
Thế Giới Hỗn Mang:
Âm bản của “truyền thông tham, sân, si”
Kevin Griffin | Shambhala Mountain Center | Minh Đức dịch Việt
Đôi khi đọc hoặc nghe tin tức, tôi cảm thấy như thể chân tay của mình bị chặt đứt. Có lẽ “tin tức” giờ đây nên gọi là “truyền thông của lòng Tham, Thù hận và Ảo tưởng.” Làm thế nào để sống hạnh phúc trong bầu không khí xung đột này là một trong những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt.
Thực hành Phật pháp giúp tôi không thể vô cảm trước những đau khổ của gia đình người tị nạn chết đuối ở Địa Trung Hải khi họ cố gắng thoát khỏi chiến tranh và áp bức; tôi không thể thoát khỏi cơn giận bùng lên khi nhìn thấy một người đàn ông da đen bị bắn hạ trên đường phố chỉ vì một tội nhỏ; tôi không thể kìm nén được sự phẫn nộ trước một vị giám đốc điều hành bước ra khỏi một công ty sụp đổ với một chiếc dù vàng; và tôi không thể che đậy sự ghê tởm của mình khi nhìn thấy những quảng cáo hứa hẹn niềm hạnh phúc chỉ vì mua được một chiếc ô tô mới.Nhưng đồng thời, Phật pháp hướng dẫn tôi rằng không được phép để bản thân bị cuốn hút bởi những cảm giác này, nếu không tôi sẽ tái tạo chính những phẩm chất tiêu cực mà tôi tham đắm. Người biểu tình vì hòa bình, mà khạt nhổ vào người lính trở về sau chiến tranh, chẳng khác nào hành động của lòng căm thù vốn là nguyên nhân thúc đẩy nên cuộc chiến đó. Trong “The Simile of the Saw”, Đức Phật dạy chúng ta đi theo một con đường khác.
Có hai điều cần cân nhắc khi đối mặt với truyền thông Tham lam, Hận thù và Ảo tưởng (tham, sân, si): phản ứng bên trong và phản ứng bên ngoài. Trên cơ sở hàng ngày, nếu tôi ý thức mình là một công dân trong xã hội này, tôi phải đối mặt với tất cả những cảm xúc nảy sinh xung quanh truyền thông, phẫn nộn, tắt máy, sợ hãi và ghê tởm… và cả đau lòng. Đồng thời tôi phải xem xét cách ứng phó mọi điều. Chánh niệm, lòng nhân ái, từ bi, niềm vui thông cảm và sự bình an, có thể cung cấp một số phương tiện và hướng dẫn quan trọng cho những cân nhắc này.
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật đã từng dạy, “Hận thù không bao giờ chấm dứt bởi hận thù, nhưng chỉ bằng tình yêu thương, hận thù mới được chữa lành. Đây là quy luật cổ xưa và vĩnh cửu”. Nuôi dưỡng lòng nhân từ cho chúng ta một cách khác để đáp lại sự thù hận mà chúng ta thấy. Với tình yêu và lòng trắc ẩn, với niềm vui và sự bình đẳng. Đây là những chất giải độc. Yêu bên trong và yêu bên ngoài, nghĩa là thực tâm và thể hiện ra bằng hành động cụ thể. Cũng vậy, Từ bi, Niềm vui và sự Bình đẳng cũng phát xuất từ tâm chân thực và hiển lộ trong mọi ứng xử.
Tình yêu thương bên trong là mong muốn cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, cho dù họ có tốt bụng hay khôn ngoan hay không. Điều này bảo vệ trái tim của tôi khỏi chất độc của hận thù. Yêu bên ngoài có nghĩa là hành động của tôi được thúc đẩy bởi tình yêu, ngay cả khi tình yêu đó không được đáp lại bằng sự cởi mở. Từ bi bên trong có nghĩa là tôi nhìn thấy nỗi thống khổ của chính mình khi đọc những “bản tin”, và tôi chọ một thái độ tử tế cho chính mình; tôi biết rằng ngay cả kẻ áp bức cũng phải chịu đựng đau khổ, vì vậy tôi cũng mang lòng trắc ẩn đến với anh ta hoặc cô ta. Bài thơ đáng chú ý của Thầy Nhất Hạnh, “Please Call Me by My True Names”, thể hiện lòng trắc ẩn này một cách mạnh mẽ khi gợi lên hình ảnh của những thuyền nhân Việt Nam, một tên cướp biển hãm hiếp một cô gái và cô gái là nạn nhân của hắn. Cả hai đều xứng đáng với lòng trắc ẩn của chúng ta. Trái tim của tên cướp biển bị đóng lại, tinh thần của anh ta bị nghiền nát bởi sự tàn khốc của chiến tranh. Anh ấy thậm chí không thể cảm nhận được sự đau khổ của chính mình, anh ấy thật tê tái. Trái tim của cô gái tan vỡ khi cô ấy ném mình xuống biển, không thể sống với sự xấu hổ và tổn thương.
