
Bodhi Lama Rita, tác giả bài báo nguyên bản này đã chuyên tâm tìm hiểu về “cái chết” trong suốt cuộc đời của mình. Qua đó cô học cách không trốn chạy nó, vốn như một phần thiết yếu của cuộc sống, cũng là một phần quan trọng trong việc thực hành Phật giáo. Cách đây vài năm, một người thân yêu nhất với cô chẩn đoán và biết mình mắc bệnh ung thư. Anh biết thời gian của mình có hạn và cố gắng tìm hiểu về cái chết cũng như cách đối phó với phần đời còn lại. Bấy giờ anh đã hỏi Bodhi Lama Rita: “Các Phật tử nghĩ gì về việc trả đũa?” Từ câu hỏi này, Bodhi Lama Rita đã viết cho anh…
Chúng ta nghĩ rằng tha thứ đồng nghĩa với bỏ mặc hay chịu thua.
Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta tha thứ cho người đã từng làm tổn thương mình, cũng giống như chúng ta dễ dãi chấp nhận bỏ qua.
Hoặc giả, sự tha thứ như vậy vô hình trung khiến những gì người khác đối xử với mình bỗng nhiên trở nên được thừa nhận.
Khi tha thứ, chúng ta nghĩ rằng mình đang ban cho, thậm chí lo ngại mình đã cho ai đó quyền làm người khác tổn thương như là họ đã từng đối xử với mình.
Chung chung, như vậy có nghĩa rằng sự tha thứ là một thái độ nhu nhược, thiếu trách nhiệm v.v…
Phải thừa nhận rằng chúng ta sẽ không bao giờ chiến thắng bản thân để có thể đạt đến trạng thái “buông bỏ” thực sự, chúng ta để vượt lên mà không có bất kỳ sự phán xét, kết tội nào.
Với cá nhân tôi thì đây là một điều đáng tiếc. Bởi vì tha thứ không phải là điều chúng ta làm cho một người khác mà chủ yếu chúng ta tha thứ để chữa lành trái tim của chính mình. Nó không có nghĩa là biến việc sai trái trở thành đúng. Không có nghĩa là chúng ta nên nhắm mắt phớt tỉnh hay phớt lờ.
Nếu chúng ta giữ mối hờn hận và căm thù đối với những người đã làm tổn thương mình, sự thù hận này sẽ nuốt chửng chúng ta từ bên trong. Thực sự, người duy nhất chúng ta làm hại khi khởi tâm ghét bỏ, là chính mình!
Người khác có thể cảm thấy hoặc không cảm thấy sự căm ghét hoặc ác cảm mà chúng ta dành cho họ. Thậm chí có khi họ đã quên những gì từng làm với chúng ta.
Nhưng, biết đâu, có thể họ đã và đang hối hận sâu sắc về những gì họ đã làm với chúng ta và tìm cách thay đổi. Nhất hạn có thể họ ghét chính bản thân vì những gì họ đã làm với chúng ta.
Không có điều nào trong số những điều này thay đổi được tác hại của việc người khác đã vô tình hoặc hữu ý gây tổn thương cho mình. Và chúng cũng không làm cho cơn đau tan biến.
Trong thực tế chúng ta không phải là người quyết định xem họ đã chịu đựng sự nguyền rủa và phê phán đủ chưa, hay họ có xứng đáng để thay đổi và được hạnh phúc hay không. Bởi lẽ chúng ta cũng có thể sai kia mà.
Nếu bạn đã từng thấy mình ở cả hai mặt của phương trình là người gây hại và người bị tổn hại, bạn sẽ cảm nhận điều tôi muốn chia sẻ.
Với tư cách là kẻ gây hại, tôi mang trong mình một loại cảm giác tội lỗi và tôi biết rằng trong nhiều trường hợp, tôi hiểu nhưng vậy là không ổn, và không thể cứ làm như vậy mãi. Cần rất nhiều sức mạnh để đối diện với những người mà chúng ta từng làm tổn thương trong quá khứ, nhìn vào mắt họ và chân thành xin lỗi.
