
QUANG NGỘ | Tu Thư Sen Trắng soạn dịch: Bài này được soạn, có lược giản đi một số ít câu, nghĩ là không quan trọng, vì mục đích để bài được ngắn gọn lại mà vẫn giữ được ý chính là cần thiết. Dễ cho Huynh trưởng tham khảo.
Hiện nay, trong chương trình tu học bốn Bậc Kiên-Trì-Định-Lực của Huynh trưởng GĐPT, vốn vẫn lệ thuộc vào tài liệu có từ bên quê nhà, các chủ đề về “tôn giáo học” tuy có, nhưng ở đây đã bị bỏ ra ngoài, hoặc nếu có mà vẫn theo nội dung cũ, e có chỗ bất cập. Nhiều bài học được giữ nguyên của các thập niên trước vẫn chưa được san định, hơn nữa môi trường văn hóa xã hội đã khác với sự phát triển không ngừng. Nhất hạn, chúng ta đang cần nguồn tài liệu song ngữ.
Vì vậy mong rằng những bài soạn sau đây nhằm đáp ứng một phần chỗ thiếu hụt hiện tại trong nhu cầu đào tạo Huynh trưởng. Tất nhiên công việc này chỉ mong góp một bàn tay với Phật sự của quý Anh Chị Trưởng có trách nhiệm trực tiếp điều hành và thẩm quyền của Ban Hướng Dẫn các cấp chứ không thể thay thế được.
Trên hết, đề cập đến hoàn cảnh tu học của cấp Trưởng hiện nay, còn một nỗi trông mong, đó là ý thức chỗ thiếu hụt hiện tại của một chương trình đào tạo Huynh trưởng như vậy, để tự thân mỗi anh chị linh động và sáng tạo trong việc thu thập kiến thức cho mình. Một chương trình đào tạo như hiện nay, thì không nên chấp chặt vào đó để tưởng là đủ. Xa hơn, mỗi anh chị phải là những nhân tố có đủ nội hàm kiến thức Phật học, cũng như các lãnh vực hoạt động của tổ chức, ngay từ thời điểm này là những người kế thừa để chịu trách nhiệm xây dựng một đề cương tu học và huấn luyện cho GĐPT tại hải ngoại nói chung, Hoa Kỳ nói riêng chứ không ai khác. Đó mới thực sự là một phần di sản quan trọng trong tinh thần kế thừa và truyền thừa qua từng thế hệ.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
*
Văn hóa và tôn giáo được đan xen chặt chẽ trong bất kỳ xã hội nào. Văn hóa là một phần của cuộc sống con người. Giá trị của con người, kỹ năng, trí tuệ và vẻ đẹp thẩm mỹ có thể được nhìn thấy thông qua thực hành văn hóa. Văn hóa là sự thể hiện những truyền thống tinh tế và đẹp đẽ, truyền cảm hứng cho mọi tâm hồn. Ánh sáng văn minh rực rỡ châu Á phụ thuộc rất nhiều vào nền văn hóa của nó và về mặt này, văn hóa Phật giáo đã đóng một vai trò nổi bật. Ngược lại, văn hóa cũng có thể gìn giữ và thăng hoa cho tôn giáo.
Khi chúng ta giới thiệu tôn giáo thông qua các ứng xử văn hóa của mình, các hoạt động tôn giáo của chúng ta sẽ hấp dẫn hơn và chúng ta sẽ có thể ảnh hưởng đến những người khác theo đó như một tôn giáo sinh động. Chúng ta có thể nói rằng các ứng xử văn hóa mang bản chất tôn giáo là bước đệm để hiểu được đời sống tôn giáo. Những người không có tín ngưỡng tôn giáo lúc đầu sẽ dần quen với việc tham dự và đánh giá cao các hoạt động tôn giáo. Bằng cách tham dự các hoạt động như vậy, mọi người sẽ dần dần có cơ hội nâng cao kiến thức và hiểu biết về tôn giáo đúng đắn, bằng không ngược lại họ sẽ có xu hướng xa lánh tôn giáo hoàn toàn.
