
Lời thưa Sen Trắng: Một năm nữa khép lại, đồng thời mở ra một không gian mới.
Buồn vui theo tám ngọn gió lớn dặt dìu thổi vào cõi nhân sinh. “Tâm động hay phướn động?” Thấy tâm người động hay chính tâm mình đang động?
Hy vọng rằng bài soạn cuối cùng này đóng lại một năm miệt mài của anh chị em trong Ban biên tập Sen Trắng, bằng nỗ lực nối kết dây lam thân ái nhiều hơn, thương nhau đầy hơn.
Sự nỗ lực đó không ngoài phật sự tu học. Có Kiên-Trì tu học, có Định-Lực tinh tấn. Tinh tấn tự nó là con đường đạt tới cứu cánh của Bồ Tát. Tinh tấn vì vậy là Bồ Đề Tâm.
Nguyện ngày Tinh Tấn, đêm Tinh Tấn. Sáu thời hết cả đều Tinh Tấn.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
*
Nâng cao tầm lãnh đạo: Tác nhân hóa giải
Quảng Quý phỏng dịch, theo Gene Early, PhD
Không Có Tương Lai Nếu Không Có Sự Tha Thứ | No Future Without Forgiveness
Tầm ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo hiện nay là gì – tích cực hay tiêu cực?
Xin gợi ý rằng đó là cách chúng ta đối phó với những vết thương vô tình hoặc hữu ý tạo ra từ những nhân tố có thẩm quyền quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Để trở thành một nhà lãnh đạo trong vai trò của người hóa giải, chúng ta phải bắt đầu từ chính bản thân mình và chữa lành vết thương của chính mình, đặc biệt khi ta là một trong những nhân tố có thẩm quyền và trách nhiệm. Làm được như vậy, hơn bao giờ hết chúng ta sẽ ứng xử cởi mở bằng con người thật của chúng ta.
In order to be a leader as healer, we have to begin with ourselves and heal our own wounds, especially those from authority figures. As we do, we lead ever more freely from our true self.
Chúng ta có thể nhận ra mình đang ở đâu trong hành trình chữa lành chính mình thông qua phản ứng với tình huống đầy rắc rối mà chúng ta đang sống ngày nay. Xung đột, chia rẽ và phe phái mà mình trải qua là kết quả của sự tổn thương cá nhân và tập thể. Song, câu trả lời cốt lõi cho nỗi đau đó không phải là một tiếng nói to hơn, một lập luận mạnh mẽ hơn, cũng không phải là một quan điểm hay lập trường đúng đắn. Đó là sự chữa lành bên trong của mỗi cá nhân mà sau đó mình mang đến cho tất cả “chúng ta”. Đó là sự can đảm để nhìn vào cái tôi trong bóng tối, nơi tập hợp những biểu hiện được ẩn giấu và che đậy, đưa chúng ra ánh sáng và giải phóng chúng.
The strife, division, and partisanship we experience is the fruit of our individual and collective woundedness. The core answer to such pain is not a louder voice, a stronger argument, nor a sound political stance. It is the healing within each of us that we then bring to all of the “us” we influence. It is the courage to look at our shadow self, that set of hidden and dark expressions, bring them into the light, and release them.
