
Photo: Tác giả, Vishvapani
Những ai ở vị trí có trách nhiệm sẽ được yêu cầu thể hiện phẩm chất lãnh đạo. Đức Phật là nhà lãnh đạo như thế nào, và các nhà lãnh đạo hiện đại có thể rút ra bài học gì từ tấm gương của Ngài?
Chúng ta đã và đang nghe rất nhiều về kỹ năng lãnh đạo: điều gì đã mang lại hiệu quả cho Alex Ferguson; điều gì không hiệu quả với Stuart Lancaster và điều gì có thể hiệu quả với những người mong muốn trở thành Thủ tướng Anh hoặc Tổng thống Mỹ tiếp theo. Nhưng những phẩm chất lãnh đạo khó nắm bắt đó như thế nào và chúng ta có thể học được gì từ những nhà lãnh đạo tài ba trong quá khứ? Riêng Đức Phật, Gautama, người đã bắt đầu một phong trào mà cuối cùng đã phát triển thành một nền văn minh tôn giáo và văn hóa vĩ đại thì sao?
Nhiều văn bản, hay các bài giảng, kể lại những cuộc trò chuyện của Gautama với môn đồ, thương gia và các vị vua. Những điều như vậy được ghi nhớ và truyền miệng sau khi Ngài tịch diệt có lẽ vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, và được viết ra sau đó vài thế kỷ. Song, có thể đã thay đổi nhiều trong quá trình phát triển, Đức Phật lịch sử là một nhân vật sống động và là một nhà lãnh đạo đáng chú ý.
Phẩm chất nổi bật nhất của Ngài là sự tự tin sâu sắc thể hiện qua tầm hiểu biết của mình về cuộc sống, điều này cho phép Ngài giảng dạy theo những cách đa dạng và linh hoạt mà không xa rời tầm nhìn cơ bản của mình. Đôi khi, Gautama nói chuyện riêng một cách say mê – các văn bản hình tượng rằng “Ngài gầm lên tiếng gầm của con sư tử”. Nhưng khi đối thoại với những người khác, kể cả các bậc thầy của tôn giáo khác, Ngài luôn lịch sự và quan tâm để thiết lập và nuôi dưỡng mối quan hệ.
Đức Phật lắng nghe những gì ai đó hằng tin tưởng – song sẵn sàng phản biện những giá trị cơ bản. Ngài nói với một gia chủ rằng an lạc thực sự có nghĩa là chấp nhận sự bất an, và nói với các tu sĩ rằng đức hạnh thực sự đến từ những phẩm chất bên trong chứ không phải nghi lễ bên ngoài. Nói cách khác, Đức Phật thể hiện một cách tiếp cận, giao tiếp tương tác với cách suy nghĩ của người tất cả mọi người mà không chấp nhận ngay những giả định của họ, và sau đó mở ra một viễn cảnh rộng lớn hơn.
Đây là sự lãnh đạo giao hảo chứ không phải áp đặt, độc đoán và Gautama cũng cởi mở tương tự với những người theo học của mình, khuyến khích họ coi ngài như một người thầy có năng lực nhưng không có quyền lực. Ngài kêu gọi các thành viên trong cộng đồng tu viện sống hài hòa trong các cấu trúc tập thể rõ ràng, nhưng từ chối chỉ định người kế vị lãnh đạo cộng đồng sau khi Ngài tịch diệt. Thay vào đó, Ngài bảo họ dựa vào sự thật mà họ tìm thấy trong những lời dạy của mình, chứ không nên dựa vào nghi thức, giáo điều hay thể chế.
Tấm gương của Đức Phật cho thấy rằng mặc dù các nhà lãnh đạo vĩ đại thể hiện nhiều kỹ năng, nhưng đây không chỉ là kỹ thuật. Khi phẩm chất của một nhà lãnh đạo thể hiện được con người của họ – họ thực sự là ai và họ thực sự biết gì – họ có thể cởi mở và linh hoạt mà không mất kiểm soát. Rút cuộc, bài học đưa ra khả năng lãnh đạo tài ba có nghĩa là bạn thực sự học cách trở thành chính mình.
The Buddha’s Leadership Lessons
Everyone in a responsible position is asked to display leadership qualities. What kind of leader was the Buddha, and what lessons can modern leaders draw from his example?
We’re hearing a lot about leadership: what worked for Alex Ferguson; what didn’t work for Stuart Lancaster, and what might work for the individuals aspiring to be the next UK Prime Minister or US President. But what are those elusive leadership qualities and what can we learn from the great leaders of the past? What about the Buddha, Gautama, who started a movement that eventually grew into a great religious and cultural civilisation?
Many texts, or Discourses, recount Gautama’s conversations with religious seekers, merchants and kings. These were memorised and passed on orally after his death, probably around 400 BC, and written down a few centuries later. However much may have changed in transition, the Buddha of the texts is a vivid character and a remarkable leader.
His most striking quality, for me, is the deep confidence he displays in his understanding of life, and this enables him to teach in varied and flexible ways without departing from his essential vision. Sometimes, in private Gautama speaks passionately – the texts say ‘he roars his lion’s roar’. But in dialogue with others, including other religious teachers, he’s always courteous and concerned to establish rapport. No hair-dryer treatment, then.
He listens to what someone believes in – security or virtue say – and teases out the underlying values. He tells a householder that real security means accepting insecurity, and tells priests that true virtue comes from inner qualities, not external rituals. In other words, the Buddha exemplifies an approach to communication that engages with another person’s way of thinking without accepting their assumptions, and then opens up a wider perspective.
This is leadership as communication, not coercion, and Gautama was similarly open with his own followers, encouraging them to see him as a teacher with authority but no power. He urged the members of his monastic community to live harmoniously within clear collective structures, but refused to appoint a successor to lead the community after his death. Instead he told them to rely on the truth they found in his teachings, not on rites, dogmas or institutions.
The Buddha’s example suggests that while great leaders display many skills, these aren’t just techniques. When a leader’s qualities express his or her being — who they really are and what they really know – they can be open and flexible without losing control. Perhaps the lesson is that offering really compelling leadership means truly learning to be ourselves.