Nếu mọi người được hướng dẫn để hiểu rốt ráo, việc tích cực tham gia các hoạt động văn hóa hay truyền thống và tôn giáo không có biên giới. Tôn giáo có thể đóng góp rất nhiều vào việc làm phong phú thêm nền văn hóa. Có thể đúng khi nói rằng ở các nước Châu Á nói chung, việc thực hành một tôn giáo rõ ràng gắn liền với các hoạt động văn hóa. Các điệu múa, bài hát, nghệ thuật và kịch phần lớn lấy cảm hứng từ các chủ đề tôn giáo. Và nếu không có văn hóa, các hoạt động tôn giáo có thể trở nên rất khô khan và thiếu thú vị. Đồng thời, khi chúng ta thực hành Phật giáo mà không làm ảnh hưởng đến các truyền thống khác hoặc tín đồ của các tôn giáo khác, thì hình thức khoan dung và chung sống hòa bình này cùng với hành vi tôn trọng và thái độ hòa nhã của chúng ta cũng có thể được coi là một khía cạnh văn hóa. Ngày nay vì những hành động tàn bạo đã được thực hiện và vẫn đang tiếp tục nhân danh tôn giáo, nhiều người đã vỡ mộng khi nhắc đến từ “tôn giáo”. Chủ nghĩa duy vật, đạo đức giả và chủ nghĩa cuồng tín được che đậy dưới chiêu bài tôn giáo đã gây ra thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các giá trị tôn giáo đích thực đang nhanh chóng biến mất khỏi tâm trí của chúng ta chạy theo tìm kiếm những điều cuồng tín. Càng ngày, các tôn giáo lớn trên thế giới đang phá vỡ sự phân biệt đối xử về hình thức, mặc dù không ít người thậm chí còn ra sức kỳ thị tôn giáo. Đã đến lúc tất cả các tín đồ tôn giáo ngày nay phải cùng nhau giới thiệu các giá trị tôn giáo của mình theo quan điểm thích hợp, thay vì chỉ tranh luận và tranh cãi về sự khác biệt của các hệ tư tưởng và thần thoại tôn giáo.
Do đó, mục đích của bài tiểu luận này là giúp thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về mục đích của tôn giáo và sự khoan dung tôn giáo theo quan điểm của Phật giáo. Hy vọng rằng thông qua điều này, có thể cho thấy Phật giáo đối với các tôn giáo khác như thế nào và hướng dẫn Phật tử cách cư xử đối với mọi người có tín ngưỡng khách Phật giáo. Bài việ vì vậy, hy vọng rằng những người không phải là Phật tử cũng sẽ hiểu rõ hơn những gì Đức Phật đã dạy về chủ đề này.
Mục đích sâu xa của tất cả các tôn giáo là khuyến khích tín đồ của mình duy trì và tôn trọng tôn giáo của mình mà không có bất kỳ tư tưởng hay thái độ bất kính đối với các tôn giáo khác. Hợp tác và khoan dung giữa chúng ta để đạt được sự hòa hợp tôn giáo là xu thế ngày nay để nói về lòng khoan dung tôn giáo và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên vẫn còn rất ít, dù có, những trưng dẫn thực tế cách nào để đạt được điều đó. Hy vọng rằng khi đọc bài viết này, người đọc không chỉ có thể có được một bức tranh rõ ràng hơn về lòng khoan dung tôn giáo mà còn cố gắng quảng bá nó một cách chân thành. Bước đầu tiên để phát triển thái độ này là xóa bỏ cảm giác vượt trội về tôn giáo của chính mình, loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau, định kiến tôn giáo và động cơ ích kỷ, vì lợi ích chung và sự nâng cao của các tôn giáo tương ứng của chúng ta, và suy ngẫm về từ “khoan dung” ngày nay được sử dụng rất sáo rỗng. Sự khoan dung có nghĩa là “chịu đựng” điều gì đó mà chúng ta có thể không thích. Thái độ như vậy rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến đạo đức giả và một mức độ của chủ nghĩa sô vanh tôn giáo.
Chúng ta không thể hời hợt dung túng một tôn giáo khác duy trì thái độ vượt trội đối với tôn giáo bạn. Có thể hữu ích khi nhớ lại những lời phát biểu ấn tượng của Lord Acto: “Tôi có thể không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết, quyền được nói của bạn”. Điều này có nghĩa là lòng khoan dung đơn thuần vẫn chưa đủ.
Nhận thức cần nhất đối với xã hội ngày nay là để mọi người tin vào những gì họ muốn tin mà không có bất kỳ sự cản trở nào từ bất kỳ ai và thế lực nào. Điều này vượt xa những quan niệm đúng/sai đơn thuần. Nó liên quan đến sự tôn trọng sâu sắc đối với niềm tin của người khác.
Sự tôn trọng này chỉ có thể đạt được khi chúng ta chuẩn bị tầm nghiên niềm tin của người khác và cố gắng hiểu tại sao họ tin những gì họ đang tin. Chỉ bằng cách tầm nghiên những cách suy nghĩ khác, chúng ta mới có thể củng cố niềm tin của chính mình. Mục đích của một tôn giáo là mang lại cho con người ý thức về giá trị bản thân, nhận thức được quyền của mỗi cá nhân được hưởng hạnh phúc cả tinh thần và ngoại cảnh. Tôn giáo nhằm mục đích giúp con người không chỉ sống một cuộc sống có ý nghĩa trong thế giới này, mà còn để chuẩn bị cho một cuộc sống sau khi chết. Tất cả những người cùng tôn giáo đang làm việc để đạt được mục đích chung này là sự giải phóng và giác ngộ của con người. Tìm kiếm sự giải phóng và giác ngộ là tìm kiếm Chân lý.