“Nếu bạn tưởng tượng ai đó đủ can đảm để rút lại tất cả mọi tân toan của họ, thì bạn sẽ có một cá nhân ý thức được về một cái bóng khá dày… điều này đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với chính họ, vì giờ đây họ không thể nói rằng họ làm điều này hay điều kia, rằng, họ đã sai, và họ phải bị chống báng… Người như vậy biết rằng bất cứ điều gì sai trái trên thế giới đều do chính họ, và chỉ cần họ học cách đối phó với cái bóng của chính mình thì họ đã làm được điều gì đó thực sự cho thế giới này. Họ đã thành công trong việc gánh vác ít nhất một phần rất nhỏ của những vấn đề…” – Carl Jung (1960), Tâm lý học và Tôn giáo
If you imagine someone who is brave enough to withdraw all their projections, then you get an individual who is conscious of a pretty thick shadow…this one has become a serious problem to themself, as they are now unable to say that they do this or that, they are wrong, and they must be fought against…Such a one knows that whatever is wrong in the world is in themself, and if only they learn to deal with their own shadow they have done something real for the world. They have succeeded in shouldering at least an infinitesimal part of the gigantic… – Carl Jung (1960), Psychology and Religion
Một cách tiếp cận để chữa lành
Trong khi có nhiều cách tiếp cận để hóa giải, ở đây xin đề xuất một trình tự gồm ba giai đoạn. Nó đưa ra một khuôn khổ cho sự chữa lành và nó có thể có giá trị đối với bạn trong hành trình trở thành một nhà lãnh đạo với vai trò là người chữa lành…
Khiêm tốn… Một sự cởi mở, sẵn sàng và mẫn cảm để tiếp nhận sự thật về bản thân… Cơ sở cho điều này là bầu không khí yêu thương tạo ra sự an toàn. Trong bối cảnh này, vết thương được chữa lành của chính chúng ta trở thành năng lượng của mình thông qua sự đồng cảm.
Hãy tha thứ… cho những người có thẩm quyền và trách nhiệm, những người đã gây ra vết thương cho chúng ta. Tha thứ tạo ra một sự biến đổi bên trong thể hiện ở hành vi bên ngoài là bao dung, yêu thương người gây tổn thương… ngay cả khi họ không thể hoặc sẽ không thừa nhận trách nhiệm đối với vết thương đó.
Danh dự… trong trường hợp này là tôn trọng người khác, điều mà ta thường xuyên nhất, trở thành thứ dễ gây ra sự tổn thương, tức giận và sợ hãi của con người. Sự tôn trọng đó trở thành một biểu hiện của việc chữa lành những vết thương, cho dù ta đồng ý hay không đồng ý với người khác. Đó là sự công nhận nhân cách chung của tất cả, và khi làm như vậy chính là ta đang khẳng định nhân cách của riêng mình.
Humility… An openness, willingness, and vulnerability to receive truth about myself and be transformed by it. The basis for this is the atmosphere of love which creates safety. In this context, my healed wound becomes the source of my strength through identification.
Forgiveness…to those in authority who have been the source of my wounds. To forgive produces an internal transformation manifesting in the external behavior of loving the wounder…even if the wounder cannot or will not acknowledge their responsibility for the wound.
Honor…in this case, honoring the other, which most often has become the one I project my hurt, anger, and fear on to. Such honor becomes an expression of the healing of those wounds, whether I am in agreement or disagreement with the other. It is a recognition of our common humanity, and in so doing affirms my own humanity.
Sứ mệnh của nhà lãnh đạo là người chữa lành
Thật triệt để, thậm chí mang tính cách mạng, khi khoác lên mình trách nhiệm chữa lành toàn bộ bằng cách bắt đầu từ chính bản thân mình. Nó giả định rằng tôi và bạn là một, rằng tôi và chúng ta cùng là một, rằng không có sự chia cắt. Thay vào đó, tôi và bạn chỉ có thể sát cánh bên nhau trọn vẹn, và niềm khao khát sâu sắc nhất của chúng ta là được toàn vẹn.
It is radical, even revolutionary, to take responsibility for healing the whole by beginning with myself. It presupposes that I and you are one, that I and we collectively are one, that there is no separation. Rather, I and you can only be whole together, and our deepest longing is to be whole.
Tự chữa lành để trở thành một người hóa giải là một sự biến đổi. Theo cách nào đó, bạn có thể nói Là một nhà lãnh đạo, tôi tạo ra bầu không khí trong đó chúng ta sống và hoạt động cùng nhau. Điều này có thể xảy ra trong mối tương tác đơn giản hoặc các ngữ cảnh phức tạp. Điều không thể tránh khỏi là đôi khi, mình sẽ gặp phải những thách thức về cạnh tranh, chống đối, gây hấn và thậm chí là phá hoại. Ở mức độ cá nhân khi được chữa lành, bạn có thể hấp thụ mọi điều bất ưng này và biến nó thành năng lượng tiến. Sau đó, nó có thể được xử lý vì lợi ích của tập thể. Nhưng quan trọng hơn, bạn sẽ tạo ra sự an toàn mà trong đó người khác có thể trải nghiệm tình thương, danh dự và chữa lành chính họ.