Có thể mất một vài năm nỗ lực, sửa chữa một mối quan hệ đã bị tổn thương, nhưng quyết định nhận lời xin lỗi, hay sửa chữa mối quan hệ không phải là của chúng ta. Đó là quyết định của người bị hại.
Với tư cách là người bị hại, chúng ta cũng không thể tước đoạt điều đó khỏi họ. Nếu họ muốn gắn bó lâu dài, không gây thêm đau khổ, thì việc sửa chữa mối quan hệ đó là điều tuyệt vời. Và nếu họ không muốn hoặc chưa sẵn sàng thì điều đó cũng nên xem là không thành vấn đề.
Chúng ta cần phải chấp nhận cả hai lựa chọn, bởi vì trong cả hai trường hợp, chúng ta đều cố gắng hết sức tốt nhất có thể.
Vì không phải người đã mắc sai lầm đó trong quá khứ, mà là một người đã trưởng thành, học hỏi và làm mọi cách để luôn có mặt vì người khác cũng như mong mỏi có sự tha thứ ngay cả khi điều đó có thể là vô ích.
Đây là lý do tại sao chúng ta không cần phải mang gánh nặng mặc cảm xung quanh mình.
Và chúng ta cũng phải hiểu rằng có thể với một số người vẫn muốn chúng ta bị tổn thương chỉ vì những gì chúng ta đã làm đối với với họ. Nhưng việc mang mặc cảm tội lỗi như vậy hay không là do chúng ta quyết định và chúng ta cũng không nên nuôi dưỡng lòng phấn khởi khi có người khác bị hại.
Còn nếu chúng ta là người bị hại thì như thế nào? Là người bị hại, chúng ta phải ứng xử với bản thân mình theo cách khác. Đây là dịp nhắc nhở rằng ta đã không thể khoan nhượng cho những người đã làm hại mình, và ta không thể, bằng sự tha thứ của mình, chuyển hóa nó thành sự an lạc.
Mỗi người cần phải sống với chính mình. Và nhiệm vụ của mỗi chúng ta là nên giúp đỡ những người đã làm hại và cả những người đã bị hại. Nhiều người thậm chí, rất hiếm không biết rằng những gì họ làm là có hại, nghĩa là cố ý gây hại.
Cuối cùng, còn những người cố ý làm hại sẽ phải lãnh hậu quả do hành động của mình gây ra.
Nếu không nói về nghiệp, thì tôi không biết làm thế nào để diễn đạt về điều này. Bởi vì theo nghĩa thế gian có rất nhiều điều không công bằng. Những điều khủng khiếp dường như ngẫu nhiên xảy ra với mọi người chứ không phải với riêng ai.
Nhưng trước mắt đúng là chúng ta chỉ có một lần sống thì tại sao chúng ta không nên sử dụng cuộc sống đó để thăng tiến càng nhiều càng tốt mà không cần quan tâm đến bất kỳ ai khác. Nó sẽ không thành vấn đề vì dù sao thì tất cả chúng ta sẽ sớm ra đi và sau đó không còn quan trọng nữa chuyện ai đã phải chịu đựng và ai đã gây ra đau khổ với bất kỳ mục đích gì.
Nhưng điều gì khiến chúng ta mang ý tưởng cho chúng ta quyền trả đủa khi bị tổn thương. Bởi vì làm thế nào để định nghĩa công lý?
“Nếu Thượng đế không cho tôi công lý thì tôi phải tự mình làm điều đó”
Nhưng, các bạn của tôi ơi, câu hỏi đặt ra “công lý là gì?”
Liệu có công lý khi một người từng bị cha lạm dụng trở nên hung hãn và đánh đập người khác vì họ chưa bao giờ học cách kiềm chế cảm xúc của mình?
Liệu có công lý khi chặt tay người mẹ ăn trộm để nuôi con?
Phải chăng giết người trả thù cho cha là công lý, hay cho cái chết của mẹ?
