm trí khỏi mọi hình thức giận dữ, tham lam, gây ra đau khổ —do đó đạt được trạng thái trí tuệ và từ bi tuyệt đối. Đó là một ngày hết sức ý nghĩa để nhớ đến việc áp dụng các nguyên tắc của Bát Chánh Đạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và cảm thấy biết ơn đối với lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca, cũng như Phật A Di Đà.
Có một điều khiến chúng ta cần suy ngẫm rốt ráo – để đạt được giác ngộ – về cơ bản, Đức Thích Ca Mâu Ni đã phải “tự diệt” bằng cách phủ định tất cả sự thật đã nhận thức của mình. Song, đó chính là Ngài đã trải qua một sự “tái sinh”, trở thành Đức Phật và hiểu được chân lý phổ quát của giáo pháp — tứ diệu đế và bát chánh đạo. Đây được gọi là sự chuyển động của bánh xe (chuyển pháp luân).
Tháng 12 cũng là tháng của những phong tục tập quán và quây quần bên gia đình, bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp. Khi tôi lớn lên, bố mẹ tôi điều hành một công ty kinh doanh ở Hawaii, và vào thời điểm này trong năm, bố tôi luôn đưa ra quan điểm phải giảm thiểu các khoản nợ và lịch sự gọi điện cho tất cả những người đã giúp gia đình chúng tôi có thể kinh doanh. Tôi nhớ khi còn là một cậu bé, tôi đã đi cùng bố trong những chuyến thăm này, đôi khi đến những nơi khá xa, và chúng tôi trở về nhà rất muộn. Nhưng bất kể thời gian và khoảng cách, những cuộc gọi cuối năm như thế đều rất quan trọng đối với bố tôi. Việc chính thức nói lời tri ơn vì sự giúp đỡ và bảo trợ của họ trong năm qua có ý nghĩa sâu sắc đối với bố, đồng thời mọi người cùng suy tính về khả năng, cùng nhau làm việc chuẩn bị cho một năm tốt đẹp hơn sắp tới.
Tôi nghĩ về những chuyến thăm này khi tôi suy nghĩ về một yếu tố khác của mùa lễ này, đó là phong tục tặng và nhận quà. Trao đổi những món quà là cách chúng ta chia sẻ niềm vui và bày tỏ sự trân trọng, quý mến đến những người thân thiết. Nhưng nếu chúng ta không có đủ nguồn lực để mua quà thì sao? Nó có nghĩa là chúng ta không thể cho bất cứ điều gì? Không, tuyệt đối không! Đừng quên rằng những món quà ý nghĩa nhất là những món quà không có giá trị tiền tệ.
Khái niệm này được thể hiện trong dana [bố thí vị tha], một trong sáu ba-la-mật hay những hành động hoặc sự hoàn thiện siêu việt được tiếp nối trên con đường giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa. Dana không thể được đo lường về giá trị tài chính. Dana bao hàm việc cho đi có tác động tích cực, ngay cả khi món quà chỉ đơn giản là chia sẻ một cách thoải mái điều gì đó của bạn với sự hiểu biết, tình yêu và lòng trắc ẩn thực sự trong khi không mong đợi được đáp lại điều gì. Khi chúng ta cảm thấy xuống tinh thần hoặc cảm xúc, một lời nói tử tế, một cái chạm nhẹ nhàng hoặc một nụ cười đơn giản – một người nào đó đưa tay ra để bày tỏ sự cảm thông và thấu hiểu – có giá trị hơn một vật đắt tiền. Nó thay đổi mọi thứ! Nó có nghĩa là ai đó được công nhận giống như họ. Trong thời điểm trao tặng này, chúng ta không nên quá coi trọng những món quà vật chất, mà chính là suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Những biểu hiện chân thành của sự đánh giá cao, khen ngợi, cảm ơn và một bàn tay giúp đỡ bất ngờ có thể là những món quà quý giá nhất.
Khi bước vào kỳ nghỉ lễ, chúng ta hãy gác lại những khác biệt và nhiệt tình bày tỏ sự cổ vũ cũng như lời chúc tốt đẹp đến tất cả mọi người. Là một phần tinh thần của mùa lễ Bodhi Day, chúng ta hãy nhớ đến ánh sáng của Phật A Di Đà. Nó giống như mặt trời tỏa vô số tia sáng ra bên ngoài đến mọi người như nhau ở khắp mọi nơi, trưởng dưỡng chúng ta. Ánh sáng vô lượng của Phật A Di Đà chiếu sáng và tràn ngập khắp mọi thế giới, tiếp cận và triệu tập chúng ta với mệnh lệnh của hạnh nguyện sơ khai đồng niệm danh hiệu Phật để tỏ lòng tri ân.
Kỳ nghỉ vui vẻ!
Namo Amida Butsu
Ghi chú nhỏ, một ngày lễ Phật giáo sắp tới: Joya-e & Shusho-e (Nghi thức Sám hối 108 lạy)
Joya-e có nghĩa là Tập hợp vào một đêm để tan rã. Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng con người có rất nhiều lỗi lầm, trong đó có 108 lỗi thường mắc phải. Khi chúng ta kết thúc một năm nữa, chúng ta tập trung tại một buổi lễ Sám hối để suy ngẫm về những điểm không hoàn hảo của bản thân và nguyện sẽ giải thoát bản thân khỏi sự trói buộc của luân hồi. Hình thức của nghi thức sám hối này là mỗi người thỉnh chuông và phục lạy, tổng cộng tượng trưng là 108 lần.
Sáng hôm sau, chúng tôi quan sát Shusho-e, có nghĩa là Tập hợp để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn. Người Nhật đã áp dụng truyền thống này để thừa nhận rằng chúng ta có thể làm mọi thứ tốt hơn khi chúng ta nhận ra rằng Phật A Di Đà luôn hướng dẫn chúng ta và sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta cho dù lỗi của chúng ta có nặng đến đâu. Còn thời gian nào tốt hơn để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật bằng cách cùng nhau niệm danh hiệu Đức Phật. Nghi lễ Joya-e của chúng ta sẽ được triển khai vào Đêm Giao thừa. Shusho-e sẽ được thực hành và quán niệm vào Ngày đầu năm mới.
______________________________
Tâm Tri phỏng theo: O Bodhi Tree, O Bodhi Tree