
Nếu chỉ lấy mốc thời gian từ năm 1951 trở đi, từ ngày các huynh trưởng tiền bối của Gia Đình Phật Hoá Phổ Bắc – Trung – Nam quyết định hợp nhất 3 Miền để tiến đến sự thống nhất của Gia Đình với danh xưng mới Gia Đình Phật Tử cho đến nay (năm 2004), thì Gia Đình Phật Tử cũng đã trải qua một đoạn đường dài suốt 3 năm, hoặc trong cảnh bình an hay sóng gió, đau buồn, rồi vui vẻ, tiếng cười, tiếng khóc… hoà lẫn cùng máu và mồ hôi nước mắt, tù đày…, tiếp theo là những ngày tháng vinh quang…
Nếu một đoàn viên Áo Lam khởi sự tham dự khóa Lộc Uyển vào năm 1951 với 19 tuổi đời, thì ngày nay Huynh trưởng ấy được 72 tuổi…, và đã được xếp vào hàng Huynh trưởng cao niên. Dựa theo Nội Quy của GĐPTVN truyền thống thì cứ 2 năm một lần, một Đại hội huynh trưởng được triệu tập để điều chỉnh nội quy, duyệt lại Quy chế Huynh trưởng, bầu lên một tân Ban Hướng Dẫn, bổ xung nhân sự và canh tân hóa theo đà phát triển nhanh chóng của tổ chức.
Qua quá trình nhiều thập niên 50, 60…, 90, Tổ chức không ngừng đào tạo những lớp huynh trưởng mới hầu trẻ hoá thành phần lãnh đạo, trao truyền lần hồi những nhiệm vụ chủ nào đến tay các thế hệ huynh trưởng kế tiếp trong các đơn vị Gia Đình, các Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Trung Ương…, áp dụng phương sách “vết dầu lan” dần trong kế hoạch trường kỳ của Tổ chức
Nhưng có thể vì tình cảm sâu đậm gia đình Lam Viên với nhau, vì sự tôn trọng người đi trước, muốn lưu giữ các anh chị của mình ở những chức vụ cũ một thời gian lâu dài hơn. Cũng có thể vì cảm thấy chưa dày dặn kinh nghiệm về mặt điều khiển, tổ chức hay một phần vì tuổi tác, tự cảm nhận chưa được đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo, đặc biệt về phương diện giao tế đối ngoại khi phải tiếp xúc với phụ huynh đoàn sinh, liên hệ với các Bác đạo hữu trong Ban Trị Sự Hội Phật Học hay Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội vv…, nên phần đông anh chị em Huynh trưởng trẻ vẫn thích ở lại với Đoàn quen thuộc, muốn được tiếp tục sinh hoạt tại đơn vị Gia Đình địa phương thân thương của mình. Vạn bất đắc dĩ, khi một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn bị khiếm khuyết thì anh chị em mới chịu nhận lời theo sự tiến cử của Tổ Chức.
Ngày xa xưa ấy.., Phật tử Áo Lam thường ví miền Trung là cái nôi của Tổ chức trong phạm vi nhỏ của một đất nước hình chữ S, thì ngày nay, sau 60 năm với bao sự biến chuyển, biến CỐ, đổi đời, rõ nét nhất từ thập niên 80, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã có mặt khắp năm châu, bốn biển, nên những thành viên Áo Lam tại hải ngoại, mỗi lần nhắc đến hay nhớ tưởng, hướng về quê hương đất tổ thường kêu gọi một cách thân thương Gia Đình Phật Tử Việt Nam Truyền Thống.
“Nói về Gia Đình Phật Tử tại Việt Nam, Gia Đình Phật Tử Truyền Thống nhờ được khai sinh”, phát triển tại đất tổ, trong một môi trường, một xã hội thuần hậu đạo đức mà Phật giáo chiếm đến 80% dân số, dù đồng bào đã phải trải qua bao đau thương dưới ách đô hộ của ngoại bang, vì nạn xâu xé nội chiến, dù Đạo Pháp lâm vào thời mạt pháp, nhưng Gia Đình Phật Tử Việt Nam dưới sự che chở, đùm bọc của các Tập đoàn mẹ, Giáo Hội Tăng Già, Hội Phật Học… và sau này, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vẫn giữ được tinh thần đoàn kết, thống nhất bất khả phân, vẫn củng cố nội bộ, phát triển qua năm tháng cho mãi đến năm 1981, Giáo Hội gặp đại nạn, nội bộ phân ly, Gia Đình Phật tử Việt Nam Truyền Thống do đó cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, phải chuyển mình và chấp nhận một sự chuyển tiếp bất đắc dĩ!
