
SỨC MẠNH CỦA ÁNH SÁNG
Phong trào Thiếu Nhi Phật Giáo đang dạy trẻ em trên thế giới chung sống như thế nào
Thời kỳ kỹ thuật số đã bắt kịp với tôn giáo. Có rất nhiều phương tiện truyền thông cung cấp các bản tổng hợp tin tức tôn giáo cùng với tính năng và bình luận của riêng họ. Có sẵn, hầu hết là miễn phí, cho tất cả chúng ta. Đó thật sự là điều thú vị đối với bất kỳ ai từng trải qua thời kỳ khan hiếm tin tức về tôn giáo ở Mỹ, từ những năm 1960 và kéo dài đến ngày 11/9 cách đây 13 năm. Tuy nhiên, nhiều câu chuyện thú vị vẫn chưa được tường thuật.
Một ngày nọ, tôi bị thu hút bởi một email từ nhà hoạt động liên tôn ở Toronto gửi ra nhằm liên kết hàng chục chương trình giảng dạy về liên tôn mà anh ta đã chọn lọc từ các trang webs. Trong số hàng tá nguồn lực là những dự án thực sự đang thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp, trong mọi bối cảnh văn hóa, đặc biệt là ở bất kỳ nơi nào trẻ em đang gặp phải khó khăn. Tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta có thể chưa từng nghe đến.
Vào năm 1950. Mitsu Miyamoto[1] thành lập một phong trào Phật giáo tại gia ở Nhật Bản với danh xưng là Myochikai. Khi làm như vậy, cô ấy viết, “Sứ mệnh của Myochikai là trở thành một tia sáng chiếu khắp thế giới với tình yêu thương và lòng thương xót vô điều kiện cho mỗi người. Tôi chỉ là một con người, một phụ nữ – nhưng tôi quyết tâm trở thành điểm tựa vững vàng cho hết thẩy mọi người. Cầu mong ánh sáng mà chúng ta chiếu sáng sẽ góp phần vào hòa bình thế giới! ” Đây quả là một chí nguyện cao cả đối với một nhóm có khoảng một triệu người tham gia từ đó. Nhưng, số lượng thành viên không phải là điều để chúng ta kết luận mà hãy xem xét những gì họ đã làm.
Trong những năm đầu, Myochikai, luôn đề cao đến việc thực hành tâm linh, đã bắt tay vào các dự án phục vụ và xây dựng hòa bình trên khắp thế giới. Một năm sau khi Liên Hợp Quốc thông qua Công ước về Quyền trẻ em vào năm 1989[2], dưới sự lãnh đạo của Takeyasu Miyamoto[3] – con trai của bà – Tổ chức Arigatou được thành lập đại diện cho trẻ em khắp nơi, bắt đầu bằng mối quan tâm đến sức khỏe thể chất của chúng.
Nguồn vốn đã được quyên góp và thông qua quan hệ đối tác với UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quốc hay các tổ chức phi chính phủ, Arigatou đã hỗ trợ cho trẻ em gặp khủng hoảng ở Afghanistan, Bhutan, Trung Quốc, Đông Timor, Iraq, Mauritania, Mozambique, Peru , Bờ Tây và Gaza.
Năm 2012, Tổ chức này đã phát triển và cải danh thành Arigatou International[4], chuyên thực hiện đầy đủ Công ước về Quyền trẻ em và hạnh phúc của tất cả trẻ em. Về mặt chiến lược, thành công, tổ chức này tập trung vào sự hợp tác. Quan hệ đối tác được phát triển với các tổ chức quốc tế tầm vóc, bao gồm UNESCO, UNICEF và các cơ quan khác của Liên hợp quốc hoạt động vì trẻ em, cùng với Mạng thông tin về quyền trẻ em, Hội đồng Thế giới, Tôn giáo vì Hòa bình, Hội đồng Đối thoại Liên tôn, Rissho Kosei-kai, và nhiều tổ chức khác. Mạng lưới tôn giáo toàn cầu cho trẻ em của Arigatou được khởi xướng, một mạng lưới tình nguyện viên liên tôn hoạt động ở 50 quốc gia hiện nay, tất cả đều quảng bá các hoạt động bảo vệ và trao quyền cho trẻ em.
Tại một phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2002, Bà Miyamoto đã đề xuất thành lập Hội đồng liên ngành về Giáo dục đạo đức cho trẻ em. Hội đồng được thành lập, một văn phòng được mở tại Geneva và một nhóm quốc tế gồm các nhà giáo dục hòa bình và tôn giáo có thành tích, bao gồm các chuyên gia về đạo đức và quyền trẻ em, đã bắt tay vào thực hiện “Học chung sống: Chương trình giáo dục đạo đức liên văn hóa và giữa các dân tộc.” Ấn bản đầu tiên được xuất bản vào năm 2008.
