
Riêng viết cho Tâm Thường Định và Tâm Định
LỜI THƯA: Tôi có những người em làm Huynh trưởng, bây giờ đã lên Cấp và vượt xa mình rất nhiều. Tự đáy lòng, với tôi họ là những người bạn, nhưng có khi cũng là những người thầy. Trên Con Đường, tôi luôn luôn tâm niệm học lại mình và nương vào sựhọc hỏi từ anh em rất nhiều!
Nhiều năm qua, từng thế hệ đàn em của tôi cứ theo thời gian, gắn bó bền bĩ với Tổ chức, đủ điều kiện nên các Ban Hướng Dẫn tấn phong lên cấp, cụ thể là cấp Tấn. Từng thế hệ tiếp nối lớn lên, kế thừa sự nghiệp lãnh đạo Gia Đình Phật Tử. Là những thế hệ tiêu biểu cho thời đại mới, không gian mới, và hoài bão mới, nhưng trong thâm tâm còn nặng lòng với những giá trị được truyền thừa từ thế hệ Đàn Anh.
Trong số những Anh-Chị-Em được tấn phong cấp Dũng và Tấn vào mùa Thành Đạo Phật lịch 2567 năm nay, có thêm hai người em nữa cũng đã phát nguyện lên đường. Tôi muốn nói đến Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ và Tâm Định Nguyễn Xuân Hiệp. Là thế hệ Huyền Trang thứ 4, hai gương mặt trẻ nhất, nhiều năng lượng và kỳ vọng nhất chăng!
Bài viết này là cảm xúc bồi hồi còn nguyên vẹn như ngày đầu thắp sáng ngọn nến giữa Thái Bình Dương rì rào sóng vỗ nơi hoang đảo xa xôi Pulau Bidong, Malaysia, gởi đến anh em như hai người bạn và cũng là hai người thầy trên suốt Con Đường mà chúng ta phát nguyện cùng đi tới, bằng nhận thức rõ rệt ý nghĩa Cấp Bậc và niềm tự hào trong sáng, cho dẫu mọi tân toan nếu có từ uy lực định hướng nào, cũng không làm cho giá trị của bản thân và Cấp Bậc của Tổ Chức mai một.
Cấp Bậc tự nó không làm nên những giá trị. Giá trị Cấp Bậc do chính mỗi Anh-Chị-Em tạo nên!
Mong lắm thay!
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát!
*
“We all want to be leaders. But what does it take to be a good one? Learn how to lead from a place of compassion and empathy.”
Tất cả quý anh-chị Trưởng chúng ta đều có trách nhiệm lãnh đạo. Nhưng để trở thành một người lãnh đạo lý tưởng, chúng ta nên làm gì?
Hãy thử tham khảo phương pháp lãnh đạo bằng tấm lòng trắc ẩn và sự đồng cảm mà tác giả Brené Brown gợi ý trong tác phẩm “Dám lãnh đạo” của cô. Lãnh đạo trong ý nghĩa này, tất nhiên là sẵn sàng, mạnh dạn gánh vác trách nhiệm.
Bấy giờ, thử tưởng tượng xem chúng ta đang phát biểu trước một đám đông cử tọa. Chắc chắn phản ứng của mỗi người trong số họ không hẳn giống nhau. Ai đó sẽ vỗ tay hoặc gật đầu tán thưởng, nhưng cũng có thể sẽ có ai đó lắc đầu, lặng thinh, thậm chí chê bai và phê phán… Tuy nhiên, chúng ta nên tập trung vào đâu?
“A great leader has to be vulnerable.”
Tác phẩm “Dám lãnh đạo” của Brené Brown hẳn nhiên nói về sự lãnh đạo – nhưng là sự lãnh đạo với bóng dáng một con người. Vì vậy ở đây chúng ta không nói về các kỹ thuật tăng tầng suất chỉ nhằm thể hiện cái tôi vượt trội, mà cùng nhau nói về tâm lý của các mối quan hệ trong môi trường hoạt động. Một nhà lãnh đạo khéo léo, trước hết phải là một người nhạy cảm, điều này chứng tỏ chúng ta không phải là một người lạnh lùng và xa cách. Theo đó, khả năng lãnh đạo đòi hỏi phải bộc lộ cảm xúc và lòng can đảm để vượt thắng.
Phải mạnh dạn để nói rằng “tôi biết cuối cùng mình có thể sẽ thất bại, nhưng tôi vẫn quyết tâm”. Vì chắc chắn chúng ta chưa bao giờ gặp một người quả cảm nào mà chưa từng trải qua sự thất vọng, thất bại, thậm chí là đau khổ. Bởi vì, sự nhạy cảm thường dễ bị tổn thương.
