
* Arthur E. Link Giáo sư nghiên cứu Phật giáo và Tây Tạng
của Đại học Đại học Michigan
Báo cáo này tóm tắt công trình “Nghiên Cứu Phật Học” – là một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Đại học British Columbia, Vancouver từ ngày 7 đến 9, tháng Bảy, 2015, được bảo trợ bởi “American Council of Learned Societies” với sự hỗ trợ từ “The Robert H. N. Ho Family Foundation”.
Đây cũng là dịp kỷ niệm bảo vệ Luận văn của các Nghiên cứu sinh đầu tiên của “Robert H. N. Ho Family Foundation” về khoa nghiên cứu Phật học, được đúc kết bởi tác giả Donald S. Lopez Jr, thuộc Đại học Michigan, và những ghi nhận này, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự để chúng ta tiếp tục cân nhắc.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1966, một cuộc họp được tổ chức tại Đại học British Columbia để đánh giá tình trạng của lĩnh vực Nghiên cứu Phật giáo và thành lập một tổ chức để hỗ trợ học bổng của nó. Một bản đúc kết của Holmes Welch, có tiêu đề “Những phát triển trong nghiên cứu Phật giáo,” đã được xuất bản trong số tháng 5 năm 1996 của American Council of Learned Societies. Mặc dù trong bản tin này không cung cấp đầy đủ và chính xác danh sách những người đã tham dự cuộc họp, nhưng bài báo cho thấy đã có sự hiện diện của nhiều danh nhân thế hệ sau chiến tranh.
Các nhà Phật học: K.S. Ch’en, Herbert Guenther, Yoshito Hakeda, Leon Hurvitz, Joseph Kitagawa, Arthur Link, Robert Miller, Richard Robinson, Alex Wayman, Holmes Welch và Philip Yampolsky.
Chủ yếu bản đúc kết này đã gợi ý nhiều kế hoạch dành cho việc nghiên cứu “Cộng Đồng Phật Giáo Bắc Mỹ”, điều mà trước đây dường như chưa bao giờ được thực hiện. Nó là bản báo cáo rất đáng để chúng ta tham khảo. Ví dụ, một lời kêu gọi khẩn cấp cho nhiều chương trình hậu đại học và đào tạo nhiều học giả Phật giáo hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tại các trường cao đẳng và đại học ở Bắc Mỹ, một thực trạng mà ngày nay người ta chỉ có thể mơ ước. Báo cáo bao gồm một danh sách tám chủ đề nghiên cứu cấp thiết nhất, trong đó chúng ta nhận thấy tiêu đề “Thực hành đạo Phật ngày nay” – “Buddhism as it is practiced today.”
Đối với chủ đề này, nó gợi ý rằng mặc dù cần hiểu về Phật giáo đương đại, song có rất ít công trình học thuật diễn giải nó một cách có hệ thống. Bất cứ ai đã nghiên cứu về thực hành Phật giáo đều thấy, có một sự hiểu biết hời hợt về giáo lý Phật Giáo. Trên thực tế, sự khác biệt có thể đi xa đến mức chúng ta đang hiểu sai những thông điệp từ các văn bản thánh điển nguyên thủy.
Trở lại, tham dự hội nghị chuyên đề có mười bốn trong số mười lăm Nghiên cứu sinh năm 2015, cũng như năm trong số sáu học giả trong Ban cố vấn ACLS của quá trình tuyển chọn: James Benn (Đại học McMaster, Canada), Lucia Dolce (Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, University College, London), Guang Xing (University of Hong Kong), Donald Lopez (University of Michigan), và Stephen Teiser (Princeton University). Thành viên thứ sáu, Birgit Kellner (lúc bấy giờ là Đại học Heidelberg, Đức) đã không thể tham dự. Tham gia cùng họ có Janet Gyatso (Đại học Harvard), cũng như Jessica Main và Jinhua Chen của Đại học British Columbia. Cùng tham dự còn có Ted Lipman, Giám đốc điều hành Quỹ Gia đình Robert H. N. Ho, và Pauline Yu, Chủ tịch ACLS. Đồng hành cùng Pauline Yu từ ACLS có Steven Wheedly, Phó chủ tịch; Andrzej Tymowski, Giám đốc các Chương trình Quốc tế; và Elisabeta Pop, Điều phối viên các Chương trình Quốc tế.[1] Hội nghị chuyên đề bắt đầu khai mạc bao gồm phát biểu của Pauline Yu, Ted Lipman, và của Hiệu trưởng Đại học British Columbia, Arvin Gupta, tiếp theo là bài phát biểu quan trọng của Donald Lopez.
