
Sự khác biệt giữa Phật giáo Hoa Kỳ và Phật giáo phương Đông là gì?
Nội dung bài này lấy cảm hứng từ một nhà báo người Mỹ, cô Megan Sarian, hiện đang là Chủ biên của OMF (Hoa Kỳ). Cô là một tín đồ Kitô và qua mục vụ của mình, cô đã nêu ra cách nhìn về Phật Giáo để chia sẻ với những người bạn cùng tín ngưỡng. Tất nhiên, cái nhìn như vậy trong phạm vi nhận định của cô Megan vẫn rất phiến diện, nhất là bài viết không phải là một nghiên cứu chuyên sâu, trên bình diện rộng của nhiều quốc gia mà ở đó sinh hoạt Phật giáo có lịch sử phát triển và ảnh hưởng sâu rộng. Song, như đã nói, bài viết thật thú vị với chúng ta, bởi từ góc độ của một nhà truyền giáo Kitô, một nhà truyền thông, cô đưa ra những nhận định mà trong mỗi thông điệp, dù đôi chỗ có vẻ bất cập, nhưng chung chung anh chị trưởng có thể hình dung ra một mô hình giáo dục, hay phương pháp hướng dẫn rồi, cần suy nghiệm trong vai trò gìn giữ và phát triển tín ngưỡng truyền thống của mình trên đất nước Hoa Kỳ. Liệu chúng ta có trang bị một phần nào sự am tường các tín ngưỡng bản xứ như vậy, và những kỹ năng cần thiết khi đứng trên bục giảng? Câu hỏi này đồng thời trả lời tại sao tổ chức mình sau bao nhiêu năm, vẫn chưa chiêu mộ được thế hệ đoàn sinh người bản xứ, hoặc các sắc dân khác như mong muốn, mà chưa phải bàn đến nguyên nhân rời Gia đình và hiện tượng cải đạo. Mặc dù đây là những đề tài có vẻ “nhạy cảm,” nhưng không phải là điều chúng ta nên tránh né.
Bài viết này, phỏng dịch và lược giản rất nhiều, thậm chí biên tập theo hướng nhìn của một Phật tử, vì vậy, anh chị quan tâm nên tìm hiểu nội dung của bài gốc, và những hoạt động xung quanh nó. Vì vậy, chỉ nên xem đây là một tham khảo, do sự giới hạn của nó.
*
Một lần, khi tôi đối diện với bức tượng Phật bằng vàng cao chót vót ở Wat Phnom, là một trong những ngôi chùa cổ nhất và lớn nhất ở thủ đô của Campuchia. Bấy giờ nhiều người và gia đình đi qua để tỏ lòng thành kính. Không ai ở lại lâu, có thể là 5 phút, hoặc nhiều nhất là 10 phút. Ở dưới chân tượng đặt các tượng Phật với bàn tay nâng hoa sen nhỏ hơn, và có nhiều lễ vật của những người đã đến đây cầu nguyện và cúng dường.
Phía bên phải, một cậu bé mặc áo đỏ đang quỳ và chắp tay, hướng về phía đức Phật. Mẹ anh ấy cũng đang ngồi gần đó. Trong một động thái âu yếm, nhẹ nhàng, cô ấy kéo đứa con gái nhỏ của mình và hướng dẫn cho cô bé thắp hương.
Bấy giờ không thể không nhận thấy rằng Phật giáo ở Campuchia trông khác như thế nào so với ở Hoa Kỳ. Khi bạn bè của tôi nghe tin tôi đang đến thăm một quốc gia Phật giáo, họ cho rằng tôi sẽ dễ dàng thấy mình chìm vào suy tư yên bình khi ở đó. Tôi có thể hiểu tại sao. Các cuộc trò chuyện về Phật giáo ở Mỹ, phần lớn xoay quanh chánh niệm, thiền và yoga.
Nhưng tôi không bao giờ thấy người ta ngồi thiền ở Campuchia. Tôi cũng không thấy có nhiều các phòng tập yoga trên phố. Và tôi không nghe thấy mọi người tán thành lợi ích của việc suy nghĩ có chủ định, hay còn gọi là chánh niệm.
Thay vào đó, tôi thấy các nghi lễ nhanh chóng được thực hiện trước các bức tượng. Những người cung cấp bánh ngọt, chuối và cà phê ngồi trước các đền thờ được trang trí công phu, xuất hiện ở các góc phố và hầu hết mọi nơi.
Sự đối lập giữa những gì tôi quan sát được ở Mỹ và kinh nghiệm của tôi ở Campuchia đã khiến tôi đặt câu hỏi: người Mỹ có hiểu Phật giáo thực sự là gì không?
Xét cho cùng, Phật giáo bắt nguồn từ Châu Á. Có phải người Mỹ chỉ đơn giản là thích nghi Phật giáo với văn hóa của họ? Hay đồng bào của tôi đã sai ngay cả những điều cơ bản? Hơn nữa, những câu trả lời này có quan trọng đối với các cơ sở Phật giáo tại Hoa Kỳ không?