Những Huynh Trưởng, thế hệ thập niên 80, 90 lần lượt lấp vào những khoảng trống, phải đảm nhận những chức vụ chủ chốt của Tổ chức từ cơ sở hạ tầng đến Trung Ương, Song song với sự trưởng thành và phát triển tự nhiên của các lớp đoàn sinh, Oanh Vũ bước lên Ngành Thiếu, Thiếu lên Thanh, Thanh nam, Nữ… trở thành lớp Huynh Trưởng trẻ Bồ tát đạo vững mạnh, kiên cố của Tổ Chức.
Niên Trưởng Tâm Chánh Phạm Thị Hoài Chân (nay là Sư Cô Thích Nữ Tịnh Ngọc),
Cố Niên Trưởng Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục,
Cố Niên Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu
và Niên Trưởng Lệ Từ Nguyễn Thị Thu Nhi (nay là Sư Cô Thích Nữ Huệ Tâm)
Ảnh: Tư liệu Sen Trắng Chị Trưởng
Khoa học hiện đại, kỹ thuật tân tiến khách quan chuyển đổi nền kinh tế, xã hội trở thành tích cực hay tiêu cực, phồn thịnh hay suy đồi tùy theo mỗi quốc gia, sắc tộc. Thời gian, không gian và môi trường không ít đã là những động lực thúc đẩy sự chuyển mình và đóng một vai trò khá quan trọng về mặt tâm lý, cảm nhận, nhân sinh quan, tâm linh quần chúng.
Thời kỳ học sinh dùng ngòi viết lá tre chấm mực tím, mực đỏ đến lúc giặt cây viết máy bơm mực (fountain-pen) trên túi áo sơ mi, hay công chức còn ngồi gõ lọc Cọc trên bàn phím máy đánh chữ (typewriter) vào những năm 70 – 80, viết tài liệu bằng tay trên giấy sáp, quay in rô-nê-ô đều đã qua rồi. Thời buổi mà thanh niên còn chịu khó đi mua vé để vào ngồi xem cải lương, nghe vọng cổ, hát bội chắc cũng không còn thấy mấy nữa!!!
Những đoàn sinh mới gia nhập GĐPTVN vào những năm. 90 trở về sau, những anh chị em lớp Huynh trưởng trẻ, Trung niên và những Huynh Trưởng Cao Niên, tuy tình cảm đối với Hoa Sen Trắng vẫn nồng ấm, sâu đậm như nhau, đều bắt ấn Cát Tường chào và nhắc nhở nhau Bi – Trí- Dũng, nhưng thử hỏi khi một thành viên, trân quý ngồi đọc lịch sử qua các tập Kỷ Yếu Gia Đình Phật tử Việt Nam – 50 năm xây dựng, hay ngồi lật xem những hình ảnh kỷ niệm, đọc các đoạn văn lưu bút trong các Kỷ Yếu của Gia Đình Phật tử A, Gia Đình B, C, D…, của 10, 20, 30 năm qua, sẽ có những cảm nhận, suy tư như thế nào khi thoáng tưởng tượng, hình dung một bối cảnh (sẽ định hình) của | Đại Gia Đình Phật Tử Việt Nam của chúng ta vào những năm 2015?
Vẫn biết rằng trong bao năm qua các Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN Truyền Thống (tại Việt Nam) cũng như tại Hải Ngoại, Anh Chị Em Huynh Trưởng đã phải nỗ lực, dốc chí đặt vấn đề tu chỉnh, canh tân hoá nội quy và quy chế huynh trưởng lên hàng đầu của mọi kế hoạch hành hoạt của Ban, hầu theo kịp đà tiến hoá nhanh lẹ của xã hội văn minh, thích ứng với hoàn cảnh, môi trường mới, NHƯNG rất tiếc! rất tiếc! rất tiếc!!!
