
Toàn thể Anh Chị Em Huynh Trưởng các Cấp
Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ
nhất tâm hướng về Đại Hội – Hội Đồng Hoằng Pháp – Lần thứ I
diễn ra vào lúc 7 giờ tối thứ Sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021, giờ địa phương Los Angeles.
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM
LỊCH ĐẠI TỔ SƯ TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO VIỆT NAM;
Ngưỡng dâng lời vấn an lên Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa,
và Đại Đức Tăng, Ni; cũng như tất cả chư liệt vị Cư Sĩ Thiện Tri Thức
kỳ duyên tham dự đại hội trong Đạo Tình thắm thiết
và cầu mong cho đại Phật Sự thành tựu viên mãn.
“… Viện Tăng Thống GHPGVNTN, năm 1973, đã tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng Phiên Dịch Tam tạng. Chư Tôn thuộc hàng Giáo Phẩm Trung ương, dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống, cùng với sự hỗ trợ của Chư Thượng Tọa Đại Đức đang phụ trách giáo dục tại các trường Cao Đẳng Phật Học và Đại Học, đồng vân tập về Viện Đại Học Vạn Hạnh để thảo luận cơ cấu tổ chức, chương trình phiên dịch, quy định các quy tắc phiên dịch, phương thức duyệt sách, v.v… cho đến đề án xây dựng cơ sở Pháp Bảo Viện làm trụ sở của Hội Đồng Phiên Dịch.
Dự án vĩ đại này không tồn tại lâu, do tình hình chiến sự căng thẳng dẫn đến ngày 30 tháng Tư. Cho đến nay, trong số 18 thành viên của Hội Đồng Phiên Dịch lần lượt viên tịch, chỉ còn duy nhất HT. Thích Thanh Từ trong trạng thái bất hoạt. Tâm nguyện của Thầy Tổ có cơ đứt đoạn.
Những gian nan khổ nhọc trong chiến tranh khói lửa, những ức chế bởi thế lực cường quyền, một thời, Chư Tôn Giả ấy đã viết lên trang sử dày những công trình văn hóa giáo dục, không dày với những đấu tranh bạo lực. Hàng hậu bối, thế hệ tiếp nối, bằng ý chí, bằng tâm đức, bằng trí tuệ, như thế nào để kế thừa di sản cao quý ấy, để phát huy tinh hoa dân tộc ấy?…” | Thích Tuệ Sỹ: Tâm Thư của Hội Đồng Hoằng Pháp, GHPGVNTN
Biên bản Hội nghị toàn thể Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014)
Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012)
Hòa Thượng Thích Nhật Liên (1923-2010)
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận (1924 – 2002)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020)
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001)
Hòa Thượng Thích Huyền Vi (1926-2005)
Hòa Thượng Thích Trí Thành (1921-1999)
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng (1917-1990)
Hòa Thượng Thích Trung Quán (1918-2003)
Hòa Thượng Thích Đức Tâm (1928 – 1988)
Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn (1927-2010)
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911 – 2003)
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1925-1992)
Hòa Thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)
“… Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền thông, không cần qua trung gian các giáo sĩ, trong các Thánh lễ phụng tự. Khi mà trẻ nhỏ, lên năm lên bảy, có thể biết rõ trên sao Hỏa có gì, lên tám lên mười, có thể biết rõ tuổi nào được tính là thế hệ X, thế hệ Y, thế hệ Z, và cá tính của các thế hệ này là gì, và tuổi nào sẽ là thế hệ thế Alpha. Các nhà kinh tế học, các chủ doanh nghiệp sản xuất, đang nghiên cứu sản phẩm nào thích hợp cho thế hệ này, thế hệ kia, hiện tại và tương lai.
Trong một bối cảnh xã hội có thể diễn ra, tám muôn bốn nghìn pháp uẩn mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy cần được diễn giải như thế nào, bằng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại như thế nào, để các thế hệ tương lai có thể tiếp thu và hành trì một cách có hiệu quả, vì lợi ích và an lạc của các cộng đồng dân tộc, trong một thế giới hòa bình, bao dung và nhân ái.
Với sứ mạng hoằng dương Chánh pháp, Chư tôn Trưởng lão lãnh đạo GHPGVNTN tại các châu lục, ngày 20/4/2021, cùng hội họp qua mạng trực tuyến viễn liên, với sự tán trợ của Viện Tăng Thống theo di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, đồng thanh quyết định thiết lập Hội đồng Hoằng pháp GHPGVNTN…” | Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ | VP Viện Tăng Thống | GHPGVNTN: Thông bạch thỉnh cử Hội đồng Hoằng pháp
Thành phần nhân sự Ban Phiên Dịch & Trước Tác
Thành phần nhân sự Ban Báo Chí & Xuất Bản
Thành phần nhân sự Ban Truyền Bá Giáo Lý
Thành phần nhân sự Ban Bảo Trợ
Những Thông Tin liên quan Đại hội Hội đồng Hoằng Pháp
Bài tham khảo thêm
Trí Siêu và Tuệ Sỹ: Công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam | Trí Siêu – Tuệ Sỹ | 2008
Từ điển Bách khoa Phật giáo Việt Nam | Lê Mạnh Thát chủ biên
Giới thiệu tổng quát các công trình nghiên cứu sử học của sử gia Lê Mạnh Thát | Thích Nguyên Siêu | 2005
Công trình dịch thuật Kinh, Luật, Luận, Triết học, Thi ca của TT Tuệ Sỹ | Thích Nguyên Siêu | 2007
Phật điển phổ thông – Dẫn vào Tuệ Giác Phật | Nhiều tác giả | GS Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ chủ biên dịch Việt
Tường thuật lễ hoàn thành công tác phiên dịch TRƯỜNG BỘ KINH | Tư Tưởng (Sinh hoạt văn hóa)
Tường thuật nhanh về Đại Hội HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP Lần I, 2021 qua hệ thống trực tuyến Zoom | Huệ Hương
Đại hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ I | Phật Việt