
Đạo Phật của tuổi trẻ
Kính thưa quý anh chị Huynh Trưởng,
Tập tài liệu các anh chị đang cầm trên tay là tổng hợp các bài giảng của Sư Ông Nhất Hạnh cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong các khóa tu năm 1997, 1998, và 1999 tại chùa Vạn Hạnh, Cali và tại đạo tràng Thanh Sơn, tiểu bang Vermont. Chúng tôi tạm chia thành các chương riêng biệt để các anh chị tiện theo dõi nên không theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, đây không phải là một tập sách giáo khoa đầy đủ tất cả các giáo lý căn bản mà các anh chị nên tham cứu thêm nhiều tài liệu hơn như đã được đề cập trong phần “Tư liệu mới”. Điều căn bản nhất là các anh chị phải thực tập những điều học được, thật sự nếm được pháp lạc và chứng nghiệm sự chuyển hóa xảy ra trong tự thân cũng như trong gia đình thì việc hướng dẫn các em tu tập mới có được nhiều hiệu quả và lợi lạc.
Kính chúc quý anh chị tu tập thành công.
Đạo Tràng Mai Thôn, Xuân 2004.
Ban thực hiện: Sư cô Chân Đoan Nghiêm, Chân Thoại Nghiêm, Chân Giới Nghiêm, Chân Hỷ Nghiêm và thầy Chân Pháp Niệm.
Nội dung sách biên soạn cho tuổi trẻ và GĐPT
Chương I: Xây dựng lại cấu trúc gia đình
Chương II: Huynh trưởng gia đình phật tử
Chương III: Sứ mạng phụ huynh
Phần giáo lý căn bản
Phần thực tập căn bản
Pháp thoại cho người trẻ
Tụng giới để được nhắc nhở về sự thực tập
Tư liệu mới
Lời cuối
Chùa Vạn Hạnh, San Diego ngày 12 tháng 10 năm 1997
Kính gửi thầy Viên Lý,
Tôi rất mừng là bài giảng hôm mồng 5 tháng 10 năm 1997 tại Rosemead đã giúp được nhiều cá nhân và gia đình chuyển hóa được những khó khăn và đau khổ của họ. Nhiều người ghi nhận công đức của thầy, thầy Ân Huệ và các vị trong ban tổ chức. Khóa tu cho Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tại San Diego cũng đẹp lắm và đem lại cho mọi người nhiều hạnh phúc. Tôi đã ngồi lắng nghe Ban Hướng Dẫn trên một giờ đồng hồ. Họ có đề đạt lên những nguyện vọng mà tôi đúc kết ra như sau, xin chép lại để chuyển đến quý thầy trong Giáo Hội.
Điểm thứ nhất: Chúng con muốn giữ thân thể chúng con cho toàn vẹn. Chúng con nguyện nắm tay nhau, không để cho bất cứ ai hoặc bất cứ một biến cố nào chặt đứt hay chia rẽ chúng con.
Điểm thứ hai: Chúng con muốn sống và hành động theo chánh pháp. Chúng con muốn yểm trợ tất cả những cá nhân và đoàn thể nào đang đi trên con đường chánh và giúp tất cả mọi người có thể có cơ hội trở lại con đường chánh. Chúng con muốn đưa mọi người trở lại với nhau và hàn gắn lại những vết thương gây ra do sự chia rẽ. (Mình không muốn bỏ ai hết. Họ đi con đường chính thì mình yểm trợ. Nếu họ chưa đi trên con đường chánh mình cũng phải ôm lấy họ, cho họ một cơ hội để họ có thể trở về con đường chánh. Đó là con đường của mình. Đó là từ thâm tâm của quý vị).
Điểm thứ ba: Chúng con muốn thực tập hạnh từ bi. Chúng con nguyện sống theo tinh thần hỷ và xả, nhất quyết không đi về hướng hận thù, bạo động và kỳ thị.
Tôi nghĩ những nguyện vọng ấy rất chính đáng và tôi đã nói lên lời khích lệ họ. Tôi nghĩ nếu quý thầy trong Giáo Hội thương yêu họ, yểm trợ cho họ và nói lời từ ái, phủ dụ họ thì không có lý do gì mà Ban Hướng Dẫn Trung Ương và tất cả các đơn vị Gia Đình Phật Tử lại không một lòng trung kiên đối với Giáo Hội. Tôi viết lá thư này vì thực sự thương các bạn trẻ, và tôi nghĩ rằng thầy cũng rất thương các bạn trẻ và sẽ tìm cách để giúp họ. Mong thầy có dịp qua Làng Mai chơi vài ba tháng trong khóa tu mùa Đông để có dịp tâm tình nhiều hơn.
Thương và tin cậy,
Nhất Hạnh
(trích Đạo Phật của tuổi trẻ | Chương II: Huynh trưởng gia đình phật tử)
Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam nhận tin Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, một vị cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã an nhiên thu thần thị tịch tại thất Lắng Nghe, tổ đình Từ Hiếu. Thiền Sư là người đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…
Phụng hành tôn ý của Chư tôn Đức Hội Đồng Tăng Già Bản Thệ và Ban Thường Trực Hội Đồng Giáo Giới GĐPT Việt Nam, Lễ Tưởng Niệm cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức với chi tiết như sau:
CÁO PHÓ:
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VIÊN TỊCH
Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Kính khải bạch chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 01:30 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.
Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là “một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư đã gặt hái được nhiều hoa trái trong sự thực tập và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hoá mà Thiền sư trao truyền suốt những thập kỷ qua.
CHƯƠNG TRÌNH LỄ TÂM TANG
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
Kính khải bạch Chư Tôn Trưởng lão Hòa Thượng, Chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,
Chúng tôi xin được thông báo chương trình các buổi lễ Tâm tang sẽ được truyền trực tuyến từ Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam và từ Làng Mai, Pháp và cũng được tổ chức tại các trung tâm của Làng Mai tại Mỹ và châu Á (xin vào website của các trung tâm để biết thêm chi tiết).
Trong giờ phút trọng đại này, xin mời quý vị cùng chúng tôi chế tác một năng lượng hùng hậu của bình an, từ bi và chánh niệm để gửi đến vị thầy thương quý của chúng ta.
Các buổi lễ sẽ được phát trực tiếp qua Zoom và kênh Youtube Làng Mai.
Để tham dự qua Zoom, mời đại chúng truy cập vào đường dẫn sau:
https://plumvillage.zoom.us/j/91245377546…
Mã: 912 4537 7546
Mật khẩu: Le2022
Vì số lượng người tham dự qua Zoom chỉ giới hạn 1000 người nên đại chúng có thể theo dõi trực tiếp trên Youtube Làng Mai với chuỗi liên kết sau:
https://www.youtube.com/playlist…
Chương trình cụ thể các buổi lễ trong các ngày Tâm tang đã có ở đường dẫn dưới đây. Kính mời đại chúng truy cập vào để cập nhật thêm thông tin cụ thể các đường dẫn tham dự trực tuyến cùng tăng thân:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ.
– Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.
– Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
– Năm 1947, theo học Phật học đường Báo Quốc, Huế.
– Năm 1949, rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh, một trong nhiều bút hiệu của Thiền sư. Đồng sáng lập chùa Ấn Quang, làm giáo thọ Phật học đường Nam Việt.
– Tháng 10 năm 1951, thọ Giới Lớn tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn với Hòa thượng Đường đầu Thích Đôn Hậu.
– Năm 1954: Tổng Hội Phật Giáo giao trách nhiệm cải cách giáo dục, làm Giám học Phật Học Đường Nam Việt.
– Năm 1955, làm chủ bút Nguyệt san Phật giáo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam.
– Năm 1957, thành lập Phương Bối Am, Bảo Lộc.
– Năm 1961 – 1963, tham học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Princeton và Columbia, Hoa Kỳ. Sáng tác đoản văn “Bông Hồng Cài Áo”.