Tôi cố gắng nghĩ về lời dạy này khi tôi thấy sự tàn nhẫn trên trang nhất của một tờ báo nào đó. Tôi cố gắng nhớ rằng những người hành động đáng ghét và sợ hãi luôn giữ những cảm xúc đó bên trong, mang theo sự căm ghét và sợ hãi trong trái tim của họ mỗi ngày. Mặc dù tôi bất bình hành động của họ, tôi vẫn nhắc nhở bản thân rằng họ đang bị mắc kẹt trong sự đau khổ của chính họ, bị lạc trong một thế giới quan tàn bạo đã đeo bám tâm trí và làm băng hoại toàn bộ cuộc sống của họ. Đây là cách tôi có thể khơi dậy lòng trắc ẩn đối với những kẻ độc tài và áp bức trên thế giới.
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với lòng nhân ái là thái độ của chúng ta quay lưng lại với nỗi đau của người khác. Truyền thông, tin tức cho thấy những đau khổ bình thường đến mức có thể trở nên quá sức khi phải gánh chịu. Đói và áp bức; nghiện ngập và bệnh tật; nghèo đói và đói kém. Với bảy tỷ người trên hành tinh của chúng ta, điều không thể tránh khỏi là hầu như mọi điều kiện có thể xảy ra. Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận rằng kinh tế học đằng sau truyền thông (quảng cáo) muốn kích hoạt chúng ta về mặt cảm xúc theo bất kỳ cách nào để duy trì sự chú ý của chúng ta. Tại một số thời điểm, chúng ta phải từ bi bảo vệ mình bằng cách thận trọng trước tất cả những thông tin này.
Mặc dù xu thế ngày nay, truyền thông tin tức là âm bản của lòng Tham, Hận thù và Ảo tưởng nhưng chúng ta không nhất thiết phải chọn lựa thái độ tiêu cực và thụ động trước mọi câu chuyện đau khổ. Chúng ta đã biết đó là những gì chúng ta sẽ thấy. Lời dạy của Đức Phật về Con đường Trung đạo gợi ý rằng chúng ta cần tìm ra cách để nhận được thông tin mà không bị choáng ngợp.
Niềm vui bên trong là sự trân trọng cuộc sống, ngay cả với những đau khổ của nó. Rốt cuộc, tại sao chúng ta lại tha thiết cuộc sống thân yêu đến vậy nếu nó không có niềm vui? Khi chúng ta khám phá ra sự an lạc trong tâm hồn, sự bình yên của tâm trí được rèn luyện tốt và vẻ đẹp của nhận thức trong sáng, chúng ta thấy rằng không cần phải thêm bất cứ thứ gì vào cuộc sống. Nó vốn đã giàu có và viên mãn. Niềm vui bên ngoài là có trong tự nhiên, trong bạn bè và tình yêu. Trong nghệ thuật và âm nhạc, văn học và phim ảnh. Truyền thông mô tả một thế giới bị xáo trộn bởi xung đột và đau khổ, nhưng nếu đây là bức tranh toàn xám, thì thế giới của chúng ta sẽ là một thế giới khó có thể cứu vãn được. Nhưng chúng tôi biết đây chỉ là một phần của câu chuyện, phần thu hút thị hiếu của chúng ta. Hầu hết những khoảnh khắc của sự quan tâm và kết nối, về sự hào phóng và hy sinh, về vẻ đẹp và nguồn cảm hứng ít bao giờ được đưa vào truyền thông tin tức. Tin tức cho chúng ta biết về những điều bất thường — câu chuyện “người đàn ông bị chó cắn” — và không bao giờ đề cập đến việc hầu hết mọi người đang sống một cuộc sống hòa bình, hòa thuận và yêu thương với gia đình và hàng xóm của họ — và với những chú chó. Do đó, tin tức thổi phồng các xung đột để chúng đạt được tầm quan trọng.
