
Lama Atisha, vị Lạt ma đáng kính và là Đại thành tựu giả[1], tình cờ gặp một ông già đang chết đói ở Bodghaya. Ngay lúc đó, Lama Atisha liền xẻ thịt của chính mình để mong cứu sống. Nhưng ông đã từ chối, và nói, “Làm sao tôi có thể ăn thịt của một nhà sư?” Trước sự khước từ như vậy, Lama Atisha cảm thấy bất lực khi đối mặt với nỗi khổ đau vì nghèo đói này. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng của Lạt ma Atisha, Chenrezeig – Đấng Từ bi – đã xuất hiện và dạy rằng: “Tôi sẽ hiện thân thành Jambhala, vị Phật của sự giàu có, để giúp đỡ những chúng sinh đang đau khổ. Tôi sẽ xóa đói giảm nghèo của họ để họ không bị phân tâm vào việc thực hành Pháp để có một trái tim tốt lành.” Đây chỉ là một phiên bản của câu chuyện bất hủ về Jambhala, một “vị thần của cải”, một câu chuyện đơn giản sâu sắc minh họa ý nghĩa tích cực của sự giàu có không nhất thiết lúc nào cũng là gốc rễ của mọi tệ nạn.
Chenrezig, còn được gọi là Avalokitesvara, “Người nhìn với con mắt kiên định”,
là vị được tôn kính nhất trong tất cả các vị Bồ tát,
là hiện thân của lòng từ bi của tất cả các vị Phật… Chenrezig được coi là người hộ pháp của Tây Tạng.
Although we think of Buddhism as non-materialistic, “a lack of money is an obstacle” to practice.
Mặc dù chúng ta thường quan niệm Phật giáo là phi vật chất, nhưng “thiếu tiền là một trở ngại” để thực hành.
Jonathan Ciliberto trong một bài báo đề tựa: “A Shower of Jewels: Deities of Wealth” đăng trên tờ Buddhist Art News, nhận định rằng sự nghèo đói có thể làm cho việc thực hành trở nên khó khăn. Quả thật được sinh ra trong cõi người là một điều quý giá khi mà chúng ta có cơ hội thực hành Giáo Pháp, nhưng giá mà không phải chịu gánh nặng nghèo khổ. Một trong những sự hoàn hảo tuyệt vời của việc thực hành đạo Phật, chính là sự rộng lượng — giúp đỡ tất cả chúng sinh. Thay vì nghĩ tạo ra nhiều của cải cho bản thân là ích kỷ (hoặc mặc cảm về sự tích lũy), thì chúng ta nên xem xét quan niệm của Phật giáo rằng của cải có thể là một phương tiện tốt để giúp đỡ người khác.
Ở phương Tây, đặc biệt là khi thảo luận về Phật giáo và sự hào phóng, có thể bị hiểu lệch lạc do thành kiến vào ý tưởng tích lũy của cải như là một hành động tiêu cực.
Đại đức Zasep Rinpoche, trong một buổi giảng về White Mahakala tại Gaden Choling, đã giải thích rằng ở các nước phương Đông, thực hành giàu có không bị phản đối như ở các nền văn hóa phương Tây. Trong khi tu hành mà còn cố gắng tích lũy làm giàu dường như có vẻ trái ngược với triết lý Phật giáo. Song, nó phụ thuộc vào chủ ý. Nếu mục đích tích lũy của cải là để đạt được những việc làm nhân đức – độ lượng, chữa bệnh, giảm bớt đau khổ cho người khác và cho chính mình – thì việc thực hành giàu có và chánh niệm có thể được coi là một phần của tu tập. Tất nhiên, bạn phải hào phóng với sự giàu có của mình.
White Mahakala là biểu hiện của Đấng Từ Bi, Chenrezig, hay Avalokiteshvara.
White Mahakala giúp cung cấp những gì cần thiết cho việc thực hành Pháp
bằng cách loại bỏ những trở ngại của nghèo đói.
White Mahakala himself is an emanation of Avalokiteshvara, the Compassionate One. “How wonderful it is that Shakyamuni Buddha, gave us all these practices to help us,” said Zasep Rinpoche. He pointed out we have Medicine Buddha practice for health, Manjusri for wisdom, and White Tara for long life — and for wealth we have deity meditations on White Mahakala.
Bản thân White Mahakala là một hóa thân của Avalokiteshvara, Đấng Từ Bi. Zasep Rinpoche nói: “Thật tuyệt vời làm sao khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban cho chúng tôi tất cả những thực hành này để giúp đỡ chúng ta. Ông chỉ ra rằng chúng ta có Phật Dược Sư, thực hành để có sức khỏe, Manjusri để có trí tuệ, và quán chiếu Đức White Tara để sống lâu – cũng như để được giàu có”.