Tại Việt Nam, vì chưa có điều kiện, vì thiếu thuận duyên nên khó lòng điều chỉnh hay sửa đổi hai văn kiện lập quy Cơ bản trên một cách đại quy mô như toàn thể Lam Viên khắp nơi hằng mong đợi. Và chính vì tôn trọng nguyên tắc trên nên Anh Chị Em Huynh Trưởng đành phải… lưu giữ và tùy nghi áp dụng mỗi Mục, mỗi Điều tuỳ thời và theo mức độ cho phép.
Tại Hải Ngoại, tuy môi trường, hoàn cảnh tốt hơn nhưng khách quan mà nói, thì chưa hẳn có thể nói là đã có những điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác lớn lao này. Vì sao?
Tại mỗi địa phương nói chung, không phải vì thiếu phương tiện di chuyển nhưng là vì ngay tại mỗi quận (county) Anh Chị Em cũng đã ở cách xa nhau những 2, 3 tiếng đồng hồ lái xe; từ Tiểu Bang (state) này qua Tiểu Bang khác cách nhau những hàng ngàn cây số đường bay. Muốn gặp mặt nhau, muốn tổ chức một buổi họp mặt để bàn chuyện Gia Đình, thảo luận Phật sự, hoặc chỉ muốn tổ chức một lớp tu học thu hẹp vv… cũng đã là một vấn đề, đòi hỏi nhiều sự hy sinh ở mỗi cá nhân huynh trưởng.
Vì còn phải lo toan bao công việc không tên… nào là kế sinh nhai, đưa con đi học thêm, làm việc nhà, việc giao tiếp bà con và bạn bè vào ngày nghỉ cuối tuần…, thì quả thật khó lòng bỏ qua, miễn tránh được.
Vì vậy vào ngày chủ nhật, ngoài nạn thiếu huynh trưởng, thêm vào những nguyên nhân nói trên nên tại các đơn vị GĐPT thường bị thiếu người phụ trách vào các giờ sinh hoạt chính như Phật pháp, dạy Việt ngữ, kể chuyện đạo, cùng đọc lịch sử Việt Nam, hoạt động thanh niên..v…
Trong vấn đề giao tiếp thường nhật giữa Huynh trưởng và đoàn sinh các thế hệ khác nhau, ngôn ngữ không phải là một trở ngại, nhưng đứng về phương diện giáo dục, hướng dẫn đoàn sinh về Phật pháp, khuyến khích các em tu học, tạo tình cảm yêu quê hương dân tộc, thì lại có những sự kiện, sự việc khách quan và chủ quan, cần được lưu tâm như nếp sống xã hội âu hoá, tâm lý và tình cảm của lớp trẻ ngày nay do ảnh hưởng của môi trường, lề lối giáo dục tự do và bình đẳng” tây phương, đặc biệt là chưa Có thể áp dụng kịp thời và thích ứng phương pháp truyền, dạy Phật pháp theo thể thức Song ngữ. (Tuy nhiên, cũng là một điều thiếu sót nếu chúng ta quên không nêu lên được một vài điểm son của thế hệ thứ ba trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đó là lớp trẻ ngày nay là một thành phần năng động, có trình độ kiến thức và chuyên môn cao, Sớm thành đạt, dễ dàng tiếp thu với tinh thần học hỏi cầu tiến…)
Điều cần lưu tâm là phần đông đoàn sinh (thế hệ thứ ba, thứ tư) chưa nghe, nói và viết thông thạo tiếng Việt.
Thử tìm hiểu xem, qua các ngành Oanh, Thiếu trong mỗi đơn vị Gia Đình, Có được bao nhiêu đoàn sinh nghe, nói và viết rành rẽ tiếng việt (?); được bao nhiêu em thích đọc sách hay báo chí việt ngữ (?), được mấy em có thể ngồi vẽ nhanh và sơ lược bản đồ Việt nam, phụ ghi thêm địa danh, tên các thành phố, tỉnh (?)
