
Robert Wright, tác giả của “The Moral Animal and The Evolution of God” từng xuất bản và bán chạy trước đây, đã viết một cuốn sách khác có tựa đề “Tại sao Đạo Phật luôn đúng”. Tựa sách có vẻ táo bạo, nhưng khoan vội hiểu lầm.
Wright thực ra không hồ đồ hoặc ngụ ý rằng các tôn giáo khác là không đúng. Thay vào đó, đây là một hướng dẫn ý nhị, dễ tiếp cận cho bất kỳ ai quan tâm đến những lợi ích thiết thực của thiền định. Tác phẩm không phân tích quan điểm Phật giáo về luân hồi hay các khái niệm siêu nhiên. Trọng tâm thông điệp mà Wright muốn chuyển đạt là Phật giáo phương Tây hay Phật giáo phổ cập, ít đề cập đến đức tin và thiên về thiền như một phương pháp trị liệu.
Ở đây, khái niệm “đúng” của Wright có nghĩa là “chẩn đoán chính xác về tình trạng khó khăn cơ bản của con người và kê ra những đơn thuốc thiết thực có hiệu quả.” – Nói cách khác, là thực tế. Chẩn đoán đó diễn ra như thế này: tình trạng con người được xác định bởi sự đau khổ liên tục và cuối cùng không thể giải thích được. Thiền không phải là cách để thoát khỏi đau khổ này. Nhưng nó giúp mọi người vượt qua bằng cách giúp chúng ta nhận diện nó là gì, và bằng cách khiến chúng ta hòa hợp hơn với những xung động cảm xúc của mình và những hành vi mà chúng tạo ra.
Chúng ta luôn ảo tưởng về bản thân; phiến diện và cục bộ, Thiền định có thể khiến chúng ta trở nên tử tế hơn, và với Robert Wright, việc truyền bá thực hành thiền định có thể biến đổi xã hội.
Wright tin rằng thiền, nếu không phải là một giải pháp toàn triệt, thì ít nhất cũng là một cách khắc phục. Bằng cách huấn luyện chúng ta tập trung sự chú ý vào khoảnh khắc hiện tại, vào hơi thở và cơ thể, chúng ta có thể bắt đầu thấy hầu hết các suy nghĩ của mình là vụn vặt và cảm xúc của chúng ta là thoáng qua. Thông qua thực hành này, cái tôi bắt đầu tan biến và chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về những người khác, và xây dựng một cái gì đó giống như một ý thức rộng lớn hơn.
Một phần của vấn đề là tâm trí bận rộn của chúng ta khiến chúng ta phân tâm khỏi trải nghiệm tức thì; chúng ta đã quá chìm đắm trong những suy nghĩ của mình để có thể thực sự hiện diện. Chúng ta cũng gặp khó khăn với những bộ não phát triển trong những hoàn cảnh rất khác so với những gì chúng ta đang đối mặt ngày nay.
Chúng ta khó theo đuổi niềm vui và điều đó khiến chúng ta vĩnh viễn không hài lòng. Những gì chúng ta có không bao giờ là đủ, và vì vậy, sự chú ý của chúng ta luôn hướng về tương lai, vào những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta muốn được như vậy.
Thiền không phải là con đường duy nhất dẫn đến an lạc, nhưng nó có thể là con đường đơn giản nhất và tốt nhất.
“Một trong những thứ thiếu nhất trên thế giới này không phải là sự đồng cảm về cảm xúc, mà là sự đồng cảm về mặt nhận thức,” anh ấy nói với tôi, “nghĩa là chúng ta gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác… Điều đó còn cấp thiết hơn cả tình cảm, sự đồng cảm.”
Về vấn đề tôn giáo, đối với nhiều người khác, nhất là những người có tín ngưỡng tôn giáo khác, chúng ta chỉ nên nói về những gì có thể dễ dàng nhận thấy của Phật giáo, vì vậy không nên nói về luân hồi, những thứ siêu nhiên. Đức Đạt Lai Lạt Ma khi du hóa thường không nhất thiết đề cập đến Phật giáo. Phật giáo theo nghĩa rộng hơn bao gồm những thứ siêu nhiên.
Phật giáo quan niệm rằng lý do chúng ta đau khổ là bởi vì chúng ta không nhìn thế giới một cách rõ ràng và đó cũng là lý làm cho những người khác đau khổ. Nói cách khác, đó là lý do chúng ta thường không hạnh phúc và là lý do khiến chúng ta thường không tốt; rằng chúng ta có thể ảo tưởng về bản thân, về thế giới và nếu chúng ta chỉ có thể xác lập tầm nhìn của mình, thì chúng ta sẽ trở thành những người hạnh phúc hơn và tốt hơn.
Điều này đưa một phương pháp thực hành mà theo một nghĩa nào đó, chính là giáo dục Phật Giáo, để ít nhất giúp bạn nhìn mọi thứ rõ ràng hơn, làm cho bạn hạnh phúc hơn và làm cho bạn trở thành một người tốt hơn.
Rõ ràng chúng ta có xu hướng không nhìn thế giới này một cách rõ ràng theo nhiều khía cạnh và cả hậu quả. Nó thường khiến chúng ta đối xử không tốt với người khác. Thật không dễ dàng để điều phục tâm của mình.
Vậy thì cụ thể, Phật giáo, qua thực hành thiền định có thể chuyển hóa bất an thành an vui?
Thiền chánh niệm là việc nghi ngờ cảm xúc của chúng ta là điều hoàn toàn hợp lý. Theo một nghĩa nào đó, theo một cách nào đó, đó là một phần quan trọng của Phật giáo, rằng tất cả những điều đang diễn ra trong đầu bạn không nhất thiết phải được xem xét một cách quá quan trọng hóa. Thiền là một kỷ luật giúp bạn không quá coi trọng chúng và giải phóng bạn khỏi sự chuyên chế của cảm xúc. Đó là một phương pháp thực hành để đưa mọi thứ từ lo lắng, hối hận, cho đến nỗi đau thể xác tuy là thực sự nhưng phần nào sẽ giải phóng bạn khỏi sự kìm kẹp của nó.
Vì vậy, đó chỉ là một phương pháp để thực hiện những gì mà cả triết học Phật giáo nói đều được khuyên và theo một nghĩa nào đó tâm lý học tiến hóa nói là lời khuyên tốt, tức là đừng quá coi trọng cảm xúc của bạn, đặc biệt là một số cảm giác dễ gây hiểu lầm, điều này làm mờ tầm nhìn của bạn và khiến bạn không thể nhìn thế giới một cách rõ ràng.
Trên đây là nội dung của bài phỏng vấn có tựa “Why Buddhism is true,” của nhà báo Sean Illing, trên trang Vox. Chúng tôi phỏng dịch để giới thiệu đến quý anh chị trưởng tác phẩm của Robert Wright. Hẳn nhiên tiếp cận tác phẩm, anh chị trưởng có thể tìm thấy trong đó nhiều chi tiết hữu ích hơn một bài phỏng vấn.