Vậy vấn đề nằm ở chỗ nào? Brené Brown giải thích nó là “cảm xúc mà chúng ta trải qua trong những thời điểm không ổn định, rủi ro và khủng hoảng”. Trải nghiệm tổn thương không bao giờ là dễ chịu, và việc gánh vác trách nhiệm lãnh đạo trong hoàn cảnh không có “áo giáp” – không có các định chế hợp lý – là điều đáng ngại.
Đây là lý do tại sao chúng ta thường né tránh nhận trách nhiệm bằng mọi cách, trong nhiều trường hợp khác nhau. Nó không thoải mái; hơn nữa, chúng ta có đầy những thành kiến e ngại với cảm giác mặc cảm này. Nhưng Brown cho đó là những định kiến sai lầm.
Trong nhiều trường hợp, mặc cảm là nhược điểm. Đây là một nhận định phổ biến, nhưng nó không đúng. Một khi chúng ta không dám đối diện và chấp nhận thách thức khó khăn, thậm chí thất bại và tổn thương, chúng ta sẽ để nỗi sợ hãi điều khiển tâm trí của mình và cuối cùng sẽ ngã quỵ.
Lại nữa, ở cương vị lãnh đạo đừng bao giờ tự đánh lừa mình khi cho rằng “tôi không cần ai cả”, vì con người được lập trình sẵn để kết nối; chúng ta thực sự cần nhau để sống một cuộc sống trọn vẹn. Song, không có nghĩa việc gì cũng chia sẻ quá mức cho dù cần phải cởi mở. Điều tốt nhất, theo Brené Brown nên làm là đặt những câu hỏi: sự hỗ trợ từ tôi như thế nào? bạn muốn tôi trả lời những câu hỏi nào?
“Be careful with fake vulnerability: if you only pretend you want to listen, but don’t even pause for people to ask a question, you will reach the opposite effect – distrust.”
Lưu ý, hãy cẩn thận với sự cảm nhận giả tạo: nếu bạn chỉ giả vờ muốn lắng nghe mà thậm chí không tạo cơ hội để mọi người đặt câu hỏi, chia sẻ những góc nhìn khác, bạn sẽ đón nhận tác dụng ngược – mất lòng tin.
Nhạy cảm tuy có nghĩa là dễ bị tổn thương. Nhưng chắc chắn chúng ta không thể trải nghiệm tình thương, cảm giác thân mật và niềm vui nếu chúng ta khép kín trái tim mình. Hãy can đảm đối diện, chấp nhận khi cần thiết.
Các nhà lãnh đạo phải dành một thời lượng hợp lý để giải quyết những nỗi lo lắng, sợ hãi và nhiều cảm xúc khác nhau, đôi khi mất năng lượng một cách vô lý để cố gắng điều hòa những hành vi của mình, nhưng không hiệu quả. Nếu bạn là một người lãnh đạo, thật khó để cân bằng giữa việc duy trì quyền lực và nhân bản. Nhưng có một giải pháp như thế này: chỉ cần tâm niệm rằng rõ ràng là sự tử tế, và không rõ ràng là không tử tế: ví dụ, chỉ nói một nửa sự thật là không tử tế; nói sau lưng người khác là không tốt v.v…
“If you’re a leader, you may find it hard to keep the balance between maintaining your authority and staying human. But there is a solution: just remember that clear is kind, and unclear is unkind: for example, telling only half-truth is unkind; talking behind people’s backs is unkind.”
Chúng ta thường e ngại phải thẳng thắn vì trong nhiều trường hợp, sự thẳng thắn có thể gây tổn thương. Và khi chúng ta sợ hãi, chúng ta có hai lựa chọn: tìm phương tiện tự vệ hoặc thể hiện lòng can đảm. Thật không may, hầu hết chúng ta thường chọn cái đầu tiên. Khoác ngay lên mình một chiếc áo giáp. Thông thường, nó xảy ra vì:
- Bạn mặc cảm mình không xứng đáng;
- Cho rằng nếu chia sẻ vấn đề của bạn thì mọi người sẽ ít nghĩ đến bạn hơn.
- Bạn không muốn trải lòng về vấn đề của mình vì không ai khác làm như vậy.
- Chủ quan hoặc cố chấp cho rằng vấn đề không phải là lỗi của mình.