Thật không may giữa chúng ta, có rất nhiều phương pháp và niềm tin tôn giáo, được mô tả hoặc được truyền tụng như là Chân lý, trong khi thực tế chúng còn xa mới thực sự để gọi là Chân lý. Nhiều thực hành có nguồn gốc từ quá khứ xa xôi của chúng ta và có rất ít liên quan đến lối sống và suy nghĩ hiện đại. Là những người theo tôn giáo chân chính, chúng ta phải có can đảm và tin tưởng để thừa nhận những gì rõ ràng là một quan niệm sai lầm và cố gắng sửa chữa nó cho phù hợp với khoa học và lý luận để đáp ứng yêu cầu của Chân lý. Chúng ta sẽ thất bại trong nhiệm vụ của mình nếu chúng ta cố bám vào một điều gì đó, mà chúng ta biết đó không phải là Sự thật. Chúng ta thậm chí còn sai lầm, nếu trong quá trình thực hành lòng khoan dung tôn giáo của chúng ta, chúng ta dung túng nó mà không chỉ ra những sai sót của nó, điều đó không phù hợp với Chân lý.
Để tìm kiếm chân lý, chúng ta nên loại bỏ thái độ cạnh tranh của mình và đoàn kết làm việc chung tay để đạt được mục đích cao cả của chúng ta là hòa hợp tôn giáo vì hạnh phúc của nhân loại. Trong bài pháp đầu tiên mà Ngài thuyết giảng sau khi Ngài Giác ngộ, Đức Phật nói rằng người ta nên từ bỏ niềm tin rằng chỉ tuân thủ các nghi thức và nghi lễ có thể dẫn người ta đến sự giải thoát khỏi mọi lụy phiền trong cuộc sống. Khi làm như vậy, Đức Phật đã cảnh báo các tín đồ của mình chống lại sự lệ thuộc của cái gọi là sự tuân thủ tôn giáo sùng kính, nhưng Ngài không nói rằng những thực hành như vậy hoàn toàn xấu. Nghĩa là mọi thực hành tôn giáo phải được sử dụng đơn thuần như một phương tiện. Những thực hành như vậy nhằm loại bỏ tâm trí vô minh phiền não, là nguyên nhân gây ra đau khổ của chúng ta, đó là si mê, tham ái và ác ý.
Vào thời Đức Phật, ở Ấn Độ, Ngài vẫn cẩn thận khuyên các tín đồ của mình tôn trọng phái Bà-la-môn và các tu sĩ khác bất kể tín ngưỡng của họ nếu đây là tôn giáo chân thành và vô hại cho mọi người. Đức Phật khuyên các tín đồ của mình không được làm tổn thương hoặc gây thương tích cho Sramana (nhà sư) hoặc một người Bà la môn.
Ngày nay, chúng ta phải mở rộng sự lịch sự và tôn trọng của mình đối với mọi người thánh thiện, những người chân thành cố gắng theo tôn giáo của mình theo sự hiểu biết tốt nhất. Mục đích của đạo Phật là hướng mọi người đến một cuộc sống cao quý không làm hại ai, trau dồi phẩm chất nhân đạo để duy trì phẩm giá con người, phát triển lòng nhân ái bao trùm không phân biệt đối xử, và rèn luyện tâm tránh ác, làm lành hầu đạt được bình an và hạnh phúc. Đạo Phật là một tôn giáo dạy con người sống là biết “cho đi.” Các tín đồ Phật giáo không coi sự tồn tại của các tôn giáo khác là cản trở cho sự tiến bộ và hòa bình trên thế giới. Chúng ta cần chỉ ra rằng thái độ này trái ngược với hành vi của một số tín đồ tôn giáo, những người nhạo báng và lên án việc thực hành và niềm tin của người khác mà không quan tâm đến việc nghiên cứu những niềm tin khác và ý nghĩa thực sự của chúng ngoài những hình thức bên ngoài. Lên án người khác vì sự thiếu hiểu biết hầu như không phải là dấu hiệu của hành vi văn minh và chắc chắn là không phù hợp trong thời đại mà thông tin về mọi chủ đề luôn có sẵn.
Thái độ của Phật giáo là cho phép người khác tuân theo niềm tin của họ trong ôn hòa, công nhận quyền tự do tư tưởng của người khác.
Phật giáo không có giáo quyền và hình phạt tôn giáo mà chỉ có những lời khuyên của Đức Phật mà không sử dụng bất kỳ thần lực nào.