Lời giải thích hay nhất mà ta có thể thấy, từ góc độ phương Tây, là từ cuốn sách “Thế giới biến đổi: Nghệ thuật trí tuệ và lòng trắc ẩn của người Tây Tạng” (Các tác giả, Marilyn Rhie, David P. Jackson và Robert A.F. Thurman): “Những vị Bồ Tát thịnh vượng này… nhân từ, và hữu ích cho những hành giả đang đi trên lộ trình tu tập, bằng cách hỗ trợ cho mục đích giáo hóa cuộc sống theo tinh thần Phật giáo.” (tr. 228, 232).
Nói một cách đơn giản, nếu bản thân chúng ta đang sống trong cảnh nghèo khó, thì rất khó để giúp đỡ người khác. Nếu mỗi ngày là một trận chiến sinh tồn, thì làm sao chúng ta có thể dừng lại để giúp những người khác tồn tại? Nếu chúng ta không thể suy nghĩ xa hơn về các khoản chi phí tiếp theo và học phí đại học của con cái, làm thế nào chúng ta tập trung vào việc cho đi từ bi, cho phép chúng ta không vị kỷ đối với càng nhiều chúng sinh càng tốt?
If every day is a battle for survival, how can we stop to help others survive? If we can’t think beyond the next mortgage payment and the kid’s university tuition, how are we to focus on compassionate giving? How much more help is it to have enough wealth to allow us to be unselfish to as many sentient beings as possible?
Mục đích của việc thực hành White Mahakala, hay Jhambala, hoặc bất kỳ vị Bồ Tát giàu có nào về cơ bản là để cung cấp phương tiện cho chính mình và những người khác. Mục đích của nó cũng là để loại bỏ những trở ngại đối với việc tu tập của chúng ta, chẳng hạn như nghèo đói có thể khiến chúng ta không thể dành thời gian định tâm. Nếu chúng ta không có khả năng dành thời gian nghỉ ngơi để nhập thất hoặc lo lắng về các hóa đơn của mình rồi bỏ qua việc thực hành pháp hàng ngày, chúng ta sẽ thấy việc tu tập trì trệ. Nếu chúng ta nghèo đến mức không có gì để cho người khác, thì làm sao chúng ta có thể thực hành lòng bố thí? Nếu chúng ta thậm chí không thể tự giúp mình, thì làm sao chúng ta có thể vị tha giúp đỡ người khác?
Nhiều Phật tử có thể chỉ ra các tấm gương của những nhà sư từ bỏ thế giới dục lạc để bảo vệ quan điểm rằng kham khổ là một công đức để thực hành. Đối với những vị đã bay vào bầu trời cao rộng của việc xuất gia thì điều này chắc chắn có công đức rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế những tu sĩ cũng nhờ vào lòng từ thiện của các Phật tử tại gia thuần thành. Đặc biệt là ở những quốc gia có Tăng đoàn mạnh mẽ, những cộng đồng tăng lữ này dựa vào lòng hảo tâm của những bá tánh, là những ai có phương tiện để cho đi. Tất nhiên, bố thí là một thực hành, càng giúp được nhiều chúng sinh nhất có thể càng lợi lạc bấy nhiêu? Trong ý nghĩa đó, chính các nhà sư cũng đã và đang cho chúng ta một cơ hội để tích lũy nghiệp tích cực qua việc bố thí. Vì thực hành giàu có sẽ hỗ trợ việc thực hành pháp đối với bản thân, mà còn có thể cúng dường cho các cơ sở hoằng pháp, loại bỏ được những trở ngại nảy sinh khi không có đủ thời gian, tiền bạc hoặc các nguồn lực khác.
Tương tự những điều vừa được trình bày trên, anh chị trưởng GĐPT có thể tìm thấy trong kinh điển Đại Thừa, hay cụ thể là tác phẩm “Du Già Bồ Tát Giới” của Hòa Thượng Tuệ Sỹ, ngay chương I, nhiều nhân cách lý tưởng của Bồ Tát, vốn là những vị trưởng giả sống đời tại gia nhưng vẫn tùy thuận tu hành những điều Như lai giáo huấn mà không tổn hoại các bồ-đề phần, nêu cao chí nguyện bố thí sáu ba la mật.
Một lần, một trong những người tham dự buổi giảng dạy về White Mahakala của Zasep Rinpoche đã hỏi, liệu có bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với việc thực hành giàu có này không. Với nụ cười cố hữu rạng rỡ của mình, Rinpoche trả lời: “Không có gì nguy hiểm nếu động cơ trong sạch.”
___________________________________
[1] Đại thành tựu giả (tiếng Phạn: mahāsiddha, vĩ đại; tiếng Tây Tạng: གྲུབ་ ཐོབ་ ཆེན་ པོ, Wylie: grub thob chen po, THL: druptop chenpo) là một thuật ngữ chỉ người hiện thân và tu luyện”thành tựu viên mãn”. Một cá nhân, thông qua thực hành sādhanā, tách biệt khỏi những thứ trần tục bằng nỗ lực không ngừng để đạt được mức độ hoàn hảo tối đa để đạt được khả năng và sức mạnh tâm linh.
___________________________________
* Minh Tín lược soạn theo Lee Kane: Wealth Deities: Generating Karma for Prosperity by Practicing Generosity | BuddhaWeekly