Thực hành niềm vui nhắc nhở chúng ta chú ý đến những sự kiện yên tĩnh hơn, những sự kiện thực sự xác định cuộc sống của chúng ta.
Sự bình đẳng bên trong đến từ sự rèn luyện tâm trí của thiền định. Hệ thống thần kinh tự thay đổi khi thực hành sâu, không còn dễ bị xáo trộn bởi những suy nghĩ và cảm xúc, bởi nỗi sợ hãi hay hối tiếc.
Bình đẳng bảo vệ các Brahmaviharas khác để tình yêu không trở nên ngu ngốc và mù quáng; lòng trắc ẩn không cạn kiệt hoặc tắt lịm; niềm vui không quá tải thành sự phấn khích vô tâm.
Bình đẳng bên ngoài không bao hàm sự thụ động hay thờ ơ. Chúng tôi vẫn tham gia vào chính trị, kinh tế hoặc bất kỳ vấn đề xã hội nào khác. Chúng ta chỉ làm điều đó với sự hiểu biết lớn hơn rằng không có giải pháp vĩnh viễn cho các sự kiện vô thường; rằng không có sự hoàn hảo nào tồn tại trong một thế giới không hoàn hảo; rằng tất cả con người là đối tượng của ba chất độc. Là Phật tử, chúng ta không đặt mình lên trên bất kỳ ai hoặc cho rằng chúng ta khác biệt hay tốt hơn bất kỳ ai, chỉ là chúng ta đã và đang thay đổi quan điểm của mình về thế giới và ý định của chúng ta để hành động khéo léo. Ít nhất chúng ta cũng muốn và hy vọng có thể giải được các chất độc tham, sân, si, ngay cả khi chúng ta không còn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, một số yếu tố cơ bản, chúng ta phải chấp nhận tất cả những gì chúng ta thấy ở truyền thông. Chúng ta không thể kiểm soát thế giới hoặc những người đang làm nhiệm vụ vì khát vọng hay quyền lợi của họ. Đó là nhận thức mà Đức Phật thể hiện vào những lúc ai đó từ chối hiểu lời dạy của Ngài: “Bây giờ là lúc bạn phải làm điều gì, mà bạn nghĩ điều đó là phù hợp.” – Tự mình thắp đuốc mà đi!
A Troubled World: The Greed, Hatred and Delusion Report
By Kevin Griffin | Shambhala Mountain Center
“Even if bandits were to sever you savagely limb by limb with a two-handled saw, he [or she] who gave rise to a mind of hate towards them would not be carrying out my teachings.” – “The Simile of the Saw” from The Majjhima Nikaya
Sometimes when I’m reading or hearing the news, I feel as if my limbs are being sawed off. Maybe the “news” should be called “The Greed, Hatred, and Delusion Report.” How to live happily in this atmosphere of conflict is one of the great challenges we face.
My practice opens me up so that I can’t numb myself to the suffering of the refugee family drowning in the Mediterranean as they try to escape war and oppression; I can’t escape the anger that arises when I see a black man shot down in the street for a petty crime; I can’t hold down my resentment at the CEO who walks away from a crumbling company with a golden parachute; and I can’t restrain my disgust when I see advertisements that promise happiness with the purchase of a new car. But the dharma tells me that I mustn’t allow myself to be swept away by these feelings or I will be replicating the very qualities that I deplore. The peace protestor who spits on the soldier returning from war acts on the same hatred that drives that war. As in “The Simile of the Saw,” the Buddha challenges us to take another way.
There are two things to consider when faced with The Greed, Hatred, and Delusion Report: my inner response and my outer response. On a daily basis, if I am going to be an engaged citizen, I must deal with all the feelings that arise around The Report, the anger, the wish to shutdown, the resentment, fear, and disgust—and the heartbreak. At the same time I must consider how to respond in the world. Mindfulness and the Brahmaviharas, loving-kindness, compassion, sympathetic joy, and equanimity, can offer some vital tools and guidelines for these considerations.
In the Dhammapada, the Buddha famously says, “Hatred never ceases by hatred, but by love alone is healed. This is the ancient and eternal law.” Cultivating loving-kindness gives us another way of responding to the hatred we see. With love and compassion, with joy and equanimity. These are the antidotes. Love inside and love outside. Compassion inside and compassion outside. Joy inside and joy outside. Equanimity inside and equanimity outside.