Và như một vòng tròn lặp lại, người trả thù sẽ không bị xử tử hay sao?
Để minh họa những điểm này, tôi đã mô tả thuật ngữ “công lý” theo ba cách khác nhau.
Đầu tiên là “cảm thấy công lý”. Đó là cảm giác công lý được phục vụ khi trả đũa được kẻ đã hại mình. Nhưng thật không may, cảm xúc của chúng ta luôn có khuynh hướng muốn thêm một chút nữa. Sự cảm nhận khi bị tổn hại và cả sự trả đủa bao giờ cũng cấp số nhân.
Điều này cho chúng ta thấy rằng những gì xảy ra với chúng ta luôn khiến chúng tôi cảm thấy tồi tệ hơn vì chúng ta là những người thọ lãnh. Từ đó chúng ta đáp trả lại nhiều hơn những gì chúng ta nhận được. Vậy thì làm thế nào để dẫn đến công lý?
Người mang chủ nghĩa “phán xét” sẽ không cảm thấy như vậy. Họ sẽ cảm thấy mọi thứ luôn luôn bất công. Và điều này có thể tiếp tục lặp đi lặp lại, mãi mãi. Đây là thái độ của cả gia đình có thể tranh đấu qua nhiều thế hệ, tạm gọi là truyền thống. Mọi người đều cố gắng phục vụ “công lý” nhưng thực tế nó không hiệu quả như chúng ta lầm tưởng.
Loại công lý thứ hai là loại công lý được áp đặt cho chúng ta bởi một quyền lực cao hơn như luật pháp hoặc chính phủ. Đó là một cách để cố gắng có một hệ thống công bằng.
Điều này là khác nhau trên toàn thế giới tùy thuộc vào quốc gia hoặc luật pháp của một quốc gia hoặc cộng đồng. Đôi khi những luật này gần với công lý nhưng chúng không thể xem xét một cách chính xác những hoàn cảnh đặc biệt mà mọi người có.
Vì vậy, ở một số quốc gia, việc chặt tay của kẻ ăn trộm có phải là luật hay không. Nếu đó là một người mẹ chỉ vì chăm sóc cho con mình?
Dưới con mắt của pháp luật: Có.
Ở một số quốc gia, màu da của bạn quyết định bạn sẽ phải ngồi tù bao lâu cù chỉ phạm tội nhẹ. Tại sao?
Chà, thật khó vì con người vốn thiên vị (và tất cả chúng ta đều thành kiến theo cách này hay cách khác) để đưa ra những quyết định thiên vị.
Loại công lý cuối cùng là công lý do chính chúng ta áp đặt lên chính mình. Nếu chúng ta làm điều gì đó tai hại hoặc có hại thì sẽ chẳng có gì tốt đẹp từ điều đó. Nếu chúng ta làm điều tốt, điều tốt sẽ đến từ điều đó. Không phải vì quyền lực cao hơn hay luật pháp, mà vì nghiệp lực không thể sai trật của chính chúng ta, và điều này phù hợp với tất cả mọi sinh vật.
Khi chúng ta nghĩ hoặc làm điều gì đó, nó không chỉ đáp ứng thực tại, mà vẫn còn đó một sự tích lũy, một dấu ấn về những gì chúng ta đã làm hoặc đã nghĩ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta bây giờ và nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta. Những gì chúng ta làm hoặc cách chúng ta nghĩ trong tương lai sẽ dựa rất nhiều vào ký ức đó.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi hành động hoặc suy nghĩ đã qua lâu, ký ức hoặc tác động hoặc dấu ấn của suy nghĩ đó vẫn tồn tại. Dấu ấn hoặc tác động này có thể có nhiều loại hiệu ứng khác nhau. Và những tác động đó có thể ảnh hưởng đến chúng ta sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhưng thực tế là không thể quên được.
Mọi thứ chúng ta làm đều có tác động đến tương lai của chúng ta và những người xung quanh chúng ta.