Tiến sĩ Gupta lưu ý rằng, ông tự hào khi nói điều này – khoa học nhân văn đã đóng một vai hết sức trọng tâm tại Đại học British Columbia. Ông nhiệt liệt chào đón các đại biểu và bày tỏ sự hân hạnh của Đại học British Columbia khi được đăng cai tổ chức hội nghị chuyên đề. Ted Lipman tiếp theo với một tuyên bố ngắn gọn của Tổ chức Gia đình Robert H. N. Ông rất vui khi có cơ hội kỷ niệm thành tích của nhóm Nghiên cứu sinh thực hiện Luận án đầu tiên (2015). Pauline Yu đã kể lại lịch sử của cuộc họp năm 1966 về Nghiên cứu Phật học trong cùng một khuôn viên trường và nhấn mạnh ý nghĩa của việc quy tụ không chỉ các học giả hàng đầu trong lĩnh vực này vào năm 2015 mà còn có cả các học giả hàng đầu trong tương lai. Tiến sĩ Yu đã chào mừng ông Robert H. N. Ho đến tham dự sự kiện khai mạc, cảm ơn ông về tầm nhìn và khả năng lãnh đạo đã tạo ra Tổ chức Gia đình Robert H. N. Ho. Sau đó, cô ấy giới thiệu diễn giả chính, Donald Lopez[2].
Hội thảo của Nghiên cứu sinh kéo dài hai ngày sau đó, và được tổ chức thành sáu buổi hội thảo cũng như kết thúc với sinh hoạt bàn tròn. Mỗi hội đồng, được giám sát bởi một học giả cao cấp (từ Ban Cố vấn hoặc từ ACLS), gồm hai hoặc ba bài luận văn thuyết trình của các Nghiên cứu sinh, sau đó là nhận xét. Việc thực hiện các bảng điều phối rõ ràng (the organization of the panels) là có chủ ý; không có nỗ lực nào được thực hiện để thiên vị cho người điều hành, các tham luận viên hoặc các nhà bình luận theo khu vực, ngôn ngữ nghiên cứu, giai đoạn lịch sử, chuyên môn giáo lý, trọng tâm giáo phái hoặc phương pháp học thuật. Trên thực tế, việc làm này để tránh những sự trùng lập. Mục tiêu là tạo ra một cuộc thảo luận trên phạm vi rộng và tạo ra các câu hỏi có thể chưa được nêu ra trong một bối cảnh tập trung cô đọng hơn. Các bài trình bày của Nghiên cứu sinh được giới hạn trong mười phút, trong đó họ được yêu cầu trả lời hai phạm trù câu hỏi:
(1) Một hoặc hai vấn đề chính gặp phải là gì: thực tế, tri thức, hoặc các việc liên quan trong quá trình thực hiện luận án? Vấn đề chính đã được giải quyết như thế nào? Một số khía cạnh vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn?
(2) Dự án giúp chúng ta hiểu được điều kiện của Nghiên cứu Phật học ngày nay như thế nào? Đóng góp tiềm năng của nó cho lĩnh vực này là gì?
Chúng tôi thiết nghĩ việc giới thiệu đến đây là vừa đủ, bởi mục đích chính chỉ nhằm dấy động một không khí học thuật đúng nghĩa, đúng tầm của hàng ngũ Huynh trưởng GĐPT đang theo học các bậc Định và Lực hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, ở đó tinh thần thực hiện Luận văn Kết khóa phải thực sự là những nghiên cứu thực nghiệm cho nhu cầu phát triển tổ chức. Riêng nội dung của những bài thuyết trình trong số mười bốn nghiên cứu sinh đóng góp vào hội nghị chuyên đề lần này, những mong quý anh chị trưởng trẻ tham khảo thêm ở nguyên bản tiếng Anh đính kèm, hầu hết các văn bản của họ chỉ được biên tập rất ít để có sự nhất quán về văn phong mà thôi.
Mỗi bài thuyết trình, là một lối mở kiến thức rất lợi lạc cho anh chị em chúng ta. Trên toàn bộ, chúng tôi cũng mong gợi ý với các cấp Hướng Dẫn cũng như với mỗi anh chị Trưởng tinh thần nội dung cũng như hình thức cho một bài luận khóa nên được thực hiện như thế nào, để bảo đảm nó thật sự là một nghiên cứu có giá trị thực nghiệm. Hơn hết là khuyến khích việc đóng góp thường xuyên những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn nữa những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhằm thúc đẩy tư duy phát triển miên tục chứ không thể chỉ được quan tâm chỉ ở mỗi kỳ trại huấn luyện hoặc bậc học.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
____________________________________
[1] Xem tập chương trình của hội nghị chuyên đề và những người tham gia tại http://www.acls.org/news/07-27-2015/.
[2] Có thể xem phần phát biểu khai mạc và bài phát biểu tại đây http://www.rhfamilyfoundation.org/ -! / Program / 89.