
Trích bài nói chuyện của Tỳ Kheo Ni Hằng Trì (Bhikshuni Heng Chih) tại Hội In Kinh Phật Giáo Pháp Giới (法界佛教印經會 – Pháp Giới Phật Giáo Ấn Kinh Hội) ở Đài Bắc. Ngày 2 tháng 6 năm 2012 | Nguyệt san Vajra Bodhi Sea (Kim Cang Bồ Đề Hải), số 517, trang 24-25; số 518, trang 27-29.
Trong Phật giáo, chúng ta không chỉ cần nghiên cứu Kinh điển mà còn phải dành thời gian để thực hành. Chúng ta phải thiền tập. Chúng ta không chỉ nói về thiền mà chẳng thực hành gì. Phải dành thời gian để thiền. Thế thì làm sao còn thời gian để nghiên cứu những thứ khác được?
Những thứ khác mà tôi nói đến là các liệu pháp cảm ứng, chữa bệnh bằng nhân điện, thuật truyền năng lượng. Đây là những kỹ thuật sử dụng tay để chữa bệnh. Một phần bàn tay sẽ chạm vào cơ thể. Tất cả các kỹ thuật này đều khám phá quá khứ của quý vị sâu xa. Một vài người thực hành các liệu pháp này không những họ biết chữa lành bịnh mà họ còn biết trù ếm người khác vì thật ra những khả năng như thế đều liên hệ với nhau. Dù họ là người trong gia đình quý vị hay không có liên hệ nhưng có những khả năng đó, nếu nghe họ nói chuyện, quý vị sẽ biết phạm vi gây hại nằm trong phạm vi chữa lành. Giờ đây nếu quý vị muốn học theo những người đó, quý vị có thực sự biết mình sẽ học những gì không? Có thể quý vị biết rằng người thực tập sẽ chữa lành cho mình. Quý vị có biết họ có thể sẽ yểm bùa mình hay không? Vì vậy dù những lãnh vực đó có vẻ thú vị thì tốt nhất là hãy cẩn thận và giữ mình trong khi gặp họ.
So với tôi, Tỳ Kheo Ni Hằng Vân là người thận trọng hơn. Tuy nhiên, khi lớn tuổi thêm, tôi đã thận trọng hơn xưa. Khi còn trẻ, tôi bốc đồng hơn. Còn Tỳ Kheo Ni Hằng Vân thì không bao giờ bốc đồng!
Chúng ta đang thảo luận về việc không thọ nhận các giới của ngoại đạo[1]. Nếu quý vị một mặt là Phật tử mặt khác lại tham gia vào một số khóa thực hành tâm linh hay những thứ tương tự rồi quay về Phật giáo, đem theo những gì học được, thế thì hãy nói cho tôi biết, nó có ích lợi gì? Có thể những kinh nghiệm đó khiến quý vị trở nên ít sáng suốt hơn không? Vì vậy tôi muốn là một người thận trọng thì hơn; tôi không đọc những sách vở khác – dù là cổ hay kim. Tôi thậm chí không đọc kinh sách Phật giáo viết bằng tiếng Anh. Tại sao? Vì tôi cảnh giác với việc đó. Tôi đã học được từ những chỉ dạy của Hòa thượng Sư phụ (Tuyên Hóa) rằng tôi là kẻ đang ngủ mơ, rằng tôi đang khởi vọng tưởng. Nếu đi theo những lời dạy của ngài, tôi biết đó là những lời xuất phát từ trí huệ của ngài và sẽ giúp tôi hiểu được Phật giáo. Và quan điểm của ngài đối với những vấn đề này là gì? Ngài nói rằng nếu chúng ta tham gia quá nhiều các cuộc gặp gỡ, các hoạt động khác, các bài thực hành khác thì sợ rằng chúng ta sẽ bị hồ đồ mê muội.
Tôi không biết điều mình nói có phù hợp với các cư sĩ không. Nhưng tôi thấy rằng tất cả quý vị là những người thành tâm, quý vị thường đến đây, nên tôi sẽ nói. Chúng ta không có nhiều thời gian. Thời gian thì có hạn. Chúng ta nên học Phật pháp nhiều hơn. Nếu được, hãy hành thiền và lạy Phật nhiều hơn. Lạy Phật là một môn thể dục tuyệt vời!