Với loại luật không thể sai trật này, chúng ta không cần phải mong muốn công lý xảy ra. Công lý sẽ xảy ra cho dù chúng ta có muốn hay không.
Vì vậy, khi ai đó làm hại ta, ta không cần phải cố gắng tạo ra công lý. Mỗi chúng sinh đều sẽ trải qua kết quả của hành động của chính mình sớm hay muộn. Ở đây, chúng ta nên quan tâm đến quan điểm của chính mình trước khi bắt đầu phán xét và kết tội người khác.
Điều đó không có nghĩa là ta dễ dải để người khác lợi dụng mình chỉ vì ta là một Phật tử thuần thành. Chúng ta không thể ngừng có trách nhiệm đối với bản thân và những người khác chừng nào chúng ta còn bước đi trên trái đất này.
Nếu chúng ta có khả năng giúp đỡ người khác để ngăn chặn những đau khổ của họ trong tương lai, chúng ta nên làm như vậy. Đó là trách nhiệm của chúng ta với tư cách là một con người.
Nếu chúng ta có thể ngăn chặn việc gây tổn thương hoặc vượt qua được sự tổn thương, chúng ta cần làm như vậy. Và với sự hỗ trợ này, tin rằng sẽ giúp họ tự chuyển hóa. Và chắc chắn là giúp ích cho bản thân, bởi vì bản thân ta cũng không muốn bị đau khổ.
Còn nếu quá muộn hay tác hại đã xảy ra, nên nhớ chúng ta chỉ có những khả năng rất hạn chế. Lúc đó, cố gắng không nuôi dưỡng ác ý và thù hận để nó gặm nhấm tâm hồn mình. Điều này sẽ không làm mình hạnh phúc và dấu ấn của nó sẽ mang vào tương lai không phải là một dấu ấn hạnh phúc.
Đầu tiên, cần phải chấp nhận những gì đã xảy ra và nó không thể đảo ngược. Bằng sự chấp nhận này, quá trình tha thứ mới có thể bắt đầu.
Sự tha thứ không tự nhiên xảy ra. Đó là công việc khó khăn, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, trước hết, chúng ta đã không làm điều đó chủ yếu vì người khác mà cho chính mình. Đối với sức khỏe tinh thần của mình.
Tha thứ không có nghĩa là quên đi. Bởi vì mọi tác hại gây ra cho chúng ta không làm cho chúng ta trở nên thiếu hiểu biết hơn. Trong trường hợp tốt nhất, chúng ta học cách đối phó với những người đã làm tổn thương mình, điều đó tự nó có nghĩa là chúng ta đã học được điều gì đó. Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta có thể tạo khoảng cách, nhưng chúng ta không cần phải giữ mối hận thù.
Nếu chúng ta là kẻ gây ra tổn thương thì quyết định này không chỉ là tùy chúng ta. Một số có thể muốn cắt đứt hoàn toàn liên lạc và những người khác có thể không muốn cắt đứt liên lạc. Đây là một tình huống khó khăn và giải pháp không chỉ nằm trong tay ta.
Song, quyết định tha thứ là thứ mà không ai có thể tước đi hay trao cho mình.
Quyết định đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân. Chúng ta không có quyền hạn đối với người khác và những gì họ làm. Chúng ta không phải là thần thánh. Nhưng chắn chắn là có quyền đối với chính mình, vì vậy có thể sử dụng sức mạnh này mà tự giúp đỡ bản thân.
Tha thứ là cách tự lực tuyệt vời nhất. Bởi vì khi tôi nuôi dưỡng lòng thù hận với người khác chính là tôi luôn giữ những người này như tù nhân trong lòng, và đó là nơi họ làm tổn thương tôi. Chỉ với sự tha thứ, tôi mới có thể trút bỏ vết thương lòng và bắt đầu chữa lành.
________________________________
Phỏng dịch từ “Forgiveness and justice” của Bodhi Lama Rita. Đăng trong số báo European Buddhist Magazine. N.7 | Autum 2021