
Chùa Bồ Đề (Phú Viên – Long Biên – Hà Nội). Xưa chùa có tên “Thiên sơn Tự” do được xây dựng trên gò đất mang tên Thiên sơn, hiện tại bức hoành phi đặt ở nhà tổ còn ghi 5 chữ “Thiên sơn cổ tích tự”.
Chùa có tên Bồ Đề vì được xây dựng nơi Bến Bồ Đề (một trong An Nam kinh đô bát cảnh ). Trước kia tại nơi đây có 2 cây Bồ Đề cổ thụ, do đó mà thành tên. Nơi đây, năm 1427 là địa điểm vua Lê Lợi đóng quân khi vây thành Đông Quan – (Hà Nội) trong trận chiến cuối cùng dành lại độc lập cho Đại Việt sau hơn 20 năm chịu sự đô hộ của Nhà Minh. Liên quan sự kiện này, có thể là nơi ra đời câu ca dao: “Nhong nhong ngựa ông đã về, cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.
Tương truyền chùa được xây dựng cuối thời Trần (Thế kỷ thứ 5). Dấu tích xưa của chùa hiện không còn gì ngoài một số tấm bia đá, bia dựng sớm nhất cách đây 400 năm và một đôi Sấu Đá. Hiện tại Tòa Thượng điện và các công trình khác mới được xây lại cuối Thế kỷ 20. Cổ hơn là Nhà thờ Tổ (cũng được xây dựng đầu Thế kỷ 20. Khuôn viên chùa rộng rãi thoáng mát, chùa chính nhìn ra sông Hồng, lại nằm cách xa khu dân cư nên có được không gian tĩnh mịch của nhà Thiền. Bên cạnh chùa là Đền Chầu (Thờ tứ Phủ). Đi quá ra bờ sông Hồng là tới Chùa Lâm Du, Đền Quan Tam Phủ. Cách 600m về phía cầu Chương Dương là đền Ghềnh ( thờ Công Chúa Lê Ngọc Hân & Mẫu Thoải ). Đây là địa điểm gần Trung Tâm Hà Nội phù hợp cho Khách hành hương đầu năm vãn cảnh.
Theo: Chùa Việt