Đạo đức cho một tương lai toàn cầu
Chương trình “Học Chung sống” được hướng dẫn bởi một cam kết tổng thể để bảo vệ phẩm giá con người. Nó nhằm mục đích tăng cường cam kết của trẻ em đối với công lý, tôn trọng quyền con người và các mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân và trong xã hội. Sách hướng dẫn bao gồm các giới thiệu về liên hệ và đạo đức; một chương trình giảng dạy đa văn hóa giàu trí tưởng tượng, hấp dẫn; hướng dẫn của giáo viên; và một thư viện bách khoa về các vấn đề đạo đức, nhiều trong số đó được viết bởi trẻ em từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ đơn giản là giáo dục, chương trình tìm cách trao quyền cho trẻ em theo những cách cho phép chúng cải thiện thế giới nơi chúng sống, kết thúc bằng cách thách thức chúng bắt đầu các dự án của riêng mình.
Trong bốn năm, chương trình học được “thử nghiệm” với hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tại Ấn Độ, sau khóa học, trẻ em đã tạo ra các dự án để quảng bá và vận động cho quyền của mình, phản đối việc kỳ thị trẻ em nhiễm HIV/AIDS và tìm hiểu thêm về các tôn giáo trên thế giới.
Tại El Salvador, một số tổ chức tôn giáo và phi tôn giáo, cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia, đang làm việc với chương trình, đặc biệt nhằm giải phóng trẻ em khỏi các băng đảng và bạo lực thanh thiếu niên. Ở Sri Lanka, chủ đề hòa giải giữa các nhóm tôn giáo và dân tộc, và những gì trẻ em có thể làm để giúp đỡ, đã chi phối quá trình này. Các quốc gia khác tổ chức các khóa học thử bao gồm Bosnia và Herzegovina, Colombia, Hy Lạp, Israel, Lebanon, Maldives và Tanzania – tất cả, 30 quốc gia đã thử chương trình và đạt được kết quả tích cực.
Kể từ khi xuất bản vào năm 2008, dự án đã phát triển theo từng quốc gia. Sách hướng dẫn gồm 247 trang này được tải xuống và sử dụng miễn phí, vì vậy không thể đánh giá mức độ sử dụng rộng rãi của sách hướng dẫn này.
“Học cách sống chung” có sẵn bằng 10 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Ả Rập, với tiếng Swahili và tiếng Romania cũng đã và sẽ ra mắt. Các hội thảo đào tạo và hỗ trợ được tổ chức và phân phối bởi văn phòng Arigatou International Geneva, và các khóa học đang được tạo thông qua một nền tảng trực tuyến.
Nói một cách khác, nếu bạn có những người trẻ tuổi bị xa lánh, gặp khó khăn, đang ở giữa các cuộc xung đột giáo phái, bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử, hoặc chỉ đơn giản là những người trẻ khao khát một số nhu cầu thực tế nghiêm túc từ việc giáo dục về lòng tôn trọng, đồng cảm, hòa giải, trách nhiệm và thiện chí trong một thế giới đau khổ, bạn cần tải xuống hướng dẫn bằng tiếng Anh hoặc bằng các ngôn ngữ khác, xem nó có hữu ích không?
Nhiều câu chuyện khác về các dự án của Arigatou International thay mặt trẻ em sẽ tuần tự xuất hiện trên trang thông tin chính thức – về Ngày Cầu nguyện và Hành động toàn Thế giới vào ngày 20 tháng 11 hằng năm, hoặc “Sáng kiến Liên chủng tộc nhằm Xóa đói cho Trẻ em” được ra mắt cách đây nhiều năm. Đúng như tầm nhìn của người sáng lập, Arigatou tiếp tục đề cao vào việc thực hành tâm linh (theo tín ngưỡng của mỗi tôn giáo) và chữa lành những căn bịnh thời đại cho thế giới. Xuyên suốt lộ trình, có lẽ chúng ta có thể tìm hiểu cách một phong trào Phật giáo tại gia nhỏ bé ở Nhật Bản đã trở thành người thay đổi hoạt động liên tôn toàn cầu, để thay mặt cho trẻ em thế giới, hàng trăm triệu em đang sống trong cảnh nghèo đói, bị bạo lực, đói kém và bệnh tật.
Tuy nhỏ bé, nhưng là nơi bạn có thể đặt lòng tin.
__________________________________
[1] http://myochikai.jp/english/
[2] https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/crc.aspx
[3] http://myochikai.jp/english/
[4] https://arigatouinternational.org/
Paul Chaffee là nhà xuất bản và biên tập viên của The Interfaith Observer (TIO), một tạp chí internet hàng tháng quảng bá văn hóa liên tôn lành mạnh bắt đầu vào tháng 9 năm 2011.
