
Trong khi điều hướng con đường tu tập của mình, tôi đã có một may mắn to lớn là được sự hướng dẫn tận tình từ Chagdud Khadro, một giáo thọ Phật giáo Kim Cương thừa đáng kính, và là một phụ nữ Tây phương. Hơn một lần, tôi đã hỏi cô ấy, “Thưa thầy, điều gì sẽ là một lời khuyên hữu ích cho các con của mình?” Cô ấy đã trả lời rằng: “Bốn sức mạnh của sự thanh lọc.”[1] Gần đây, Khadro nhắc nhở tôi một lần nữa về tầm quan trọng của việc áp dụng Bốn Sức mạnh này và giá trị trong việc giảng dạy Phật pháp cho trẻ em. Khi tôi hỏi thêm, cô ấy giải thích: “Tôi nghĩ điều quan trọng là hướng dẫn trẻ em Bốn sức mạnh thanh lọc, không chỉ để giúp chúng nhận thức rõ hơn về những hành động có hại của mình, mà với tinh thần nâng đỡ, khuyến khích giúp các em cần biết rằng chúng có thể thanh lọc các hành động tiêu cực của chúng. Nếu không khởi đi với ý hướng tích cực như vậy, có một nguy cơ là qua sự giáo dục của chính người lớn chúng ta, trẻ em lại rơi vào tâm lý tự ti mặc cảm vì nhận thấy mình là “thứ xấu xa”, “không còn thuốc chữa”, “bó tay”… khi các em chỉ đơn thuần là làm sai một điều gì đó.”
Kể từ lời khuyên quý giá của Khadro, tôi đã thận trọng xem xét lại những điều cơ bản này, về Bốn yếu tố trong Thánh điển, như một phần quan trọng của nghi thức sám hối trong Phật giáo — Song song là suy nghĩ về phương pháp và tinh thần hướng dẫn giáo nghĩa đó cho con mình khi các con có những suy nghĩ, hay việc làm sai lầm. Bốn Sức mạnh này cung cấp cho chúng ta nền tảng để thừa nhận, thú nhận, thay đổi và bước tiếp. Không xấu hổ mặc cảm vì nó vốn như một phần của con người chúng ta. Tôi ngày càng cảm động trước cái nhìn sâu sắc của Khadro khi đề nghị tôi giới thiệu phương pháp này cho thế hệ trẻ và cũng thấy tầm quan trọng của cha mẹ khi thực hành phương pháp này. Thật vậy, ngoài việc dạy dỗ bọn trẻ, tôi cũng nhận ra mình cũng hưởng được sự lợi lạc từ những phương pháp này nhiều hơn.
Sức mạnh đầu tiên là sự ủng hộ, nhắc lại những đức tính giác ngộ của Đức Phật, Pháp và Tăng, luôn hiện diện chứng minh cho lời thú tội của chúng ta. Sức mạnh thứ hai là sự ăn năn. Điều này không nên nhầm lẫn với cảm giác tội lỗi, mà là cảm giác hối hận chân thành về việc đã hành động theo cách nào đó có hại. Sức mạnh thứ ba là sức mạnh của quyết tâm hoặc cam kết. Tại đây, chúng ta chân thành cam kết sẽ thay đổi và điều chỉnh hành động của mình để không lặp lại hành vi sai lầm hoặc thiếu khôn ngoan của một phàm nhân. Cuối cùng, sức mạnh thứ tư là sức mạnh của thuốc giải độc — để thực hiện những hành động tích cực, chẳng hạn như mong muốn thực sự mang lại lợi ích cho người khác và những hành động thể hiện điều này.
Nuôi dạy con cái, dường như tất cả chúng ta đều sẽ có lúc mắc sai lầm — một số sai lầm mà chúng ta nhận thức được và một số sai lầm khác lại không được đồng tình. Tôi thừa nhận rằng có những lúc tôi hoàn toàn cảm thấy ngỡ ngàng trước những bất cập của bản thân với tư cách là một bậc cha mẹ, và những lần khác khi tôi bị choáng bởi những hành vi xấu hoặc bướng bỉnh của con mình. Khi chúng ta xung đột về một vấn đề, có thể khó biết điều gì là tốt nhất cho đứa trẻ: trở thành một người kỷ luật mạnh mẽ, hay để xoa dịu và khuyến khích sự thay đổi và trưởng thành. Dường như hiếm khi có một cách đúng tuyệt đối có thể áp dụng cho mọi tình huống hoặc mọi đứa trẻ.