To be healed in order to be a healer is transformational. In what way, you might say? As a leader, I create the atmosphere within which we live and function together. This may be in simple interactions or complex, system wide contexts. It is inevitable that I will at times encounter toxic challenges of competition, resistance, aggression, and even sabotage. To the degree I am healed personally, I am able to absorb this toxicity and transform it into inert input. It can then be processed and dealt with for the good of the system. But more importantly, I create safety within which the other can experience love, honor, and their own healing.
Là gương lãnh đạo như vậy, bạn xuất hiện như một biểu tượng tràn đầy năng lượng xoa dịu vết thương. Và, sự hiện diện này là nền tảng cho khả năng lãnh đạo của chúng ta với tư cách là một người hóa giải.
Being this type of leader, I show up with an energetic presence that is healing. And, this presence is foundational to my leadership as a healer.
Với tư cách đó, bạn chắc chắn sẽ gặp phải sự phân biệt đối đãi có hệ thống, có tổ chức khiến dễ gây ra sự tức giận vì điều bất công, mất tiếng nói và/hoặc bị đối xử nhục nhã cũng như văn hóa triệt hạ nhằm tạo ra nỗi sợ bị cô lập, từ chối, chế nhạo và/hoặc mất địa vị.
Bất cứ điều gì bạn phải đối mặt, sau đó vẫn có thể xây dựng sự hiểu biết và cảm thông nhờ sự chữa lành của chính mình trong mọi tình huống.
Nghĩa là để làm được như vậy, bạn phải trả một cái giá nào đó, nhưng lợi ích và ý nghĩa lớn hơn là bạn được truyền cảm hứng và nâng cao bởi những người nhận thức được sự chính trực. Nguồn cảm hứng này thúc đẩy bạn tiếp tục hạ mình, tha thứ và tôn vinh những người chưa được chữa lành.
Being this type of leader, I show up with an energetic presence that is healing. And, this presence is foundational to my leadership as a healer. Being a leader as healer, I will surely be confronted with systemic discrimination producing anger at injustice, lack of a voice, and/or humiliating treatment as well as the cancel culture producing fear of rejection, ridicule, and/or loss of status and position. Whatever I am confronted with, I can then bring the wisdom developed from my own healing to the situation.
Có một sự thật sâu sắc trong câu châm ngôn, bạn gieo gì thì gặt nấy. Nếu chúng ta gieo sự phán xét, chúng ta sẽ gặt sự phán xét. Nếu chúng ta gieo hoan hỷ, chúng ta sẽ gặt hoan hỷ. Sự chữa lành tập thể của chúng ta tiến triển từng khoảnh khắc. Mỗi suy nghĩ của chúng ta về những người mà chúng ta không đồng ý đều có khả năng chữa lành hoặc làm tổn thương thêm. Mỗi cuộc trò chuyện mà chúng ta có đều mang lại khả năng nhận ra bản thân của chúng ta trong người khác, để tha thứ khi cần thiết và luôn thể hiện sự tôn trọng. Chúng ta hãy là những người nhìn xa trông rộng để chữa lành toàn bộ bằng cách chọn cách chữa lành bản thân mỗi ngày, và do đó trở thành những nhà lãnh đạo với tư cách là những người hóa giải mà chúng ta có khả năng trở thành.
There is profound truth in the axiom, what you sow is what you reap. If we sow judgment, we will reap judgment. If we sow honor, we will reap honor. Our collective healing progresses moment by moment. Each thought we have about those we disagree with has the potential to heal or to further wound. Each conversation we have offers the potential to recognize our self in the other, to forgive where needed, and to show honor at all times. Let us be visionaries for the healing of the whole by choosing to heal ourselves day by day, and thereby be the leaders as healers we are capable of being.
_________________________
Source: Elevating Leadership: Leader as Healer | Gene Early, PhD