Khi tôi nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa Phật giáo ở Mỹ và ở phương Đông, tôi phát hiện ra rằng câu trả lời cho những câu hỏi này rất phức tạp. Tôi cũng tin rằng những câu trả lời này có ý nghĩa rất lớn đối với các Tự viện Phật giáo ở Hoa Kỳ.
Pagma, một phụ nữ có làn da sáng, đeo kính, mỉm cười với tôi. Cô ấy ngồi sau máy tính xách tay của mình trong chiếc áo choàng màu đỏ tía và vàng và bảo tôi tự châm trà.
Tôi đang ở một trung tâm thiền định Phật giáo Kadampa ở Denver, Colorado. Tôi đến để tìm câu trả lời từ một câu hỏi: làm thế nào để những người bản xứ – Hoa Kỳ – của chúng tôi thực sự gắn bó với Phật giáo?
Theo trang web của trung tâm, mục đích của Kadampa là “Điều hướng cả các hoạt động và trải nghiệm hàng ngày của chúng ta…. vào con đường dẫn đến giải thoát và giác ngộ.”
Phật giáo có hai trường phái chính: Nguyên thủy và Đại thừa. Cả hai truyền thống đều được xây dựng dựa trên những lời dạy của Đức Phật Siddhartha Gautama. Ngài tin rằng tất cả mọi người đều sinh ra trong đau khổ, và dạy rằng loại bỏ ham muốn của bản thân là cách duy nhất để thoát khỏi nỗi đau và đạt đến giác ngộ. Theo Đức Phật, Bát Chánh Đạo, bao gồm các nguyên tắc như chánh niệm, chánh ngữ và nhận thức đúng đắn…v.v, đưa chúng ta đến gần hơn với giác ngộ. Truyền thống Theravada dạy rằng sự giác ngộ chỉ dành cho một số ít người được chọn. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa cho rằng sự giác ngộ có sẵn cho tất cả mọi người.
Pagma và người hướng dẫn thiền của ngày hôm đó, Doug, đều là những người tôn kính và nghiên cứu những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Pagma nói với tôi rằng không phải tất cả mọi người đến trung tâm đều công nhận mình là Phật tử, nhưng cô ấy xem là việc rất bình thường. Với Pagma, cô chỉ hy vọng trung tâm có thể giúp tất cả mọi người tìm thấy hạnh phúc, bất kể họ thuộc tôn giáo nào.
Tôi có cảm giác rằng trung tâm không có sứ mệnh bí mật chuyển đổi bất kỳ ai, nghĩa là cải đạo. Người hướng dẫn thực sự hy vọng sẽ giúp mọi người tìm thấy sự bình an trong nội tâm. Khi làm như vậy – những vị giáo thọ chia sẻ – chính họ đang từng bước tiến gần hơn tới sự giác ngộ của chính mình.
Đến thăm trung tâm Kadampa đã cho tôi một cái nhìn thoáng qua về một xu hướng hấp dẫn ở Mỹ: thực hành Phật giáo dựa trên thiền định dành cho những người tìm kiếm sự hoàn thiện bản thân.
Các Phật tử Hoa Kỳ chú trọng đến thiền định có thể quen hoặc có thể không quen thuộc với những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, nhưng họ hài lòng với việc áp dụng các phương pháp thực hành Phật giáo để tìm kiếm sự bình an nội tâm.
Mặc dù một số người có thể cho rằng Phật giáo được thấy ở Mỹ như vậy, không phải là Phật giáo “thực”, nhưng nó không đơn giản như vậy, bởi vì, dù ở phương Đông hay phương Tây, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo rất dễ hội nhập. Alex Smith, Người ủng hộ OMF cho Thế giới Phật giáo, giải thích cách Phật giáo thích nghi với nền văn hóa toàn cầu:
“Trải qua nhiều thời đại, Phật giáo đã khuyến khích sự hội nhập nhu nhuyến, điều này khiến cho việc truyền bá tôn giáo này trở nên khá chiết trung, dung hòa và thậm chí có tính linh động, tùy duyên. Chính nhờ điểm này đã tạo ra nhiều biểu hiện văn hóa khác nhau của Phật giáo hài hòa với tín ngưỡng địa phương. Và vì vậy, ngày nay Phật giáo có rất nhiều sắc thái hấp dẫn trên khắp trái đất.”
Nhiều phái Phật giáo với nhiều tên gọi khác nhau. Trên Cao nguyên Tây Tạng, bạn sẽ thấy những người nông dân và người chăn gia súc thực hành Phật giáo Tây Tạng. Ở Thái Lan, hầu hết mọi người có thể được tìm thấy quan sát các thực hành Phật giáo giữa dân gian.
Ở phương Tây, các thuật ngữ như “Phật giáo thế tục”, “Phật giáo da trắng” và “Phật giáo hiện đại” đã được đặt ra trong nỗ lực đưa ra định nghĩa xung quanh các hình thức mới hơn của Phật giáo.