Hàng ngũ huynh trưởng, đặc biệt là lớp huynh trưởng trẻ, ít có thì giờ tu học, ít được gần gũi chư vị Cao Tăng, Ni, được hầu chuyện cùng Thầy, Cô cố vấn giáo hạnh để được hướng dẫn trực tiếp về mặt tâm linh. Ở đây chúng ta cũng chưa đạt vấn đề… vì không thông hiểu nhiều về chữ Nho, không am tường về Hán ngữ nên vấn đề tìm hiểu, tu học KINH – LUẬT – LUẬN là một trở ngại đáng tiếc.
Tổ chức chưa có thể hay chưa đầu tư nhiều về vấn đề nghiên cứu, mở thêm những khóa huấn luyện đặc biệt, thực tiễn đào tạo kịp thời những Huynh trưởng chuyên nghiệp sư phạm có khả năng đáp ứng nhu cầu tình hình sinh hoạt hiện tại và tương lai tại các đơn vị Gia Đình địa phương, với thành phần đoàn sinh chưa nói và nghe thông thạo tiếng Việt hay đón nhận thêm lớp đoàn sinh mới từ các sắc dân bạn.
Trước kia tại quê nhà, dưới thời kỳ Pháp thuộc, địa bàn hoạt động bị thu hẹp trong khuôn viên Chùa, ngoài tổ chức Hướng Đạo quốc tế, các đoàn thể Thanh, thiếu, đồng niên Việt Nam không được phép tham gia hoạt động và làm công tác xã hội, và… về sau, qua các thể chế kế tiếp, vấn đề hoạt động có tính cách xã hội và chính trị cũng bị hạn chế, xem như tối kỵ đối với Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Nhưng ngày nay, tại Hải ngoại…, quan niệm, tư duy, pháp luật đều khác hẳn. Thanh, thiếu và Đồng niên không chịu bị gò bó trong phạm vi hạn hẹp, và nhận thấy, không tham gia công tác xã hội là một sự thiếu sót lớn…, trốn tránh trách nhiệm. Khó thực hành tinh thần BI – TRÍ – DŨNG một cách vẹn toàn…, khó phát triển được Tổ chức, đưa đạo vào đời đối với giới trẻ hiện nay.
Vấn đề kỷ luật đoàn thể, kỷ luật tập thể không phải là một điều mới lạ đối với Huynh trưởng hay đoàn sinh trẻ. Áp dụng 5 điều luật đối với huynh trưởng, Ngành Thanh và Ngành Thiếu, hay 3 điều luật đối với Ngành Oanh không phải là một chuyện khó tại hải ngoại.
Nhưng điều cần phải nói là chúng ta Hàng huynh trưởng đàn Anh không thể quy lỗi về phía giới trẻ mà là vì chúng ta chưa thật hiểu đàn em của mình, đặc biệt về tâm sinh lý, về quan niệm giáo dục… tôn ti trật tự, về nhân sinh quan, tình cảm và giao tiếp Tây phương giữa cha mẹ, con cái, gia thầy, cô giáo với học sinh.
Ngày xưa ấy tại quê nhà, phần đông các Huynh trưởng xuất thân từ ngành giáo dục, đoàn sinh là học sinh của mình; về tuổi tác, về trình độ kiến thức, kinh nghiệm thì cách nhau 10, 15 năm; môi trường sinh hoạt thì hạn hẹp chỉ quây quần trong phạm vi trường học, gia đình gốc Phật, sinh hoạt ngay tại sân chùa, thường được tiếp xúc với đạo hữu, được gần gũi với Chư Tăng, Ni… nên khi đề cập đến chương trình tu học Phật pháp của đoàn sinh hay Huynh trưởng, chúng ta không vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn như ngày nay tại Hải ngoại.
Tại hải ngoại trong vòng 4 hay 5 tiếng đồng hồ sinh hoạt hàng tuần của một đơn vị Gia Đình, Ban Huynh trưởng khó lòng sắp xếp được nhiều thời giờ dành riêng cho môn Phật Pháp: Mỗi tháng nếu không có một sự quyết tâm cao, không chịu hy sinh thời giờ, tiền chi phí di chuyển để tổ chức những đêm tu học Phật pháp, thỉnh mời được qui Thầy, Cô giảng dạy và hướng dẫn tâm linh thì Anh chị em huynh trưởng phải chịu nhiều thiệt thòi.
