
Thầy Hạnh Viên và cư sĩ Chân Văn Đỗ Quý Toàn tại tòa soạn nhật báo Người Việt, California (Ảnh: Uyên Nguyên)
Có thể cho rằng lịch sử tư tưởng Phật giáo được khởi đầu bằng một tập hợp các lời dạy của chính đức Phật, hay ít nhất là các niềm vui lưu hành trong cộng đồng Tăng già buổi sơ khai. Tình trạng các tài liệu văn tịch của chúng ta tạo ra một cố gắng vô ích và bất khả như vậy.[1] Các tài liệu có được cho thấy chúng không cách xa kỷ nguyên Tây lịch, nghĩa là đã được san định khoảng 500 năm sau thời đức Phật.* Một số nội dung trong đó chắc chắn có rất sớm, trong khi một số khác hẳn phải xuất hiện khá muộn. Muốn chọn ra những cái có trước chúng ta phải so sánh các văn kiện của nhiều bộ phái khác nhau mà chủ yếu là kinh tạng Pali của Nam phương Thượng tọa bộ (…) nhưng kinh luận bằng tiếng Sanskrit của Hữu bộ (…, Tát-bà-đa bộ) và vài bản kinh còn sót lại của Đại chúng bộ (…). chỗ nào chúng ta thấy những đoạn kinh trong đó kinh văn của (…) và (…) đồng ý nhau từng điểm một, chúng ta có thể kết luận chúng đã được biên soạn trước thời kỳ phân rã của hai hệ phái này, vốn diễn ra dưới thời vua Asóka, khoảng 250 năm trước Tây lịch. Chỗ nào họ không đồng ý nhau thì chúng ta có thể, nếu không có những chứng cứ hiển nhiên ngược lại, suy ra rằng chúng được biên soạn sau thời kỳ Asóka. Trong trường hợp đó, chỗ nào chúng ta có thể xác minh tương tự như vậy cũng với các văn tịch phái Đại chúng bộ, là chúng ta đã lui về hơn một thế kỷ, khoảng năm 340 ttl., tức 140 năm sau Phật nhập diệt, khi Đại chúng bộ tách ra khỏi Thượng tọa bộ (Sthavira) là tiền thân của hai phái (…)* và (…). điều này có thể có liên quan với một số văn kiện Vinaya (Luật).[2] Tuy nhiên tư liệu cho lịch sử tư tưởng Phật giáo hẳn không nằm trong Vinaya (Luật) mà ở các (…) (Kinh), và cách giải thích của bộ phái (…) không may đã thất lạc. Tình trạng vì vậy khá bất cập và chúng ta phải luôn ý thức rằng sự hiểu biết của chúng ta rất có giới hạn.
Đến đây chúng ta có thể phân định cách chính xác hơn ‘Phật giáo sơ kỳ’ có nghĩa là gì, vấn đề mà phần đầu sách này muốn dành để thảo luận. Đó không phải là vấn đề giáo thuyết nguyên thủy của đức Phật vốn là suối nguồn cho mọi tư tưởng tiếp theo sau, mà là, cũng như hầu hết các biến cố lớn, nó không thể bị tách ra và mô tả riêng biệt mình nó. Nó đi trước nền Phật giáo ‘kinh viện’ của thời kỳ Abhidharma, và phần lớn được công bố trong các (…). Đó là một học thuyết ‘giáo điều’ ở chỗ nó có điểm tựa là hàng loạt các danh mục chi tiết hóa sau này về lời dạy của đức Phật. Nó đại diện học thuyết chung của toàn thể tu sĩ Phật giáo** như đã tồn tại vào khoảng năm 300-250 ttl. Trình bày của tôi về nó dựa trên những danh mục, mô thức và công bố được tìm thấy trong các văn tịch của mọi trường phái, và do đó hầu như hình thành phần nào Phật giáo chưa phân hóa của thời Asóka, thời kỳ tiền Tiểu thừa và Đại thừa. Những quan điểm trình bày sẽ chứng tỏ tôi có phần trung dung trước mọi tín đồ Phật giáo. Chúng đã được không chỉ Nam phương Thượng tọa bộ và Nhất thiết hữu bộ chấp nhận mà còn được hệ phái Đại thừa, một nhánh xuất phát từ Đại chúng bộ,[3] chia sẻ. Cách trình bày căn bản các quan điểm này xuất xứ từ các (….), nhưng thực tế tôi đã tận dụng nhiều từ các nhà chú giải sau này. Là vì nguyên văn những lời nói trong các (….) thường chỉ trở nên dễ hiểu thông qua văn chương bình giảng. Như vậy có nghĩa sự nghiên cứu của tôi rất dễ bị phê bình. Trong một phản ứng hầu như quá đáng chống lại một số người trước tôi mà, như K. E. Newmann, đã xem những nhà bình chú như những gã khờ ngớ ngẩn lúc nào cũng hiểu sai thông điệp của đức Phật, tôi có khuynh hướng tin là nói chung là họ nắm bắt được ý của Ngài khá chính xác. Kết quả là nó có thể chỉ rõ phần nhiều những gì tôi quy gán cho Phật giáo ‘sơ kỳ’ quả thật thuộc về những triết gia kinh viện ở phần II hay những nhà Đại thừa ở phần III.