Love inside is the wish for all beings to be happy, whether they are kind or wise or not. This protects my own heart from the poison of hatred.
Love outside means my actions are motivated by love, even if that love is fiercely protective.
Compassion inside means I see my own agony when reading The Report, and I bring an attitude of kindness to myself; and I know that even the oppressor suffers, so I bring compassion to him or her as well. Thich Nhat Hanh’s remarkable poem, “Please Call Me by My True Names,” expresses this compassion powerfully in evoking images of the Vietnamese boat people, a pirate who rapes a girl and the girl who is his victim. Both deserve our compassion he says. The pirate’s heart is closed, his spirit crushed by war’s brutality. He can’t even feel his own suffering, he is so numb. The girl’s heart is broken as she throws herself into the sea, unable to live with the shame and trauma.
I try to think of this teaching when I see the cruelty on the front page. I try to remember that those who act hatefully and fearfully hold those very feelings within, carry hate and fear in their hearts every day. Even though I recoil from their actions, I remind myself that they are trapped in their own suffering, lost in a brutal worldview that plagues their minds and corrupts their entire lives. This is how I can arouse compassion for the dictators and oppressors of the world.
Perhaps the greatest challenge to compassion is our desire to turn away from other people’s pain. The Report shows so much ordinary suffering that it can become overwhelming to take it in. Hunger and oppression; addiction and disease; poverty and famine. With seven billion people on our planet, it’s inevitable that virtually every possible condition will be present. Besides, we have to recognize that the economics behind The Report want to emotionally trigger us in any way that will maintain our attention. At some point, we have to protect ourselves compassionately, by stepping back from all this information.
The point of understanding that the news is a Greed, Hatred, and Delusion Report is so that we don’t have to read every detail of every story of misery. We already know that’s what we’re going to be seeing. The Buddha’s teaching on the Middle Way suggests that we need to figure out how to be informed without being overwhelmed.
Joy inside is the appreciation of life, even with its suffering. After all, why do we hold life so dear if it holds no joy? When we discover the safety of the heart, the peace of the well-trained mind, and the beauty of pure awareness we see that there’s no need to add anything to life. It is inherently rich and fulfilling.
Joy outside is there in nature, in friends, and love. In art and music, literature and film. The Report depicts a world riven by conflict and suffering, but if this were the whole of the story, ours would be a world hardly worth saving. But we know this is only a part of the story, the part that gets our attention. Most of the moments of caring and connection, of generosity and sacrifice, of beauty and inspiration never make it into the Report. The Report tells us about the anomalies—the “man bites dog” stories—and never mentions that most people are living lives of peace, harmony, and love with their families and neighbors—and dogs. And so, The Report inflates the conflicts so that they gain outsize importance and significance.
The practice of joy reminds us to pay attention to the quieter events, the ones that more truly define our lives.
Equanimity inside comes from the mind training of meditation. The nervous system itself changes with deep practice, no longer so easily disturbed by thoughts and feelings, by fears or regrets.
Equanimity protects the other Brahmaviharas so that love doesn’t become foolish and blind; compassion doesn’t burn out or shut down; joy doesn’t overload into mindless elation.
Equanimity outside doesn’t imply passivity or apathy. We still engage with politics or economics or any other social issue. We just do it with the larger understanding that there is no permanent solution to impermanent events; that no perfection exists in an imperfect world; that all humans are subject to the three poisons. As Buddhists we aren’t putting ourselves above anyone or suggesting that we are different or better than anyone, only that we have changed our view of the world and our intention to act in it. We at least want and hope to overcome the poisons, even if we fall short a good deal of the time.
At some point, though, we must simply accept all that we see in The Report. We can’t control the world or the people in it. It’s this realization that the Buddha expresses at times when someone refuses to understand his teaching: “Now is the time to do as you think fit.”
Excerpted from Kevin Griffin’s forthcoming book Living Kindness: Buddhist Teachings for a Troubled World
About the Author:Kevin Griffin is the author of the seminal recovery book, One Breath at a Time: Buddhism and the Twelve Steps, and A Burning Desire: Dharma, God, and the Path of Recovery. A longtime Buddhist practitioner and 12 Step participant, he is a leader in the mindful recovery movement and a co-founder of the Buddhist Recovery Network. // Kevin Griffin