Đức Phật nhiều lần tuyên bố rằng Ngài không quan tâm đến việc bảo mọi người đạt tới Niết bàn. Mục đích của Ngài là giải thích nguyên nhân của đau khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ đó. Cách tiếp cận này không đòi hỏi Niềm tin, mà là Sự hiểu biết và Nỗ lực. Vì vậy, trong Phật giáo không có luật lệ thần thánh và cũng không có khái niệm tội lỗi và hình phạt. Người Phật tử không vì sợ Đức Phật, sợ sự trừng phạt hay sự khen thưởng mà là do sự hiểu biết và trải nghiệm những tác động tiêu cực của hành động xấu và kết quả tích cực của hành động tốt (Nghiệp). Khi mọi Phật tử làm theo phương pháp này như một cách sống tự nhiên, ngoài bản thân họ, còn giúp người khác sống yên bình và hạnh phúc.
Đạo Phật không tạo ra sự sợ hãi và cám dỗ cho mọi người thực hành một tôn giáo bởi vì không mê tín vào hình phạt trong địa ngục hoặc phần thưởng trên Niết bàn. Thông điệp của Đức Phật là lời mời tất cả mọi người tham gia vào cộng đồng nhân loại để làm việc và chung sống hài hòa vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại.
Những người đệ tử đầu tiên của Đức Phật là những con người cao quý, những người bằng nỗ lực tuyệt đối của sự từ bỏ và rèn luyện tinh thần của họ để đạt được sự Hoàn thiện. Nói đến sự hoàn hảo, chúng tôi muốn nói đến trạng thái đó khi tất cả si mê, tham lam và hận thù đã được xóa bỏ khỏi tâm trí và thậm chí không có tí gì nhen nhúm trạng thái tiêu cực như giận dữ, ghen tị, sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ… v.v. Tóm lại, các vị A-la-hán trải qua các trạng thái ‘giác ngộ giải thoát’ không phải trên Niết bàn mà là trong chính cuộc sống này. Trước khi phái những môn đệ đầu tiên ra đi, Ngài đã khuyên họ như sau: “Hỡi các Tỳ khưu, hãy đi ra ngoài vì lợi ích của nhiều người, với lòng từ bi đối với thế giới: vì điều tốt, vì lợi ích, vì phúc lợi của muôn loài. Hãy tuyên bố, hỡi các tu sĩ, giáo lý siêu phàm, hãy rao giảng cho nhân loại một đời sống thánh khiết, trong sạch và hoàn thiện”.
Đức Phật chỉ quan tâm đến việc chỉ ra con đường dẫn đến hạnh phúc tối thượng. Ngài không quan tâm đến việc thành lập một tôn giáo nhân danh mình. Đức Phật muốn cho mọi người thấy sự khác biệt giữa thiện và ác; Ngài muốn khuyên con người cách sống hạnh phúc, hòa bình và đúng đắn. Ngài không bao giờ khuyên các đệ tử của mình chuyển đổi mọi người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Ý tưởng cải đạo của Ngài là để đưa ra một lối sống đúng đắn, cao quý của tôn giáo. Trên thực tế, Ngài nói rằng phép lạ lớn nhất mà người ta có thể thực hiện là biến một người xấu xa thành một người có đức hạnh. Theo cách tương tự, các ý tưởng phải thay đổi liên tục và những gì được coi là chấp nhận được chỉ một thập kỷ trước đây có thể trở nên lỗi thời một cách nực cười vào ngày mai. Nếu chúng ta muốn tránh gây ra đau khổ cho bản thân và người khác, chúng ta phải thích ứng với việc thay đổi ý tưởng và thay đổi hoàn cảnh.
Chúng ta phải có sự hòa hợp tôn giáo để chung sống hòa bình không có bạo lực trên thế giới này. Các nguyên tắc tôn giáo dành cho toàn thể nhân loại. Nếu bất kỳ bộ phận cụ thể nào của con người không tuân theo những đức tính tuyệt vời mà tôn giáo dạy – chẳng hạn như lòng tốt, sự kiên nhẫn, lòng khoan dung và sự hiểu biết, thì người khác sẽ khó có thể sống hòa bình. Vì một số lý do, tôn giáo liên tục bị đổ lỗi cho rất nhiều vấn đề của nhân loại. Các tôn giáo đã bị đổ lỗi cho Chiến tranh, Phân biệt chủng tộc, Phân biệt đối xử phụ nữ, ngược đãi… v.v. Nhưng điều này thực sự không công bằng vì chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa các nguyên tắc tôn giáo được giảng dạy bởi những người sáng lập và việc giải thích các nguyên tắc này của một số nhà lãnh đạo tôn giáo để đi xa hơn mục đích của chính họ. Đôi khi những người vô đạo đức này thậm chí còn quay lưng lại với những người theo tôn giáo của chính mình vì họ đưa ra những ý kiến khác hoặc đối lập.