Khảo sát về Phật giáo thời sơ kỳ, trước tiên chúng ta (ch. 3) hãy xem xét những đặc điểm nào của thế giới quanh ta đã khiến nó thành một nơi rất khó để dung thân, dù rất hiếm khi ta ý thức trọn vẹn ý nghĩa các đặc điểm đó. Không thỏa mãn với thế giới này, chúng ta tìm cách thoát khỏi nó. Để làm việc đó, trước hết chúng ta phải tạo ra năm thiện căn, được trình bày ở chương 4. Hành trì các thiện căn này qua một thời gian dài chúng ta đạt đến (ch. 5) các giai vị cuối cùng của tiến trình giải thoát, được viên mãn ở Niết bàn. Sau này để giải thích thêm, người ta phải dùng một số thuật ngữ (ch. 6) nói về bốn tâm từ, bi, hỷ, xả mà trong mức độ nào đó nằm ngoài những phương pháp thành tựu giải thoát của Phật giáo. Cuối cùng (ch. 7-8) là ‘học thuyết về Pháp’ mà đáng lẽ phải bàn đến trước tiên, nhưng nó khó hiểu đến mức vì những lý do sư phạm ta phải dời ra sau cùng.
Hầu hết những vấn đề và ý tưởng thu hút sự quan tâm của các nhà tư tưởng Phật giáo đều được thảo luận trên ba bình diện khác nhau trong ba phần của sách này, tức là, theo thứ tự xuất hiện của chúng, Phật giáo sơ kỳ, Phật giáo bộ phái, và Đại thừa Phật giáo. Chỉ vì lý do trung gian, những chủ đề triết học được xem như những dòng tư tưởng độc lập, chỉ liên quan đến sự hành trì thiền quán của các tăng sĩ. Chúng ta cũng không đá động tới mối quan hệ giữa Phật giáo và Ấn độ giáo (Hinduism). Dù những tín đồ Phật giáo luôn sống trong tương giao với môi trường Ấn độ giáo quanh họ, chúng ta hoàn toàn có thể xem Phật giáo như một hệ thống độc lập hoàn toàn có thể hiểu được trên các cơ sở lập luận riêng của nó. Cũng không cần bất cứ cố gắng nào nhằm liên hệ tư tưởng Phật giáo với xã hội trong đó nó đã phát triển. Bối cảnh lịch sử cũng được đặt ra ngoài một phần vì tôi đã trình bày điều đó ở chỗ khác, mặt khác tôi không thể cứ nhắc lại mãi.[4] Có vài niên đại, vài danh xưng hầu như không liên quan gì tới lịch sử Ấn độ, và độc giả bối rối nhiều khi có thể bám chặt lấy vài sự kiện hóc búa. Không có sự kiện nào như vậy cả. Ở đây họ được yêu cầu hãy xem giáo thuyết của đức Phật như một cái gì, cũng như những hệ thống tôn giáo lớn khác, từ trên trời rơi xuống, tại sao chúng ta không biết, độc lập và bất kể bối cảnh lịch sử. Như bản thân chánh Pháp, sự tiếp cận này mâu thuẫn với những tạng kinh đã được công nhận trong sách sử ngày nay. Nhưng dù sao ta cũng thấy rằng việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo tự nó đã là một câu chuyện hấp dẫn, một chuyện kể về những điều luôn gây phấn khích bất cứ ai có khả năng suy tư.
(Còn tiếp)
__________________________________ [1] Thảo luận chi tiết hơn, xem thêm bài của tôi trong The Middle Way, xxxiv I, 1959, tr. 6-12. * Trong khoảng 560-480 ttl. * Điều này hiển nhiên thừa nhận rằng (….) có thể được đồng nhất với (…….) (Phân biệt bộ) – một vấn đề khó xác định của lịch sự Phật giáo. [2] So sánh mười văn kiện đã san định trong luật Ba-la-đề-mộc-xoa (…..), W. Pachow (1955) đã cho thấy mọi trường phái đã nhất trí về chúng, do đó chúng hẳn phải được thành hinhg trong khoảng thế kỷ đầu tiên sau khi Phật nhập diệt. Giáo sư Frauwallner trong The earliest Vinaya and the beginning of Buddhist Literature, 1955, đã chứng minh một cách thuyết phục rằng trước Asóka một tác phẩm lớn, bộ Skandhaka đã được soạn ra để phân chia và sắp xếp khối tư liệu đồ sộ liên quan đến các luật tắc của tự viện theo một trình tự rõ ràng. ** Sách này bản riêng về những tu sĩ xuất chúng và cuộc sống tĩnh của họ. Là một tôn giáo, Phật giáo cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ cho khối quần chúng, những người với niềm tin tận tụy và thần bí chỉ được đề cập sơ qua ở đây. Và mật tông, vốn là sự tạo dựng vè mặt văn cúng (…..) của hàng cư sĩ, do đó nó nằm ngoài mục tiêu của sách này. [3] Tuy vẫn luôn giữ yếu tố nghi ngờ nhất định về vấn đề đó. [4] Trong B và một chuyện ngắn về Phật giáo, 1960.