Mặc dù, với sự gia tăng liên tục của toàn cầu hóa, cả phương Đông và phương Tây đều không còn độc quyền đối với bất kỳ một biến thể nào.
Điều đó có nghĩa là những người Mỹ tự gọi mình là Phật tử đơn giản vì họ đã áp dụng phương pháp thiền định nhưng họ không thực hiện một cách “sai lầm” Phật giáo. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là chỉ nhìn vào một trong những sắc thái của Phật giáo sẽ không cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết toàn diện về tôn giáo này. Nhất hạn bạn là một người Mỹ đang thắc mắc một Phật tử phương Đông trông như thế nào?
Đáng ngạc nhiên là bạn không cần phải rời Hoa Kỳ để quan sát sự đa dạng này trong thế giới Phật giáo. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew từ năm 2014, khoảng một trong số bốn Phật tử Mỹ là di dân nhập cư. Cuộc khảo sát tương tự cho thấy 33 phần trăm Phật tử Mỹ là người gốc Á. Thống kê này xác định người nhập cư châu Á là những người đầu tiên mang Phật giáo đến Hoa Kỳ.
Quan sát thực hành của những người nhập cư châu Á thực sự có thể giúp chúng ta hiểu Phật giáo ở Đông Á như thế nào. Và có lẽ thú vị hơn, tại sao nó trông rất khác so với tinh thần Phật giáo cốt lõi là nhằm thúc đẩy tự cải thiện bản thân thì đang nhận được nhiều sự chú ý ở Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục thay đổi cách họ phân loại Phật tử ở Mỹ. Họ cũng đấu tranh để đưa ra một con số xem có bao nhiêu (từ 1 đến 5 triệu). Tuy nhiên, có hai nhóm thường được công nhận là người nhập cư và người cải đạo (những người không theo đạo Phật).
Trong bài báo, “Phật giáo Hoa Kỳ giống như một con voi như thế nào,” Peter Feuerherd giải thích sự tương phản giữa hai nhóm này.
“Các Phật tử nhập cư nhận thức việc tuân thủ tôn giáo của họ bắt nguồn từ truyền thống gia đình, đề cao vào các kết nối tâm linh với tổ tiên. Ngược lại, những người cải đạo theo Phật giáo có xu hướng bị thu hút phần lớn bởi phương pháp thiền định. Phật giáo của họ phù hợp với điều được thực hành trong các thiền viện ở châu Á hơn là với văn hóa nghi lễ chùa chiền hướng về gia đình.”
Đối với hầu hết các Phật tử châu Á, sự phát triển cá nhân không phải là động lực thúc đẩy của các nghi lễ tôn giáo của họ. Thực hành Phật giáo cung cấp một thái độ sống để họ duy trì lòng trung thành với gia đình và xã hội. Trong khi nhiều người Mỹ gốc Châu Âu ưu tiên mối các lợi lạc cá nhân khi đưa ra mọi quyết định, thì người Châu Á lại ưu tiên gia đình và truyền thống văn hóa của họ.
Denis Lane giải thích về ý tưởng này trong cuốn sách “Một thế giới, Hai suy nghĩ” của mình:
“Người Á châu không phải lúc nào cũng hiểu được phương Tây đề cao đến quyết định cá nhân việc truyền giáo trong ý nghĩa nào. Ở Á châu, khi các quyết định to tát như vậy được đưa ra trong cộng đồng gia đình, các cá nhân không có quyền tự chủ để chọn lựa điều gì mình mong muốn…”
Trong rất nhiều trường hợp, tinh thần gia trưởng, hoặc tầm quan trọng của việc ra quyết định tối hậu trong một cộng đồng gia đình là điều có thật đối với người châu Á. Và đó là quan niệm mà nhiều người nhập cư châu Á mang theo khi đến Hoa Kỳ.
Việc xác định Phật giáo là một vấn đề phức tạp. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên giải thích và tiếp cận một cách hời hợt. Các cấp hướng dẫn GĐPT tại Hoa Kỳ cần phải nhìn nhận đây là một mối quan tâm trong nhiệm vụ giáo dục các thế hệ Phật Giáo tương lai. Có một sự bất cập nào không, trong việc học (hiểu) và thực hành của chúng ta?
Thường xuyên đối thoại, thảo luận, đặt nghi vấn và lắng nghe chân thành là cách hữu ích nhất có thể phát triển nhận thức đúng đắn, đồng thời giúp chia sẻ tình thương với những người xung quanh một cách tốt hơn.
Cuối cùng, mặc dù quan sát sự khác biệt giữa Phật giáo ở Mỹ và Đông Á, chúng ta vẫn có thể nhận thấy những điểm tương đồng. Về cơ bản, các nghi lễ mà mọi người tiến hành, dù là cúng dường cho Đức Phật hay hướng tâm, đều phải được thực hiện ngày này qua ngày khác để đạt được sự bình an nội tâm.
___________________________________
Theo: Megan Sarian | OMF: Is American Buddhism the Same as Eastern Buddhism?