
Đối với nhiều người trong chúng ta, những ai đã chính thức quy y hoặc thay đổi tôn giáo của mình sang Phật giáo, kỳ nghỉ lễ cuối năm có thể đặt ra một số thách thức thú vị – một trong số đó là, phải nói gì để đáp lại vô số lời chúc chân thành “Merry Christmas” suốt cả mùa. Đương nhiên, mỗi cá nhân có những trải nghiệm riêng khác. Còn ở đây là chia sẻ riêng của tôi.
Ban đầu, tôi nhớ lại, đối với tôi rất rõ ràng vào mùa Giáng sinh đầu tiên sau khi tôi quy y rằng những người đang chúc tôi một Giáng sinh vui vẻ đơn giản chỉ vì họ không biết bây giờ tôi đã là một Phật tử. Làm sao họ biết được? Vì tôi trông không khác chút nào!
Người không biết thì như vậy, nhưng ngay cả những người tuy biết rõ – như gia đình tôi – vẫn chúc tôi một Giáng sinh vui vẻ. Điều này khiến tôi tự nhủ rằng trước đây tôi cũng đã từng làm những điều tương tự như vậy – chúc mọi người một “Giáng sinh vui vẻ”, trong khi họ có thể là người Do Thái, hay người theo chủ nghĩa vô thần, hoặc là tín đồ của một tôn giáo khác.
Phản ứng đầu tiên của tôi là muốn nâng cao nhận thức cho họ, rằng không phải ai cũng đều tổ chức và mừng lễ Giáng sinh. Vì vậy, tôi có xu hướng nói điều gì đó tuy nhẹ nhàng, “Cảm ơn, nhưng tôi là một Phật tử”. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi cảm giác điều này xuất phát từ lòng cố chấp dẫn đến cực đoan.
Tiếp theo, tôi đã thử thực hành tính trung lập, bằng cách “Chúc bạn một mùa lễ vui vẻ” – Tôi sẽ vui vẻ đề nghị và phản hồi bất cứ khi nào có dịp, để nói điều gì đó chỉ mang tính lễ hội. Điều này giống như một phản ứng bao quát hơn vì Hanukkah cũng thường xuất hiện gần Giáng sinh, chưa kể đến Kwanzaa và cả Bodhi Day!
Bấy giờ, không có gì sai khi nói “Chúc một mùa lễ vui vẻ”, trên thực tế, việc nói như vậy là khá đúng về mặt ngoại giao, nếu không muốn nói là “chính trị”. Tuy nhiên, nếu ai đó đặc biệt nói “Chúc bạn Giáng sinh vui vẻ” trước tiên, điều đó thường xảy ra nhất vì đó là ngày lễ mà họ tổ chức gần vào thời điểm này trong năm.
Nhưng giờ đây, sự thay đổi nhận thức để có câu trả lời của tôi đối với việc chúc cho mọi người “Một mùa lễ vui vẻ,” khi tôi là người đầu tiên chủ động nói. Nhưg ngược lại, dẫu có ai đó chúc tôi một “Giáng sinh vui vẻ” trước, tôi cũng sẽ đáp lại một cách hoan hỷ “Giáng sinh vui vẻ”. Bởi vì tôi thực sự ước rằng họ sẽ tận hưởng Giáng sinh nếu đó là ngày lễ mà họ ăn mừng.
Tôi không còn thấy cần thiết phải giáo dục, cảm hóa, nâng cao nhận thức, v.v. thông qua phản ứng của mình như trước. Bạn sẽ cảm thấy thiện cảm, gần gũi hơn khi nói “Giáng sinh vui vẻ”, “Chúc mừng Hanukkah” hoặc “Chúc mừng Kwanzaa”. Thay vì làm cho bất kỳ ai cảm thấy khó xử bằng cách chỉ ra sự khác biệt của chúng ta, chúng ta có thể bày tỏ niềm vui chung mà chúng ta cảm nhận được bằng cách chia sẻ mong muốn rằng mọi người ăn mừng kỳ nghỉ lễ theo bất kỳ cách nào họ chọn.
Cuối cùng, không gì khác hơn, những mong các bạn sẽ tận hưởng một kỳ nghỉ lễ vui vẻ!
How Should a Buddhist Respond
to “Merry Christmas”?
For those of us who have formally taken refuge and changed our religious affiliation to Buddhism, the end of the year holiday season can pose some interesting challenges—one of which being, what to say in response to the myriad wishes of “Merry Christmas” that are bestowed upon us during the season. Naturally, each individual takes his or her own journey as they wrestle with this one. I thought I’d briefly share mine.
Initially, I recall, it became very clear to me the first Christmas season after I took refuge that people who were wishing me a Merry Christmas had no clue that I was now a Buddhist. How could they know? I didn’t look any different! Stranger still, even those who DID know (like my family) still wished me a Merry Christmas. This made me wonder how often in the past I had done the same thing—wishing people a “Merry Christmas” when they may have been Jewish, or atheist, or an adherent of another religion. Nevertheless, I still felt I needed to come up with a response that I felt comfortable with.
My first reaction was to raise their awareness, and hopefully their sensitivity, that not EVERYONE celebrates Christmas. So I would tend to smile and say something cute like, “Thanks, but I’m a Buddhist” and then watch their reaction. As time went on, however, that began to feel anywhere from manipulative to aggressive.
Next, I tried neutrality. “Happy Holidays” I would cheerily offer and respond whenever the occasion arose to say something festive. This felt like a more inclusive response as Hanukkah often occurs near Christmas as well, not to mention Kwanzaa! Now, there’s nothing wrong with saying “Happy Holidays”, in fact, it’s quite “politically correct” to do so when initiating a greeting. However, when someone specifically says “Merry Christmas” to you first, it’s most often because that’s the holiday they celebrate at this time of the year. So saying “Happy Holidays” in response can still come off as a little, oh, shall we say, preachy?
Today, the evolution of my response has settled rather comfortably into wishing people “Happy Holidays” when I’m the first to speak and if they wish me a “Merry Christmas” first, I respond in kind. “Merry Christmas” because I truly wish that they enjoy Christmas if that’s the holiday they celebrate. I no longer feel the need as acutely as before to educate, sensitize, raise awareness, etc. through my response. It feels kinder to simply say “Merry Christmas”, “Happy Hanukkah”, or “Happy Kwanzaa” Rather than making anyone feel awkward by pointing out how we’re different, we can express the common joy that we feel by sharing the wish that everyone celebrate the holiday season in whatever ever way they choose.
Happy Holidays!
_________________________
Chris Montone is a former Catholic and now Buddhist who enjoys celebrating the Christmas holiday with his family and friends.