Thiền tập. Hãy tập trung tư tưởng vào việc tập thiền. Nếu không, ngay cả khi ngồi thiền mỗi ngày thì trình độ của quý vị vẫn vậy – quý vị sẽ không tiến sâu hơn. Cần phải có chánh tư duy và chánh kiến. Nếu quý vị có thể không chấp trước và không gặp phiền phức, thì nhờ đó quý vị sẽ kinh nghiệm được lợi ích của thiền định. Thiền rất thú vị!
Và chúng ta phải học theo người có chánh tư duy và chánh kiến. Nếu không, người khác sẽ mang đến cho chúng ta nỗi sợ hãi rất dễ dàng. Chẳng hạn có người nói “Kiếp trước, tôi là một người như thế … như thế …” hay “Nếu anh không cẩn thận, một số chuyện sẽ xảy ra…” Rất dễ để trí tò mò của quý vị khởi lên và nghĩ “Ồ, người đó biết những chuyện đó. Ông ta biết mình là người như thế này như thế kia trong kiếp trước”. Nhưng nếu người đó không thanh tịnh và thiếu đức hạnh, thì quý vị sẽ dễ dàng bị họ điều khiển. Một khi vào cảnh giới đó, quý vị sẽ không dễ thoát ra.
Vì vậy tốt hơn hết là hãy lựa chọn một số cách thực hành Phật giáo mà quý vị muốn thực hành, hay quyết định điều gì quý vị muốn học trong những giáo lý nhà Phật và quý vị có thể chắc là sẽ không lầm đường lạc lối. Một khi bắt đầu nghiên cứu, lúc đó quý vị có thể nhận biết điều gì đang diễn ra và nhận thức được: “Chuyện đó có vẻ không đúng. Đúng ra, Phật giáo đã giải thích nó như vầy… như vầy…”
Hòa Thượng nói rằng: “Những Bồ Tát tu Vô Tận Tạng không bám chấp vào Thân Kiến, Biên Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến, Kiến Thủ Kiến, Tà Kiến.”
Thân kiến (cái thấy về Thân), là sự bám chấp vào thân thể của chúng ta. Chúng ta cho rằng cái thân này là mình và mọi thứ ta có đều là sở hữu của ta.
Biên kiến (cái thấy thành kiến). Cái thấy này không thuận theo Trung Đạo. Cái thấy này rơi vào một trong hai thái cực: đoạn diệt hoặc thường hằng. Những người chấp vào đoạn diệt nói rằng khi chúng ta chết, nó giống như một ngọn đèn bị dập tắt, đó là sự chấm hết. Không còn linh hồn và cũng không có tái sinh. Người chấp vào thường hằng thì nói rằng chúng sinh nào làm người trong kiếp này thì kiếp sau và những kiếp sau nữa vẫn làm người. Họ sẽ không làm súc sanh. Người thì sẽ mãi là người. Đó là sự bám chấp vào thường hằng.
Giới cấm thủ kiến (cái thấy về giới sai lầm). Người nào có cái thấy này sẽ lấy những gì không phải nguyên nhân làm nguyên nhân. Giống như những giáo phái ở Ấn Độ tự chế ngự mình để làm theo hành vi của loài bò, hay chó. Họ học cách làm của loài bò và loài chó.
Kiến thủ kiến (cái thấy bám chấp). Người có kiến này lấy cái không phải kết quả làm kết quả. Những người này chấp vào những cái chấp. Cái chấp của họ bám vào những cái chấp khác rất mãnh liệt. Những người có loại cái thấy này đều là những kẻ cống cao ngã mạn.
Cuối cùng là tà kiến (cái thấy sai lầm).
Thế nào là giới không tham cầu? Bồ-Tát này chẳng biểu hiện tướng lạ (bất hiện dị tướng), hay lộ ra mình có đức, chỉ vì viên mãn Pháp xuất ly mà trì giới.