Có quá nhiều trẻ em lớn lên do lỗi của cha mẹ về những hành động khó chịu nhất định mà chúng mắc phải, hoặc mang những thói quen xấu từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Điều làm cho việc trở thành một hành giả Phật giáo có thể là chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều có khả năng thay đổi; bằng việc cố gắng giảm bớt những cảm xúc tiêu cực và thói quen xấu của chúng ta. Ngoài ra, là một Phật tử trên bước đường tu chứng, chúng ta hãy quyết tâm học cách ngừng đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài và bắt đầu hướng nội; kiểm tra các mẫu suy nghĩ và hành vi đã học của chúng ta.
Tôi đã suy ngẫm về phương pháp đặc biệt này có thể biến đổi như thế nào đối với các gia đình Phật tử. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một món quà tuyệt vời khi mang đến cho con cái chúng ta sự tự tin về một khởi đầu mới và hiểu rằng chúng không cần phải mang nặng hay mặc cảm về những sai lầm trong quá khứ khi chúng trưởng thành. Đồng thời, các em cũng học cách ý thức và thừa nhận lỗi lầm một cách trung thực với sự hỗ trợ yêu thương vô điều kiện.
Khi tôi viết điều này, những cô con gái của tôi đã nhảy múa quanh phòng với những chiếc khăn quàng cổ dài. Amaya hỏi tôi đang viết gì vậy và tôi đã giải thích tỉ mỉ rằng có một phương pháp để sửa chữa và loại bỏ tác hại do những sai lầm mà chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Tôi đi từng bước qua Bốn Sức mạnh, dù thỉnh thoảng cũng dừng lại để nhìn xem những bước nhảy tung tăng của các con, và sau khi giải thích về sức mạnh thứ tư, tôi hỏi Amaya nghĩ gì. “Con nghe hay đấy,” con bé trả lời. Sau đó tôi lại hỏi, “Vậy con có nghĩ rằng mình có thể thực hành điều này?”
– “Dạ, con nghĩ là được”
Chúng ta được dạy rằng điều đáng mừng của việc không có đức hạnh có thể được thanh lọc, vậy tại sao không chia sẻ những lời dạy tích cực vô giá này với con cái của chúng ta, thay vì khiến chúng thêm sợ hãi, mất tự tin? Đây là điều mà tôi mong muốn làm nhiều hơn khi có khó khăn hoặc các vấn đề về hành vi tiêu cực trong gia đình, và tôi cũng nhận ra sức mạnh và giá trị của việc áp dụng chúng vào những sai lầm của chính bản thân mình.
Nên nhớ, Đạo Phật vốn sinh động và mục đích Phật pháp không nhằm để áp đảo tinh thần của bất kỳ ai. Ngược lại, để nâng đỡ tinh thần, nhất là cho những ai lầm lạc và tâm hồn yếu đuối.
Trong rất nhiều bài pháp thoại, mặc dù đây chỉ là bài văn tưởng niệm một bậc Thầy – “Một thời truyền luật”, nhưng qua đó nội dung của nó ít nhiều cũng là điều giúp Huynh trưởng chúng ta chiêm nghiệm. Vì trên thực tế, trong lúc hướng dẫn Phật học, cũng như cả khi áp dụng hay giảng về luật, xuyên qua Nội quy-Quy chế, cho đoàn sinh hay huynh trưởng dưới cấp, không ít anh chị trưởng thường mắc phải những điểm sai lầm cơ bản như được chia sẻ trong bài.
Ngay cả khi giảng về việc “học, nghiên cứu Luật, hành trì Luật, và hoằng truyền Luật,” Hòa thượng Tuệ Sỹ nhận xét: “Thật không đơn giản, không dễ dàng. Tất nhiên cái học và cái hành nào cũng có chỗ khó; với Luật, cũng có những khó khăn riêng;
Nghiêm khắc, nhưng luôn luôn sẵn sàng tha thứ, để uốn nắn dần. Điều này đơn giản, nhưng trong thực tế, đâu tình, đâu lý; sự quyết đoán không phải dễ. Luật để nâng đở những tâm hồn yếu đuối, không phải để dẫm đạp những người đã té ngả, khiến cho vĩnh viễn đọa lạc;
Bên ngoài, nhìn vào luật, với nhiều cấm đoán khắt khe, chỉ thấy sự nghiêm khắc của luật, mà không thấy được tâm từ bi bao dung rộng lớn của luật.”
Khởi điểm với tâm từ bi như vậy, chúng ta hướng dẫn đàn em, và bản thân, nguyện sửa mình ngày thêm tinh tấn.
Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
_____________________________________________
[1] Bốn sức mạnh của sự thanh lọc: sự ăn năn, sự nương tựa, sự khắc chế và sự kiềm chế. Theo Kim Cang Thừa, việc thực hành nương vào Vajrasattva, một vị Phật được coi là đặc biệt mạnh mẽ để thanh lọc mọi yếu tố tiêu cực.
* Lược soạn theo Summer Adams | Acknowledging Mistakes and Moving Forward | Buddhistdoor Global
Chagdud Khadro With Chagdud Tulku Rinpoche | FB Chagdud Khadro
Acknowledging Mistakes
and Moving Forward
By Summer Adams | Buddhistdoor Global
While navigating my Dharmic path, I have had the great fortune to receive profound guidance from Chagdud Khadro, a renowned Vajrayana Buddhist teacher who also happens to be a Western woman. On more than one occasion, I have asked her, “What do you think would be a useful teaching for my children?” She has consistently replied, “The Four Powers of purification.” Recently, Khadro reminded me once again of the importance of applying these Four Powers and the value in teaching this Buddhist practice to children. When I enquired further, she explained: “I think it is important to teach children the Four Powers of purification, not only to help them to become more aware of their harmful actions, but also because they need to know that they can purify their negative actions. Otherwise there is a danger that they may self-identify as ‘bad’ when they have merely been wrong.”
Since this precious advice from Khadro, I have been revisiting this fundamental practice—also known as the Four Factors in the Sutra teachings, and which are a vital part of Buddhist confession rituals—and thinking about how to teach it to my children the next time they misbehave. These Four Powers provide us with a foundation to acknowledge, confess, make changes, and move on, without shame and without continually identifying with the mistake as part of our inherent being. I am increasingly moved by Khadro’s insight in suggesting that I introduce this method to the younger generation and also seeing how important it is as a parent to have this practice on hand. Indeed, in addition to teaching the children, I also recognize a personal need to benefit from these methods more myself!
The first power is that of support, recalling the enlightened qualities of the Buddha, the Dharma, and the Sangha, and requesting their presence as witnesses to our confession. The second power is that of regret. This should not be confused with guilt, but rather as a sincere sense of remorse in having acted in a way that was somehow harmful. The third power is the power of resolve or commitment. Here we make a sincere pledge to change and to adjust our actions so as not to repeat one’s mistaken or unwise behavior. Finally, the fourth power is the power of the antidote—to take up positive actions, such as the genuine wish to benefit others and the actions that manifest this.
Raising children, it seems inevitable that we will all make mistakes on occasion—some that we are aware of and others that go by unrecognized. There are times, I admit, when I feel completely overwhelmed by my own inadequacies as a parent, and other occasions when I am overwhelmed by my children’s bad or stubborn behavior. When we clash on a subject, it can be hard to know what is best for the child: to be a strong disciplinarian, or to soothe and encourage change and growth. There seldom seems to be one right way that can be applied to every situation or every child.
Too many children grow up blaming their parents for certain hang-ups they have, or carry bad habits from childhood into their adult lives. What makes being a Buddhist practitioner possible is that we know we all possess the capacity to change; otherwise it would be quite hopeless to even try to diminish our negative emotions and bad habits. Also, as a practitioner, we learn to stop blaming external factors and begin to look inwards; checking our own thought patterns and learned behavior.
Miraculously, my daughters haven’t provided any situations in need of the Four Powers recently. There have even been a few days now without the normal sibling disputes over toys and attention—a rare break! Even so, I have been reflecting on how transformative this particular method can be for Buddhist families. I think it would be an incredible gift to give our children the confidence of a fresh start and the understanding that they do not need to carry the weight or guilt of past mistakes with them as they mature. At the same time, they are also learning to be conscious of, and to acknowledge, mistakes in an honest way with an unconditionally loving support.
As I write this, my daughters have been dancing around the room with scarves streaming. Amaya asked me what it is that I’m writing about this time, and I carefully explained that there is a method for repairing and removing the harm caused by the mistakes that we make in life. I went step by step through the Four Powers, pausing for interruptions and to see her new dance moves, and after explaining the fourth power, I asked Amaya what she thought. “It sounds good,” she responded. Then I asked, “Do you think you could do this practice?” And she replied, “I think so.”
We are taught that the only good thing about non-virtue is that it can be purified, so why not share these invaluable teachings with our children? This something that I aspire to do more when difficulties or behavioral issues arise at home, and I also recognize the power and value of applying them to my own mistakes.