– Năm 1964, được mời trở về Việt Nam tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh) và nhà xuất bản Lá Bối. Làm chủ bút tuần san Hải Triều Âm, cơ quan ngôn luận của Viện Hóa Đạo.
– Năm 1965, thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội.
– Năm 1966, thành lập Dòng tu Tiếp Hiện.
– Ngày 1.5.1966, được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
– Ngày 11.05.1966, rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm lưu vong.
– Năm 1967, được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình.
– Năm 1968 – 1973, vận động hòa bình cho Hội nghị Hòa bình Paris (1968-1973). Trong thời gian này, được mời dạy môn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tại trường đại học Sorbonne, Pháp Quốc và soạn Việt Nam Phật giáo Sử luận 3 tập với bút hiệu Nguyễn Lang.
– Tháng 9 năm 1970, được GHPGVNTN chính thức đề cử làm lãnh đạo Phái đoàn Phật giáo Hòa bình tại Hội nghị Paris.
– Tháng 5 năm 1970, tham gia soạn thảo Tuyên ngôn Menton về vấn đề tàn hại sinh môi, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số. Cùng các cộng sự gặp ông U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và được ông cam kết yểm trợ.
– Năm 1972, chủ trì Hội nghị Môi trường có tên Đại Đồng với nội dung: sinh thái học bề sâu, tính tương tức và tầm quan trọng của việc bảo hộ trái đất.
– Năm 1971, thành lập Phương Vân Am, Paris.
– Năm 1976, cứu giúp thuyền nhân và thực hiện chương trình “Máu chảy ruột mềm”.
– Năm 1982, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp.
– Năm 1998, thành lập Tu viện Thanh Sơn, Hoa Kỳ; năm 2000, thành lập Tu viện Lộc Uyển, Hoa Kỳ.
– Năm 1999, cùng với các chủ nhân giải Nobel Hòa bình soạn thảo Tuyên ngôn 2000 về một nền hòa bình và bất bạo động cho thiên niên kỷ mới.
– Năm 2005, trở về Việt Nam lần thứ nhất. Thành lập tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc.
– Năm 2007, trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền.
– Năm 2008, trở về Việt Nam lần thứ ba, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.
– Từ năm 2008, thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Hoa Kỳ; Thiền đường Hơi Thở Nhẹ, Paris; Làng Mai Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hong Kong; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam, tiếp tục mở rộng công trình hoằng pháp và xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới.
– Tháng 10 năm 2018, trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam.
– 01:30 sáng ngày 22 tháng Giêng năm 2022, an nhiên thị tịch tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu.
Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch, Tự Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế, Từ Hiếu Tổ Đình Niên Trưởng Trú Trì, Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn, Huý Thượng Trừng Hạ Quang, Tự Phùng Xuân, Hiệu Nhất Hạnh Thiền Sư, Nguyễn Công Hoà Thượng Giác Linh.
Chúng con sẽ cập nhật thông tin về chương trình Tang lễ trên Trang nhà Làng Mai.
Tổ Đình Từ Hiếu – Compassionate Filial Piety Monastery
Đạo Tràng Mai Thôn – Plum Village Practice Center
THÔNG BÁO DI HUẤN
Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Kính khải bạch Chư Tôn Trưởng lão Hòa Thượng, Chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,
Sau những năm tháng an dưỡng tại chốn Tổ Từ Hiếu từ ngày 26 tháng 10 năm 2018, Thiền Sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh Niên Trưởng Trú Trì Tổ Đình Từ Hiếu, Khai Sơn Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế đã thâu thần thị tịch vào lúc 00:00 giờ sáng ngày 22 tháng 01 năm 2022, nhằm ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu.
Chúng con mạn phép được thay mặt Môn đồ Pháp quyến kính xin thông báo di huấn của Thiền Sư:
1. Quý Thầy tại Tổ Đình Từ Hiếu và Tăng Thân Làng Mai sẽ sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang và kính xin chư Tôn Đức đồng hộ niệm cho các buổi Lễ Nhập Kim Quan và Lễ Trà Tỳ.
8h00 ngày 23.01.2022 Lễ Nhập Kim Quan
7h00 ngày 29.01.2022 Lễ Trà Tỳ
2. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi – tâm niệm cúng dường – để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.
3. Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.
Theo di huấn của Thiền Sư, chúng con kính xin thông báo để Chư Tôn thiền đức và quý vị thân hữu, thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới được liễu tri và đồng hộ niệm cho Lễ Tâm Tang được trang nghiêm thanh tịnh. Chúng tôi xin quý vị hoan hỷ miễn các phúng điếu vòng hoa, trướng liễn.
Kính xin quý vị xem thêm chương trình chi tiết của tang lễ tâm tang và khóa tu im lặng trên trang nhà của Làng Mai (www.langmai.org), và trong tập cẩm nang cho tang lễ và khóa tu.
Chúng tôi thành kính tri ân.
Phật lịch 2566, Tổ Đình Từ Hiếu, ngày 22 tháng 01 năm 2022
(nhằm ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu)
Pháp Tử Tỳ Kheo Thích Từ Đạo – Giám Tự và Chủ Hộ Chùa Từ Hiếu
Pháp Tử Tỳ Kheo Thích Chân Pháp Ấn
Plum Village, France
10:30pm 21st January, 2022
Dear Beloved Community,
With a deep mindful breath, we announce the passing of our beloved teacher, Thay Nhat Hanh, at 00:00hrs on January 22, 2022 at Từ Hiếu Temple in Huế, Vietnam, at the age of 95.
Thay has been the most extraordinary teacher, whose peace, tender compassion, and bright wisdom has touched the lives of millions. Whether we have encountered him on retreats, at public talks, or through his books and online teachings–or simply through the story of his incredible life–we can see that Thay has been a true bodhisattva, an immense force for peace and healing in the world. Thay has been a revolutionary, a renewer of Buddhism, never diluting and always digging deep into the roots of Buddhism to bring out its authentic radiance.
Thay has opened up a beautiful path of Engaged and Applied Buddhism for all of us: the path of the Five Mindfulness Trainings and the Fourteen Mindfulness Trainings of the Order of Interbeing. As Thay would say, “Because we have seen the path, we have nothing more to fear.” We know our direction in life, we know what to do, and what not to do to relieve suffering in ourselves, in others, and in the world; and we know the art of stopping, looking deeply, and generating true joy and happiness.
Now is a moment to come back to our mindful breathing and walking, to generate the energy of peace, compassion, and gratitude to offer our beloved Teacher. It is a moment to take refuge in our spiritual friends, our local sanghas and community, and each other.
We invite you to join our global community online, as we commemorate Thay’s life and legacy with five days of practice and ceremonies broadcast LIVE from Hue, Vietnam and Plum Village, France, starting on Saturday January 22nd. Please see our website for more details coming shortly: http://www.plumvillage.org/memorial
Let us each resolve to do our best over the coming days to generate the energy of mindfulness, peace, and compassion, to send to our beloved Teacher.
Over the coming hours on the Plum Village website, we will publish some inspirational chants, texts, and mindfulness practice resources, to support you to come together with your local sangha to generate a collective energy of mindfulness and compassion, and create your own ceremony or session in tribute to our Teacher. As Thay has always taught, nothing is more important than brotherhood and sisterhood, and we all know the power of collective energy.