Vấn đề được đặt ra là cần nghiên cứu lại, giản dị hoá, rút ngắn lại chương trình tu học của Đoàn sinh và Huynh trưởng.
…
Xin thưa:
Bất cứ Huynh trưởng nào trong chúng ta, chắc chắn anh chị em cũng đã suy nghĩ nhiều, cũng đã tìm và đề nghị nhiều sáng kiến hay, nhiều biện pháp thực tiễn để giúp Tổ chức phát triển mạnh và lâu dài. Nhưng thiết nghĩ, không gì bằng là chính anh chị em Huynh trưởng lớp trẻ bắt tay vào việc nghiên cứu và vạch một hướng đi mới phù hợp với Gia Đình Phật Tử Việt Nam Quốc Tế trong Thiên Niên kỷ 21 này.
Và đây chính là lý do mà tôi đã mạo muội đặt đề tựa của bài viết này: Một sự chuyển tiếp thật cần thiết.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
HOA ĐÀM, SỐ CHỦ ĐỀ, 2011: MỘT SỰ CHUYỂN TIẾP CẦN THIẾT
An Indispensable
Transformation And Transfer
It is sure that anyone of our seniors would have thought thoroughly, searched and found initiative, realizable measures to help the Org in its firm development way for a longer time. Nevertheless, I dare to say that it would be nothing worth of more than you, yourselves, young leaders lend your own hand in studying and finding a right direction that would appropriately fix the International Family into this 21st millennium.
If a time mark should be made from the year 1951 and on, that would be from the day Seniors of the Inter zone North-Central-South VN Hoa Pho Buddhist Family met together and decided to unify 3 regional organizations into a sole uniform framework under the unique banner Buddhist Family, to up until now (2004 C.E.), the Organization has gone through a span time of 53 years, some time in peace or vice versa in stormy events, in contrition then joy, or in periods of mixture of tears and blood, sweats and sufferings and jail time and then glorious times that had followed…
Supposedly a member of the Grey Shirt Org participated in a Loc Uyen (Deer Park) in 1951, only 19 years old at that time, he/she presently must be 72 years old…and should be leveled to Elder Senior promotion. According to the VBF (VietBudFam) bylaws, traditionally once in other year, a National Seniors Assembly must be upholding for possible bylaws amendment, review of regulations for Seniors and select new members for a New Guiding Board, approve new positions and promote changes accordingly to the fantastic pace of expansion of the Org.
Through many decades, 50, 60,… 90, cascading training classes have been given to turn out new senior leaders in order to rejuvenate leadership of the Org, gradually assign main and important missions to successive new and young leaders among units of the Family, Provincial or Central Guiding Committees…Applying oil spreading in length scheme for the organization. However, here are truthful facts; due to deep sentimental involvement between members or paying respect to previous promotion and granting them a little bit longer term, and besides, the young recognize their experiences of leadership and organizing are not good enough and it’s more important that, age factor added, they admit lacking merit, leadership competence, mostly in relations to outside, in parental contacts or with Senior worshippers in Buddhist Studies Association Executive Board or venerable high ranking official leaders of the Church… Therefore most part of the potential young leaders love to stick to their familiar Group and continue their active role at their local Family unit they cherish for so long. Reluctantly, whenever a position in the Guiding Board vacant, Seniors have to accept to be promoted to that vacancy, designated by the Org.
In those remote years, Ao Lam Buddhists or Grey Shirts, were accustomed to regard the Central VN as the cradle of the Org in the perimeter of the S shape of the country. But nowadays, after a lapse of 60 years with so many changes, big events capable of an overhaul our life, most clearly from the 80s, with the fact that the Vietnamese Buddhist Family are spreading over 5 continents… overseas Grey Shirt members, at every lovable recall or flash of memory of the fatherland very often do call it the Traditional.