- Tự cho rằng bạn giỏi hơn những người khác.
Vâng! Khoác ngay lên mình một chiếc áo giáp, nhưng thái độ tự bảo vệ này sẽ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Bởi vì suy cho cùng, lãnh đạo là phục vụ mọi người.
“Self-protection techniques will not lead us anywhere. Because, after all, leadership is about serving people.”
Đây là lý do tại sao, trong “Dám lãnh đạo,” Brené Brown nói các nhà lãnh đạo phải có can đảm để tò mò và tìm kiếm lý do thực sự tại sao mọi việc lại xảy ra, ngay cả khi điều đó làm mình cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, cũng phải nhớ rằng việc lựa chọn từ ngữ rất quan trọng: bạn không chỉ phải gọi tên cảm xúc mà còn phải gọi tên chúng một cách chính xác.
Ví dụ: khi chúng ta sử dụng từ “mất kết nối” thay vì “cô đơn”, chúng ta đã mắc sai lầm – và sai lầm này không chỉ ở ngữ cảnh. Dùng từ “vô trùng” có nghĩa là chúng ta sợ chạm tới những cảm xúc ở mức độ sâu sắc hơn; nó có nghĩa là chúng ta né tránh những vấn đề thực sự. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không tiến tới việc sửa chữa nó.
Vì vậy, “áo giáp” trong ngữ cảnh trên là một phép ẩn dụ, nó đại diện cho hành vi được cho là để bảo vệ chúng ta khỏi môi trường chống đối và đôi khi khỏi chính chúng ta nữa. Tuy nhiên, hành vi này thường dẫn đến sự thất vọng.
“The problem is that when we imprison the heart, we kill courage. In the same way that we depend on our physical heart to pump life-giving blood to every part of our body, we depend on our emotional heart to keep vulnerability coursing through the veins of courage.”
Khi chúng ta giam cầm trái tim, chúng ta bóp chết lòng can đảm. Cũng giống như cách chúng ta dựa vào trái tim thể xác của mình để bơm máu mang lại sự sống đến mọi bộ phận trên cơ thể, chúng ta cũng phụ thuộc vào trái tim cảm xúc của mình để giữ cho sự nhạy cảm luôn luân lưu trong huyết quản của lòng can đảm.
Trái tim là kho báu quý giá nhất của chúng ta nhưng chúng ta thường quên nó. Chúng ta ngỡ rằng cảm xúc khiến chúng ta làm việc kém hiệu quả hơn, hoặc cũng có thể kém năng suất hơn. Vì lẽ đó, chúng ta có khuynh hướng xây dựng nền văn hóa tưởng thưởng.
Từ nhận thức này này, tôi muốn chia sẻ một trọng điểm của vấn đề: Xét Cấp và Thọ Cấp trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam không phải là văn hóa tưởng thưởng, mà đó là thái độ quả cảm: “DÁM LÃNH ĐẠO.”
“Approving the rank and vowing to receive the rank in the GĐPTVN is not a culture of reward, but a courageous attitude: ‘DARING TO LEAD.’”
Trong tác phẩm kể trên, Brené Brown nói rất nhiều về các trường hợp lãnh đạo cứng nhắc, trong đó mỗi trường hợp cô đều đưa ra một hành vi tương phản cụ thể nhằm giải quyết chúng. Tuy nhiên ở đây tạm lướt qua những tiểu tiết này.
Mỗi khi muốn khoác lên mình chiếc áo giáp, chúng ta nên nhắc nhở bản thân rằng những người quả cảm nhất đều có trái tim tan vỡ – họ để trái tim mình thoát khỏi ngục tù và sẵn sàng chấp nhận bị tổn thương.
“The bravest people are brokenhearted – they let their hearts out of prison and got hurt.”
Bây giờ nói đến sự mặc cảm. Nó cũng giống như sự xấu hổ, là một trong những cảm xúc nguyên thủy của chúng ta; nó phổ biến và rất khó chịu. Điều này nghe có vẻ chói tai, tuy nhiên, nếu chúng ta không thừa nhận mình đang cảm thấy có chút xấu hổ, nó sẽ kiểm soát cuộc sống của chúng ta nhiều hơn.
Nên nhớ rằng, cảm giác mặc cảm rất hữu ích – ở khía cạnh tích cực nó làm bạn tin rằng mình có thể thay đổi. Đừng để nó làm chúng ta mất kết nối với những mối quan hệ vốn là sự quan tâm và tình thương trong tổ chức, tập thể. Đồng cảm là khả năng nhìn thấy nỗi đau của ai đó; là việc ở bên nhau khi ai đó đang trải qua bóng tối.