We invite you to share your messages of gratitude or personal transformation and healing on our website: plumvillage.org/gratitude-for-thich-nhat-hanh
With love, trust, and togetherness,
The Monks and Nuns of Plum Village, France
Các Bản Tin
Của Các Hãng Thông Tấn Xã Quốc Tế và Việt Nam
By Philip Wang | CNN:
Thich Nhat Hanh, Buddhist monk and peace activist, dies at 95
By Lilly Greenblatt | Lion’s Roar:
Thich Nhat Hanh, one of the great Buddhist teachers of our time, dies at 95
The New York Times | By Seth Mydans:
Thich Nhat Hanh, Zen Master and Political Reformer, Dies at 95
Yangchen Dolma | Tibet Post International:
His Holiness the Dalai Lama mourns the passing of Zen Master Thich Nhat Hanh
By Thomas C. Fox | National Catholic Reporter publications:
Buddhist monk Thich Nhat Hanh, teacher of mindfulness and nonviolence, dies at age 95
By James Pearson | Reuter:
Thich Nhat Hanh, poetic peace activist and master of mindfulness, dies at 95
The Guardian: Thich Nhat Hanh, revered Zen Buddhist monk and peace activist, dies at 95
By Jim Forest | Tricycle: When America Met Thich Nhat Hanh
By Sakshi Venkatraman | ABC News:
How Thich Nhat Hanh pioneered modern mindfulness in the WestBy Sakshi Venkatraman
By Seth Mydans | The New York Times:
Thich Nhat Hanh on Life, War and Happiness
By HAU DINH, ELAINE KURTENBACH and HRVOJE HRANJSKI | AP:
Thich Nhat Hanh, influential Zen Buddhist monk, dies at 95
TERRY GROSS (DAVE DAVIES, HOST) | NPR:
Remembering Thich Nhat Hanh, peace activist and Vietnamese Buddhist monk
Reuters:
Thousands mourn Vietnamese Zen master and peace activist Thich Nhat Hanh
Mary Beth Hazeldine | medium:
In Memory of Thich Nhat Hanh, One of the most influential spiritual leaders of our time
BBC:
Thich Nhat Hanh: ‘Father of mindfulness’ Buddhist monk dies aged 95
BY AILA SLISCO | Newsweek:
Thich Nhat Hanh, monk who taught mindfulness to West, mourned by millions
By Linnea Crowther | Legacy:
Thich Nhat Hanh (1926 – 2022), Zen Buddhist monk and mindfulness pioneer
By Erica Pearson | Star Tribune:
Twin Cities Buddhists honor Zen master Thich Nhat Hanh
By Barbara Gates and Wes Nisker | Tricycle:
Suffering Is Not Enough: An Early Interview with Thich Nhat Hanh
Hoài Hương | VOA:
Thiền Sư Nhất Hạnh, người mang Đông Phương vào Tây Phương
Chân Văn Đỗ Quý Toàn | VOA:
Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tường An | RFA:
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về với “Đường Xưa Mây Trắng” để lại Làng Mai
Nguyễn Hữu Liêm | BBC:
Thiền sư Nhất Hạnh là người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giớiNguyễn Hữu Liêm
Nguyên Không | Saigon Nhỏ: Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua đời tại Huế, ở tuổi 95
Tuấn Khanh | RFA:
Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải kiểm chứng bằng sự thật lịch sử
“Đừng Xây Tháp Cho Thầy”
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.”
Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. “There is nothing inside”.
Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.”
Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.”
Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình. Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy..”
Phân Ưu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
His Holiness the Dalai Lama | Central Tibetan Administration
In his peaceful opposition to the Vietnam war, his support for Martin Luther King and most of all his dedication to sharing with others not only how mindfulness and compassion contribute to inner peace, but also how individuals cultivating peace of mind contributes to genuine world peace, Venerable Thich Nhat Hanh lived a truly meaningful life. I have no doubt the best way we can pay tribute to him is to continue his work to promote peace in the world. https://bit.ly/35dUncV
Condolences in Response to the Death of Venerable Thich Nhat Hanh
January 22, 2022
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – His Holiness the Dalai Lama was saddened to learn that his friend and spiritual brother Venerable Thich Nhat Hanh had passed away. He offered his condolences to his followers in Vietnam and around the world.
In his condolence message, His Holiness wrote:
“In his peaceful opposition to the Vietnam war, his support for Martin Luther King and most of all his dedication to sharing with others not only how mindfulness and compassion contribute to inner peace, but also how individuals cultivating peace of mind contributes to genuine world peace, the Venerable lived a truly meaningful life.
“I have no doubt the best way we can pay tribute to him is to continue his work to promote peace in the world.”
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch Việt:
THÔNG ĐIỆP PHÂN ƯU
Tôi đau buồn khi nghe tin người bạn và người anh em tâm linh của tôi, Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, đã viên tịch. Tôi xin phân ưu cùng các đệ tử của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Qua việc ngài đã phản đối một cách ôn hoà đối với cuộc chiến Việt Nam, qua việc ngài đã ủng hộ cho Martin Luther King và, trên hết, qua việc ngài đã chia sẻ với tha nhân không chỉ riêng cách đem chánh niệm và lòng từ bi để xây dựng sự an lạc trong tâm hồn, mà còn chia sẻ cách làm sao việc xây dựng sự an lạc trong tâm hồn của từng cá nhân có thể góp phần vào việc xây dựng hoà bình cho thế giới, Hoà thượng đã sống một cuộc đời thực sự đầy ý nghĩa.
Tôi tin chắc rằng cách tốt nhất để chúng ta tri ân ngài là hãy tiếp tục công việc của ngài để xiển dương cho hoà bình trên thế giới.
Ký tên: Dalai Lama
Ngày 22 tháng Một, 2022
Một số hình ảnh tư liệu của hai Ngài
Đạo Sinh dịch Việt:
New Delhi, 22 tháng Giêng 2022
Các Pháp hữu thân mến,
Một trong những người thầy Phật giáo tôn kính nhất của thời đại chúng ta, Thích Nhất Hạnh, vừa từ bỏ thân xác của ngài.
Tôi muốn bày tỏ lời chia buồn của mình đến những người học với ngài ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới; nhưng đồng thời, tôi cũng muốn khuyến tấn tất cả chúng ta hãy tìm thấy niềm vui trước hành trạng siêu việt không gian và di sản siêu việt thời gian của ngài.
Sự kiện ngài giã từ cuộc đời này không có nghĩa ngài đã đi mất. Như tự thân ngài đã tuyên bố, “Chỉ vì ngộ nhận mà chúng ta cho rằng người chúng ta yêu thương đã không còn hiện hữu nữa sau khi ‘qua đời.’ Điều này vì chúng ta đeo bám một trong những hình tướng, một trong những phần ngoại biểu của người đó… Con người chúng ta yêu thương vẫn còn đó, vẫn ở quanh chúng ta, ở trong chúng ta và đang mỉm cười với chúng ta.”
Dòng truyền thừa Karma Kagyu của chúng ta đã có mối lương duyên tâm linh rất đặc biệt với Thầy Thích Nhất Hạnh. Vì chính nhờ lòng từ bi của ngài mà ni chúng của chúng ta từ Dhagno Kundrol Ling đã được thọ trì cụ túc giới Tì-kheo-ni ở Làng Mai vào năm 1994.
Sự kiện tâm linh không-biên-giới này không chỉ là các pháp âm; cũng không có nghĩa hoà quyện nhiều tôn giáo và truyền thống tâm linh khác nhau, để rồi tất cả đều đánh mất bản sắc của mình.
Đúng ra, nhờ không tạo nên bất kì nan đề nào cho các tôn giáo và truyền thống khác, mà ngài đã nỗ lực làm hiển lộ và phản chiếu tánh thể của mọi tín điều người khác đang trì giữ; vì thế, tất cả đều nhận thấy những nét đặc thù cũng như dị biệt của chính mình đều được tôn trọng, được cảm thông, và được dung nạp. Và chính sự tôn trọng và dung nạp này, chính tâm thái “tất cả hãy giữ nguyên bản sắc của mình” này, đã khiến cho người khác liễu ngộ rằng rốt cùng tất cả chúng ta đều bình đẳng.
Bằng cách này, mọi vấn nạn sẽ lắng xuống, sẽ được hoá giải, và rồi thì ai ai cũng thấy được “sự thật”, hay bất cứ tên gọi gì chúng ta muốn.
Một hành hoạt như thế đều được tất cả những người theo Phật nhìn nhận là Phật-Pháp.
Không có bất cứ điều gì chư vị Bồ-tát không dấn thân và học hỏi để làm vơi đi khổ đau của người khác, như Ngũ Minh và bất kỳ phương tiện xã hội nào, ngay cả chính trị học.