Điều quan trọng là những người theo tôn giáo của mình có bổn phận phải lên tiếng phê phán những việc làm sai trái hay hướng dẫn sai, đặc biệt nếu những sự hướng dẫn này dung túng cho chủ nghĩa khủng bố và việc tàn sát người vô tội. Thường thì những nhà lãnh đạo tôn giáo này liên minh với các nhân vật chính trị quyền lực, những người không ngần ngại giết chóc và kích động lòng thù hận chỉ để đạt được điều họ muốn. Những người thực sự thực hành một tôn giáo không tâm niệm gây chiến và luôn mong muốn giải quyết các vấn đề một cách hòa bình. Những người theo đạo phải biết rằng một tôn giáo chân chính không bao giờ khuyến khích bất kỳ hình thức bạo lực nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đồng thời, kỳ thị chủng tộc không nên phát sinh khi chúng ta thực hành tín ngưỡng của mình. Các Phật tử có thể sống và làm việc với các tôn giáo khác mà không bị phân biệt đối xử. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không tuyên chiến để du nhập tôn giáo. Mỗi người có ba bản tính: Con vật, Con người và Thánh thiện. Mục đích của tôn giáo là giúp con người nhận ra bản chất thánh thiện của mình. Kể từ thời sơ khai, con người đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa khác nhau.
Bản chất của con người chỉ quan tâm đến nhu cầu sinh tồn cơ bản của mình là tìm thực phẩm, nơi ở và đảm bảo rằng có những đứa trẻ sẽ tiếp nối dòng dõi. Nhưng sự sinh tồn đơn thuần như vậy là không đủ. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc tạo ra cảm giác thân thuộc, tìm kiếm kiến thức, phát triển nghệ thuật, cuối cùng Đức Phật đã tìm ra câu hỏi cuối cùng. Con người khao khát những tra vấn: tôi là ai, tôi cần gì và tôi đang làm gì ở đây, điều này đã dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của tôn giáo. Đó là mục đích của mọi tôn giáo; để giải thích hoạt động của vũ trụ và vị trí của con người trong vũ trụ này. Thật không may, những mục đích cao cả như vậy đã bị lãng quên và tôn giáo đơn giản trở thành một mớ bòng bong của các nghi lễ và thực hành mê tín trong tay những nhà lãnh đạo thiếu nhận thức, những người đã giành được quyền lực trên tín đồ bằng cách khai thác sự mê tín và thiếu hiểu biết của họ. Đã đến lúc tôn giáo phục vụ mục đích ban đầu là cung cấp câu trả lời cho các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của con người.
Chính phủ không nên sử dụng tôn giáo để đạt được quyền lực chính trị. Đồng thời, tôn giáo không nên sử dụng quyền lực chính trị để khếch trương tôn giáo.
Nhưng chúng ta cũng không nên có thái độ bạo động để tạo ra xung đột, đối đầu, xô xát. Có rất nhiều đức tính chung để các nhà tôn giáo nhân danh tôn giáo giới thiệu về lý thuyết và thực hành, để mọi người có một lối sống chính trực, hòa bình và có văn hóa. Chúng ta không cần thiết phải coi thường nhau. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta chỉ có thể mở đường cho các nhóm chống tôn giáo đang chực chờ chế giễu và lên án tất cả các tôn giáo. Chúng ta không nên cư xử theo cách thể hiện thái độ thù địch với những người đồng tôn giáo của mình. Nếu chúng ta như vậy, mọi người sẽ nói rằng các tôn giáo khuyến khích nhân loại chia rẽ.
Người Phật tử không bị cấm đoán khi tỏ lòng tôn kính đối với các vị thầy của tôn giáo khác, cũng như không bị hạn chế đến các nơi thờ tự và tham dự các nghi lễ tôn giáo ngoài Phật giáo. Họ có thể thể hiện sự tôn trọng hoàn toàn của mình đối với các hệ thống tín ngưỡng khác trong khi vẫn duy trì các nguyên tắc Phật giáo cơ bản của mình. Phật giáo khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết giữa các hệ phái tôn giáo khác nhau.
Theo quan điểm của Phật giáo, nhãn hiệu tôn giáo không phải là khía cạnh quan trọng nhất để mọi người được coi đó là tôn giáo, nhưng bất kỳ người nào có lối sống đáng kính và vô hại đều có thể được coi là tôn giáo. Các phương pháp được sử dụng để giới thiệu giáo lý của Đức Phật là hợp tình và hợp lý trong mọi không gian và thời gian. Đức Phật đã đưa ra lời kêu gọi của mình thông qua lý trí và kinh nghiệm. Giáo lý được trình bày với sự đơn giản rõ ràng và ấn tượng, nhưng không bị hạn chế về tôn giáo và quốc gia vì sự cuồng tín. Từ trong Phật giáo sản sinh ra những con người tỉnh táo và sáng suốt. Phương pháp trình bày của Phật giáo giải tỏa những nghi ngờ và xóa bỏ những niềm tin mù quáng. Chính vì vậy, những lời dạy của Đức Phật đã soi sáng trái tim và khối óc của những người tha thiết tìm kiếm Chân lý, thoát khỏi niềm sợ hãi và mê muội.