Referring to the Vietnamese Buddhist Family in the country, the Traditional, having the advantage of being born in the forefathers’ land, in an environment, a society impregnated of Ethical Buddhist unison of nearly 80% of its population Buddhist, and though going through so much suffering under the subjugation from the foreigners, inner wars and despise the decadence of Church in general, the VBF was safe under the protection of Founding Groups, the most venerable Sangha of the Church (or monk clergy), Buddhist Studies Society and later the Unified Vietnamese Buddhist Church, it could have still preserved the spirit of solidarity, inseparable union, consolidated its inner affairs and has continued its expansion as ever after. Unfortunately, in 1981, the Church suffered a big calamity and separatism! Hence, the Traditional was heavily affected and had to transform itself and unwillingly go through a transfer of power!
Seniors from promotion 80s and 90s must gradually fill in vacancies; they had to held major principal positions in the Org from infrastructural level to Central Committee in parallel with natural growth and development of its membership. Chic birds go up to Teens, Teens to Adolescents, and Adolescents male and female become young Seniors, with firm Bodhiwatsatta (or teachings and ethics), and strong colonnades of the Org.
Modern Science, advanced technologies objectively change the economy, and societies can become active or passive, strong or down depending on state to state, nation to nation. Time, Space and Environment are real forces; least or most they drive the transformation and play an important role in the psyche, sensory capacities, concepts toward life and spirituals of the mass of the population.
It has gone the time, when student needs pen with the metallic sheet to put down in ink, indigo or red, and up to when taking pride to pin a fountain pen on the pocket covers of the shirt or public servants still making harsh noises with their type-writer in 70-80s, hand writing document on carbon copy paper, recurring to rotating printer, all those things had gone for good. Disappear also the time when young persons are still patient to buy tickets for traditional musical drama, listen to old-time songs, watch mimic theatrical works; now they must be very a few!
Members that had registered from 90s and later, female and male Seniors, young, middle aged and elder ones, all of them, although still keeping a warm and deep feeling with Hoa Sen Trang (White Lotus), still conserve the hand sign welcoming glorious prosperity and remind each other of the slogan Compassion-Mindfulness-Courage; however, what would they be thinking of? Left alone, a member still interested in old photo albums of the Fam – 50 years of Building Up following some byline remarks from years or generations A to B, C, D or 10, 20, the 30s, what would affect his or her feelings and thinking process, when he or she has to figure out a scenario (going to be determined) of our beloved Fam in the year 2015?
Being aware that through the years, succeeding Guiding Boards in the country (the Traditional) as well as abroad have had strived with all their available forces and resources to stress upon amendment, reformation of bylaws and regulations concerning Senior promotion and put these topics on high priorities of their agenda in order to catch up with speedy pace of development in advanced civilized societies and be adapted to new circumstances and environment, it should be regrettable and regrettable!!!
In Vietnam, due to inappropriate conditions and disadvantageous causes, it would be not easy to review those above mentioned basic founding documents on a mass or popular level as ever expected by the Fam members. In respect of those principles, Seniors of both sexes have to apply, in real life, Chapters and regulations accordingly when it is allowed.
Overseas, though with the better environment and circumstances, but objectively, it would not be totally exact to asses that there are good and advantageous conditions to implement this big operation. Why not?
In general, it must be not lack of means of transportation, but even in every county, it requires a couple or more of driving hours to meeting destination, due to residence distance from each other; and from state to state, it should be thousands of kilometers of the flight line. So, it should be a great sacrifice from a Senior, when making an appointment to meet face to face, organizing a together gathering to discuss the Family business, Buddhist Studies or merely setting up a limited Practice Class, etc. It would be a big problem for him or her!
And it is very hard to overlook or avoid plenty of things unaccounted so far, such as earn a living, driving children to extra curriculum courses, household, weekend meetings, relations with acquaintances.
