
Lời thưa, Thương gởi anh chị em Huynh Trưởng Miền Quảng Đức sẽ thọ nhận Cấp Tấn: Hôm qua Bửu Thành có nhắn, đề nghị tôi soạn một văn thư chúc mừng quý Anh-Chị Trưởng trong Miền Quảng Đức được tấn phong và thọ cấp Tấn, cấp Dũng đợt này. Tôi nghĩ mừng thì đúng rồi. Nhưng ở đây, cũng nên lo một chút!
So với thời gian từ giữa thập niên 70 đến 90, việc xét Cấp quả thật có phần nghiêm khắc, càng nghiêm khắc hơn ở những cấp bậc lên cao.
Cùng với thời gian, theo đà phát triển các trại huấn luyện, khóa tu học Huynh trưởng trường kỳ rầm rộ tổ chức, bảo chứng cho những điều kiện phải hội đủ để xét theo Nội Quy-Quy Chế. Việc Huynh Trưởng theo trình tự đạt đủ chứng chỉ, có tinh thần đạo đức, tất nhiên đủ tiêu chuẩn được tấn phong.
Nhìn từ bề ngoài thì như vậy, nhưng vấn đề bên trong thì không đơn giản. Ngày nay, có rất nhiều nguyên do tại sao Huynh trưởng được tấn phong, nhanh và dễ hơn trước rất nhiều. Nguyên nhân này là sự tương tác hai chiều giữa người xét và người nhận.
Tôi nhớ không lầm, suốt quá trình đào luyện Huynh trưởng trong nhiều thập niên qua, nếu chỉ chú mục ở cấp cao vì nó mang tầm quan trọng của người lãnh đạo, thì ở trong nước có cho phát hành một tập sách phổ biến công khai các tham luận của Huynh Trưởng bậc Lực giải trình cuối khóa, Ở Hải ngoại, BHD Trung Ương Hoa Kỳ cho phát hành tập tham luận Khóa Vạn Hạnh, như là ấn chứng của sự thấu đạt. Đó là hai trường hợp duy nhất, có thể có thêm những văn bản như vậy nữa mà tôi không biết, nhưng rõ ràng là rất hiếm hoi.
Đó là những tài liệu giá trị, làm nền tảng tư duy cho sự thay đổi và phát triển của GĐPT ngay trong thời đại mà chúng ta đang hoạt động. Song cũng qua đó, giúp đánh giá trình độ kiến thức chuyên môn của hàng ngũ Huynh Trưởng. Đức hạnh tất phải có, nhưng trình độ chuyên môn cần thiết không có thì hậu quả của sự hướng dẫn cũng không hiệu quả, có khi sai lầm. Bằng khả năng thật của chính mình, những giải trình luận khóa xuất sắc, trong trường hợp nào đó, sẽ không còn là của cá nhân, nó là chất xám cho tổ chức, giúp định hướng.
Trở lại, được tấn phong cấp đã là khó, thọ nhận cấp cũng là khó, nhưng làm được như ý nghĩa cấp thì không dễ chút nào.
Tôi kính ngưỡng mong quý Anh-Chị, từ thời khắc thọ nhận Cấp Tấn hôm nay, nhìn rõ để thấy suốt Con Đường chúng ta đi, trên vai duy chỉ là hành nguyện Bồ Đề.
Cầu nguyện cho quý Anh-Chị-Em luôn Tinh Tấn
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thường Tinh Tất Bồ Tát Ma Ha Tát
*
Lãnh đạo bằng cái tâm chứ không phải cái tôi
Một trong nhiều thách thức hàng đầu khi trở thành một nhà lãnh đạo là xử lý cái tôi. Đó là một mối quan hệ khá nghịch lý – Lãnh đạo với cái tôi. Có một cái tôi lành mạnh hoặc tốt hơn không có cái tôi nào cả là điều cần thiết để lãnh đạo thành công. Khi chúng ta tự tin vào bản thân để chân thành khuyến khích, trao quyền và truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh, chúng ta và tổ chức, tập thể của chúng ta sẽ cùng nhau bước đi trên con đường dẫn đến thành công.
Với vai trò là một nhà lãnh đạo, xung quanh chúng ta có những đồng sự cho phép mình làm theo ý của mình hay là yêu cầu chúng ta chịu trách nhiệm?
Lãnh đạo tạo điều kiện cho sự phát triển của cái tôi như thế nào?
Một nhà lãnh đạo cần phải có mức độ tự tin và lòng tự trọng để truyền cảm hứng cho mọi người. Mọi người bắt đầu bị đối xử khác biệt hay hành xử tiêu cực khi họ có quyền lực và thẩm quyền.
