
Giống như cách một đóa sen vươn lên từ bùn lầy để nở ra đẹp đẽ, chúng ta cũng có khả năng biến những đau khổ mà chúng ta trải qua thành một thứ gì đó tốt đẹp hơn.
Tôi rất đau lòng về những vụ xả súng hàng loạt gần đây đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người vô tội. Tôi đã kiệt sức bởi vô số “suy nghĩ và lời cầu nguyện” sáo rỗng mà không làm được gì để thay đổi hành vi hoặc chính sách công của chúng ta khi đối mặt với cuộc tàn sát này. Tôi thất vọng vì chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc một cuốn sách sẽ bị cấm, về đồng tính luyến ái, về trẻ em chuyển giới v.v… hơn là sự an toàn của con cái chúng ta trong trường học, của những ai ở nhà thờ hoặc là người mua sắm trong siêu thị. Tôi rất buồn vì chúng ta đã nuôi dưỡng sự tức giận, hận thù và oán cừu trong lòng mình như thế nào.
Nó khiến tôi tự hỏi những giá trị của chúng ta với ý nghĩa là một xã hội thực sự là gì. Chúng ta có thể quan tâm đến nhau nhiều hơn ngoài vũ khí và bạo lực không? Liệu chúng ta có đủ quan tâm để nhận ra rằng không hạn chế và kiểm soát súng đạn trong cộng đồng của chúng ta là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng không? Chúng ta có thể quan tâm đủ để đảm bảo có được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chất lượng không? Chúng ta có thể làm việc để chuyển hóa sự tức giận của mình thành tình yêu thương không? Chúng ta có thể trở nên tốt đẹp hơn hiện tại không?
Giống như cách một đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy để nở hoa đẹp đẽ, chúng ta cũng có khả năng biến những đau khổ mà chúng ta trải qua thành một thứ gì đó hơn thế nữa. Đức Phật đã chia sẻ với chúng ta một con đường liên tục đễ đạt tới. Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng ta là một cơ hội để nhìn sâu vào bên trong hầu hiểu rõ hơn về hoạt động của trái tim và khối óc của chúng ta. Đây là thực hành nội tâm sâu sắc của chánh niệm là một đời sống tỉnh thức.
Trong Phật giáo Shin, cách thực hành của chúng ta là việc trì tụng một cách tự nhiên và tự phát, có thể được thực hành trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống bận rộn của chúng ta. Tên, Namo Amida Butsu, là tiếng gọi của Phật Amida, âm thanh vũ trụ của trí tuệ và lòng từ bi thúc giục chúng ta thức dậy. Nơi thực hành của chúng ta trong Con đường Tịnh độ là cuộc sống bình thường hàng ngày của mình, nơi chúng talắng nghe sâu sắc bằng đôi tai của trái tim mình tất cả những gì cuộc sống phải dạy cho chúng ta. Namo Amida Butsu là bài hát của sự thức tỉnh gọi mời chúng ta trở về nhà với chính mình.
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng căn nguyên đau khổ của con người là tham, sân, si. Có vẻ như chúng ta đã phải đối mặt với quá nhiều sự tức giận trong những năm gần đây? Từ chính trị của chúng ta cho đến đại dịch và đến cách chúng ta đối phó với những khó khăn hàng ngày trong cuộc sống, dường như chúng ta luôn tức giận về một điều gì đó và không biết làm thế nào để dập tắt ngọn lửa đang bùng lên và đang đe dọa thiêu đốt chúng ta.
Nổi giận là điều đương nhiên nhưng điều tai hại là khi chúng ta không thể xả bỏ cơn giận của mình. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật đưa ra lời dạy về sân hận như sau:
Diệt được cơn giận, người ta sẽ ngủ ngon giấc;
đã diệt được cơn giận, người ta không buồn phiền.
|Hỡi Sakka, sự giết chóc của cơn giận dữ,
với rễ tẩm độc và ngọn tẩm mật ong của nó:
đây là sự đoạn diệt mà những người cao quý khen ngợi,
vì đoạn diệt được điều đó, người ta không còn phiền não.
Con đường của Đức Phật không phải là thoát khỏi đại dương đau khổ mà là việc lặn xuống và đắm mình trong đó, để được chuyển hóa. Giống như hoa sen không thể mọc trong nước trong, chúng ta không thể phát triển nếu không có “bùn” trong cuộc đời mình. Những thách thức của chúng ta, những trở ngại của chúng ta và những đau đớn của chúng ta là những chất dinh dưỡng cho phép chúng ta phát triển và lớn mạnh. Những lời dạy của Đức Phật cho phép chúng ta tiếp thu tất cả và biến những điều khó khăn trở thành một cuộc sống tỉnh thức.
Tuy nhiên, khi gặp khó khăn trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị cơn nóng giận tiêu diệt. Sự tức giận và phẫn uất không được giải quyết của chúng ta dẫn đến nhiều đau khổ hơn. Đức Phật dạy cách “Máu nhiều hơn không thể tẩy được; oán hận không thể xóa bỏ bằng thêm oán hận; chỉ có thể xóa bỏ oán hận bằng cách quên nó đi”.