Hòa Thượng nói rằng: “Bồ tát trì giới chính vì trì giới. Họ không hành động biểu lộ như một người đặc biệt hay tỏ ra là người có đạo hạnh, tu hành”.
Lấy thí dụ như có ai đó đồng ý mang thuốc đến cho quý vị, nhưng rồi quý vị lại từ chối mở cửa khi họ đến. Nhưng cái này thậm chí còn đi xa hơn, bao gồm việc tỏ ra cho thấy có phong cách đặc biệt – thường là do người đó hy vọng được cúng dường, nếu không là tiền thì là được sự trọng vọng. Làm một điều gì đó đặc biệt để hy vọng người khác sẽ nghĩ mình có công phu tu hành, là kẻ phi thường. Như vậy gọi là “thể hiện mình đặc biệt”
Những người xuất gia chúng ta phải hết sức cẩn thận với điều này. Đôi khi có người nói với tôi rằng “Sư Cô quả là Bồ Tát tái thế!” Quý vị sẽ phản ứng với tình huống đó như thế nào? Theo giới của Tỳ Kheo Ni, ngay cả nếu một người sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ) để xác nhận một câu nói như thế, thì người đó đã phạm giới nghiêm trọng. Nhưng nếu có người nói “Ngài là Bồ Tát tái thế!” và người kia đáp lại là “Không, tôi không phải”. Câu đó được hiểu như một lời cầu xin câu hỏi – với có thể hàm ý rằng ý tôi không thực sự là vậy. Nhưng nếu người đó không nói “Không, tôi không phải (là Bồ Tát) ” thì càng hàm ý rằng tôi đồng ý với câu nói đó. Cũng như Shakespeare từng nói rằng: “Me thinks thou doest protest too much” (tạm dịch: tôi nghĩ bạn phủ nhận quá nhiều)[2]. Giải pháp tốt nhất là mọi người đừng nói những điều như vậy, đặt chúng ta vào một tình thế khó khăn và khiến chúng ta không biết nói gì.
Sư Cô Hằng Vân: Đó là lý do vì sao Hòa Thượng dạy rằng “Chúng ta không nên gọi nhau là Bồ Tát”. Chúng ta hãy cố gắng thành thật trong tất cả mọi việc chúng ta làm. Hãy gọi nhau là Ưu Bà Tắc hoặc Ưu Bà Di.
Sư Cô Hằng Trì tiếp tục giảng giải: Đúng, quý vị có thể gọi nhau là sư huynh, sư tỷ. Như vậy là tốt nhất.
Thế nào là giới không lầm lỗi ? Bồ-Tát này chẳng tự cống cao nói tôi trì giới. Thấy người phá giới cũng chẳng khinh hủy khiến họ hổ thẹn, chỉ nhất tâm trì giới.
Thật tốt đẹp làm sao! Những người phàm phu chúng ta tạo bao nhiêu lỗi lầm, sai trái. Nhưng Bồ tát giữ giới mà không có lậu thoát. Các vị ấy giữ giới kiên cố. Các vị ấy không bao giờ mắc sai lầm. Điều đó có nghĩa rằng ngay cả khi tự giữ giới tốt đẹp, các vị ấy cũng không bao giờ chỉ trích người khác hoặc xem thường , sỉ nhục người khác – khiến họ thối thất Bồ Đề tâm.
Thế nào là không hủy phạm giới ? Bồ-Tát này dứt hẳn mười ác nghiệp, vĩnh viễn c8a1t bỏ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, lời vô nghĩa, tham, sân, tà kiến. Thọ trì trọn vẹn mười thiện nghiệp.
Họ giữ mười thiện nghiệp, không phạm giới, không mắc sai lầm. Kinh văn có giải thích chi tiết hơn cho vấn đề này.
Lúc Bồ Tát trì giới không hủy phạm tự nghĩ rằng: Tất cả kẻ phạm giới đều do điên đảo cả. Chỉ có Phật là biết được chúng sanh do nhân duyên gì mà sanh điên đảo hủy phạm tịnh giới. Tôi sẽ thành tựu vô thượng bồ đề, rộng vì chúng sanh nói pháp chân thật khiến họ rời điên đảo.