Điều này tạo ra cảm giác sai lệch về vị trí; khiến người lãnh đạo nghĩ rằng họ đúng trong khi những người khác thì sai. Có những đặc quyền với tư cách là một nhà lãnh đạo như quyền lực, sự tôn trọng lớn hơn, có tiếng nói, ưu tiên quyền truy cập, v.v. có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Một số trong số này là:
1.) Họ có xu hướng mất liên lạc với đồng sự trong nội bộ, và văn hóa tổ chức.
2.) Họ phát triển xu hướng đưa ra những quyết định hay ho chứng tỏ bản thân trông có vẻ tốt.
3.) Họ phớt lờ những bình luận hoặc lời chỉ trích không tán thành ý kiến của họ.
4.) Tầm nhìn của họ bị thu hẹp. Họ coi môi trường hoạt động là nơi để thực thi quyền lực và tập trung nhiều hơn vào bản thân hơn là vào nhóm hay tổ chức.
Thách thức mà các nhà lãnh đạo cần vượt qua là làm thế nào để cân bằng giữa tầm nhìn chiến lược và tầm nhìn dài hạn trong khi vẫn giữ được sự khiêm tốn.
Làm thế nào bạn có thể tránh được cái bẫy cái tôi trong lãnh đạo?
Bản ngã có thể là một sức mạnh hủy diệt nếu không được kiểm soát. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là nhận thức được vấn đề. Một khi người lãnh đạo nhận ra rằng con đường họ đang đi sẽ chỉ dẫn đến sự tự hủy diệt, họ có thể giải quyết nó. Điều này cũng cho phép họ trở nên khiêm tốn hơn và thoát ra khỏi ‘hào quang lãnh đạo’.
1.) Thực hành Lòng biết ơn và Cân bằng lợi ích cá nhân với lợi ích nhóm – Hãy tự hỏi bản thân xem quyết định bạn đang đưa ra có mang lại lợi ích cho riêng bạn hoặc toàn bộ tổ chức hay không. Tiếp cận bất kỳ cuộc trò chuyện nào với mục đích sâu sát, nắm bắt tình hình. Khi bạn vượt qua cái tôi của mình, bạn sẽ dẫn dắt bản thân và những người khác đến những khả năng vô tận.
Đánh giá cao các thành viên của bạn và nỗ lực của họ là nền tảng của lòng vị tha. Tạo thói quen suy ngẫm về tất cả những người đã giúp bạn thành công trong ngày có thể cải thiện tính khiêm tốn của bạn.
2.) Không ngừng học hỏi – Nhận ra điểm mạnh và hạn chế của bản thân. Một nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ nên tự mình giải quyết mọi việc sẽ cảm thấy bất an và choáng ngợp. Để giữ được cái tôi cân bằng, bạn cần tránh ảo tưởng rằng mình có thể làm được mọi việc. Không có vấn đề gì khi bạn tự tin vào khả năng của mình, nhưng đừng quên nhóm của bạn.
Người thông minh nhất là người biết mình còn phải học bao nhiêu, chứ không phải người có cái tôi tự cho rằng mình là người thông minh nhất. Các nhà lãnh đạo là những người học suốt đời.
3.) Đánh giá lại các đặc quyền của bạn – Hầu hết các nhà lãnh đạo đều được cung cấp một số đặc quyền để giúp công việc của họ hiệu quả hơn. Một số lợi ích này được thiết kế để nâng cao địa vị và quyền lực, điều này cuối cùng sẽ thổi phồng cái tôi của họ. Để kiểm soát cái tôi của mình, bạn cần xem xét những đặc quyền nào bạn có thể từ bỏ. Điều quan trọng là phải làm như vậy vì việc từ bỏ một số lợi ích này sẽ giúp bạn gắn bó nhiều hơn với những người còn lại trong tổ chức.
4.) Ở cạnh những người mà bạn có thể có những cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở – Những nhà lãnh đạo có cái tôi cân bằng sẽ cảm thấy an toàn và có nhiều khả năng chọn những người không đồng ý với họ khi mình sai. Họ được vây quanh mình bởi những người có thể thách thức và đôi khi thậm chí đặt câu hỏi về quyết định của họ. Họ không xem người khác là mối đe dọa đối với vị trí hoặc địa vị của họ. Yêu cầu giúp đỡ không có nghĩa là bạn kém hiệu quả trong vai trò lãnh đạo.