Therefore every Sunday, beside those above causes, another one should be added in, the need of big brothers or seniors; it is said that at every unit of the Family, we don’t have personnel for main activities as Buddhist studies, teaching Vietnamese, religious storytelling, reading Vietnamese History, activities for the Youth, etc…
In everyday contacts, between a leader and members of different ages, language should not be a too big problem, but on the educational level, tutoring in Buddhist studies, encouragement for Practice, mention of love for the country and the nation, then it should be cleared on some objective and subjective factors worth of being concerned like westernized societies, psycho and feelings of the nowadays Youth conditioned by environment, western free and equal education for all; in particular, it is not designed in time and applicable an appropriate method of teaching and transferring Buddhist teachings in bilingual class. (However, it is a big missing bone here, if we won’t reveal any fantastic achievements of the third generation in Overseas Vietnamese Communities; it is admitted that the Youth of today are very active elements, highly educated, high technically skilled, early young business achievers, open to welcome new ideas, eager to advance further…).
Most part of members (3rd, 4th generation) could not listen, speak and write in Vietnamese fluently. This poses a very big concern to the Family.
To take a good look from the Chicks, Teens in every unit of the Family, how many children is good at listening to, speaking up and writing on in Vietnamese? How many do like reading books or newspapers in Vietnamese? Could they sit down and draw in fast strokes the sketched map of Vietnam, not to say they could add Vietnamese some local landmark, city, provincial names?
Among seniors belonging to the Youth, they don’t have enough time for practicing, fewer occasions to approach venerable monks, talk to the Teachers, moral counselors for spiritual guiding. Here we mustn’t put forward to pose as a problem, to learn about old Vietnamese writing or understand intellectual Chinese characters, so this missing part can become a big regrettable hindrance to the learning, practicing Teachings-Regulations-Comments.
The Org have not or could not have invested much into studies, opening special training sessions to turn out in practical sense and in time seniors equipped with pedagogy, capable to answer and meet all needs of activities, of the present day and in the future at local unit level, to cope with members that could not speak and listen Vietnamese with ease or to welcome additional new members from friendly ethnic groups.
Before, in the country, under the French dominion, activities must be reduced into Pagoda yard, except to the International Scouts, Vietnamese groups, minors, teenagers, infants were not allowed to activate their organization and go into voluntary works and… Later, in succeeding regimes, works bearing social and political labels were also limited, specially to the Buddhist Family, this trend is extremely and sensibly controversial and intolerable.
Nowadays overseas everything’s different on concepts, thinking, law abiding. Children from toddlers to adolescents are not supposed to squeeze themselves into a little space; they realize that not taking part in non-profit operations surely must be a big missing link… that leads to avoid taking his/her own responsibility. For them, it’s unimaginable to carry out Generosity-Mindfulness-Courage in the fullness of the terms… and for the modern Youth, in that condition it’s hard to expand the Org and to introduce the Path or Religious teachings to life.
About discipline in the Org, the collective constraints are not new to Seniors or fresh members. Applying 5 rules to the seniors of Adolescent or Teens groups and three regulations to toddlers should not have any incident in overseas. Nevertheless, as old seniors, we could not point finger to the young, but indeed we did not understand them, particularly in the bio-psycho field, educational view… Hierarchy ladder, conception on life, feelings and relationships in the western sphere, in family, parental, filial, teacher and pupil world.
In old days, most of the seniors came from education department, members were their students or disciples; they differed from the latter in age, knowledge, experience; the gap could be 10, 15 years apart; the environment for activities were limited in school yard, Buddhist Family and activities rolled out in pagoda court; they could befriend followers, and very close to monks, so when dealing with Practicing schedule for members and even seniors, we had not encountered much hindrance as today in overseas lands.
Anyway abroad the Seniors boards could not arrange much time for Buddhist teachings in a weekly time table of from 4 to 5 hours of activities in a unit of the Family. In a month, if not having high determination, sacrificing some time, spending some fees on traveling in order to set up some nightly Practice sessions, invite he/she teachers as instructors and spiritual mentors, all burden lean on seniors’ shoulders.
The question must be to re-investigate, simplify, shorten practice program reserved for grouping members and seniors.
And that should be the reason I had chosen as topic for this writing: An Indispensable transfer!
Glory to Everlasting Joyce Buddha
2 thoughts on “Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục (1927-2007): Một Sự Chuyển Tiếp Cần Thiết | An Indispensable Transformation And Transfer”