Nếu chúng ta, những người theo đạo ngày nay không thể cùng nhau làm việc hòa hợp mà không có sự phân biệt đối xử hay thù nghịchvới nhau, thì nền hòa bình mà chúng ta nói đến sẽ chỉ là ảo mộng.
__________________________________
Tham khảo
1. Vin 1.20
2. Dharmananda K.
3. Sadharma Shikka nithi của Sudshan Barua.
BUDDHIST ATTITUDE TOWARDS
CULTURE AND OTHER RELIGIONS
Rev. Satyananda Sraman | Buddhasartwittaya School Watsutthawas, Thailand
Culture and religion are closely interwoven in any society. Culture is part and parcel of human life. Human values, skill, intelligence and aesthetic beauty can be seen through cultural practices. Culture is the expression of refined and beautified traditions adapted either to influence or to promote fine arts as a means to entertain. Cultural practices inspire the human mind. Human passions can be calmed, gratified and ennobled through cultural practices. The glory of Asia depends a great deal on its culture and in this respect, Buddhist culture has played a prominent role. Culture can also protect and promote a religion.
When we introduce religion through our cultural practices, our day- to-day religious activities will be more attractive and we will be able to influence others to follow it as a living religion. We can say that cultural practices that are religious in nature are the stepping stones to understanding the religious way of life. Those who are not religious minded at the beginning will eventually get used to attending and appreciating religious activities. By attending such activities people will gradually get the opportunity to improve proper religious knowledge and understanding. Otherwise they will tend to shun religion altogether.
If people are well-educated and have improved their understanding and are personally noble, it is not very important for them to actively participate in traditional or cultural activities to be religious. Religion can contribute a great deal to enrich culture. It may be true to say that in Asian countries generally, the practice of a religion is clearly linked to cultural activities. Dances, songs, art and drama very largely draw their inspiration from religious subjects. Without culture religious activities may turn out to be very dry and uninteresting. At the same time, when we practice Buddhism without disturbing other traditions or the followers of other religions,this form of tolerance and peaceful coexistence along with our respectable behavior and gentle attitude can also be regarded as a cultural aspect.
Today because of the atrocities that have been done and are still continuing in the name of the religion, many people have become disillusioned at the mention of the very word, “religion”. Materialism, hypocrisy and fanaticism covered under the guise of religion have caused the greatest disaster in the history of mankind.
The true religious values are rapidly disappearing from the minds of men as they run in search of the occult and the mystical. The established great religions of the world are breaking into discrimination of forms and some people are even going all out to ridicule religion. The time has come for all religionists of today to get together to introduce religious values in their proper perspective, instead of merely arguing and quarrelling over the differences of religious ideologies and mythologies.
The aim of this article therefore is to assist in promoting a better understanding of the purpose of religion and religious tolerance from the Buddhist point of view. Hopefully through this we can show how Buddhism regards other religions and guide Buddhists on how to behave towards their followers. Hopefully non Buddhists will also gain a better understanding of what the Buddha taught on this subject.
The deep underlying purpose of all religions should be to encourage their followers to uphold and respect their own religion without in any way being disrespectful towards other religions. To this end, all enlightened and like minded fellow religionists must unite and must establish mutual understanding,mutual co-operation and tolerance amongst ourselves in order to achieve religious harmony is fashionable nowadays to talk of religious tolerance and its importance but few, if any, ever pin-point a practical way to achieve it. It is to be hoped that in reading this article, the read would be able not only to obtain a clearer picture of religious tolerance but also attempt to promote it sincerely. The first step towards developing this attitude is to eradicate a sense of superiority about one’s own religion,to eliminate mutual suspicion,religious prejudices and selfish motives, for the common good and upliftment of our respective religions. But before we go any further we should pause and reflect on this word “ tolerance” which is used very loosely nowadays. Tolerance implies ‘putting up with’ something we may dislike. An attitude like this can be very dangerous because it can lead to hypocrisy and a degree of religious chauvinism.
We cannot simply tolerate another religion and maintain our superior attitude with regard to our own. We must be able to deeply respect another view although we may not agree with it. It may be useful to recall the famous words of Lord Acton who said,” I may not agree with what you say, but I will defend to the death, your right to say it”. What this means is that mere tolerance is not enough. What we need most urgently for our society today is for everyone to believe what he or she wants to believe without any hindrances from any quarter. This goes far beyond mere tolerances. It involves a deep respect for the beliefs of others.
This respect can only come about when we are prepared to study the beliefs of others and try to understand why they believe what they believe. it is only by studying other ways of thinking that we can strengthen our own beliefs. The purpose of a religion is to give human beings a sense of self worth, to recognize the right of each individual to enjoy both spiritual and worldly happiness. Religion aims to help people not only live a meaningful life in this world, but also to prepare one for a life after death. All fellow-religionists are working to achieve this common cause of human emancipation and enlightenment. The search for emancipation and enlightenment is the search for Truth.