How a Small Buddhist Movement
is Teaching Children in the
Interfaith World to Live Together
By Paul Chaffee
The digital news cycles have caught up with religion. Huffington Post Religion, Religion News Service, Religion Dispatches, Read the Spirit, and the Pluralism Project have become leaders in offering religion news aggregations along with their own news, features, and commentary. Available, mostly for free, to us all. It’s astonishing to anyone who lived through the great dearth of religion news in America, starting in the 1960s and extending to 9/11 thirteen years ago.
Yet many compelling stories remain untold. I was intrigued one day by an email from an interfaith activist in Toronto sending links to a dozen interfaith curricula he’d culled from the web. Among a dozen resources was a project that is actually changing the world for good, proving itself in all sorts of cultural contexts, particularly anywhere children have a tough time. You probably haven’t heard about it.
Founding Myochikai
The story goes back to 1950. Rev. Mitsu Miyamoto founded a lay Buddhist movement in Japan called Myochikai. In doing so, she wrote, “The mission of Myochikai is to become a ray of light that permeates the world with unconditional love and mercy for every person. I am only a human being, a woman – but I resolve to become the base and backbone of the whole world. May the light that we shine make a contribution to world peace!” A lofty goal, particularly for a group that numbers barely a million followers 64 years later. But consider what they’ve done.
In the early years, Myochikai, always emphasizing spiritual practice, embarked on major peacemaking and service projects around the world. The United Nations passed the Convention on the Rights of the Child in 1989. A year later, under the leadership of Rev. Takeyasu Miyamoto, Mitsu’s son , the Arigatou (thank you in Japanese) Foundation was established on behalf of children everywhere, starting with their physical well-being.
Funding was raised and, through a partnership with UNICEF (United Nations Children’s Fund) and other UN agencies and Non-Government Organizations, Arigatou provided support for children in crisis in Afghanistan, Bhutan, China, East Timor, Iraq, Mauritania, Mozambique, Peru, the West Bank, and Gaza.
In 2012 the Foundation morphed into Arigatou International, dedicated to full implementation of the Convention on the Rights of the Child and the well-being of all children. Strategically, successfully, it focused on collaboration. Partnerships developed with major international players, including UNESCO, UNICEF and other U.N. agencies working for children, along with the Children’s Rights Information Network, the World Council of Churches, Religions for Peace, the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Rissho Kosei-kai, and others. Arigatou’s Global Network of Religions for Children was initiated, an interfaith volunteer network active in 50 countries today, all of them promoting activities to protect and empower children.
At a special session of the United Nations General Assembly in 2002, Rev. Miyamoto proposed the formation of an Interfaith Council on Ethics Education for Children. The Council was formed, an office was set up in Geneva, and an international team of accomplished religion and peace educators, including specialists in ethics and children’s rights, went to work on Learning to Live Together: An Intercultural and Interfaith Programme for Ethics Education. The first edition was published in 2008.
Ethics for a Global Future
For four years, the curriculum was ‘beta-tested’ with hundreds of children in difficult circumstances. In India, following the course, children created projects to promote and advocate for their rights, to oppose stigmatizing children with HIV/AIDS, and to learn more about the world’s religions.
In El Salvador, several religious and non-religious organizations, together with National Minister of Education, are working with the program, aimed particularly at freeing children from gangs and youth violence. In Sri Lanka the theme of reconciliation between religious and ethnic groups, and what children can do to help, dominated the process. Other countries hosting trial courses included Bosnia and Herzegovina, Colombia, Greece, Israel, Lebanon, the Maldives, and Tanzania – in all, 30 countries have tried out the program and enjoyed positive outcomes.
Since its 2008 publication, the project has grown country by country. The 247-page manual is free to download and use, so it’s impossible to gauge how widely it’s being used.
Learning to Live Together is available in 10 languages, including Arabic, with Swahili and Romanian coming soon. Training and facilitation workshops are organized anddelivered by the Arigatou International Geneva office, and courses are being created through an online platform.
Or to put it another way, if you have young people in your neck of the woods who are alienated, in trouble, who are in the middle of sectarian conflicts, affected by discrimination, or are simply young people hungry for some serious get-real education about respect, empathy, reconciliation, responsibility, and good-will in a suffering world, you need to download the manual in English or in other languages and see if it might help. (The Learning to Live Together team is eager to assist if you and your community want to launch a course.)
Many more stories about Arigatou International’s projects on behalf of children will show up some week in the news cycle – about the World Day of Prayer and Action every November 20, or the Interfaith Initiative to End Child Poverty launched two years ago. True to their founder’s vision, Arigatou continues to emphasize spiritual practice (from an interfaith affirming perspective) and healing the world. Along the way perhaps we can learn how a small lay Buddhist movement in Japan became a global interfaith game-changer on behalf of the world’s children, hundreds of millions of them living in poverty, subject to violence, hunger, and disease. It’s newsworthy, to say the least.