Điều này được nêu khá rõ: Vị ấy có thể tự giữ giới tốt đẹp. Nhưng khi nhìn thấy ai đó không thể giữ giới, thậm chí đôi khi phạm sai lầm, hay phạm giới, thậm chí phá giới, vị ấy không chỉ trích người đó. Thay vì như vậy, vị ấy nghĩ: đó là bởi người đó bị điên đảo, và chỉ có Phật mới thực sự hiểu tại sao người đó điên đảo như vậy. Vì thế, ta không dám khởi vọng tưởng về việc người đó điên đảo như thế nào. Và nếu người đó phạm giới, ta không biết tại sao người đó điên đảo. Tất cả những gì ta có thể tự nhủ là “Ồ, ta phải tiếp tục không phạm giới và cuối cùng sẽ thành tựu. Khi thành tựu, ta có thể quay trở lại và hiểu tại sao người đó bị điên đảo. Ta sẽ có thể giúp anh ta”. Vì thế, vị ấy đã làm một việc lớn, đó là giữ tâm niệm mình thanh cao.
Ðây gọi là đại Bồ Tát tam tạng thứ hai.
Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm Đề Bà Đạt Đa, Hòa Thượng giảng giải mười lợi ích của việc giữ giới. Và trong kinh Hoa Nghiêm, mỗi điều thứ hai trong mỗi danh sách mười loại – chẳng hạn như Trụ thứ hai, Hạnh thứ hai, Địa thứ hai – đều bàn luận về giới hoặc mô tả hành vi nào chúng ta nên có hoặc nói cho chúng ta biết làm thế nào để trưởng dưỡng đức hạnh. Nếu quan tâm đến giới luật, quý vị có thể đọc những đoạn đó. Địa thứ hai trong kinh Hoa Nghiêm giải thích các giới rất rõ ràng về mười thiện pháp và nêu ra những quả báo của việc phạm giới. Có thể quý vị đều đã từng đọc rồi.
[1] Giới cấm thủ: sīlavata-upādāna (grasping of rules and customs): Chấp thủ các giới cấm ngoại đạo – không phải giới luật của bậc Thánh.
[2] Câu trong vở kịch Hamlet của văn hào William Shakespeare http://www.bardwords.org/famous-shakespeare-quotes/methinks-thou-dost-protest-too-much.htm “Me thinks thou doest protest too much” – tôi nghĩ bạn phủ nhận quá nhiều – ý nói càng phủ nhận thì người nghe càng tin ngược lại. Xin xem thêm http://en.wikipedia.org/wiki/The_lady_doth_protest_too_much,_methinks
The Unending Treasury of Precepts
A talk by Bhikshuni Heng Ch’ih
at the Dharma Realm Buddhist Books Distribution Society in TaiPei on June 2nd 2012
In Buddhism, we not only need to study the Buddhist canon, we also need to take time to do our practices. We must meditate. We can’t just talk about meditation without actually doing it. We must give time to our meditation. How could there be time to spend studying other things?
That includes therapeutic touch, pranic healing, reike—methods of using hands to heal, some of which touch the body and some of which do not. All those techniques explore your past to a great extent. Some of these practitioners not only know how to heal, they know how to hex others, because actually such abilities are related. Whether the person is a family member or part of an unrelated group that have such abilities, if you listen to them talk you will learn that the ability to harm is within the scope of the ability to heal. Now if you decide to learn from such people, do you really know what you are going to learn? You may know that the person practices healing on you. Do you know whether he also casts spells on you? Therefore, although such fields may be interesting, it’s best to be careful and conservative in your encounters with them.
Compared to me, Heng Yun Shi is more conservative. However, as I grow older I become more conservative myself. When I was young I was more impetuous; but Heng Yun Shi was never impetuous!
We are discussing not receiving the precepts of externalists. If on the one hand you are a Buddhist and on the other hand you get involved in some sort of psychic seminar or the like and then come back to Buddhism, bringing what you learned along with you, then tell me, of what help will that be? Might that experience cause you to be less clear? So for my part, I prefer to be conservative; I don’t read other materials—be they ancient or modern. I don’t even read books ‘about’ Buddhism written in English. Why? I’m wary of doing that. I’ve learned from the Master’s commentaries that I’m dreaming, that I’m having false thoughts. If I stick with those commentaries I know that they are grounded in the Master’s wisdom and that they will allow me to understand Buddhism. And what is the Master’s perspective on all this? He notes that if we attend too many other gatherings, other activities, other exercises, it’s to be feared we may become muddled.
