
Lãnh đạo mắc kẹt trong quá khứ
tạo ra nền văn hóa kém hiệu quả
Tâm Huệ lược soạn | theo Christian Nordqvist
“Con người bị mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử bị mắc kẹt trong họ”. | People are trapped in history and history is trapped in them.” James Baldwin.
Lãnh Đạo không mắc kẹt với quá khứ lịch sử
Các nhà lãnh đạo mắc kẹt trong quá khứ tạo ra nền văn hóa kém hiệu quả, nghiên cứu cho thấy.
Một nghiên cứu mới cho thấy những nhà lãnh đạo mắc kẹt trong quá khứ thường tạo ra những nền văn hóa kém hiệu quả. Nguồn gốc của văn hóa là gì? Câu hỏi cơ bản này là một câu hỏi khó trả lời cho cả người thực hành và nhà nghiên cứu. Đó là một câu hỏi hóc búa vì chúng ta coi văn hóa là điều hiển nhiên. Nó cũng ăn sâu vào tâm trí chúng ta.
Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đã đề xuất một quan điểm chức năng đối với văn hóa. Nói cách khác, họ tin rằng văn hóa là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Cụ thể là các nhu cầu nội tại và ngoại tại của một tập thể tổ chức. Do đó, tiếp nối văn hóa cho phép nhóm hoạt động một cách tối ưu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto chỉ ra rằng văn hóa có một nguyên nhân khác – kinh nghiệm trong quá khứ của một nhà lãnh đạo.
Nền văn hóa từ kinh nghiệm quá khứ có thể là nền văn hóa không hiệu quả
Bất kể nền văn hóa nào mà một nhà lãnh đạo đã trải qua trong quá khứ đều có khả năng hình thành nên văn hóa của tập thể tổ chức mà họ lãnh đạo sau đó.
Văn hóa mà họ tạo ra có thể không liên quan rất nhiều đến hoạt động của tổ chức. Nó không liên quan đến thành tựu của tổ chức vì kinh nghiệm trong quá khứ đã định hướng nền văn hóa đó.
Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra văn hóa kém hiệu quả cho tập thể tổ chức hiện tại và tương lai
Các nhà lãnh đạo hiện tại (kế nhiệm) đã tạo ra nền văn hóa của tập thể tổ chức theo kinh nghiệm văn hóa trong quá khứ của họ. Cụ thể là những gì họ đã trải qua trước đây.
Nghiên cứu gọi phát hiện này là quan điểm chuyển giao văn hóa. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo có xu hướng chuyển giao những nền văn hóa tương tự mà họ có được trong các tổ chức trước đây sang giai đoạn hiện tại của mình.
Khó tránh được các nhà lãnh đạo tạo ra những nền văn hóa không hiệu quả hoạt động cho tập thể tổ chức của họ trong hiện tại và tương lai. Nói cách khác, nền văn hóa mà họ tạo ra trong hiện tại có thể không hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động của tổ chức.
Tốt nhất, các nhà lãnh đạo nên phân tích hoàn cảnh hiện tại của tập thể tổ chức khi tạo ra nền văn hóa của mình. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo quá bận rộn để làm điều đó. Do đó, họ quay trở lại các cách tiếp cận cũ, quen thuộc.
Leaders who are stuck in the past
create ineffective cultures, study shows
Leaders who are stuck in the past often create ineffective cultures, a new study shows. What is the origin of culture? This basic question is a difficult one for both practitioners and researchers to answer. It is a tough question because we take culture for granted. It is also deeply entrenched in our minds.
Most researchers, to date, have proposed a functional view to culture. In other words, they believe that culture is a response to current needs. Specifically, needs within and outside a group. Therefore, the culture that ensues enables the group to perform optimally.
Researchers from the University of Toronto, however, show that culture has another cause – a leader’s past experience.
Cultures from past experience may be ineffective cultures
Whatever culture a leader experienced in the past is likely to shape the culture of the group they subsequently lead.
The culture they create may turn out to have very little to do with group performance. It is irrelevant to the group’s performance because the past experience has driven that culture.
Leaders may create ineffective cultures in new groups
The new leaders created their groups’ cultures according to their past cultural experience. Specifically, what they experienced in their former groups.
The authors referred to this finding as cultural transfer perspective. In other words, the new leaders tended to transfer the same cultures they acquired in previous groups to their current groups.
There is nothing to stop the new leaders creating ineffective cultures for their new groups. In other words, the cultures they created in their new groups may have been ineffective at improving group performance.
Ideally, leaders should analyze their groups’ current circumstances when creating their cultures. However, most leaders are too busy to do that. They, therefore, fall back on old, familiar approaches.