“To see the world as others see it. Our perspective is formed through the lens of our experience and factors like age, race, spiritual beliefs, and so on. To empathize with others, we don’t have to change the lens – it will be enough to respect the perspective of others.”
Để nhìn thế giới như những người khác nhìn thấy nó. Quan điểm của chúng ta được hình thành thông qua lăng kính kinh nghiệm và các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, niềm tin tâm linh, v.v. Để đồng cảm với người khác, chúng ta không cần phải thay đổi lăng kính – chỉ cần tôn trọng quan điểm của người khác là đủ.
Để không phán xét, để hiểu được cảm xúc của người khác, đòi hỏi chúng ta phải hiểu được cảm xúc của chính mình. Sự quan tâm “chánh niệm” chính là sự chú ý – chú ý đến những gì đang xảy ra xung quanh bạn, đến hành vi và cảm xúc của bạn.
Để lãnh đạo hiệu quả, chúng ta có trách nhiệm tôn trọng và tận dụng các quan điểm khác nhau cũng như luôn tìm hiểu về việc chúng thường xung đột với nhau như thế nào… mặc dù chúng ta có thể có những quan điểm khác nhau và có thể không chia sẻ cùng một mức độ kiến thức về mọi chi tiết của tổ chức, nhưng chúng ta phải có một thực tế chung về tình trạng hiện tại của tổ chức.
“To lead effectively, we’re responsible for respecting and leveraging the different views and staying curious about how they can often conflict… while we may have different perspectives and may not share the same level of knowledge about every detail of the organization, we must have a shared reality of the current state of the organization.”
Sự tìm hiểu có mối tương quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, nhưng thay vì tìm hiểu, chúng ta có khuynh hướng tỏ ra “biết”. “Biết” trong trường hợp này chính là cái tôi, và chính cái tôi của mình khiến chúng ta dùng cơ trí nhiều hơn cơ tâm để giải quyết mọi vấn đề. Ngược lại, thái độ sẵn sàng tìm hiểu dẫn chúng ta đến giải pháp tích cực.
Ví dụ, người tự cho mình đã biết: “Tôi không muốn nói về điều này vì tôi đã biết tất cả”. Với người sẵn sàng tìm hiểu: “Tôi tha thiết muốn biết cho dù điều này diễn ra như thế nào.”
Rõ ràng là người chọn phương án thứ hai sẽ có nhiều cơ hội hơn để đi vào cốt lõi của vấn đề.
Hãy chọn lựa các sống theo các giá trị của chúng ta.
Các giá trị của chúng ta phải được kết tinh trong tâm trí, không thể sai lầm, chính xác, rõ ràng và không thể ngông cuồng, đến mức chúng không giống như một sự lựa chọn – chúng chỉ đơn giản là một định nghĩa về con người chúng ta trong cuộc sống.
Bóng dáng và tiếng nói của người khác có thể khiến chúng ta quên mất mình là ai và điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta. Tệ hơn, chúng ta thường không nhận thức được điều này. Nhưng các giá trị giống như những ngọn hải đăng dẫn đường cho cuộc đời; chúng ta nên nghiêm túc hơn về chúng.
Brené Brown đưa ra nhận định, chỉ có giá trị thôi là chưa đủ; chúng ta cần phải sống với chúng. Cô ấy nói đó là một quá trình gồm ba bước:
Bạn không thể sống với những giá trị mà bạn không thể đặt tên. Chúng ta chỉ có thể có một bộ giá trị và không thể thay đổi nó tùy theo ngữ cảnh. Điều này là một thách thức vì đôi khi các giá trị của chúng ta có thể không trùng khớp với các giá trị của gia đình, bạn bè hoặc thậm chí là tổ chức của chúng ta.
Thực tế chúng ta khó chịu khi ai đó bắt đầu nói về các giá trị? Bởi vì rất ít người thực sự thực hành trọn vẹn những giá trị mà mình tuyên bố có.
“The biggest challenge we face when it comes to values is the necessity to give and get feedback. In this case, to stay aligned with your values requires a special attitude – readiness to listen, the ability to hold a person accountable without shaming or blaming, genuine gratitude for the input, etc.”
