
Trong tiếng Phạn và Pāli, saṃyojana có nghĩa là “sự trói buộc”. Có 10 Trói Buộc thường được liệt kê là những thứ trói buộc con người vào vòng tái sinh:
[Hạ Phần:]
(1) Hữu Thân Kiến: là tin tưởng sai lầm về sự hiện hữu của một cái Ta liên quan đến năm uẩn.
(2) Nghi: là sự nghi ngờ về hiệu năng của con đường [dẫn tới sự chấm dứt khổ đau]. Sự hoài nghi như thế cũng được xếp vào một trong năm chướng ngại làm cho tâm không đạt được thiền định.
(3) Giới Cấm Thủ hay “sự chấp chặt các điều luật và các nghi thức”, một trong bốn loại chấp thủ: là sự tin tưởng sai lầm các nghi lễ tẩy tịnh như tắm trên sông Hằng hay sát sinh tế lễ, có thể làm cho một người thoát khỏi các nghiệp quả bất thiện.
(4) Dục Tham: là sự ham muốn nhục dục, hay ham muốn thỏa mãn nhục dục.
(5) Sân (“ác ý”), đồng nghĩa với dveṣa (P. dosa); cả hai cũng được xếp vào loại các chướng ngại thiền định; cùng với Tham và Si (xem loại Trói Buộc thứ mười ở dưới), Sân cũng là một trong ba căn bất thiện.
[Thượng Phần:]
(6) Sắc Tham (khao khát được tồn tại trong cảnh giới của sắc vi tế): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên ở Sắc giới, nơi chúng sinh sở đắc sắc thân vi tế và thường xuyên chuyên tâm về thiền định.
(7) Vô Sắc Tham (khao khát loại hiện hữu không có sắc thân): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên trong cảnh giới Vô sắc, nơi chúng sinh được tạo thành hoàn toàn bằng tâm và thường xuyên chuyên tâm vào niềm vui tĩnh lự của các thành tựu vô sắc (Định).
(8) Mạn (“kiêu mạn”) sinh khởi từ việc so sánh bản thân với người khác và hiển bày theo ba cách: cảm nhận mình cao hơn, ngang bằng, hoặc thấp hơn kẻ khác.
(9) Trạo Cử: là trạng thái bồn chồn hay khích động của tâm, chướng ngại sự tập trung.
(10) Vô Minh là sự không hiểu biết về Bốn Sự Thật Cao cả, vì thế cho là ngã cái không phải là ngã, cho là lợi ích cái không phải lợi ích, cho là vui cái làm đau khổ.
Ba Trói Buộc đầu được đoạn tận khi hành giả đạt đến giai vị Dự Lưu; một số các Trói Buộc khác được xả bỏ khi đạt đến các giai vị Nhất Lai và Bất Hoàn; và tất cả được đoạn trừ khi đạt đến giai vị A-la-hán.
~ Princeton Dictionary of Buddhism
Saṃyojana. (T. kun tu sbyor ba; C. jie; J. ketsu; K. kyŏl 結). In Sanskrit and Pāli, “fetter.” There are ten fetters that are commonly listed as binding one to the cycle of rebirth (SAṂSĀRA):
(1) SATKĀYADṚṢṬI (P. sakkāyadiṭṭhi) is the mistaken belief in the existence of a self in relation to the five aggregates (SKANDHA).
(2) VICIKITSĀ (P. vicikicchā) is doubt about the efficacy of the path (MĀRGA). Such skeptical doubt is also classified as one of five hindrances (NĪVARAṆA) that prevent the mind from attaining meditative absorption (DHYĀNA).
(3) ŚĪLAVRATAPARĀMARŚA (P. sīlabbataparāmāsa), “attachment to rules and rituals,” one of four kinds of clinging (UPĀDĀNA), is the mistaken belief that, e.g., purificatory rites, such as bathing in the Ganges River or performing sacrifices, can free a person from the consequences of unwholesome (AKUŚALA) actions (KARMAN).
(4) KĀMARĀGA (“craving for sensuality”), or KĀMACCHANDA (“desire for sense gratification”), and
(5) VYĀPĀDA (“malice”), synonymous with DVEṢA (P. dosa; “hatred”), are both also classified as hindrances to meditative absorption; along with greed (LOBHA) and ignorance (AVIDYĀ, P. avijjā; see the tenth fetter below), dveṣa is also one of the three unwholesome faculties (AKUŚALAMŪLA).
(6) RŪPARĀGA (“craving for existence in the realm of subtle-materiality”) is the desire to be reborn as a divinity in the realm of subtle materiality (RŪPADHĀTU), where beings are possessed of refined material bodies and are perpetually absorbed in the bliss of meditative absorption (dhyāna).
(7) ĀRŪPYARĀGA (“craving for immaterial existence”) is the desire to be reborn as a divinity in the immaterial realm (ĀRŪPYADHĀTU), where beings are comprised entirely of mind and are perpetually absorbed in the meditative bliss of the immaterial attainments (SAMĀPATTI).
(8) MĀNA (“pride”) arises from comparing oneself to others and manifests itself in three ways, in the feeling that one is superior to, equal to, or inferior to others.
(9) AUDDHATYA (P. uddhacca) is the mental restlessness or excitement that impedes concentration.
(10) AVIDYĀ is ignorance regarding the FOUR NOBLE TRUTHS whereby one sees what is not self as self, what is not profitable as profitable, and what is painful as pleasurable.The first three fetters vanish when one reaches the level of stream-enterer; there is a reduction in the other fetters when one reaches the level of once-returner and nonreturner; and all the fetters vanish when one reaches the stage of arhatship.