I don’t know if this is appropriate to say to laypeople. But I see that you are all sincere, that you come here often, so I’ll say it. There’s not much time. Our time here is limited. We should study Buddhism more. When it’s possible, you can meditate and bow to the Buddhas more. Bowing to the Buddhas is great exercise!
Meditate. You need to set your mind to it and do it. Otherwise, even if you sit every day, your level will remain the same—it won’t get deeper.
You need to have proper knowledge and proper views. Don’t let it be that as soon as some new situation comes up you pursue it. If you can be without attachments and if you don’t run into any trouble, then you will experience the advantages of meditation. Meditation is quite interesting!
And we must follow someone with proper knowledge and proper views. Otherwise, it’s far too easy to become infected with fear brought on by others. Such as someone who says, “In my past life I was such and such a person…” or “If you are not careful certain things will happen to you…” It’s far too easy for your curiosity to be aroused, “Wow! That person knows those things! He knows I was such and such and so and so in my previous lives.” But if that person is not pure or is lacking in virtue, then you could easily be controlled by him. Once you enter such a state it’s not easy to extricate yourself.
So the best is to select some Buddhist practices that you want to do or decide what you want to study within the Buddhist teachings and you can be sure you will not go astray. Once you begin studying, then you will be able to recognize what’s going on and decide, “That doesn’t seem right. Rather, Buddhism explains it like this or like that…”
The Master says: “These Bodhisattvas who cultivate the Ten Inexhaustible Treasuries are not attached to: views of a body, prejudiced views, views of mistaken attachment to precepts, views that grasp at views, deviant views. ”
Heng Chih Shi continues the explanation: These Bodhisattvas respect the rules that are already established and would never try to set things up their own way.
The Master said, “I do not change established rules or created something new. I do not go against moral codes set up by the ancient people or the Buddhas of the three periods of time.” These days there are bhikshunis who say “The eight dharmas of respect” can be done away with; we need not follow them. That’s the kind of thinking being talked about here and it is impermissible! In the Master’s legacy there are, for example, the six guidelines. We know and respect these particular points the Master made. It would not be acceptable for someone to want to change things and say, “I don’t like the Master’s six guidelines. I want to establish seven guideline or eight guidelines.” Of course changes can be made, but those who instigate them must be qualified to do so, have the trust of others, and be virtuous as well as reasonable. Then, if someone wants to change something, that person can explain the reasons for the change until people can accept it. But in this instance, we must particularly emphasize that the precepts cannot be changed by us!
As to the passage “Nor do they use precepts as a way to disturb other beings, causing them to give rise to suffering,” the Masters says that they don’t say, “I am really disgusted! I am keeping the precepts and you come to bother me.” Or say, “I am cultivating and you are distracting me.” Or say, “ I’m reciting the precepts and your being here disturbs me.
Have you ever met such a person? I have. I’ll tell you about it, but I won’t bring up any names. This took place in Seattle, Northern USA. Traveling by car from Vancouver B.C. to Seattle in the winter, one often encounters black ice. Probably here in Taiwan you have not heard of black ice. Well, originally the roads are black tarmac and when it snows the roads are white and so you know to drive carefully. But if the black road is covered with ice, you can’t see it and think it’s just the tarmac, but once you hit the ice, it can be very dangerous.
Driving from Vancouver to Seattle usually takes about three hours. But that day we drove for five or six hours because of the dangerous road conditions. Why did we make that drive? It was because the two nuns residing in Seattle at the Bodhidharma Center—a vihara—were sick and we had bought medicine they needed in Vancouver. So we took the drive and arrived at the door of the Center between six and seven pm.