Gần đây tôi đã xem bộ phim Batman mới và chúng ta biết siêu anh hùng này là công cụ báo thù đưa những kẻ sai trái ra trước công lý như thế nào. Bộ phim này khám phá sứ mệnh báo thù duy nhất của Người Dơi được thay đổi như thế nào thông qua trải nghiệm của anh ta. Đến cuối phim, anh ấy suy ngẫm về sự chuyển biến của cơn giận dữ của mình.
Sự báo thù sẽ không thay đổi quá khứ, của tôi hay của bất kỳ ai khác. Tôi phải vượt lên hơn nữa. Mọi người luôn hy vọng ở đâu đó vẫn có những vị cứu tinh của họ. Thành phố giận dữ, hằn những vết sẹo giống như tôi. Những vết sẹo tâm hồn của chúng ta có thể phá hủy chúng ta. Ngay cả sau khi vết thương thể xác đã lành. Nhưng nếu chúng ta sống còn với chúng, chúng có thể chuyển hóa chúng ta. Có thể cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng và sức mạnh để chiến đấu.
Đây chẳng phải là một ví dụ về hoa sen nở trong bùn sao? Làm thế nào thông qua sự tự phản tỉnh sâu sắc, chúng ta có thể chuyển hóa tham, sân, si thành động cơ để chúng ta thức tỉnh? Đây là sự khôn ngoan hàng ngày mà Đức Phật dạy để thúc đẩy chúng ta trở nên an lạc hơn. Hơn cả lòng tham, hơn cả sự giận dữ của chúng ta, hơn cả sự ngu dốt của chúng ta. Pháp dạy chúng ta rằng chúng ta có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta cố gắng. Điều này là để trở thành con người thực sự.
Namo Amida Butsu.
On Guns and Anger
Rev. Blayne Higa
I’m heartbroken over the recent mass shootings that have claimed so many innocent lives. I’m exhausted by empty platitudes of “thoughts and prayers” which have done nothing to change our behavior or public policy in the face of this carnage. I’m frustrated that we care more about banning books, saying gay, trans kids playing sports, or women’s health choices, than the safety of our children in schools, people in church, or shoppers in supermarkets. I’m saddened by how we have cultivated anger, hatred, and resentment in our hearts.
It makes me wonder what our values as a society truly are. Can we care more for each other than weapons of violence? Can we care enough to realize unrestricted and unregulated guns in our communities are a public health crisis? Can we care enough to ensure access to quality mental health care? Can we work to transform our anger into love? Can we become more than we currently are?
Just like how a lotus flower rises from muddy water to bloom beautifully, we also have the ability to transform the suffering we experience into something more. The Buddha shared with us a path of continual becoming. Each moment of our lives is an opportunity to look deep within to better understand the working of our own heart and mind. This is the profound interior practice of mindfulness that is a life of awakening.
In Shin Buddhism, our practice is the natural and spontaneous recitation of the Nembutsu that can be practiced in every moment of our busy lives. The Name, Namo Amida Butsu is the calling voice of Amida Buddha, the cosmic sound of wisdom and compassion urging us to wake up. Our practice hall in the Pure Land Path is our ordinary daily life where we deeply listen with the ears of our heart to all that life has to teach us. Namo Amida Butsu is the song of awakening which calls us home to ourselves.
Shakyamuni Buddha taught that the root cause of human suffering is our greed, anger, and ignorance. Doesn’t it seem like we have been dealing with so much anger in recent years? From our politics to the pandemic to how we deal with the everyday difficulties of life, it seems like we are always angry about something and do not know how to quench the rising flames which threaten to consume us.
It is natural to get angry but what is harmful is when we cannot let go of our anger. In the Samyutta Nikaya, the Buddha offers the following teaching on anger,
Having slain anger, one sleeps soundly;
having slain anger, one does not sorrow.
The killing of anger, O Sakka,
with its poisoned root and honeyed tip:
this is the killing the noble ones praise,
for having slain that, one does not sorrow.
The Buddha’s path is not about escaping from the ocean of suffering but is about diving into and immersing ourselves in it, in order to be transformed. Just like how the lotus flower cannot grow in clear water, we cannot grow without the “mud” of our lives. Our challenges, our obstacles, and our hurts are the nutrients that allow us to grow and thrive. The Buddha’s teachings enable us to take it all in and transform the muck into a life of awakening.
However, it is so easy for us to be consumed by our anger when we encounter difficulties in life. Our unresolved anger and resentment lead to more suffering. The Buddha teaches how “Blood stains can not be removed by more blood; resentment can not be removed by more resentment; resentment can be removed only by forgetting it.”
I recently watched the new Batman movie, and we know how this superhero is an instrument of vengeance who brings wrongdoers to justice. This movie explores how Batman’s singular mission of vengeance is changed through his experiences. Towards the end of the film, he reflects on the transformation of his anger. He says,
Vengeance won’t change the past, mine, or anyone else’s. I have to become more. People need hope to know someone is out there for them. The City’s angry, scarred like me. Our scars can destroy us. Even after the physical wounds have healed. But if we survive them, they can transform us. They can give us the power to endure and strength to fight.
Isn’t this an example of a lotus blooming in mud? Of how through deep self-reflection, we can transform our greed, anger, and ignorance, into the reason for our awakening? This is the everyday wisdom that the Buddha teaches that pushes us to become more. More than our greed, more than our anger, more than our ignorance. The Dharma teaches us we can become more if we try. This is to become truly human.
Namo Amida Butsu.