Đây là tất cả những gì Thầy Thích Nhất Hạnh đã làm. Phần còn lại là của chúng ta.
Thaye Dorje
His Holiness the 17th Gyalwa Karmapa
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
COUNCIL OF MANAGEMENT
CENTRAL OFFICE
4717 W. First Street, Santa Ana, CA 92703 – U.S.A. | Tel.: (714) 548-4148
__________________________
Phật Lịch 2565 | Số 49/HĐĐH/TT/CT
THÔNG TƯ
Kính gửi: Chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,
quý Cư sĩ thành viên, các cơ sở tự viện thuộc GHPGVNTNHK,
Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ
Trích yếu: V/v tổ chức Lễ Tưởng Niệm Đại lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK vừa nhận được tin Đại Lão Hòa Thượng húy thượng TRỪNG hạ QUANG, tự PHÙNG XUÂN, hiệu NHẤT HẠNH, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42, Pháp phái Liễu Quán đời thứ 8, trụ trì Tổ đình Từ Hiếu – Huế, khai sơn Đạo tràng Mai Thôn Pháp quốc, đã an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 01:30 sáng ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm 20 tháng 12 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Từ Hiếu; trụ thế 96 năm, 70 hạ lạp.
Đại lão Hòa thượng là bậc long tượng kỳ túc của Phật giáo Việt Nam, nguyên Giám học Phật Học Đường Nam Việt, đồng sáng lập Viện Cao đẳng Phật học Sài-gòn (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh), Chủ bút nguyệt san Phật Giáo Việt Nam (thuộc Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam), Chủ bút tuần san Hải Triều Âm (cơ quan ngôn luận của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN), thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và nhà xuất bản Lá Bối. Ngoài những đóng góp to lớn về văn hóa giáo dục, Đại lão Hòa thượng cũng đã cống hiến cho văn học Phật giáo, văn học nước nhà và văn học thế giới hàng trăm tác phẩm giá trị, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng về Thiền học đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ. Về sự nghiệp hoằng pháp, Đại lão Hòa thượng đã khai sáng Dòng Tu Tiếp Hiện, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và hàng chục tu viện theo dòng Thiền Làng Mai tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhận và cảm hóa hàng triệu thiền sinh Việt Nam và ngoại quốc khắp năm châu. Không chỉ trong vai trò một Thiền sư, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn lỗi lạc, Đại lão Hòa thượng cũng là nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng rất lớn với cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi chấm dứt bạo động, chiến tranh, cải cách xã hội, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ môi trường xanh cho trái đất.
Tri ân và kính tiếc bậc Thầy kỳ vĩ của nhiều thế hệ Tăng Ni tín đồ Phật giáo Việt Nam và thế giới, toàn thể thành viên GHPGVNTNHK, nhất tâm đảnh lễ Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng tân viên tịch, và xin thành kính phân ưu cùng chư tôn đức Tăng Ni Sơn môn Từ Hiếu, Tăng thân Làng Mai và môn đồ pháp quyến khắp toàn cầu.
Giáo Hội kính mong chư tôn đức Giáo Phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni tùy hoàn cảnh sở tại thiết lễ cầu nguyện và truy niệm công đức lớn lao mà Cố Đại Lão Hòa Thượng đã một đời cống hiến cho Đạo Pháp, Nhân loại và Dân tộc.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nay thông tư,
California, ngày 22 tháng 01 năm 2022,
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK
Chủ tịch,
Sa Môn Thích Tín Nghĩa
US STATE DEPARTMENT January 23, 2022 – On behalf of the American people, we express our sincere condolences on the passing of Zen Master Thích Nhất Hạnh, a Buddhist monk, peace activist, and founder of the Engaged Buddhism movement and the Plum Village Tradition, a monastic practice centered on mindfulness. A world-renowned and beloved teacher and spiritual leader who reached people of all faiths, Thích Nhất Hạnh spent more than 60 years championing religious freedom, human rights, non-violence, and love to all. His life’s work earned him a Nobel Peace Prize nomination and many other commendations. He was a prominent presence far beyond the spiritual community, and the world will sorely miss Thích Nhất Hạnh’s thoughtful voice. As we reflect on his life, we remember his lasting legacy and the profound mark he left on humanity. Our thoughts are with the people of Vietnam, where he was born and passed away, and also those around the world inspired by his gentle spirit.
ianbui dịch Việt:
Thông-Điệp của Bộ Ngoại-Giao Hoa Kỳ – 2022.01.23 – Thay mặt cho nhân dân Hoa-Kỳ, chúng tôi thành thật xin chia buồn trước sự qua đời của Thiền-sư Thích Nhất-Hạnh — một nhà sư, nhà tranh đấu cho hoà bình, nhà sáng lập phong trào Phật-giáo Dấn-thân và Đạo-tràng Mai-Thôn, một hệ pháp tu hành đặt trên căn bản chánh-niệm. Là một người Thầy được môn đồ và thế giới ngưỡng mộ, một vị lãnh đạo tinh thần đến được với công chúng thuộc mọi đức tin, Thích Nhất-Hạnh đã dành hơn 60 năm trời cổ võ cho tự do tôn giáo, nhân quyền, phi-bạo-lực, và lòng bác ái cho tất cả mọi người. Qua những việc làm của mình, ông đã được đề cử giải Nobel cùng nhiều vinh dự khác. Nhưng tầm ảnh hưởng của Thích Nhất-Hạnh vượt xa cộng đồng tôn giáo; thế giới vừa đánh mất một tiếng nói thông tuệ. Giờ đây, hồi tưởng về cuộc đời ông, ta nghĩ đến di sản lâu dài và dấu ấn sâu đậm ông để lại cho nhân loại. Chúng tôi xin thành kính phân ưu cùng người dân Việt-Nam, nơi sinh và tử của Thiền-sư, và tất cả những ai từng được tạo hứng khởi từ phong thái uyên nhã của ông.
TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI DIỆN NƯỚC MỸ
TƯỞNG NIỆM THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
“Sự viên tịch của Thầy sẽ được khóc thương trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ”
Ông Tom Lyons đại diện ĐSQ Mỹ phát biểu tại Tang lễ
Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh Thành phố Huế, ngày 29 tháng 1 năm 2022
“Xin chào, cảm ơn các vị đã mời tôi đến đây và cho tôi niềm vinh dự và đặc ân được chia sẻ đôi điều trong lễ tâm tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thay mặt cho Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam và người dân Hoa Kỳ, tôi xin được gửi lời chia buồn chân thành tới các Cộng đồng Làng Mai và chùa Từ Hiếu, tất cả các đệ tử và tín đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước sự ra đi của Thầy. Đây quả thực là một dịp đau buồn, nhưng cho phép tôi được kính cẩn nhân dịp này thay mặt chính phủ và người dân Hoa Kỳ, đến đây bày tỏ lòng thành kính.