Theo Brown, thách thức lớn nhất mà chúng ta gặp phải khi đề cập đến các giá trị là sự cần thiết phải cho và nhận phản hồi. Trong trường hợp này, để duy trì sự phù hợp với các giá trị của bạn đòi hỏi một thái độ đặc biệt – sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng nhận trách nhiệm mà không xấu hổ hay đổ lỗi, lòng biết ơn thực sự đối với ý kiến đóng góp, v.v.
Cũng từ đây, chúng ta học được cách vươn lên.
*
Lựa chọn sống và yêu bằng cả trái tim là một hành động thách thức. Bạn sẽ khiến nhiều người bối rối, bực tức và khiếp sợ – kể cả chính bạn… Bạn cũng sẽ tự hỏi làm thế nào mà bạn có thể cảm thấy dũng cảm và sợ hãi đến vậy cùng một lúc. Nó là cảm giác chiếm nhiều thời gian, rất sống động.
Con người là sinh vật có cảm xúc. Vấn đề là chúng ta không biết cách xử lý cảm xúc của mình. Thay vì cố gắng cảm nhận chúng và tìm hiểu, chúng ta chuyển chúng sang người khác. Tất nhiên điều này không giúp ích được gì.
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hoặc thăng hoa các mối quan hệ của bạn với những đồng sự, và những người chung quanh, bạn cần nhận ra cảm xúc. Một kỹ năng tốt là rèn luyện sự bình tĩnh. Brown gọi đó là một trong những siêu năng lực lãnh đạo nhưng bị đánh giá thấp nhất – nó tạo ra quan điểm và giúp quản lý phản ứng cảm xúc.
Trong một thế giới đầy rẫy những lời chỉ trích hoài nghi, chúng ta cần phải mở rộng trái tim, cởi bỏ áo giáp và cứ để mình dễ bị tổn thương. Brown nói rằng đó không gì khác hơn là một thực hành – bởi vì lòng dũng cảm là sự nổi loạn và việc thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành xử sẽ đòi hỏi rất nhiều điều. Không thể dũng cảm mà không sợ hãi, nhưng nó có thể mang lại những thành quả mà bạn không bao giờ có được.
“Hãy tự đào luyện cho mình một trí tuệ, một bản lãnh, để sáng suốt lựa chọn hướng đi, và dũng cảm chịu trách nhiệm những gì ta đã lựa chọn và gây ra cho bản thân và cho cả chúng sanh.” (Thầy Tuệ Sỹ, Đạo Phật với Thanh Niên)
Bấy giờ, sẵn sàng thọ nhận Cấp trong ý nghĩa đó, là sự dũng cảm. Dám nói, dám làm và chịu trách nhiệm với những điều mình chọn lựa.
Mặc Cốc, 27 tháng Mười, 2023
Quảng Pháp Trần Minh Triết
________________
* theo Natalia Rossingol | Based on the idea of Natalia Rossignol
*
Trong không gian trang nghiêm của ngôi Hùng Bửu Điện Phật Đà, San Diego, California, Hoa Kỳ; Dưới sự chứng minh giáo giới của Chư Tôn Đức Tăng Già gồm Hòa Thượng Chánh Thư Ký Hội Đồng Điều Hành, GHPGVNTN-HK; Hoà Thượng Thích Minh Hồi, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kiến Thiết, Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN-HK, Viện Trưởng Viện Hành Đạo GHPG Tăng Gìa Khất sĩ trên Thế Giới; Thượng Toạ Thích Nhật Châu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, HĐĐH GHPGVNTN-HK; Thượng Tọa Thích Thường Tín, Trì sự Như Lai Thiền Tự; cùng quý Niên Trưởng Hội Đồng Cấp Tấn và Dũng, GĐPTVN tại HK, cũng như anh-chị-em Huynh trưởng các đơn vị trực thuộc cư ngụ tại Miền Quảng Đức, buổi Lễ Thọ Cấp Tấn và Dũng cho quý Anh-Chị có quyết định tấn phong vào mùa Thành Đạo PL 2567 năm nay đã được tổ chức và hoàn mãn tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tác động tâm lý tích cực đến toàn thể Lam viên không chỉ riêng quý Anh chị vừa được Tổ chức tin tưởng trao phó trách nhiệm, mà còn tỏa lan đến đại khối nhà Lam khắp nơi nơi.
Sen Trắng xin chân thành kính chúc mừng, chúc mừng và nhũ nhau Tinh Tấn!
* Bộ Ảnh: Diệu Nghiêm Trần Thị Thủy Tiên thực hiện.
1 thought on “Quảng Pháp: Dare to Lead: Brave Work | Dám Lãnh Đạo: Hành Hoạt Quả Cảm”