Unfortunately, in our very midst, there are many religious practices and beliefs,which are depicted or passed off as the Truth, when in fact they are far from being the Truth. Many practices have their origins in our remote past and have very little relevance to modern ways of thinking and living. As true religious followers we must have the courage and conviction to admit what is evidently a misconception and try to rectify it to conform to science and reasoning to meet requirements of Truth. We would be failing in our duty if we try to cling on to something, which we know is not the Truth. We are even wrong, if in the practice of our religious tolerance, we tolerate it without pointing out its failings, which do not conform to Truth.
In seeking truth we should discard our competitive attitudes and unite to work hand-in hand to achieve our noble aim of religious harmony for the well being of mankind. In the very first sermon that He delivered after his Enlightenment the Buddha said that one should abandon the belief that the mere observance of rites and rituals could lead one to liberation from the problems of human existence. In doing so the Buddha was warning his followers against the reliance of so called devotional religious observances, but he did not say that such practices were altogether bad. What he meant was that religious practices must be used merely as a means to an end. Such practices prepare a person to carry out the more important spiritual task which is to rid the mind of the defilements which are the cause of our suffering, namely delusion, craving and ill-will.
However although the Buddha pointed out that there was no religious value in many of the practices in India during his time, he was careful to advise his followers to support the Brahmins and other monks irrespective of their beliefs provided of course they were sincere and harmless religious people.
The Buddha advised his followers not to hurt or to cause injury to Sramana (monk) or a Brahmin. Here he has recognised monks and Brahmin as religious people. Again the Buddha said that when a person deceives a Brahmin or a monk or pauper, by telling a lie, this is a cause of the downfall of the person. Thus in advising his followers in this manner the Buddha has treated people of all methods without any discrimination. Today we must extend our courtesy and respect to every holy man who sincerely tries to follow his religion to the best of his understanding.
The aim of Buddhism is to guide everyone to lead a noble life without harming anyone, to cultivate humane qualities in order to maintain human dignity, to radiate all-embracing kindness without any discrimination, and to train the mind to avoid evil and to purify the mind to gain peace and happiness.
Buddhism is a religion,which teaches people to ‘live and let live’ in the history of the world, there is no evidence to show that Buddhists have interfered or done any damage to any other religion in any part of the world for the purpose of propagating their religion. Buddhists do not regard the existence of other religions as hindrance to worldly progress and peace.
We need to point out that this attitude contrast to the behavior of some religious followers who ridicule and condemn the practice and beliefs of others without bothering to study these other beliefs and what they really mean beyond the external appearances. Condemning others out of ignorance is hardly the mark of civilize behavior and is certainly out of place in this age where information on every subject is readily available. The Buddhist attitude is to allow others to follow their beliefs in peace, to recognize the rights of others to freedom of thought.
In Buddhism there are no religious laws, commandments and religious punishments but only advices given by the Buddha without using any divine power. The Buddha repeatedly declared that he was not interested in telling people to reach heaven. His aim was to explain suffering its cause, the extinction of suffering and the path which leads to that extinction.
This approach does not require Faith, but Understanding and Effort. Therefore in Buddhism there are no divinely ordained laws and there is also no concept of sin and punishment. The immediate goal in following the path is to develop a noble human being who understands the benefits of personal discipline and mental culture. Buddhists do not follow any religious principles not because of the fear of the Buddha, punishment or reward but by knowing and experiencing the negative effects of bad actions and positive result of good ones. When they follow this method as a natural way of life they allow others to live peacefully and happily.
Buddhism does not create fear and temptation for people to practice a religion because it does not believe in punishment in hell or reward in heaven. The Buddha’s message was an invitation to all to join the fold of universal brotherhood to work in harmony for the welfare and happiness of mankind. He had no chosen people, and he did not regard himself as a chosen one.
The Buddha’s first missionaries were Arahantas-the Prefect and Holy ones. They were noble human beings who by the sheer effort of their renunciation and mental training had gained Perfection. By perfection we mean that state when all delusion, greed and hatred has been eradicated from the mind and there is not even the slightest tendency to experience negative states like anger, jealousy,fear, worry, doubt, restlessness and so on. In short Arahantas experience ‘divine’ states not in heaven after their deaths but in this life itself. Before sending out the first Perfected disciples, he advised them in the following manner:
“Go ye,O Bhikkhus, and wander forth for the gain of the many, for the welfare of the many,in compassion for the world: for the good, for the gain,for the welfare of gods and men. Proclaim, O monks, the sublime doctrine, preach ye a life of holiness. perfect and pure”.
The Buddha was only concerned about showing the path to ultimate happiness. He was not concerned with founding a religion in his name. The Buddha wanted to show the people the difference between good and evil; he wanted to teach humans how to lead a happy, peaceful and righteous way of life. He never advised his disciples to convert people from one religion to another. His idea of conversion was to introduce a righteous, noble and religious way of life. In fact he said that the greatest miracle one could perform was to convert a wicked person into a virtuous one.