Sự viên tịch của Thầy sẽ được khóc thương trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi suốt cả cuộc đời mình, Thầy đã có ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến cuộc sống của nhiều người với những lời dạy của mình và thúc đẩy sự gắn kết với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo hơn sáu mươi năm qua. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gặp gỡ rất nhiều viên chức Hoa Kỳ trong cuộc đời mình, bao gồm cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nay là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, và nhiều người khác. Trong tất cả những cuộc gặp gỡ này, Thầy luôn là một người ủng hộ can trường cho hòa bình và hoạt động bác ái. Thầy đã để lại một di sản mạnh mẽ và đáng kính về đấu tranh bất bao động và tôn giáo dấn thân ở Hoa Kỳ, bao gồm ba tu viện theo pháp môn Làng Mai ở New York, California, và Missisippi Hoa Kỳ. Thông điệp hòa bình của Thầy cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành cho hàng nghìn cựu chiến binh của cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, những người phải chịu đựng chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn và căng thẳng tinh thần, và trong việc mang lại sự hòa giải giải giữa hai dân tộc mà năm vừa rồi đã đánh dấu 25 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Cuối cùng, Thầy cũng là một trong những người đầu tiên tặng cho Hoa Kỳ món quà của thực hành thiền chánh niệm, khái niệm này đã trở nên phổ cập trong các lĩnh vực y tế, tâm lý học, giáo dục, và trong cuộc sống hàng ngày của hàng nghìn người dân Mỹ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến nhiều nhất với sự đấu tranh không biết mệt mỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền, bất bạo động và thông điệp về chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù tầm ảnh hưởng của thầy vượt qua lĩnh vực tôn giáo, Thầy đã để lại một di sản với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại. Thầy có lẽ sẽ được nhớ đến nhiều nhất như là ánh sáng dẫn đường trong cuộc đối thoại liên tín ngưỡng, liên tôn giáo. Trong cuốn sách “Bụt trong ta, Chúa trong ta”, Thầy đã viết rằng “Những người theo đạo Ki-tô giáo và những người theo Phật giáo sống cuộc sống chiêm nghiệm sâu xa không nghĩ rằng những người theo các tôn giáo khác đang đi sai đường. Trải nghiệm tôn giáo là một trải nghiệm nhân bản. Trải nghiệm này liên quan đến ý thức của con người, cả trên phương diện cá nhân hay tập thể.” Thông qua những cuộc đối thoại và các mối quan hệ rộng mở của Thầy, mọi người từ tất cả các tôn giáo đã học hỏi rất nhiều từ nhau.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh suy ngẫm sâu xa, nghiền ngẫm những câu hỏi đời đời về cuộc sống, sự hiện hữu và ý nghĩa. Thầy khiến chúng ta cũng phải suy ngẫm về những cầu hỏi này. Thầy mời gọi chúng ta cùng suy xét con đường của những người khác. Theo bước chân của chúa Giê-su và Martin Luther King, Thầy nói “để yêu thương kẻ thù của mình, chúng ta phải thực hành việc nhìn thật sâu để hiểu người đó. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ chấp nhận họ, và yêu thương họ. Tại thời điểm chúng ta chấp nhận yêu thương họ, họ sẽ không còn là kẻ thù của chúng ta.”
Thế giới ngày nay của chúng ta ngập tràn thù hận. Sự nghi kỵ. Sự giận dữ. Sự cay độc. Sự chua cay tồn tại giữa tín đồ của các tôn giáo khác nhau, giữa những người không theo đạo và những người theo đạo, giữa những người có quan điểm chính trị khác nhau. Giữa những người có quốc tịch khác nhau, hay thậm chí giữa những người có quan điểm khác nhau về các sự kiện gần đây.
Nhưng những đấng tiên tri như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy chúng ta, tất cả chúng ta – những cá nhân, các tổ chức và các chính phủ – phải yêu thương lẫn nhau. Có lòng trắc ẩn với kẻ thù của mình. Cố gắng hiểu họ. Và cuối cùng, là yêu thương họ. Điều này rất khó nghe đối với một số người. Và để thực hiện thì còn khó khăn hơn. Thay vì hiểu kẻ thù của mình, chúng ta thường sợ họ.
Tiếng nói tiên tri của Thiền sư Thích Nhất Hạnh kêu gọi chúng ta hướng đến sự từ bi. Đến lòng khoan dung. Và đến sự thấu hiểu và chấp nhận những người mà chúng ta có sự bất đồng. Trong một buổi nói chuyện về sự sống sau cái chết, Thầy đã từng nói cuộc sống của chúng ta giống như những ngọn nến. Kể cả khi ngọn nến dần ngắn đi, chúng ta tỏa ra ánh sáng, hơi ấm và năng lượng. Ánh sáng, hơi ấm và năng lượng đó lan tỏa thế giới, tác động đến cuộc sống của những người khác – bằng việc mang lại cho họ sự ấm áp và ánh sáng. Thầy đã nói rằng kể cả khi thân thể vật chất của chúng ta không còn, chân tâm của chúng ta đã được trao cho thế giới, và đó chính là sự tiếp tục của chúng ta. Năng lượng này cũng sẽ quay trở lại với chúng ta, đôi khi ngay lập tức, đôi khi rất lâu sau khi chúng ta đã rời xa. Đây không chỉ là ước muốn của tôi, lời cầu nguyện của tôi, mà còn là lòng tin vững chắc của tôi, rằng thông điệp về lòng trắc ẩn, bất bạo động, tự do tôn giáo, nhân quyền và khả năng cùng chung sống trong hòa bình và tình yêu thương với những người xung quanh sẽ tiếp tục lan tỏa khắp thế giới và sẽ quay lại với chúng ta, và được truyền lại cho các thế hệ tương lai.
Xin cảm ơn.”
DZONGSAR KHYENTSE RINPOCHE:
“The most venerable Thich Nhat Hanh has passed away. What a great loss to this world — a world entangled in both past and future; a world that has almost no interest in dwelling in the present; a world that has forgotten the value of a smile; a world that has forgotten how to really be there when it brushes its teeth.
For those who care about the Buddha’s teachings, Thich Nhat Hanh’s passing is an especially heavy loss. In this modern world, an ancient wisdom like Buddhism finds it so difficult to reach out to people that were born into cultures that have no notion of aniccā, duḥkha, anattā and nirvana. How can people today be encouraged, at the very least, to move closer to an appreciation of these ideas, let alone generate the wish to live by them?
Buddhism is perhaps the oldest and most systematic, scientific study of mind and matter ever. Yet it is constantly, almost ruthlessly dismissed as a ‘religion’, a ‘doctrine’ or at best ‘ancient Asian thought’. Even so, Thich Nhat Hanh’s determination to open the door to the Buddha’s teachings never faltered. He consistently made an enormous effort to make the world curious about Buddhadharma.
And he succeeded. Hundreds of thousands of people have now not only heard of mindfulness, but they try to practise it. This is an amazing achievement, one that generally takes centuries to accomplish. Thich Nhat Hanh managed it in one short, tumultuous lifetime. As buddhists, we owe him a tremendous debt of gratitude.
Looking ahead, those of us who admire Thich Nhat Hanh and those who actively follow him, must remember that while he is best known for his ability to reach a wide audience, especially in his many books — for example, Being Peace, Peace is Every Step, How to Love, The Miracle of Mindfulness — he should never be discounted as just another New Age guru. The simple fact that he was a monk for his entire life demonstrates that there was far more to his approach than merely “Smile”.
Đạo Sinh dịch Việt:
From the time he first saw an image of the Buddha at the age of 7 or 8, Thich Nhat Hahn harboured a strong desire to be like him. At 16 he was ordained in the Tu Hieu Temple in Hue city in Vietnam, and chose to return to die there some seven decades later. If this approach does not demonstrate that his Buddhadharma has both great depth and substance, then nothing will. He shall be remembered by us all as a great victory banner of Dharma.”
“Đại Trưởng Lão Thích Nhất Hạnh đã qua đời. Một mất mát khủng khiếp cho thế giới này — một thế giới hỗn mang với quá khứ & vị lai; một thế giới hầu như chẳng biết gì đến đình trú ở hiện tại; một thế giới không còn nhớ đến nụ cười; không còn nhớ mình thực sự hiện hữu như thế nào khi đang đánh răng.
Với những ai quan tâm đến giáo pháp của đức Phật, sự ra đi của Thầy Thích Nhất Hạnh là một mất mát quá đỗi nặng nề. Trong cái thế giới tối tân hiện đại này, một nền minh triết cổ đại như Phật giáo thấy quá khó để vươn đến những con người sinh ra trong những nền văn hoá chẳng có một ý niệm nào về “vô thường”, “khổ”, “vô ngã”, và “niết-bàn”.