Mục tiêu là giúp tổ chức đưa ra những quyết định đúng đắn để thành công. Để điều đó xảy ra, bạn cần tuyển chọn, hỗ trợ, phát triển và làm việc với những người thông minh, đủ tự tin để lên tiếng khi họ cho rằng có điều gì đó không ổn.
Thay đổi tư duy cái tôi lãnh đạo của bạn sẽ tránh làm tổn hại đến những thành công trong tương lai của bạn. Suy cho cùng, lãnh đạo là về con người, và con người là những người tạo nên hoặc phá hủy một tổ chức.
Đối với chúng tă, mục đích của mình là lãnh đạo vì một GĐPT tốt đẹp hơn. Chúng ta đang cùng nhau đi trên hành trình này.
* Phỏng theo Thomas & Taylor Search Partners
Leading With Your Heart and Not Your Ego
One of the many challenges of being a top transformational leader is handling ego. It’s quite a strange relationship – leadership and ego. Having a healthy ego or better yet, no ego at all is essential for successful leadership. When you have confidence in yourself while continuing to encourage, empower, and inspire everyone around you, you and your team will walk hand and hand on the path to success.
As a leader, are you surrounding yourself with people who let you have your way or hold you accountable?
A leader needs to possess a level of self-confidence and self-esteem in order to inspire people to follow.
How Does Leadership Facilitate the Development of Ego?
People start to treat leaders differently and behave in a negative way when they have power and authority.
A leader needs to possess a level of confidence and self-esteem to inspire people to follow. However, it is not possible to treat people differently and negatively when there is power and authority.
This creates a false sense of position; and makes leaders think they are right when everyone else is wrong. There are perks as a leader like power, greater respect, a big voice, special access to some important things, etc. can cause many negative side effects. Some of these are:
This creates a false sense of position; and makes leaders think they are right when everyone else is wrong. There are perks as a leader like power, greater respect, a big voice, special access to some important things, etc. can cause many negative side effects. Some of these are:
1.) They tend to lose touch with members, diplomatic relationships, and organizational culture.
2.) They develop a tendency to make positive decisions that make themselves look good.
3.) They ignore comments or criticism that do not agree with their opinions.
4.) Their vision is narrowed. They see the workplace as a place to exercise power and focus more on themselves than on the group or organization.
The challenge leaders need to overcome is how to balance strategic vision and long-term vision while remaining humble.
The challenge that leaders need to overcome is how to balance being visionary and strategic in the long term while also remaining modest.
How Can You Avoid The Ego Trap in Leadership?
Ego can be a destructive force if left unchecked. The first and foremost step is being aware of the problem. Once the leader realizes that the road they are taking will only to self-destruction, they can address it. This also allows them to become humbler and get out of the ‘leadership bubble’.
1.) Practice Gratitude and Balance Self-Interest with Team Interest – Ask yourself if the decision you are making will benefit just you or the organization as a whole. Approach any conversation with the intention of healing the situation. When you surpass your ego, you lead yourself and others to endless possibilities.
Appreciating your members and their efforts is the foundation of selflessness. Making a habit of reflecting on all the people who helped make your day successful can improve your sense of humility.
2.) Never Stop Learning – Recognize your own strengths and limitations. A leader who thinks they should be handling everything themselves is likely to feel insecure and overwhelmed. In order to have your ego in balance, you need to avoid the delusion that you can do everything. There’s no problem in having confidence in your abilities, but don’t forget about your team.
The smartest person is the one who knows how much they still have to learn, not the one whose ego is telling them that they are the smartest. Leaders are lifelong learners.
3.) Reassess your perks – Most leaders are offered some perks to make their work more effective. Some of these benefits are designed to enhance status and power, which ultimately inflates their ego. To keep your ego in check, you need to consider what privileges you can give up. It’s important to do so because giving up some of these benefits will put you more in touch with the rest of the organization.
4.) Surround yourself with people with whom you can have courageous conversations – Leaders with balanced egos feel secure and are more likely to choose people who disagree with them when they are wrong. They surround themselves with people who can challenge and sometimes even question their decisions. They do not see others as a threat to their position or status. Asking for help doesn’t mean you’re less effective as a leader.
The goal is to help organizations make the right decisions for success. For that to happen, you need to recruit, support, develop, and work with smart people who are confident enough to speak up when they think something is wrong.
Changing your leadership ego mindset will avoid jeopardizing your future successes. After all, leadership is about people, and people are the ones who make or break an organization.
For us, our purpose is to lead to a better GDPT. We are on this journey together.
* Based on ideas from author Thomas & Taylor Search Partners