In the same way ideas are subjected to constant change and what was considered acceptable only decade ago may become ridiculously out of date tomorrow. If we want to avoid causing suffering to ourselves and others we must adapt to changing ideas and changing circumstances.
RELIGIOUS HARMONY:
We must have religious harmony to live peacefully without any violence in this world. Religious principles are intended for the whole of mankind. If any particular section of humanity does not follow the great virtues taught by religion – such as kindness, patience, tolerance and understanding, it would be difficult for others to live peacefully. For some reason, religion has constantly been blamed for a great deal of humanity’s problems.
Religions have been blamed for War, Racialism, Discrimination of women, persecution and so on. But this is not really fair because we must clearly distinguished between the religious principles taught by the founders and the interpretation of these principles by certain religious leaders to further their own ends. Sometimes these unscrupulous people even turn against the followers of their own religion because they entertain different opinions from theirs.
What is important is for the people in their own religions to speak up against wrong doing and misinterpretation especially if these interpretations condone terrorism and the slaughter of innocents. Often these religious leaders ally themselves to powerful political figures who have no hesitation to kill and incite hatred just to get what they want.
It is quite natural for cunning and cruel people to take advantage of any kind of virtue,but let us – religionists of today,bear in mind that those who fight and shed blood in the name of religion, do not follow religious principles and do not serve the cause of humanity. They fight for their own personal gain or power by using the name of a religion. Those who truly practice a religion have no grounds to fight. They should settle their problems in a peaceful manner.
Followers must know that a true religion never encourages any form of violence under any circumstances. At the same time, racial discrimination should not arise when we practice our respective religions. Buddhists can live and work with other religionists without any discrimination. Although Buddhists were divided into different sects nearly 2000 years ago, so far they never had any sectarian violence or discrimination amongst themselves in any part of the world. Buddhism is the only religion that didn’t declare war to introduce religion. Each person has three natures: the Animal, the Human and the Divine. The purpose of religion is to help human beings realize their divine nature. Ever since the beginning of time man has moved through various stages of evolution.
At first he was merely concerned with his basic survival needs to find food, shelter and to ensure that there were children who would continue the line of descendants. But the nature of the human being was such that the satisfaction of mere survival need was not enough. Going through various stages from creating a sense of belonging, seeking knowledge, developing the arts he finally arrived at the ultimate questions about existence.
Man’s longing for answers to the three questions who am I, am I need and what I am doing here gave rise to various answers which eventually led to the development of religion. That is the purpose of every religion; to explain the workings of the universe and man’s place in that universe.
Unfortunately these noble aims were forgotten and religion simply became a jumble of rituals and superstitious practices in the hands of unscrupulous leaders who gained power over the people by exploiting their superstition and ignorance. The time has come for religion to serve its original purpose of providing answers to the problems regarding our existence. Government should not use religion to gain political power. At the same time religion should not use political power to introduce religion. Different religions may have different beliefs and views regarding the beginning and the end of life, as well as different interpretations regarding the nature of ultimate salvation. But we should not bring forward such attitude to create conflict, confrontation, clashes to create misunderstanding.
There are many common virtues for religionists to introduce in theory and practice in the name of religion, so that people may lead a righteous, peaceful and cultured way of life. There is no need for us to belittle one another. If we do so, we would only pave the way for the anti-religious groups who are waiting to ridicule and condemn all religions. We should not behave in such a way as to show our hostile attitude to our co-religionists. If we so, people will say that religions encourage mankind to be divided.
Buddhist are not forbidden to give due respect to other religious teachers, nor are they restricted from visiting places of worship and attending religious services, other than Buddhism. They can show their full respect for other belief systems while maintaining their basic Buddhist principles. Buddhism encourages co-operation and understanding amongst the various religious denominations. From the Buddhist point of view, religious labels are not the most important aspects for people to be considered religious, but any person leading a respectable and harmless way of life can be regarded as religious. The methods used to introduce the teachings of the Buddha are rational and reasonable. The Buddha made his appeal through reason and experience. The teachings were presented with clear and impressive simplicity and yet kept free from religious and national narrowness and fanaticism. They have produced clear and sober-minded people. This method of presentation cleared doubts and removed superstitious beliefs. Thus did the teachings of the Buddha enlightened the hearts and minds The of the earnest seekers of Truth. The Buddhist attitude of tolerance and understanding convinced many great thinkers, philosophers, rationalists, freethinkers and even agnostics to appreciate Buddhism as a peaceful way of life devoid of fear and superstition. If we, the religionists of today cannot get together to work in harmony without discrimination or hostility towards one another, the peace that we talk of would only remain as a dream.
__________________________________
References
1. Vin 1.20
2. Dharmananda K
3. Sadharma Shikka nithi by Sudshan Barua.