Làm thế nào để động viên, để khuyến khích, để sách tấn con người thời nay, ít nhất cũng có thể nhấc mình đến gần hơn một sự trân trọng các ý niệm này — chưa nói đến việc phát khởi một đại nguyện “sống với”, “sống bằng” những tư duy về vô thường, về khổ, về vô ngã, niết-bàn? Có lẽ Phật giáo là môn học xưa nhất, khoa học nhất, hệ thống nhất về tâm & vật từ trước tới nay. Thế nhưng, Phật giáo đang bị vứt bỏ không thương tiếc, không ngừng nghỉ, thành một “tôn giáo”, một “chủ thuyết”, và nhất là, một “tư tưởng Á châu cổ đại”.
Dẫu rằng như thế, quyết tâm của Thầy nhằm mở ra cánh cửa dẫn vào Phật-Pháp vẫn không gì có thể lay chuyển. Thầy đã liên tục nỗ lực hết sức mình để khiến cho thế giới mở to mắt về Phật-Pháp.
Và THẦY ĐÃ THÀNH CÔNG…
Thư Phân Ưu từ HỘI ĐỒNG CHƯ TĂNG BHUTAN
Năm 2011, Hội đồng thành phố Oakland chính phủ Mỹ tạc tượng thiền sư Nhất Hạnh tại California, vinh danh Người đấu tranh cho hoà bình, bằng con đường bất bạo động.
Hòa Thượng Nhất Hạnh lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Tài liệu từ Congress of America (Quốc Hội Hoa Kỳ), trong phần Extension of Remark (mở rộng đánh giá) của phiên điều trần vào ngày 13 tháng 5 năm 1989, có đoạn dân biểu Tom Lantos, tiểu bang California, thay mặt phái đoàn Thích Nhất Hạnh, trình bày vấn đề nhân quyền. Bản dịch Việt: Hoàng Ngọc Diêu:
“Ông LANTOS, thưa ngài Chủ Tịch, tình trạng vi phạm nhân quyền trên diện rộng vẫn tiếp tục diễn ra ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [CHXHCN Việt Nam]. Một phái đoàn đại diện Thích Nhất Hạnh, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gần đây đã gặp gỡ các thành viên Quốc hội để nhắc nhở chúng tôi, và đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền của Quốc Hội, rằng hàng ngàn người Việt Nam ôn hòa vẫn bị giam giữ trong các trại cải tạo khét tiếng hoặc bị đày đến các vùng hẻo lánh. Tôi muốn Quốc Hội chú trọng đến một danh sách ngắn gồm những nhà sư, ni cô và những nhà văn nổi trội. Họ là những người đại diện cho vô số người Việt Nam vẫn bị đàn áp vì muốn biểu thị một cách ôn hoà tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
Với tư cách là đồng chủ tịch của Tổ chức Nhân quyền, tôi rất quan ngại đến số phận của hai vị lãnh đạo cao cấp nhất còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Thống nhất – Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang. Do họ đã phản đối các chính sách tôn giáo của CHXHCNVN, nên chính phủ [cộng sản] buộc họ phải lưu vong ngay trong nước của họ. Hoàn cảnh của họ tương tự như những gì Sakharov đã đối mặt ở Liên Xô, ngoại trừ việc những nhà sư này thậm chí không được phép sử dụng những nhu cầu căn bản trong đời sống. Việc đối xử với các tăng ni khác cũng vô cùng nghiêm trọng. Thích Trí Thủ, mặc dù đã nhận chức vụ chủ tịch Giáo hội Phật giáo do chính phủ [Việt Nam] thành lập, nhưng đã qua đời vào năm 1984 sau khi bị công an thẩm vấn. Một số tăng ni bị bắt cùng với ông đã không được đưa ra xét xử cho đến năm 1988. Trong số những người bị kết án tại phiên tòa đó có Thích Nguyên Giác (tức Hồ Khắc Dũng), Lê Đăng Pha, Thích Chơn Nguyên (tức Trung Tâm Lạc), Thích Duệ Njuan (aka Đồng Văn Khoa), Ngô Văn Bách, Hoàng Văn Cường, Nguyễn Thị Nghĩa, Huỳnh Văn Phương, Thái Ngọc Lợi, và Đỗ Hữu Cần. Hai trong số các nhà sư, Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu, lúc đầu bị tuyên án tử hình. Sau khi quốc tế phản đối rộng rãi, bản án của họ được giảm xuống 20 năm. Tổ chức Ân xá Quốc tế khá xác đáng kêu gọi trả tự do cho tất cả các tăng ni này và cho Thích Quảng Độ và Thích Huyền Quang trở về từ nơi lưu đày.
Thưa ngài, có khoảng 60 nhà văn đang bị giam giữ tại Việt Nam. Những nhà văn này, cùng với những trí thức khác, những người có thể hỗ trợ sự phát triển của đất nước họ, thay vào đó, bị giam cầm trong các trại cải tạo dưới những điều kiện vô nhân đạo. Doãn Quốc Sỹ và Hoàng Hải Thủy, những nhà văn nổi tiếng và được kính trọng, nên được trả tự do ngay lập tức, cũng như tất cả trí thức và công dân bình thường bị giam giữ mà không có lý do chính đáng.
Thưa ngài Chủ Tịch, những vụ giam giữ này chứng minh việc đàn áp tôn giáo và quyền tự do ngôn luận một cách không thể chấp nhận được, vẫn tiếp diễn ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ chúng ta phải tiếp tục nhận thấy sự vi phạm nhân quyền thái quá này và có các biện pháp hỗ trợ nhằm chấm dứt điều này.”
Nguồn: https://www.congress.gov/…/13/GPO-CRECB-1989-pt8-14-3.pdf
“Mr. LANTOS. Mr. Speaker, extensive human rights violations continue to occur in the Socialist Republic of Vietnam [SRV]. A delegation representing Thich Nhat Hanh, overseas representative of the suppressed Unified Buddhist Church of Vietnam, recently met with Members of Congress to remind us, and particularly the congressional Human Rights Caucus, that thousands of peaceful Vietnamese are still detained in the infamous reeducation camps or exiled to remote areas. I bring to the attention of the House today a short list of prominent monks, nuns, and writers. They represent countless more Vietnamese still persecuted for the peaceful expression of their religious or other beliefs.
As cochairman of the Human Rights Caucus I am very concerned about the fate of the two highest surviving leaders of the Unified Buddhist Church-Thich Quang Do and Thich Huyen Quang. Because they have protested religious policies of the SRV, the government holds them in internal exile. Their situation is similar to what Sakharov faced in the Soviet Union, except that these monks are not even allowed the basic necessities of life. The treatment of other monks and nuns is also extremely serious. Thich Tri Thu, although he had accepted the position of president of the government-created Buddhist Church, died in 1984 following police interrogation. Several monks and nuns arrested with him were not brought to trial until 1988. Among those sentenced at that trial were Thich Nguyen Giac (aka Ho Khac Dung), Le Dang Pha, Thich Chon Nguyen (aka Trung Tam Lac), Thich Due Njuan (aka Dong Van Khoa), Hgo Van Bach, Hoang Van Cuong, Nguyen Thi Nghia, Huyng Van Phuong, Thai Ngoc Loi, and Do Huu Can. Two of the monks, Thich Tue Sy and Thich Tri Sieu, were at first condemned to death. After widespread international protest their sentences were commuted to 20 years. Amnesty International quite properly calls for the release of all of these monks and nuns and for the return from exile of Thich Quang Do and Thich Huyen Quang.
Mr. Speaker, there are also as many as 60 writers detained in Vietnam. These writers, along with other intellectuals who could be aiding the development of their country, are instead held in reeducation camps under inhuman conditions. Doan Quoc Sy and Hoang Hai Thuy, well-known and respected writers, should be immediately released, as should all intellectuals and ordinary citizens held without proper cause.
Mr. Speaker, these detentions demonstrate a continuation of the unacceptable repression of religion and free expression in the Socialist Republic of Vietnam. We in the U.S. Congress must continue to recognize this outrageous violation of human rights and support measures that will bring this to an end. “”
Bộ Sưu Tập Ảnh về những sinh hoạt
của Sư Ông Nhất Hạnh với tuổi trẻ
Giáo Hội Công Giáo
Trao Giải Thưởng Cao Quý “PACEM IN TERRIS”
cho Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
Dịch Việt: Hoàng Ngọc Tuấn
Năm 2015, Hoà thượng Thích Nhất Hạnh được Giáo hội Công giáo trao tặng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” (Giải thưởng Pacem in Terris Hoà Bình và Công Lý) nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm trước (1965) Mục sư Martin Luther King cũng đã nhận giải thưởng này.
Giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” được thành lập năm 1964 theo tinh thần của thông điệp “Pacem in Terris” (Hoà Bình trên Trái Đất) do Đức Giáo Hoàng John XIII công bố ngày 11/04/1963. Giải thưởng này có mục đích ”vinh danh một con người đã có những đóng góp lớn lao cho hoà bình và công lý, không chỉ trong quốc gia của mình mà trên toàn thế giới.”
Từ năm 1964 đến nay, những người được trao tặng giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” là những vĩ nhân của thế giới, trong đó có:
— Tổng thống John F. Kennedy (năm 1964, sau khi qua đời),
— Mục sư Martin Luther King (năm 1965 / Nobel Hoà Bình năm 1964),
— Mẹ Teresa (năm 1976 / Nobel Hoà Bình năm 1979 / được phong thánh “Saint Teresa of Calcutta” năm 2016),
— Tổng giám mục Anh giáo Desmond Tutu (năm 1987 / Nobel Hoà Bình năm 1984),
— Nhà vận động hoà bình Mairead Corrigan Maguire (năm 1990 / Nobel Hoà Bình năm 1976),
— Nhà vận động xã hội, nhà văn, hoạ sĩ, điêu khắc gia Adolfo Pérez Esquivel (năm 1999 / Nobel Hoà Bình năm 1980),
— Tổng thống Lech Wałęsa (năm 2001 / Nobel Hoà Bình năm 1983),
— Thiền sư Thích Nhất Hạnh (năm 2015),
— Đức Dalai Lama (năm 2019 / Nobel Hoà Bình năm 1989)
…
Ngày 31 tháng Mười, 2015, vì Hoà thượng Thích Nhất Hạnh (lúc đó ngài đã 89 tuổi) vừa trải qua trọng bệnh, không thể đi nhận giải thưởng, nên Giám mục Martin Amos đã đích thân đến Deer Park Monastery (Tu viện Lộc Uyển) ở Escondido, California, để trao giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” cho Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, và giải thưởng này đã được hai người đại diện của ngài là Sư cô Chân Không và Thầy Chân Pháp Đăng hoan hỉ nhận lãnh, trước sự chứng kiến của 120 tăng ni và 500 thiền sinh.
Đúng 50 năm trước (1965), Mục sư Martin Luther King đã được trao giải thưởng này, và năm 1967, ông đã đề cử giải Nobel Hoà Bình cho Thích Nhất Hạnh. Trong bức thư đề cử, Martin Luther King đã gọi Thích Nhất Hạnh là “một Thánh tông đồ của Hoà bình và Bất bạo động” (an Apostle of Peace and Violence).
Trên giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” năm 2015 có ghi những lời sau đây. Xin tạm dịch:
“Giải thưởng ‘Pacem in Terris Hoà Bình và Tự Do’ năm 2015 được trao tặng cho Hoà thượng Thích Nhất Hạnh bởi Giám mục Martin Amos thuộc Diocese of Davenport và Liên minh Pacem in Terris của Quad Cities để công nhận sự dấn thân suốt đời của ngài cho hoà bình và công lý.
Ngài là điểm tựa cao nhã cho sự hoà hợp quân bình giữa các truyền thống tôn giáo Đông phương và Tây phương. Lời giáo huấn chủ đạo của ngài là, với sự thực hành Chánh Niệm, chúng ta tạo ra năng lượng để sống an lạc trong hiện tại.
Ý niệm tiền phong Đạo Bụt Đi Vào Cuộc Đời của ngài dùng năng lượng của Chánh Niệm để nuôi dưỡng sự tự nhận thức, đức bao dung, và hành động từ bi cho mọi người, kể cả cho những kẻ thù địch của chúng ta, và cho trái đất. Công việc xây dựng lại những ngôi làng đổ nát vì chiến tranh ở Việt Nam và yểm trợ cho những Thuyền Nhân tỵ nạn là những ví dụ của cuộc sống Chánh Niệm dấn thân của ngài.
Ngài là hiện thân của những lời của Đức Giáo Hoàng John XXIII trong thông điệp Pacem in Terris. như một “tia ánh sáng, một tâm điểm của tình thương, một chất men sinh động” cho tất cả anh chị em của ngài trên toàn thế giới.
Trao tặng vào ngày 31 tháng Mười 2015 tại Tu Viện Lộc Uyển ở California.”
“The 2015 Pacem in Terris Peace and Freedom Award is awarded to Venerable Thích Nhất Hạnh by Bishop Martin Amos of the Diocese of Davenport and the Pacem in Terris Coalition of the Quad Cities in light of your lifelong commitment to peace and justice.
You are the gentle fulcrum balancing Eastern and Western spiritual traditions. Your key of teaching is that, with the practice of Mindfulness, we generate the energy to live happily in the present moment.
Your pioneering Engaged Buddhism employs the energy of Mindfulness to nurture self understanding and forgiveness, and compassionate action for the benefit of all, even our enemies, and the earth. Your work to rebuild war-torn villages in Vietnam and your advocacy for the refugee Boat People are examples of your life of engaged Mindfulness.
You embody the words of Pope John XXIII in his encyclical Pacem en Terris as a “spark of light, a center of love, a vivifying leaven” to your sisters and brothers around the world.
Given on this 31st day of October 2015 at Deer Park Monastery in California.”
* Xem bản tin của The Catholic Messenger: https://www.catholicmessenger.net/…/thich-nhat-hanh…/

Cẩm Nang Tang Lễ
Bộ Sưu Tập Ảnh Tang Lễ của Sư Ông khắp nơi
Dear beloved community, thank you for all of your tributes and moving expressions of gratitude to Thay. Please find photos from this morning’s memorial ceremony in the Upper Hamlet, Plum Village, France. Over the next week, we’ll be adding daily images of our ceremonies and gatherings in our memorial section on the Plum Village website: https://plumvillage.org/memorial/
Disclaimer: The images or video that has been posted may show members of the community physically close and not wearing masks within the boundaries of Plum Village. This is because the whole community has been mostly closed to the public and have been living in confinement since March 2020 and therefore the risk of transmitting the Covid-19 virus to each other is very low. For more information: https://plumvillage.org/contact-us/
Hoà Thượng Viện Chủ Như Lai Thiền Tự – San Diego và Tăng đoàn, Tịnh xá Vạn Đức, Tịnh xá Ngọc Minh viếng Tang Hoà Thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tu viện Lộc Uyển (San Diego) ngày 24/01/2022. Tiếp đoàn có HT. Phước Tịnh cùng chư Tăng Làng mai. Theo đó Chư Tăng Ni thọ tâm tang để tưởng niệm Sư ông Làng Mai.