After we delivered the medicine, our return trip to Vancouver would take another three hours or more. But as we stood there, no one answered the door. We could hear chanting of the evening ceremony going on inside, but no one answered the door. There was nothing we could do but wait outside. That’s “…you come to bother me. I’m doing my evening ceremony. My evening ceremony is more important than your coming. Why aren’t you doing evening ceremony? Why are you disturbing mine? You nuns, did not do your ceremony and you come and disturb mine.” We waited quite a while before the door opened. Finally they opened the door and they did not even look at us, just went back to Buddha statue and continued their evening recitation. Those two did not communicate with us until they finished the evening recitation, and we passed the medicine to them and headed back to Vancouver in the dark on that dangerous road. I still have a deep impression of that event. That incident fits what the sutra text is talking about here. Things should not have happened that way, especially since we came for their sakes and risked our lives by doing so. And when we got there they refused to open the door and ignored us!
The Master said: “Take, for example, someone who is a vegetarian.
At home, he gets very angry if he thinks the food that his household cooks is not clean. He will rant and rave: ‘I am a vegetarian! Why do you give me things to eat that are unclean?’ He explodes in a fit of temper. Basically, being a vegetarian is a good thing, but if a vegetarian gets really angry about it, then a good thing becomes a bad thing. Holding precepts is a good thing. But because a person holds precepts they refuse to allow others any flexibility; if the precept-holder causes beings to become upset, causes them to not want to make the Bodhi resolve, then a good thing becomes a bad thing.”
What are the precepts of never harming? These Bodhisattvas do not rely on precepts to study deceptive mantras or create potions in order to harm living beings. It is only for the sake of rescuing and protecting living beings that they uphold the precepts.
What are the precepts of being without admixture? These Bodhisattvas do not attach to prejudiced views nor do they hold a mixture of precepts. They only contemplate the arising of conditions and uphold world-transcending precepts.
Actually those two are in the category of “precepts of non-reception,” meaning they do not receive anything related to externalist ways. These three types of precepts are all similar. We Buddhists—didn’t I say before?—are perhaps a bit boring. We guard ourselves by listening to the teachings, bowing to the Buddhas, eating vegetarian food. We don’t do anything spectacular. But there are lots of things of interest we could study, like the five elements, the Book of Changes, using hands to heal, music, yoga—all of these are quite interesting. And there’s no problem with any of these. If you as a Buddhist want to study yoga, it’s fine. If you as a Buddhist want to study music, of course that’s fine too.
The import of this precept is:
- We should not harm
- We should not get confused and lose our way to the point that we no longer know exactly what Buddhism is, what Taiji is, what healing is, what the Book of Changes is, so that we get them all mixed up together to the point we lose our This all too easily can happen—even to monastics.
One monastic, who was already a manager before I left home. She was an extremely intelligent person. Once she saw that Buddhism was like that—that there seemed to be nothing special about it and that she hadn’t become enlightened yet (originally she had thought it would take about a week to get enlightened and by then it had been several years and she still hadn’t awakened)—she began to study the Book of Changes. She studied it deeply and she made drawings of the trigrams and gave them to others. Eventually she began a class in the Book of Changes, including the theory of the five elements, to teach us monastics. The more she explained the more she grabbed our interest! Everyone has to make the cards by themselves. The result was that a lot of valuable time got taken up with that instead of with the rich field of study found in Buddhism.
Views of a body. This refers to attachment to our bodies. We assume that our bodies are us and that everything we have belongs to us.
Prejudice views. These do not accord with the Middle Way. These views fall to one extreme or the other—either nihilism or eternalism. Those who attach to nihilism say that when we die it’s like a lamp being extinguished—it’s all ended. There isn’t any soul and there isn’t any rebirth. Those who attach to eternalism say that anyone who is human this life will be human in the next life and in the life after that. They will not become animals. People will always be people. That’s attachment to eternalism.
Views of prohibitive morality. Those with this view take what is not a cause to be a cause. Like those sects in India who restrain themselves to follow the behavior of cows, or of dogs. They learn to do what cows do and what dogs do.
Views that grasp at views. Those with this view take what is not a result to be a result. Such people have attachments within attachments. Their attachment to attachments is extremely strong. People with this kind of view are profoundly egotistical.
And finally there are deviant views.
