
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019
và công bố bức tranh sơn mài có tên “Đạo Pháp và Dân Tộc”. Nghệ sĩ cần phải trang bị một não trạng tỉnh táo
và tinh thần liêm sĩ để khỏi trở thành công cụ lót sàn hạ đẳng cho chính trị dẫm lên. (Courtesy hvpgvn.edu.vn)
Trong khi VESAK – Lễ hội Phật Đản Thế giới – đang diễn ra ở Hà Nam thì “hậu trường sân khấu” lại có những màn trình diễn vớ vẩn như bức tranh này. Đây là một hình thức báng bổ Phật giáo cũng như hạ thấp tinh thần dân tộc và lịch sử Việt Nam xuống ngang tầm với trò quảng cáo lãnh tụ và tuyên truyền chính trị!
Nhiều Phật tử và Thân hữu đã bày tỏ tâm đắc với lời nhận định của ông NT về bức tranh sơn mài “Mừng Phật Đản 2019” nầy, khi ông viết:
“ Đây là biểu tượng cho một thứ văn hoá nô bộc và tôn sùng lãnh tụ theo tâm lý bầy đàn thời Trung Cổ.”
Đức Phật là Đức Phật;
Cụ Hồ Chí Minh là cụ Hồ Chí Minh.
Đức Phật là biểu tượng truyền thống cho tôn giáo Phật giáo. Quả nhiên đây là điều không thể hiểu mập mờ hay phủ nhận được.
Nhưng cụ Hồ Chí Minh không phải là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam nói chung. Cụ là một nhà lãnh đạo của phong trào Cộng Sản thời 1930. Người cộng sản Việt Nam có quyền tôn sùng Cụ Hồ như là biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Xã Hội hay Cộng Sản mà thôi. Nhưng không ai có quyền áp đặt Cụ Hồ trở thành biểu tượng chung cho toàn thể dân tộc Việt Nam cả. Sự nịnh hót lộ liễu và trắng trợn luôn luôn đồng nghĩa với sự hủy hoại thanh danh và nhân cách của cả hai đối tượng NỊNH HÓT và BỊ NỊNH HÓT!
Ai là tác giả và “fans” của bức tranh sơn mài ví von nhếch nhác này hãy
học lại khái niệm cùng nội dung của hành trình ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC suốt mấy nghìn năm mà Phật giáo Việt Nam đã thể hiện từ xưa đến nay. Xin hãy bình tâm sám hối sự vô minh và hành động a dua nịnh hót sống sượng của mình ngay trong mùa Phật Đản này. Giá trị nghệ thuật đích thực và sự suy đồi bởi tâng công và dua nịnh không bao giờ có mẫu số chung trên vùng đất lương tri.
Nếu xem Đức Phật là biểu tượng cho đạo pháp (Phật giáo) thì phải xem VUA HÙNG là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam mới tương đồng và chính đáng.
Thưa, danh có chính thì ngôn mới thuận.
Kiểu sử dụng danh từ tuỳ tiện “nói cho lại được” hay vẽ gà ra cáo không phải là cung cách ứng xử nhân văn thời hiện đại.