
Lãnh đạo đưa ra một thông điệp rõ ràng
tạo sự vui vẻ và đạt năng suất hơn
Huệ Trí, soạn theo The Leaders Institute
Muốn tạo ra một môi trường – không gian làm việc vui vẻ và hiệu quả hơn, những nhà lãnh đạo cần phải gửi ra các thông điệp thật rõ ràng cho cộng đồng – tập thể hay tổ chức của mình.
Want to create a happy and more productive workplace? Leaders who send clear messages to their team create a happy and more productive workplace.
Các nhà tâm lý học đo lường khả năng của một người trong việc đối phó với các tình huống như xung đột ở nơi làm việc, gặp khó khăn trong cuộc trò chuyện và khả năng phục hồi khi đối mặt với thử thách là “Trí tuệ cảm xúc” của một cá nhân. Một người quản trị điều hành hoặc giám sát có Trí tuệ cảm xúc cao sẽ không chỉ có khả năng giải quyết xung đột, lắng nghe một cách đồng cảm và quản lý cảm xúc tức giận của chính mình tốt hơn mà còn có thể thu hút các thành viên có cùng những kỹ năng này. Những “kỹ năng mềm” của EI (Emotional Intelligence.) này dẫn đến việc giữ chân được nhiều nhân tài, năng suất cao hơn, đem lại niềm hạnh phúc và ích lợi cho cộng đồng – tập thể – tổ chức hơn.
A person’s ability to deal with situations like conflict in the workplace, having a difficult conversation, and being resilient when faced with challenges as a person’s “Emotional Intelligence.” A manager or supervisor who has high Emotional Intelligence will not only be able to resolve conflicts, listen in an empathetic way and manage their own angry feelings better, but they will also be able to attract team members who also have these skills. These EI “soft skills” lead to greater retention of star performers, higher productivity, happier customers, and an overall stronger bottom line.
Tất cả những kỹ năng mềm này đều bắt đầu bằng việc học cách giao tiếp rõ ràng. Kỹ năng giao tiếp bắt đầu từ kiến thức của bản thân. Làm việc với các bài tập về Trí tuệ cảm xúc có thể giúp xây dựng kiến thức bản thân của chúng ta, từ đó đưa đến những thông điệp rõ ràng hơn.
All of these soft skills start with learning to communicate with clarity. Communication skills start with self-knowledge. Working with Emotional Intelligence exercises can help build our self-knowledge which leads to clearer messages.
Hãy tưởng tượng bạn biết rằng một đồng sự đang tức giận với bạn. Nếu anh ấy / cô ấy nói (với giọng điệu hoặc vẻ mặt giận dữ), “Tôi không tức giận”, bạn cảm thấy thế nào? Chúng ta có cảm thấy ít tin tưởng vào đồng nghiệp của mình không?
Hầu hết chúng ta thích nghe một câu nói bình tĩnh dù đang tức giận thay vì một lời phủ nhận thiếu thành thực, khuôn sáo. Điều này là do các thông điệp thiếu rõ ràng, rắc rối gây ra căng thẳng. Một thông điệp phức tạp (tôi đang cố gắng che giấu sự tức giận của mình nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy) thường dẫn đến xung đột hơn.
Most of us would prefer hearing a calm but angry statement instead of an unreal denial. This is because mixed messages cause stress. A mixed message (I am trying to hide my anger but it’s easy to see) often results in conflict.
Chúng ta có cố gắng che giấu cảm xúc của mình khi nói chuyện với người khác không? Tôi có đang gửi ra những thông điệp thiếu rõ ràng không?
Một lợi ích của trí tuệ cảm xúc là hiểu biết về bản thân. Khi chúng ta biết cảm xúc của mình, đồng thời cũng biết mình có thể đang gửi những thông điệp với thái độ và ngôn ngữ nào. Nếu chúng ta có thể thừa nhận với bản thân (và những người khác) những gì mình đang cảm thấy, là có thể gửi những thông điệp rõ ràng hơn và phát triển lòng tin ở vai trò lãnh đạo của mình.
A benefit of emotional intelligence is self-knowledge. When I know how I feel I also know what nonverbal messages I’m probably sending. If I can admit to myself (and others) what I’m feeling, I can send clearer messages and develop trust in my workplace.
Đầu tiên chúng ta phải giao tiếp với chính mình, trước khi có thể giao tiếp với người khác.
I first must communicate with myself before I can communicate with another.
Một ví dụ: Một đồng sự yêu cầu giúp đỡ nhưng mình đã từ chối. Khi nghĩ về tình huống này, chúng ta phải thừa nhận động cơ ích kỷ của mình. Khi chúng ta hiểu được nỗi lo ngại của mình về thời gian và công sức, chúng ta đã có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn. Chúng ta có thể chọn sự hỗ trợ ngay từ đầu và không giữ lòng hờn dỗi. Hoặc chúng ta có thể yêu cầu các giải pháp tùy chọn khác. Miễn là không tạo cho đồng sự của mình một thông điệp mơ hồ, lộn xộn. Chúng ta có thể giao tiếp với nhau mà ít có nguy cơ xung đột và thất vọng hơn.
Nói chuyện với người khác hoặc viết xuống ghi nhớ là những cách tuyệt vời để khám phá những cảm xúc thực sự thường bị che giấu của chúng ta. Vì cảm xúc là một loại GPS bên trong, nên việc biết được cảm xúc thực sự của chúng ta không chỉ giúp chúng ta giao tiếp minh bạch hơn mà còn biết được thông tin có giá trị về tình hình của chúng ta. Có điều gì đó trong tình huống mà chúng ta chưa xử lý được nhưng chúng ta cần phải khắc phục, quản trị hay điều hành? Cảm giác lo lắng hoặc e ngại có thể có nghĩa là mình đã bỏ qua một số chi tiết quan trọng. Nếu chúng ta đang cảm thấy bực tức, liệu ai đó đã vượt qua ranh giới mà mình đang khư khư bảo vệ hoặc ít nhất là không thừa nhận chưa?
Talking to others or journaling are great ways to uncover our true feelings that are often hidden. Since emotions are a kind of internal GPS, knowing our true emotions will not only help us communicate more clearly but also learn valuable information about our situation. Is there something in the situation that we haven’t yet dealt with but we need to manage? Feelings of anxiety or fear might mean I’ve overlooked some important details. If I’m feeling angry, has someone crossed a boundary that I need to defend or at least acknowledge?
Cuối cùng, cần phải lưu ý phản ánh của tập thể: Nhóm của chúng ta có hỗ trợ truyền đạt cảm xúc một cách trung thực không? Chúng ta có ngăn cản những lời đàm tiếu và khuyến khích những thông điệp trực tiếp, rõ ràng cho nhau không?
Team reflection: Does my team support honest communication of feelings? Do we discourage gossip and encourage direct, clear messages to each other?