What are the precepts of being without greed or seeking? These Bodhisattvas do not manifest strange appearances or display their own virtue. It is only for the sake of perfecting the Dharmas of escape that they hold the precepts.
The Master says: “Bodhisattvas hold the precepts for the sake of holding precepts. They won’t act like they are special or infer that they have some type of virtuous conduct and cultivation. ”
For example if someone has agreed to bring you medicine and then you refuse to open the door when they arrive. But this goes even further to include showing some special style—usually because one is hoping for offerings, or if not for money, then for recognition. Do something special with the hope that people will think one has skill in practice, that one is unusual. That is called, “showing some special style.”
We monastics must be very careful when it comes to this. People will sometimes say to me, “Ahhh. You are truly a Bodhisattva come again!” Now how does one respond to that? According to the Bhikshuni precepts, if one uses even some body language to affirm such a statement, then one makes a serious violation. But if when someone says, “Ahh. You are a Bodhisattva come again!” and one says something like, “No, I’m not.” It comes across as begging the question—with the possible implication that saying I’m not really means I am. But if one doesn’t say, “No, I’m not.” If one says nothing when addressed that way, then even more that implies that one agrees with the statement. Just like Shakespeare said: “Me thinks thou doest protest too much.” The best solution is that people do not say things like that which put us in a quandary and leaves us at a loss for words.
Heng Yun Shi: That is why the Master said, “We should not mutually call each other ‘Bodhisattvas’. We should try to be true in all that we do. Just call each other Upasaka or Upasika.
Heng Chih Shi continues with the explanation:
Yes. You can address each other as dharma brothers and dharma sisters. That’s best.
What are the precepts of never erring? These Bodhisattvas do not aggrandize themselves and say, ‘I hold precepts.’ When they see people who have violated precepts, they do not slight or slander them or cause them to feel remorseful, but they simply singlemindedly hold the precepts.
How fine that is! We ordinary people will all have things we did wrong, mistakes we made. But these Bodhisattvas hold their precepts without any outflows. They hold them solidly. They are those who ‘never err’. That means even though they hold the precepts well themselves, they would never criticize others or look down on others, or embarrass others—causing others to lose their resolve for Bodhi.
What are the precepts of never making violations? These Bodhisattvas have eternally severed killing, stealing, inappropriate sexual behavior, false speech, double-tongued speech, harsh speech, unprincipled speech, greed, hatred, and deviant views. They thoroughly uphold the ten good deeds.
They hold the ten good deeds without committing violations, without making mistakes. The sutra has more a more detailed explanation of these.
When those Bodhisattvas uphold these precepts of never making violations, they have this thought, ‘All living beings violate the pure precepts because they are upside down. Only the Buddhas, World Honored Ones, can know the causes and conditions that make living beings upside down so they violate the pure precepts. I should accomplish Unsurpassed Bodhi and extensively proclaim true and actual Dharmas for living beings so they can separate from being upside down.’
This is stated quite clearly: He can hold the precepts himself quite well. But when he sees someone who is not able to hold the precepts as well, even to the point of occasionally making mistakes, or violating the precepts, or even breaking a precept, he does not criticize such a person. Instead he thinks: It’s because that person is upside-down and only the Buddhas can really know why he is upside-down. Therefore, I dare not allow my thoughts to wander into how he is upside-down. And if he violates precepts, I do not know why he is upside-down. All I can only tell myself: “Well! I must continue to not violate them and I will eventually become accomplished. Once I am, then I can come back and then I will understand why that person is upside-down. I will be able to help him then.” Thus, he does a great job of keeping his thoughts lofty.
This is the second, the Bodhisattvas Mahasattvas’ Treasury of Precepts.
In the Dharma Flower Sutra, the Devadatta Chapter, the Master explains ten advantages of holding precepts. And in the Avatamsaka Sutra, the second of each list of ten—such as the Second Dwelling, the Second Practice, the Second Ground—all discuss the precepts or describes what kind of behavior we should have or tells us how to nurture our virtue. If you have interest in precepts, you can read those passages. The Second Ground in the Avatamsaka Sutra explains precepts very clearly in terms of ten good Dharmas and lists what retributions pertain to violation of each precepts. Probably you have all read that.