LÀNG MAI: Núi đồi Dương Xuân và những vùng lân cận nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa. Mỗi buổi khuya và buổi tối, ngồi trong lòng Dương Xuân, chúng con có thể nghe được tiếng Chuông Đại Hồng vang vọng khắp các hướng. Trong những tháng ngày an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Sư Ông thưởng thức tiếng chuông linh mỗi khuya và mỗi tối, tiếng chuông mà ngày xưa sư chú Phùng Xuân đã thỉnh lên trong thời khắc Giao thừa để gọi mùa xuân về giữa một quê hương đang điêu linh vì chiến cuộc. Tiếng chuông ngân vang, khiến cho “Núi đồi mất hẳn vẻ hoang dại, trở nên hiền lành. Tiếng đại hồng chung oai nghiêm và ấm áp, đã xua đuổi những bóng hình sợ hãi và đánh tan u tịch. Tất cả xóm làng đều đã cảm thấy Xuân về trên đất nước ly loạn. Đại hồng chung vẫn khoai thai điểm từng tiếng rành rọt. Âm thanh ngân dài, ấm áp và thuần hậu.” (Tình người, Tiếng chuông Giao thừa). Tiếng chuông trầm hùng ấy tiếp tục ngân vang trong những ngày Tâm Tang. Ngày Thứ Hai của khoá tu “Quay về nương tựa Hải đảo tự thân” trong Tâm Tang Sư Ông, đại chúng tiếp tục sự thực tập an trú trong chánh niệm lúc tụng kinh, ngồi thiền, thiền hành, làm việc, lạy Bụt. Chúng con vô cùng biết ơn chư Tôn Thiền đức vì lòng kính trọng Sư Ông và lòng thương tưởng chúng con, đã có mặt tại Tổ đình Từ Hiếu để đảnh lễ thọ Tang Sư Ông cũng như nâng đỡ và chỉ dạy cho chúng con trong công việc tổ chức Tâm Tang. Hàng ngàn Phật tử cư sĩ cũng trở về Tổ đình Từ Hiếu trong tĩnh lặng để được thực tập cùng tăng thân. Mỗi người, bằng sự thực tập của mình, đang dâng lên Sư Ông những hoa trái đẹp nhất. Hình ảnh Ngày thứ Hai 24.01.2022 (Nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Tân Sửu) của khoá tu Tâm tang “Quay về nương tựa Hải đảo tự thân” tại chùa Tổ Từ Hiếu, Huế.
Lễ Nhập Kim Quan
Ảnh: Plum Village · Meditation Center
Tổ Đình Từ Hiếu | Ảnh: Tư liệu thư viện Phật Việt.
Photos from this morning’s beautiful ceremony and circle sharing to continue honoring our beloved teacher, Thich Nhat Hanh in Plum Village, France. We began with a guided meditation, inviting Thay to breathe and sit with us. This was followed by incense offering and the text of “Repentance and Taking Refuge for Life” being chanted in Vietnamese, and read in English and French. We ended the ceremony with the whole sangha chanting Listening to the Bell accompanied by the cello, drum and violin. After the ceremony, the sangha came back together to share fond, humorous and touching memories with Thay.
You can find the recording of Day 3’s ceremony here: https://plumvillage.org/memorial/#day-3
If you have any memorable moments or stories to share about Thay, please feel welcome to share in the comments below or via our dedicated webpage: https://plumvillage.org/gratitude-for-thich-nhat-hanh/
A selection of photos from ceremonies around the world to honor Thay over the last few days.
Chư Tăng Quốc Tế Làm Lễ Tưởng Niệm Tâm Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ ngày 24.01.2022. International Maha Sangha joins Merit Sharing Ceremony to offer tribute to Zen Master Thich Nhat Hanh in Bodhgaya, India.
Một ngày rất yên tĩnh tại Tổ đình Từ Hiếu. Vẫn có hàng ngàn người đến đảnh lễ Giác Linh Sư Ông, vẫn có những bước chân, vẫn có những công việc, nhưng tất cả đều được thực hiện trong sự tĩnh lặng. Buổi tụng kinh sáng nhờ đó mà càng thêm trầm hùng giữa núi đồi Dương Xuân. Hoà mình vào trong khóa tu Im lặng hùng tráng “Quay về nương tựa Hải đảo tự thân”, đại chúng có nhiều cơ hội để trở về với chính mình, trở về với bước chân, với hơi thở để nuôi lớn tâm thương yêu, để tiếp thọ những gì quý nhất mà Sư Ông đã một đời truyền trao. Một trong những gia tài quý nhất mà Sư Ông luôn ca ngợi đó là Tình huynh đệ.
“Đời tôi có một may mắn là chưa bao giờ bị cách biệt với tuổi trẻ. Tại lớp Trung Học ở Ấn Quang, các vị như Như Trạm, Như Vạn, Như Huệ, Minh Cảnh, Thanh Văn, Thanh Hương, Thanh Tuệ, Trí Không (Tân Uyên), Long Nguyệt, Viên Hạnh, Từ Mẫn, Thiện Tánh, Thắng Hoan, Thanh Hiện, v.v… tuy đều là học trò của tôi nhưng đồng thời cũng là những người em và những người cùng chí hướng. Cho tới nay mỗi lần nhớ tới những người ấy, tôi vẫn còn thấy biết ơn cái tình thầy trò và huynh đệ kia. Nó nuôi dưỡng chúng tôi. Nó bền bĩ và có khả năng nuôi dưỡng hơn bất cứ một thứ tình nào khác. Các vị như Minh Cảnh và Như Huệ tuy đã trở thành những vị hòa thượng lớn hay những học giả lớn, nhưng bây giờ mỗi lần gặp nhau chúng tôi vẫn còn nắm tay nhau đi chơi như thường. Hòa thượng Như Huệ đang lãnh đạo Phật giáo tại Úc. Năm 1986, khi tôi đến thăm ngài tại chùa Pháp Hoa ở Adelaide, ngài đã ra đón tôi ở cổng chùa và đặt đầu trên vai tôi một cách “nhõng nhẽo” khiến cho cả tứ chúng chùa Pháp Hoa đều kinh ngạc. Đối với các Hòa thượng khác như Thiện Hạnh, Thiện Bình, Thanh Từ, v.v… chúng tôi cũng chơi với nhau thân mật như thế.” (Trích tác phẩm Bây giờ mới thấy)
Buổi tối, chúng xuất sĩ và cư sĩ đã cùng nhau tụng Năm Giới tân tu. Năm Giới tân tu là năm phép thực tập chánh niệm mà Sư Ông Làng Mai đã tu chỉnh và làm mới lại trên nền tảng Năm giới của đạo Bụt truyền thống, để thích ứng với tình trạng của xã hội hiện đại. Sư Ông thường nói: “Mỗi lần tôi được mời đi thuyết giảng trong những hội nghị lớn quốc tế, tôi cũng chỉ giảng về Năm giới”. Sư Ông đã khám phá từ kinh tạng, rằng trong Tam học, giới (śīla) chính là niệm (smṛti), và do đó giới định tuệ cũng là niệm định tuệ. Từ cái thấy này, Sư Ông trình bày lại Năm giới không như những điều luật cấm đoán mà là sự thực tập chánh niệm. Năm giới quý báu đã được tân tu nhiều lần và được gọi là Năm phép thực tập chánh niệm, là sự thực tập căn bản cho tất cả mọi thành viên trong tăng thân.
Sư Ông đã trình bày Năm giới tân tu cho một nền đạo đức toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh về SIDA được tổ chức tại Nhà Trắng; với Phó tổng thống Ấn độ K.R. Narayanan (kết quả là ông đã thành lập một Ủy ban Đạo đức ở Quốc hội); và tại Hội nghị Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ cũng như nhiều Hội nghị cấp cao khác. Năm 1999, UNESCO mời Sư Ông cùng với các ứng viên cho giải Nobel hòa bình khởi thảo bản “Tuyên cáo về một nền hòa bình và bất bạo động năm 2000” cho thiên niên kỷ mới. Đó là một cam kết thực hành 6 điểm đạo đức cụ thể trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng dựa trên Năm giới tân tu của Sư Ông. Bản Tuyên cáo đã có trên 70 triệu chữ ký khắp thế giới, trong đó có chữ ký của nhiều nguyên thủ quốc gia.
Chúng con thành kính tri ân chư Tôn Thiền đức Tăng Ni luôn thương tưởng thế hệ hậu học mà quang lâm an ủi, khuyến khích và sách tấn chúng con. Kính niệm ân quý vị cư sĩ đã có mặt để giúp đỡ tăng thân về nhiều phương diện. Có rất nhiều vị ở xa chùa Tổ, nhưng tấm lòng của quý vị cũng chứng tỏ quý vị đang có mặt nơi đây.
Hình ảnh Ngày Thứ Ba của khoá tu Tâm tang “Quay về nương tựa Hải đảo tự thân”.