

Bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, mọi cảm xúc đều phát sinh từ sự vị kỷ, theo nghĩa tất cả đều liên quan đến sự đeo bám vào một cái ‘tôi’. Ngoài ra, ngài còn tìm thấy rằng thật sự thì các cảm xúc này không phải là một phần có sẵn của hiện thể chúng ta như chúng ta tưởng. Cảm xúc không phải bẩm sinh; cũng không phải giống như một lời nguyền hay một bộ phận cấy ghép mà ai đó hay một thần linh nào đó bắt chúng ta phải chịu. Cảm xúc phát sinh khi có sự hội tụ của các nhân duyên đặc thù. Chẳng hạn như vì các bạn vội cho rằng có người đang phê phán mình, đang bỏ lơ mình, hoặc đang tước đoạt những gì mình có, nên những cảm xúc tương ứng sẽ khởi lên. Và vào giây phút chúng ta chấp nhận những cảm xúc này, vào giây phút chúng ta quá tin tưởng vào những cảm xúc này, thì chúng ta đánh mất sự tỉnh giác và chánh trí. Chúng ta đã bị ‘kích động’.
Như vậy, Bồ-tát đã tìm ra giải pháp của ngài, chính là sự tỉnh giác. Nếu các bạn thật lòng mong muốn đoạn trừ khổ đau, các bạn phải có tỉnh giác, phải để tâm đến các cảm xúc, và học cách tránh bị các cảm xúc kích động. Nếu các bạn quán sát các cảm xúc như ngài đã làm, nếu nỗ lực nhận chân điểm xuất phát của chúng, các bạn sẽ thấy rằng chúng bắt rễ từ sự ngộ nhận và vì thế đã sai lầm từ cơ bản.
Mọi cảm xúc, tự nền tảng, đều là một hình thức của định kiến, thành kiến, thiên kiến; trong đó, mỗi một cảm xúc đều hàm chứa yếu tố phán đoán, phán xét, nhận xét, phê bình, bình phẩm.” ~ Dzongsar Khyentse Rinpoche | Source: “What Makes You Not a Buddhist” | Đạo Sinh chuyển ngữ
Siddhartha was also trying to cut suffering at its root. But he was not dreaming up solutions such as starting a political revolution, migrating to another planet, or creating a new world economy. He wasn’t even thinking about creating a religion or developing codes of conduct that would bring peace and harmony. He explored suffering with an open mind, and through his tireless contemplation Siddharta discovered that at the root, it is our emotions that lead to suffering. In fact they are suffering. One way or another, directly or indirectly, all emotions are born from selfishness in the sense that they involve clinging to the self. Moreover, he discovered that, as real as they may seem, emotions are not an inherent part of one’s being. They are not inborn, nor are they some sort of curse or implant that someone or some god has thrust upon us. Emotions arise when particular causes and conditions come together, such as when you rush to think that someone is criticizing you, ignoring you, or depriving you of some gain. Then the corresponding emotions arise. The moment we accept those emotions, the moment we buy into them, we have lost awareness and sanity. We are “worked up.” Thus Siddhartha found his solution — awareness. If you seriously wish to eliminate suffering, you must generate awareness, tend to your emotions, and learn how to avoid getting worked up. If you examine emotions as Siddhartha did, if you try to identify their origin, you will find that they are rooted in misunderstanding and thus fundamentally flawed. All emotions are basically a form of prejudice; within each emotion there is always an element of judgment.